Học Sinh Chuyển Lớp

01.09.2014
Admin

– Nè, cái đề Yên để đây, tí lấy đó nghe! – Yên không quay xuống, để cái đề trong hộc bàn của cô nàng.
– Đề Hoá cô cho về nhà đó hả?

Yên bịt tai lại, lắc lắc đầu. Còn tôi ngồi đằng sau cứ cười không thôi.

Chính vì cái kiểu lo chọc Yên mà tôi quên phéng điều cô nàng vừa dặn. Đang đạp xe tung tăng với lũ bạn về nhà, sực nhớ ra, vỗ trán cái đét.

– Chết tao!
– Sao chết?
– Thằng điên này! – Thằng Hoàng cằn nhằn khi thấy tôi quành xe đạp trở lại nhà Thầy.
– Về trước đi, tao đuổi theo sau.

Phóng hết tốc lực vào con đường hẻm nhà thầy. Buổi tối thật mát, xung quanh một màu đen yên tĩnh. Dựng xe cái chóc giữa sân, chào Thầy rồi vào lấy cuốn đề ở cái bàn thứ hai từ dưới lên. Nhanh chóng chạy trở lại xe. Ngữ Yên vẫn ở nhà Thầy, chắc là chưa về, vì chiếc xe màu tím của cô nàng vẫn dựng ở sân. Tôi vội vàng đạp mạnh pê đan mở hết tốc lực, mong đuổi kịp ba đứa bạn.

– Ào, Ào?

Cơn mưa bất chợt đổ xuống không hề có dấu hiệu báo trước, đúng chất mùa mưa Tây Nguyên, buổi sáng còn có nắng vậy mà tối mưa đột ngột. Rẽ xe vào mái hiên sau của một nhà ven đường, tôi rũ tay áo còn dính nước, tách từng trang đề thi bị nước mưa làm dính vào nhau, rũ xuống. Mưa càng lúc càng to, tiếng mưa trên đầu dội vào mái tôn kêu ầm ĩ. Nước cứ tuôn xuống trước mặt theo đường rãnh mái hiên ào ào.

– “Chờ bớt mưa rồi về cũng được”.- Tôi ôm hai tay ngang ngực, cô đơn trong cơn mưa đêm lãnh lẽo.

– “Ki…ít”.

Tiếng phanh xe vang lên, có người nữa cũng đứng trú mưa như tôi. Chiếc xe quen thuộc, dáng người quen thuộc, cái áo mưa dày được tháo ra, để lộ mái tóc dài hiền dịu.

– Ơ, Yên?
– Hì hì, Yên trú mưa mà!

Tôi chẳng muốn nói thêm, ít nhất cũng có bạn tâm sự cho bớt buồn. Chỉ hơi thắc mắc là tại sao Yên đang ở nhà Thầy lại đội mưa đi về?

– Sao Yên không về đi!
– Mưa to như này, Yên về sao được! – Cô nàng đưa tay hứng nước mưa từ mái hiên rớt xuống, kiểu nghịch mưa quen thuộc.

– Ờ ha! – Tôi ôm vai dịch khẽ sang một bên, vì cái hiên nhỏ nên chẳng đủ cho hai người. Một bên người tôi bị nước mưa tạt ướt. Chắc lũ bạn cũng đang trú mưa và chửi bới tôi ghê lắm đây.

– Đoàng…đoàng…! – Tiếng sét đột ngột vang lên, ầm ĩ, tôi khẽ giật bắn người quay sang Yên cô nàng vẫn thản nhiên hứng nước, chẳng hề bị ảnh hưởng.

– Không sợ à?
– Không, sợ gì?
– Sét đó!
– Có Tín mà sợ gì, chẳng lẽ sét đánh xuống Tín không đỡ cho Yên à?
– Không, trời kêu ai người nấy dạ, không dại gì hứng thay kẻ khác! – Tôi lại khoanh tay tựa vào tường.
– Ghê không, nhỏ mọn quá nha!

Ngữ Yên vừa nói vừa lấy nước hứng từ tay tạt vào người tôi trả thù. Tôi nào đưa tay che người vì nước lạnh.

– Ế, chơi tiểu nhân!

Lần này Yên cầm tay tôi kéo hẳn ra khỏi mái hiên nhỏ xíu, cơm mưa xối thẳng vào mặt, quần áo bắt đầu ướt sũng nước.

– Ơ, ướt hết rồi! – Tôi ái ngại nhìn lại hai đứa.
– Tắm mưa cho vui đi!
– Sao không tắm một mình đi, lôi tôi theo làm gì vậy cô!
– Thế có lần ai kéo Yên ra tắm mưa vậy?- Cô nàng nheo mắt và cười.

Tôi đành chịu thua cô nàng, đưa tay gạt nước mưa rơi xuống từ tóc trên khuôn mặt. Một cảm giác thoải mái, cơn mưa phần nào gột sạch đi tâm trạng ũ rủ bấy ngày nay. Vươn tay đón những hạt mưa rơi xuống. Nếu ai đó đi ngang qua chắc lại lắc đầu:

– Hai đứa này học căng thẳng quá nên điên!

Hai đứa đạp xe về dưới cơn mưa tầm tã. Thỉnh thoảng lại nhận được một ánh mắt nhìn theo và chọc quê của mấy đứa con trai. Tôi chẳng có chút gì ngại ngùng, vẫn cứ cười mãi không thôi.

Một trận tắm mưa, điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới ở cái độ tuổi “hơi người lớn”, ở lứa tuổi đàn anh trong trường phổ thông. Điều mà tôi đã cho rằng không còn phù hợp với mình nữa, nhưng nó thật thú vị.

– Hắt xì, ờ tắm mưa cũng vui chớ!
CHAP 42: Nụ cười thằng con trai.

– Hắt xì!

Tôi đưa tay quệt ngang mũi, hậu quả của việc tối hôm qua tắm mưa trở về tuổi thơ là đây. Chiếc mũi đỏ ửng, hắt xì liên tục, giọng nói bắt đầu sụt sùi. Thằng Hoàng và thằng Nhân thì cứ mãi thắc:

– Tối qua mày làm gì mà ướt sũng ra thế!
– Ờ, tối qua mưa không kịp trú nên ướt hết thôi! – Tôi tỉnh bơ, lấy tay che miệng cho cơn hắt xì tiếp theo.

– Hắt xì…!

Tiếng hắt xì lại vang lên, nhưng lần này không phải phát ra từ tôi. Cả bốn đứa tôi quay mặt lại, Yên cũng đang trong tình trạng giống y chang tôi, cũng sụt sùi. Tôi ngượng đỏ mặt vì câu nói dối của mình ở trên, bởi vì thằng Nhân đen, Hoàng và Nguyệt đều nhìn tôi với ánh mắt không tin tưởng:

– Đồng bệnh tương lân!
– Dẹp đi, vô…vô tình thôi, có gì đâu mà đồng bệnh, chẳng qua là tao…!
– Tao nói thế thôi, giải thích nhiều thế nhỉ?- Thằng Hoàng tỉnh bơ, khoác vai Nhân đen đi vào lớp, nháy mắt cho Nguyệt vào chung luôn, để tôi với Ngữ Yên ở lại.

– Yên ốm à?
– Tín cũng vậy à!
– À, ừ, thì dạo này toàn đi học, chẳng có thời gian đá banh gì cả nên hơi yếu thôi!
– Hi hi, vậy là già rồi!

Hai đứa tôi cũng chẳng nói gì nhiều, bởi vì địa điểm nằm ở trung tâm hai lớp, giờ mà kéo dài câu chuyện thì thể nào thiên hạ chẳng xì xào, bàn tán soi mói nên tôi và Yên chỉ đôi ba câu rồi ai cũng trở về việc của người đó.

Những ngày cuối tuần cũng trôi qua nhanh chóng. Hầu như lớp nào cũng bắt đầu chạy việc làm báo tường, lớp tôi cũng không phải là ngoại lệ. Nội dung được “hội đồng cán sự lớp” chọn ra trong buổi chiều thứ bảy. Sáng chủ nhật theo như kế hoạch chúng tôi có mặt ở nhà Dung. Xóm nhà lá đóng góp tới ba đại diện chính thức: Thằng Hà, tôi và Long con. Ngoài ra hai thành viên không thường trực là Phong Mập và Kiên cận thì cũng đến, vừa làm vai trò hoạt náo viên, vừa kiêm luôn vai trò “chân chạy việc”.
– Mua dùm tao ổ mì nha Mập!
– Sao mày không đi đi?
– Mày không thấy tao còn phải viết à, đi lẹ lên! – Tôi thừa thời cơ sai thằng bạn.
– Tiện thể Phong mua cho Dung mấy cái dạ quang hình ông trăng, chiếc lá luôn nhé.

Thằng bạn được giao việc công, mặt hầm hầm tức tối dứ dứ nắm đấm về phía tôi. Nó kéo luôn cả thằng Kiên đi theo.

– Cái khung này để tao trang trí trước nhé!
– Ừm, mày làm đi, tao có biết gì về vẽ vời đâu.

Long con cặm cụi ngồi pha màu, dán giấy, cắt giấy trang trí chiếc khung cửa sổ. Còn tờ báo tường thì Dung và tôi chịu trách nhiệm. Thằng Hải ngồi ngoài chịu trách nhiệm giám sát công trình thi công.

– Đây nè mày, chỗ này là bài này, bài của Trang ấy!
– Ừ, rồi!
– Dung viết bài thằng Hưởng vào bên kia nhé!
– “Sao mày không đi mua bánh mì luôn đi “!

Tôi lầm rầm trong bụng, được cơ hội tốt để làm lành với Dung thì nó lại xuất hiện như kì đà cản mũi, cản trở việc tôi và Dung nói chuyện. Tôi bắt đầu đặt những nét bút đầu tiên, vừa viết vừa cảm nhận về bài viết của Trang.

“Những kỉ niệm về lớp tôi mãi khắc sâu trong tôi. Những nụ cười thân thiện của các bạn nữ, những nụ cười tinh nghịch của các bạn trai. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một nụ cười đẹp nhất, nụ cười A11. Có những niềm vui, có những nỗi buồn, nhưng nụ cười ấy sẽ không bao giờ tắt, nó được tiếp thêm năng lượng bởi tình bạn, mà tình bạn thì còn mãi không thôi!”.

– Đây, bánh mì của mày! – Phong mập đập cái bánh mì vào đầu tôi!

Dung ngước lên nhìn tôi thì đã muộn, háu đói, tôi xé chiếc bánh mì ra nhai ngồm ngoàm. Bên kia thằng Long con cũng như thế, vừa ăn vừa xuýt xoa.

– Đang làm giở mà lại ăn…! – Thằng Hải càu nhàu.
– Có thực mới vực được đạo!
– Ăn mới có sức làm chớ mày! – Tôi ú ớ, phồng má trả lời thằng bạn.
– Sao sáng không ăn trước đi?

Tôi không thèm chấp, vẫn ngồi nhai bánh mì, Dung đi từ dưới nhà lên, mang theo hai ly nước can gián.

– Thôi Hải, để hai bạn ấy ăn đi, dù sao cũng chỉ ít phút thôi mà!

Rồi Nàng quay lại nhìn hai thằng tôi, đưa mắt về hai cốc nước để trên bàn. Ăn hết cái bánh mì, hai thằng thể hiện sự cảm kích bằng cách uống một hơi hết sạch ly nước rồi bắt tay vào làm một cách tập trung hết sức.

– “Cái này nên vẽ ông sao”.

Tôi với cái bút kim tuyến ở bên cạnh, rồi đưa tay lấy cái hình ông sao dạ quang. Vô tình tay tôi chạm phải một bàn tay mềm mại. Chỉ có hai đứa tôi đang phụ trách tờ báo tường, nên tôi hiểu mình vừa chạm phải tay ai. Nhưng bàn tay ấy vẫn như vậy, không có chút gì thể hiện phản ứng của chủ nhân nó. Tôi rụt tay lại, quay sang, và hai đứa lại nhìn nhau. Có chút gì đó bối rối thoáng qua gương mặt Dung, nhưng rất nhanh, cảm xúc đó tan biến như chưa từng tồn tại.

– Làm tiếp đi Tín!

Cũng đã một tuần, tôi mới được nghe cái tên mình vang lên từ Dung. Có chút gì đó thân thương trở lại, nhưng cũng có chút xa lạ vì thời gian qua, tiếng “bạn” được sử dụng nhiều hơn. Cái chạm tay vô thức là chìa khoá mở cách cửa phòng, mà đằng sau nó là những kí ức ngủ quên chăng.

– Né ra mày, tao vẽ cái mặt cười vào đây!
– Ờ…ờ!

Thằng Long con đá đít tôi một cái rồi trổ tài nghệ sĩ của nó. Cái biểu tượng mặt cười sún răng tóc tai lởm chởm cũng phải làm Dung khẽ cười. Kiên cận nhanh tay nhảy vào phụ tô màu, còn Phong mập mù tịt nghệ thuật đứng ngoài chỉ trỏ lung tung cả lên.

– Viết tiếp đi, mặt mày cứ ngơ ngác thế!
– Ờ, thì đi ra rảnh đất tao còn viết!

Tầm mười giờ trưa, lại thêm ba bạn nữ: Trang, Ly tổ trưởng một tổ trong lớp và Nguyệt từ đâu cũng tới. Hiển nhiên Nguyệt có mặt thì phải có thêm thằng Vũ. Tay xác nách mang bao nhiêu thứ y chang tị nạn vậy:

– Ơ, mày đi đâu thế?
– Nấu ăn…! – Nó vuốt mồ hôi trên trán, bỏ cái giỏ nặng trịch toàn thức ăn xuống giữa nhà mà thở.
– Nấu ăn?- Phong Mập mặt mày giãn ra cười tươi roi rói.
– Ờ, chứ còn gì nữa, không lẽ để nhịn đói xuyên trưa mà làm! – Thằng Hải chẳng có chút gì ngạc nhiên, chắc là nó đầu têu ra vụ này.
– Thế chủ nhà chủ xị à?

Theo cách chọc thông thường của lớp tôi mở miệng một câu cảm thấy hơi lố. Tôi quên mất đang đứng ở nhà ai, ai là chủ nhà ngôi nhà chúng tôi đang có mặt. Dung vẫn trầm ngâm, chẳng để ý gì đến câu nói của tôi. Phụ mấy bạn nữ xách đồ mua về để xuống bếp.

– Không, tiền quỹ lớp! – Thằng Hải vẫn cái giọng bình thản trả lời tôi.
– Hở, thế…?
– Yên tâm, tao xin phép Thầy rồi, hoạt động cho lớp thì trích quỹ ra thôi, đa số đều đồng ý hết rồi.

Tôi vẫn ghét cái bản tính thằng Hải lắm, nhưng về sự chu đáo trong từng công việc có lẽ thì vẫn phải phục nó một cách triệt để. So bề thì nó có vẻ còn làm tốt hơn cả với Kiên cận- Quân sư xóm nhà lá chúng tôi chứ chẳng chơi.

– Các bạn cứ làm đi nhé, mình xuống phụ các bạn khác nấu ăn! – Dung gom bút kim tuyến, dạ quang đóng nắp lại cẩn thận rồi đi xuống bếp.

Một lúc sau mùi thơm lừng khắp nhà, bụng tôi sôi òng ọc biểu tình. Đúng là toàn tuyển nữ công gia chánh chính hiệu nên chỉ cần ngửi mùi đã thấy ngon rồi. Phong mập thì chẳng chờ được, chui tọt xuống bếp. Một lúc sau tiếng hét vang lên thất thanh:

– Phong, bỏ cây chả ram xuống!
– Ơ, bỏ cái miếng trứng xuống!

Buổi trưa thịnh soạn cũng bày ra trước mặt. Chủ nhà chẳng kịp mời thì bát đũa đã thi nhau được phân công, và các máy nghiền thức ăn đã có dịp thể hiện. Phong Mập ăn lấy ăn để, thằng Vũ phồng mang trợn má nhai. Long con bé xíu mà ăn cũng như cái hạm, gắp gắp liên tục. Chỉ có tôi và thằng Hải, vì lý do và vì tính cách nên có vẻ từ tốn.

– Ơ, mày sao thế Tín?- Kiên cận nhìn tôi.
– Tín không ăn à?- Nguyệt dừng đũa nhìn tôi.
– Ờ…không, ăn chứ. Ngon mà! – Tôi đưa cơm lên miệng, làm ra vẻ tán thành.

Dung không nhìn qua, chậm rãi nhìn sang Trang và Ly cười. Cả buổi cơm chỉ là mấy lời nói chung chung:

– Ai ngại đói Dung không biết đâu nhé!
– Mọi người ăn nữa đi.

Buổi cơm kết thúc nhanh chóng, mấy thằng bạn ăn no lăn kềnh lên ghế xoa xoa cái bụng. Mặt thằng nào thằng đấy cũng thoả mãn.

– Ấy, mở nhạc nghe đi!
– Ờ, nhanh lên, mở bài nào hay hay ấy.

Chủ nhà thì đang ở dưới bếp nên khách tự nhiên như nhà của mình, lấy cái chồng đĩa trên kệ gần đó đặt vào đầu đĩa. Ca khúc Dường như ta đã vang lên, nghe thật não nề.

– “Mây buồn trôi mãi, trôi về nơi xa, mây có tiếc nuối chuyện chúng ta bao ngày qua”.

– Mở bài khác ngay thằng Mập, nghe thảm quá! – Tôi phản đối đầu tiên.
– Hay mà mày, tai trâu hay sao mà không biết nghe!
– Thằng đó không biết thưởng thức đâu.- Phong mập tranh thủ bảo vệ sự lựa chọn của nó.

Mặc cho tôi kịch liệt phản đối, nhưng số đông lấn át, thêm cái remote nằm trong tay thằng bạn, ca khúc Dường như ta đã vẫn vang lên, dường như ca khúc đó viết ra chỉ để dành cho những ai trong hoàn cảnh tôi thì phải:

– “Còn yêu nhau nữa không, trái tim em lặng câm.
Khi cất tiếng hát là nỗi đau chia lìa nhau”.

Thả lưng vào ghế dựa, ngả đầu nhìn lên trần, thả lỏng tâm trạng, cố tìm một cái gì đó cho mình tập trung, để bộ não không phải điều khiển thính giác phải tiếp nhận ngôn từ của bài hát du dương này. Vậy mà càng trốn tránh, nó lại càng lọt vào tận bên trong sâu kín nhất. Cứ mỗi câu hát vang lên, nó lại gợi lại những kỉ niệm đẹp vô tận trước kia, như một tấm gương tuyệt diệu. Và khi nó rạn vỡ, cái hụt hẫng của người từng được thấy nó hụt hẫng vô cùng.

Thở dài, nhấc người khỏi ghế, tôi đi ra ghế đá ngoài sân dưới tán cây mát rượi. Cứ ngồi đó cảm nhận vẻ yên tĩnh của buổi trưa âm u còn hơn là phải vào nhà giả cười giả nói. Chỉ khi nào trong nhà tiếp tục làm báo tường, tôi mới trở vào.

– Phong ơi, lấy cho Dung cái bút kim tuyến màu tím đi!
– Sao không bảo thằng Tín kìa, ngay dưới tay nó!

Tôi đưa cái bút sang bên gần Dung, quay lại chửi thằng bạn:

– Cu li mà ý kiến nhiều thế!
– Tao đạp mặt mày giờ chứ cu li, lo mà làm đi!

Tôi cắm cúi làm tiếp, chắc Dung sẽ ngại ngùng vì câu nói của thằng Phong cũng nên. Rõ ràng cái nắm tay lúc sáng vô tình đã trở thành phản tác dụng, khi càng ngày Dung càng có vẻ xa lánh tôi hơn. Đến một câu nhờ vả theo nghĩa bạn bè, Dung cũng không nói với tôi được.

– Xong rồi đó, mai làm tiếp buổi chiều nữa là xong!
– Ờ hớ, giờ về thôi!
– Mày xa thì về trước đi, tao ở lại phụ Dung! – Vẫn là thằng Hải chu đáo hơn cả.

Tôi lững thửng đứng dậy, khoác cái balo chéo vai, lững thững bước ra cánh cổng xanh đóng kín. Dung tất nhiên phải ra mở khoá cho tôi rồi.

– Cạch! – Tiếng ổ khoá vang lên khô rốc, tiễn biệt vị khác quen thuộc.
– Về nhé!
– Mày không chờ Nguyệt à Tín?
– Hỏi thằng Vũ ấy, nó tính đưa Nguyệt đi ăn kem nữa mà! – Tôi nói vọng vào trong với thằng Kiên cận. Tụi nó xì xào, đòi thằng Vũ phải dẫn tụi nó theo cho bằng được.

Tôi bước ra khỏi cửa, cánh cửa ấy sẽ đóng lại, không một lời tạm biệt, không còn vẻ nuối tiếc như thời gian xưa.

– Tín…!

Nhưng Dung cũng ở ngoài cánh cửa ấy, cô nàng nắm hai tay vào nhau, vẻ bối rối hiện rõ. Tôi đứng lại, chờ đợi, chờ đợi một cuộc nói chuyện, chỉ có hai người.

– Nói chuyện được không?
– Ừ, được!

Dung bước tới tôi, có vẻ muốn đi dạo để tránh xa đám bạn ồn ào trong nhà. Con đường trong một xóm yên tĩnh, cộng thêm chút gió lạnh bởi tiết trời tạo nên sự vắng lặng đáng sợ. Hai đứa im lặng bước đi, bước đi, chậm chạp. Tôi khẽ đưa mắt lên nhìn hàng cây lao xao vì gió ở trên đầu.

– Tín còn trách Dung chuyện bữa trước!
– Ờ, có một chút…! – Tôi không muốn giấu lòng, vì linh tính đây có thể là một cuộc nói chuyện tạo bước ngoặt.
– Vì Dung ỷ quyền…!
– Không!
– …!
– Vì Dung quá trách nhiệm quá thành…! – Tôi tránh chữ cứng nhắc trong lời nói, vì dĩ nhiên Nàng sẽ biết tôi định nói gì…!
– Trách nhiệm vì lớp cũng là sai?
– Có những trách nhiệm đi cùng sự thoải mái thì tốt hơn. Tự nguyện hay hơn gượng ép, lúc đó sẽ vui hơn dù cho kết quả không tốt bằng mà!
– Vậy là hai đứa vẫn là cách nghĩ và tính cách khác nhau…
– Ừ! – Tôi thở dài chán nản thừa nhận và linh cảm có gì đó đằng sau câu kết luận của Dung.

– Vậy hai đứa mình tạm thời chia…! – Dung cũng không đủ can đảm để nói hết câu nói. Tôi đi bên cạnh, cảm giác như cơn lạnh ngoài trời biến mất. Bởi lòng tôi còn nguội lạnh hơn. Trầm lắng, im lặng, hụt hẫng…con đường sỏi dưới chân trở nên mịt mù xa xăm.
– Ừ, dù sao Tín với Dung cũng chưa bao giờ nói câu đó với nhau, nên không phải nói chia tay! – Tôi đưa tay vươn lên cho thoải mái, muốn phá vỡ một cái xiềng xích đang gò bó mình, muốn hét lên thật lớn, nhưng không, một nụ cười đắng chát nở trên môi. Cảnh vật trở nên đìu hiu buồn chán, như muốn nhấn chìm người đi ngang qua trong sự cô đơn tận cùng.

– Ừ, Dung quên, chưa nói gì mà!
– Ừ, không sao đâu! – Tôi bước đi trước, Dung đứng lại. Cái ngã rẽ đã hiện ra trước mặt. Chỉ cần tôi đi khỏi khúc ngoặt này, những lời nói lúc nãy sẽ là sự thật. Ừ dù có tạm thời hay không thì cũng là chia tay. Cái gì tan vỡ là tan vỡ, cho dù nó có hàn gắn lại cũng không bao giờ như xưa được.

– Vẫn là bạn chứ?- Tiếng Dung gọi với tôi lại trước khi tôi bước sang con đường khác.
– Ừ, tất nhiên rồi, vẫn là bạn!
– Ừ, vậy nhé!

Tôi không ngoái lại nhìn hình bóng Dung quay lưng trở về nhà nữa. Ừ thì vẫn là bạn, nhưng liệu có nhẹ nhàng như lời nói được không. Bao nhiêu kỉ niệm đẹp nay tan vỡ, liệu rằng chúng ta còn có thể thoải mái như những này đầu năm mình bước vào lớp học được không.

– Tín, nghe nhạc đi!
– Tín, đừng nói chuyện nữa, Cô nhắc kìa!
– Tín, đừng cười nữa, Cô nhìn kìa!

Và giờ đây, gần hai năm sau, một mình tôi bước đi trên con đường dài, một mình, và chỉ một mình. Dung đã nói ra được thì hẳn Nàng đã suy nghĩ kỹ lắm rồi, quyết tâm lắm rồi. Níu kéo, ừ đó không phải là tác phong của tôi, và cũng không thể thay đổi được Dung. Cảm giác một khoảng trống thênh thang ngự trị trong lòng. Con trai không khóc, ừ thì không khóc, nhưng nước mắt nuốt ngược bao giờ cũng đắng chát. Thà khóc được để tống hết tâm sự ra ngoài, vậy mà giờ đây khoé mắt tôi khô rốc. Nụ cười thì vẫn khẽ nở trên môi.

– Về thôi, về còn đá bóng với thằng Hoàng nữa! – Thằng con trai ấy vừa cười trên con đường dài, khẽ hát vu vơ câu gì đó.

CHAP 43: MÓN QUÀ- LỜI HỨA.

– Tín, lên văn phòng xem mày!
– Không, để tao học bài đi!
– Ơ, cái thằng công sức của cả lớp, học thì cả đời cơ mà!
– Thì tụi mày xem đi rồi về nói lại cho tao xem là được! – Tôi lôi máy tính ra ấn, mong kết quả trùng với một trong bốn đáp án của đề thi trong cuốn sách nâng cao.
– Mày làm sao mà tuần này cứ thất thần thế, Cô Chú mắng gì mày à?- thằng Hoàng ngồi cạnh, ngóc đầu khỏi cái mặt bàn chi chít hình vẽ, thơ chế của các bậc đàn anh để lại, hỏi tôi. Nó tranh thủ giờ ra chơi xuống cạnh tôi làm một giấc ngủ.
– Không, có gì đâu? Dạo này thích học thôi! – Tôi lấy bút chì khoanh tròn đáp án vừa tính ra.
– Ờ, mày thích học, tao nghe mà lạ!
– Dĩ nhiên, dạo này lớn rồi, phải học thôi!
– Ờ, thế tao ra ngoài xem báo tường, có gì thì ra chơi với anh em cho thoải mái.

Nó là thằng cuối cùng, trừ tôi trong xóm nhà lá rời khỏi lớp. Cả lớp vắng hoe chỉ còn lác đác vài người. Tôi ngồi im, cả tuần nay thỉnh thoảng vẫn như vậy, từ một thằng con trai hoạt bát và cười vui, tôi lầm lì và trầm tĩnh hơn bao giờ hết. Ừ thì có cười có nói, nhưng cũng chỉ là tạm thời. Một khoảng trống mênh mông, một mình tôi không thể nào ôm trọn, nhưng vẫn cứ cố gắng dù biết rằng chỉ là “dã tràng xe cát”.

Cả tuần này đi học, dù bất kỳ là học thêm trên lớp hay các lớp học thêm, tôi đều như vậy. Nỗi buồn không che đậy lại được, nó bộc lộ hẳn cả ngoài. Cảm giác chán chường với tất cả, dù cho đó có là Ngữ Yên, hay là những thằng bạn hằng ngày vẫn tếu táo với tôi. Cái buổi đầu tiên làm báo tường, chính xác hơn là lúc Dung tiễn tôi về, những câu nói, vô tình đẩy tôi vào trạng thái mất cân bằng thực sự.

Dung vẫn giữ đúng lời hứa, vẫn coi tôi như là bạn. Thỉnh thoảng hai đứa đi ngang qua nhau:

– Chào buổi sáng!
– Ừm, chào! – Tôi hãy còn ngái ngủ, cũng thờ ơ đưa tay lên thay cho lời chào.

Hai đứa tôi dần dần bình thường hoá mối quan hệ, trở nên vừa đủ xa lạ để quên đi những thứ đẹp đẽ trong quá khứ, vừa đủ gần để không tránh mặt nhau hằng ngày. Nó tạo nên một nốt trầm trong cuộc sống hằng ngày. Giờ đây, tôi mất một người bạn đặc biệt, và người bạn cùng lớp thì tăng lên một, dù cho lớp tôi sĩ số chẳng hề đổi.

– Tín không đi xem kết quả à?

Ngước mắt nhìn lên người hỏi, hoá ra là mấy bạn cùng lớp còn trong phòng học giờ ra chơi. Bấy lâu nay tôi chủ yếu thân thiết với mấy thằng con trai xóm nhà lá, nên những người khác cũng chỉ biết sơ sơ đôi điều. Cô bạn Hường là tổ trưởng tổ ba, cũng ít khi nói chuyện với tôi.

– À, không, bận rồi!
– Làm mà không lên xem kết quả à?

Tôi nở nụ cười gượng gạo. Muốn lắm chứ, muốn xem thành quả những ngày mình bỏ ra đạt được kết quả ra sao, nhưng tâm lý tránh đám đông đã chiếm hữu tôi, giữ cho tôi khoảng trống yên tĩnh một mình.

– Cười tự tin nhỉ?
– Hì, không có, thì chút nữa đằng nào thằng Phong mập cũng về báo kết quả mà!

Cô bạn hỏi han xã giao xong cũng quay lên, lại cắm cúi vào bài học. Tôi trầm ngâm gấp quyển Lý nâng cao lại, thẩn thờ chờ đợi.

– Yaho…oo!

Tới rồi, cái loa phóng thanh mang kết quả về nhà. Thằng Phong lao thẳng vào lớp, nhảy cẩng lên, đằng sau thằng Hưởng chạy theo ôm cổ bá vai hò hét phụ hoạ. Chắc là kết quả rất tốt nên hai thằng bạn mới quá khích đến vậy. Tôi dù có trầm tĩnh như thế nào cũng không khỏi tò mò:

– Sao sao, có gì hót?
– Yaho…oo! – Thằng bạn vẫn cái điệu bộ chưa hoãn được sự sung sướng.
– Sao, nói lẹ lên?- Tôi sốt sắng hơn.
– Yah…!
– Ya cái đầu mày, nói lẹ dùm tao cái!

Thằng bạn thở hổn hển, lè lưỡi làm như mệt mỏi nóng bức lắm, giơ hai ngón tay chữ V, tượng trưng cho sự chiến thắng.

– Nhất?
– Không…?
– Đặc biệt…!
– …! – Nó lắc đầu nguầy nguậy!
– Mày làm như sổ số ấy, lẹ lên dùm tao cái! – Máu nóng sôi ùng ục.
– Ờ, thì không đạt giải một hai ba bốn gì cả!

Thằng bạn làm tôi phiêu lên tới đỉnh núi rồi khẽ khàng, phũ phàng đạp rớt xuống. Tôi trợn tròn mắt, há hốc miệng trước cái tỉnh táo đến nhẫn tâm của thằng Mập.

– Không có giải mà mày cười…thằng bán lớp!
– Từ từ…tao đã nói xong hết đâu!

Lại hồi hộp, tôi chờ nghe kết quả, và cũng chỉ một phút sau, tiếng yahoo từ tôi lại vang lên.

– Thật không mày, giải độc đáo!
– Ờ…!
– Mà cái giải đó là sao?
– Thì dành cho nội dung với thiết kế, có lẽ nó oách hơn cả giải nhất ấy chứ!
– Thế giải nhất lớp nào cuỗm rồi!
– Thì 12A2, tụi nó làm nội dung hay lắm!
– Ờ…! – Tôi kéo dài, giọng tiếc nuối.
– Yên tâm, vô viện bảo tàng trưng bày rồi!

Vui mừng một lúc, tôi trở về chỗ, hít một hơi lấy lại thế cân bằng, tránh bị xúc động trở nên quá khích. Bình tĩnh, giữ niềm vui trong lòng. Mười phút sau, tiếng hú hét bắt đầu to dần, to dần, rồi oà vỡ ngay trong lớp. Tiếng chúc mừng, cái bắt tay, nụ cười ở đâu cũng thấy. Dung đi về phía tôi, bình thản.

– Tín biết tin chưa?
– Ừ, Phong mới nói xong!
– Vậy là không uổng công mấy ngày nhỉ, cảm ơn nhé!
– Ừ, không có gì đâu, tập thể mà! – Tôi cố cười ra vẻ tự nhiên, bỏ qua những tình cảm trước kia.

Chỉ đơn giản vậy thôi, Dung đi lên trong niềm vui tràn ngập của cả lớp. Cả lớp tôi vui, chỉ có tôi là lạc lõng một chút. Niềm vui không thể hiện ra ngoài, trầm tĩnh, vươn vai hít một hơi dài. Buồng phổi căng tràn sức sống, tống hết ưu tư ra ngoài. Tay chống cằm, ngắm nhìn cả lớp thân yêu. Ai cũng là thiên thần, ai cũng nở nụ cười thiên thần ở trên môi. Bất kỳ ai cũng trở nên thân thiện trước thành quả của tập thể. Kể cả thằng Hải, nó cũng không còn đáng ghét trong mắt tôi nữa.

Ấy vậy mà ngày hôm sau, không khí chuyển đổi như thời tiết. Mới hôm qua còn vui vẻ là thế, vậy mà sáng nay đến lớp, mặt đứa nào đứa nấy cũng lầm lì. Chính xác hơn là mấy thằng xóm nhà lá của tôi.

– “Mấy thằng này bị cái gì đây, sáng là thằng Nhân với thằng Hoàng, giờ là cả lũ thế này”.

Tôi vứt cái ba- lô xuống bàn, cố tình gây ra tiếng động thật to, báo hiệu sự xuất hiện. Chẳng thằng nào để ý.

– Bánh mì, đi ăn sáng! – Tôi hét lớn.

Mấy thằng bạn quay đầu qua nhìn, thẫn thờ. Thằng thì nằm gục xuống, thằng thì quay lại trả lời qua loa:

– Không đói, mày ăn đi!
– Ăn thì ăn đi, hú tao làm gì?!

Mới hôm qua đi học thêm Hoá, thằng nào thằng đấy cười như hoa, mặt tươi roi rói, vậy mà chẳng hiểu qua một đêm, mấy thằng bạn đồng loạt “ngã bệnh” ra thế này.

– Đi ăn với tao Mập, tao bao!
– Không, tao không buồn ăn! – Nó não nề đáp lại.
– Đi ăn với tao Kiên, đi tao tr…!
– Không, tao ăn rồi! – Thằng Quân sư quay mặt thẫn thờ nhìn ra cửa sổ, không muốn tiếp chuyện tôi nữa.
– “Ờ, không ăn thì tao ăn”!

Tôi một mình bước ra khỏi lớp, thắc mắc không hiểu tụi này có chuyện gì mà mặt mũi tệ hại vậy.

– “Chẳng lẽ nó biết chuyện mình với Dung”.
– “Biết thì làm sao, mà chắc không biết đâu”.

Tôi ngoạm miếng bánh mì thật to, nhai luôn cả cục tức với mấy thằng bạn. Rõ ràng là trong nhóm có một cái gì đó bí hiểm đang xảy ra, nhưng tôi là thằng không được biết.

Và khi tôi bước trở lại lớp, điều đó càng có cơ sở để khẳng định. Tụi bạn đang cười nói thấy tôi ở cửa lớp thì đồng loạt im bặt, trở lại cái vẻ u uất như lúc nãy. Rõ ràng tôi trở thành nguyên nhân để lũ bạn trở nên bất bình thường.

– Tụi mày điên à, có gì nói thẳng với tao! – Tôi định hét lên, nhưng bình tĩnh đi về chỗ. Đám bạn đang tụ tập lại thì tản ra, đứa thì về chỗ ngồi, đứa thì ra ban công nói chuyện tiếp, dù có làm gì thì chỉ cần tránh xa tôi là được.

Mười lăm phút đầu giờ vốn sôi nổi với những tràng cười thì nay im bặt hết. Cờ đỏ khoá dưới trở nên vô công rỗi nghề, quay mặt ra nhìn khung cảnh bên ngoài còn hơn phải nhìn cái không khí lớp chán ngắt, dò mãi cũng không thấy lỗi vi phạm.

– Tín, tập trung vào bài!
– Dạ, em xin lỗi!
– Ừ, không có lần thứ hai đâu.

Ngồi xuống, không có một tiếng chọc, không có một nụ cười chế giễu của bất kỳ thằng bạn nào. Đứa nào đứa nấy vẫn cắm cúi nhìn lên bảng. Đến giờ phút này, tôi khẳng định mình là đứa bị cách ly, bị bỏ rơi vì một lý do nào đó mà ngay cả tôi cũng không biết.

– Tùng, tùng.! – Tiếng trống ra chơi vang lên giòn giã. Thà ngồi trong tiết học còn có cái mà tập trung, còn hơn phải ra chơi giải lao mà cô đơn vô phương vô hướng. Mở cuốn sách Lý, tôi cắm cúi tìm trang đánh dấu lúc nãy, cố gắng giết thời gian.

– Bộp! – Cuốn sách vừa bị gấp lại một cách nhanh gọn, một bàn tay lật cuốn sách của tôi lại.
– Mở ra cho tao! – Tôi chẳng thèm ngước lên nhìn, càu nhàu.
– …!
– Mở ra…! – Tôi định giở giọng bức bối ra thì ngạc nhiên khi thấy xóm nhà lá tụ tập đông đủ trước mặt.
– …! – Mặt thằng nào thằng đấy vẫn u uất.
– Cái gì, có gì nói lẹ lên!
– Bao tao nước!
– Việc gì tao phải…?
– Hôm nay sinh nhật mày! – Cả lũ bắt đầu nhịn không được cười, đứa ôm bụng, đứa cắn môi không cho tiếng cười vỡ ra.
– Ờ…!
– Chúc mừng sinh nhật mày, giờ thì căn- tin thẳng tiến thôi, hết tức nha con!

Thằng Phong Mập tiến lên trên cùng, đặt cái thùng quà lên bàn. Nháy mắt xuống ra ý tôi mở ra. Cả lớp tôi tò mò nhìn xuống.

– Áo Zidane, áo số 5 huyền thoại, đôi giày, tụi mày…! – Tôi vui mừng quá đỗi.
– Quà cho mặt mày đấy, giờ thì đi thôi!

Tôi đóng nắp quà, nhảy qua bàn, thì ra tụi bạn cố tình gây ức chế cho tôi trước. Cũng chẳng ngờ được rằng, tụi nó có kế hoạch chào mừng sinh nhật tôi từ trước.

– Ê, cho tao thêm cái bánh mì nhé! – Phong Mập ôm bụng.
– Dẹp mày, sáng tao rủ không đi giờ tự mà lo- Tôi quay sang trả thù thằng bạn.
– Tao mua quà cho mày đấy!
– Tặng rồi còn thích đòi không?- Tôi giơ quả đấm lên mũi thằng bạn thách thức.
– Tín!

Tiếng gọi của Dung với tôi lại. Tôi nhìn Nàng, một gói quà được gói kỹ lưỡng ở trên tay. Dung cũng nhớ ngày sinh của tôi, và điều bất ngờ là Nàng dám tặng tôi trước mặt cả lớp. Ừ, có lẽ tôi quan trọng hoá vấn đề, đâu phải như ngày xưa, tặng gì cũng riêng tư, giờ là bạn bè cùng lớp thôi, việc gì mà phải ngại.

– Chúc sinh nhật vui vẻ! – Dung đưa gói quà cho tôi, miệng cười thật tươi.
– Sinh nhật vui vẻ nha!
– Sinh nhật kìa, happy birthday!

Cả lớp tôi ào lên hưởng ứng, như thể Dung thay mặt cả lớp vậy. Tôi mỉm cười đón nhận gói quà, chẳng biết nói gì.

– Cảm ơn Dung đi mày! – Thằng Kiên cận vỗ đầu tôi cái bốp nhắc nhở.
– Ờ…thì để tao nghĩ!
– Lẹ lên!
– Cảm ơn Dung vì món quà nhé, cảm ơn vì nhớ tới sinh nhật Tín! – Tôi ấp úng, có chút rối bời.
– Dung đi ăn mừng sinh nhật luôn nhé?- Phong mập vượt quyền hạn, nó cứ tưởng hôm nay sinh nhật nó không bằng. Tôi chưa kịp mời, nó đã nhanh nhảu không đúng chỗ, tôi đành nhìn qua Dung thể hiện thành ý.

– Lúc khác đi, Tín đi với mấy bạn vui vẻ! – Dung vẫn tự nhiên nhìn lại tôi trả lời.
– Ừm, vậy lúc khác Tín mời Dung vậy! – Có chút tiếc nuối trong lời nói.

Cả đám kéo theo Nguyệt và Trang đi chung vui với tôi. Sinh nhật đầy ấm áp, những người bạn thân thiết đều có mặt. Và người không có mặt thì cũng có sự hiện diện. Món quà là lời hứa mà hai chúng tôi đã cam kết:

– Vẫn là bạn!

Và bạn bè thì vẫn phải quan tâm đến nhau đúng không?

CHAP 44: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG!

Sinh nhật tôi, ngay cả bản thân cũng có chút gì lãng quên. Tôi chán nản, có chút hụt hẫng mất thăng bằng, và cứ nghĩ cuộc sống này phủ màu ảm đảm, và đời về căn bản là buồn. Nhưng bạn bè tôi đã làm sống dậy những gam màu tươi tắn khác trong bức tranh mang tên Đời do tính tay tôi bi quan vẽ lên.

– Sinh nhật vui vẻ nha!
– Lớn rồi, hay ăn chóng lớn nha Tín! – Bạn cùng lớp đi ngang qua, vẫn chưa thôi chúc mừng.
– Về thôi, hôm nay được tặng quà sướng vậy còn gì?
– Ờ, mà thằng Hoàng đâu?
– Nó tót ra bến trước rồi, về lẹ! – Thằng Nhân đen hối thúc, nó không để ý rằng tôi cố tình nán lại để nói chuyện với Dung. Nó kéo cái balo làm những ý định của tôi lúc đầu xuôi theo nó ra trạm xe.

– “Yên không đến à?”
– “Mày khùng quá, người ta đâu nhất thiết phải nhớ tới ngày sinh của mày, mày là ai?”.

Bạn bè, đơn giản không bao giờ có hai từ đòi hỏi, dù tôi rất muốn được thấy Yên đứng trước mặt tôi, dịu dàng đầy nữ tính, khẽ vuốt tóc mái và nói câu chúc mừng sinh nhật tôi. Nhưng trong sân trường nhộn nhịp giờ ra về, tôi không thể nào tìm ra cái hình bóng quen thuộc đó.

– Sư huynh…! – Bé Uyên đứng với thằng Hà ở cổng trường, đợi sẵn từ bao giờ.
– À, bé sư muội dễ thương! – Tôi vẫy tay chào lại.

Nhìn cô bé đưa hai bàn tay cầm cái gì đó giấu sau lưng, tôi biết mục đích tìm tôi là gì rồi.

– Tặng huynh, sinh nhật vui vẻ nhá!

Tôi chìa tay sang phía thằng Hà, bỏ mặc bé Uyên:

– Quà tao đâu?
– Quà gì?- Thằng bạn trợn tròn mắt.
– Bé Uyên có chẳng lẽ mày không, có biết bối phận không!

Tôi câng cáo làm thằng bạn nổi sùng lên, biết chuyện chẳng lành tôi quay qua cảm ơn cô tiểu sư muội. Bé Uyên nãy giờ nhìn hai thằng tôi thì cũng hơi bất ngờ, giờ nở nụ cười thật tươi.

Trở về nhà sau buổi học đáng nhớ, chỉ kịp để cái ba- lo lên bàn, để nguyên bộ đồ đi học, bảng tên, phù hiệu Đoàn không thèm tháo- những việc bình thường tôi làm đầu tiên khi về nhà- thả người nằm xuống giường, và hồi hộp xem những món quà.

Món quà của xóm nhà lá thì tôi chẳng việc gì phải chờ tới nhà mới mở. Cẩn thận đặt chiếc áo xuống tránh nhàu, đôi giày trang trọng đặt ở cái kệ, coi như là trưng bày chiến lợi phẩm. Cẩn thận mở lớp giấy gói quà của bé Uyên, từ từ nhìn vào bên trong. Chiếc chuông gió óng ánh màu tím, những hình ngôi sao được treo ở những ống nhôm xung quanh. Một tấm thiếp tự làm được đặt bên cạnh.

“Chúc sư huynh sinh nhật vui vẻ. Luôn mạnh khoẻ, học thật tốt. Sắp thi đại học rồi kìa, cấm ham chơi nhé. Huynh treo chuông gió lên khi buồn nó sẽ phát nhạc cho huynh nghe- Sư muội dễ thương”.

Cuối tấm thiệp cái icon hình cô gái phụng phịu má được tô đỏ trông thật ngộ nghĩnh. Tôi mỉm cười treo chiếc chuông gió lên cửa sổ, rồi lấy món quà cuối cùng ra. Món quà của Dung thật đặc biệt, và thường cái gì đặc biệt người ta hay mở cuối cùng.

Một cuốn sổ, một chiếc móc khoá và một heo đất. Bất giác phì cười khi nhìn con lợn đất, chẳng hiểu là ý gì mà tặng tôi cái này chứ. Cuốn sổ rất đẹp, được bọc da thô, màu xám tro, màu của sự u ám. Tôi cầm cuốn sổ và lật nhanh từng trang, mùi giấy còn thơm phức thoảng qua đầu mũi. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy cái gì đó, những dòng chữ viết. Cố gắng lật tỉ mỉ lại từng trang, ở giữa cuốn sổ, một tờ giấy đã kín những dòng chữ nắn nót.

– “Cuốn sổ này tặng Tín, dù sao cũng là năm cuối rồi, sau này dùng nó để ghi lưu bút nhé. Nhớ là cuốn sổ Dung tặng thì đừng có tâm trạng không tốt rồi ghi bậy bạ vào nhé, bảo quản nó cho tốt”.

– Lại dặn dò như kiểu mình bé lắm ấy! – Tôi lắc đầu cười trước cái vẻ “lớn trước tuổi” của Dung. Lại chăm chú đọc tiếp những dòng mà Dung viết, cẩn thận như sợ để sót một chữ, chứ bình thường cái gì tôi cũng đọc lướt qua, nhanh thôi.

– “Con heo đất này là để Tín phải biết tiết kiệm đi nhé! Cái gì cũng phải suy nghĩ kĩ rồi hãy quyết định. Đừng có phung phí như trước nhé, nếu sau này con heo đất mập lên thì “làm thịt” nó, nhớ mời Dung với. Nhớ nuôi cho mập nhé.”.

Hoá ra con heo đất là Dung muốn nhắc tôi phải biết tiết kiệm. Nó không đơn thuần là tiền bạc, mà ngay cả thời gian nữa. Tôi với tay lấy con heo, ôm nó gọn vào lòng. Đã lâu lắm rồi tôi mới nhận được món quà “con nít” nhưng ý nghĩa nó thì mãi là bài học muôn đời cho bất kì ai.

– “Cái móc khoá này thì cũng không biết Tín có dùng không nữa, Dung thấy Tín không giữ chiếc móc khoá cũ. Chắc là nó hư đúng không? Còn nếu không thì Tín không cần phải đeo nó lên ba- lo làm gì đâu. Chiếc móc khoá hình con khỉ này thấy giống Tín nên Dung tặng thôi”.

– “Cũng chẳng biết đến khi nào Tín mới đọc được những dòng này nữa. Lúc đó không biết có gì xảy ra không.”

Lòng chợt chùng xuống, có gì đó đắng ngắt chạy từ cuống họng lên miệng. Hoá ra Dung vẫn quan tâm tới tôi một cách âm thầm như vậy. Ngay cả chiếc móc khoá đã hư trên balo cũng bị cô nàng phát hiện ra. Chỉ có điều, Dung vẫn nghĩ là tôi vì buồn bã, chối bỏ tình cảm lúc trước nên tháo nó ra. Dù không khẳng định nhưng ý nghĩ đó chắc là tồn tại. Bỏ qua tất cả, nếu Dung đứng trước mặt tôi lúc này, có lẽ tôi sẽ nói thật nhiều, thật nhiều. Lời cảm ơn cũng có, và lời xin lỗi cũng có. Nhưng dòng chữ cuối cùng đã cản dòng suy nghĩ tôi lại.

Dòng chữ ngắn thôi, nhưng về mặt ý nghĩa, nó là sự tổng hoà cho tất cả. Một kết thúc hay một bắt đầu, chỉ có thời gian mới trả lời được. Dòng chữ được ghi bằng màu sắc cũng nổi bật- màu tím tuổi học trò, màu tím của sự hồn nhiên áo trắng. Nó nổi bật cuối trang giấy toàn dòng chữ màu xanh.

– “Mãi là bạn tốt nhé!”
– Bạn…?
– Bạn tốt…!

Thả cuốn sổ, nằm ngửa lên nhìn trần nhà. Cố tìm một điểm, cố định lại những dòng suy nghĩ đang quay vòng vòng trong đầu. Một dòng chữ, một câu kết không thể tệ hơn và cũng không thể tốt hơn.

– Tín, Tín! – Tiếng gọi tôi vọng vào từ cổng.

Thò đầu ra khỏi cửa sổ xem là ai, thằng Hoàng đứng gãi đầu trước nhà, vẻ mặt bực tức còn hằn lên là nhăn cả những cơ mặt. Tôi lật đật chạy ra kéo chốt cổng, mở cửa cho nó. Dong xe vào sân chưa kịp để tôi hỏi, nó đã xả hết ra:

– Tao lên né Má tao xíu, bà chửi tao quá trời!
– Chửi mày, mày làm gì mà chửi!
– Mang tao cốc nước đã, mệt quá! – Nó đưa tay quệt mồ hôi rịn lại ở trán, có vẻ chưa hả giận .

Lật đật bưng cốc nước từ dưới nhà lên, tôi chẳng nhìn thấy thằng Hoàng đâu, đi vào trong phòng thì thấy nó đang ngâm cứu những gì mà Dung viết tặng tôi. Có lẽ giành giật lại cũng đã trễ, đặt cốc nước đá trên bàn, tôi đành phải thú thật với nó:

– Ờ, quà sinh nhật Dung tặng thôi, không có gì đâu!
– Thế này là tạch rồi à, thảo nào tao thấy là lạ, miệng mày cứ bô bô là chưa! – Thằng bạn thả cuốn sổ xuống giường cái bụp, chẳng thèm để ý xem tôi xót xa như thế nào. Nó cầm ly nước đá tu một hơi.

– Mà mày làm gì cho Má mày chửi ghê vậy?- Tôi băn khoăn hỏi thằng bạn.
– Chuyện cỏn con thôi, Má tao chửi tao nhiều thì mệt thôi, nên tao né lên đây lánh nạn! – Nó giơ cái cặp lên làm bằng chứng.

Chuyện cỏn con của thằng Hoàng chắc là chuyện to lắm đối với tôi và thằng Nhân. Tính thằng Hoàng trầm, lì lợm và rất ít khi nói về những chuyện xung quanh bản thân nó.

– Thế cỏn con của mày lại là đánh nhau hay chọc tức gì Má mày?
– Thì…đánh nhau!
– Hết biết mày, lớn đầu được cho ăn học còn như con nít.
– Tại nó gây tao trước, tao mà nhìn thấy nó nữa chắc đấm nó vỡ mặt quá! – Thằng bạn hùng hổ giộng cú đám xuống mặt bàn làm rung rung cái máy vi tính cũ sắp rệu rã của tôi.

Nhà thằng Hoàng vốn phải đi qua khu chợ đông đúc. Cái xóm nó chúng tôi vẫn thường gọi là xóm chợ. Chẳng hiểu va quệt thế nào mà thằng kia hổ báo chửi nó trước. Nó vẫn im lặng, không thèm chấp, nhưng thằng kia được nước làm tới, chửi luôn cả Má nó thì nó không nhịn được nữa. Xông vào động tay động chân, xui cho nó là Má nó vô tình đi ngang qua, lôi cổ nó về nhà sạc cho một trận.

– Trưa nay tao ở đây nhé!
– Rồi, tao có đuổi mày đâu, tí xuống nhà ăn cơm với tao.
– À, mà mày với Dung là…thật à?
– Chứ giỡn mày làm gì, không thấy Dung ghi rõ ra thế à!
– Ờ, ờ…thôi đừng buồn, lo mà học hành đê.

Cái thằng vừa đi đánh nhau theo thằng thất tình xuống nhà ăn cơm. Má tôi thấy thằng Hoàng thì cũng vui lắm, vì nó chơi thân với tôi từ nhỏ nên thoải mái.

– Chà, lâu lắm mới thấy Hoàng lên nhà cô chơi!
– Dạ, thì lên ăn cơm với thằng Tín, nó mời quá trời cô! – Tôi lườm thằng bạn, nó nhún vai. Mới lúc nãy cầu cạnh xong, giờ đem tôi ra làm bình phong, nguỵ tạo hiện trường giả.
– Dạo này thằng Tín học hành trên lớp sao rồi?
– Dạ, cũng như cũ thôi cô, chỉ có điều…! – Nó ấp úng làm tôi suýt rơi đũa.
– Nó làm sao hả, chắc lại lười học hay quậy phá gì Thầy Cô hả?- Tôi cảm nhận sát khí từ người Mẹ tôi toát ra, lạnh cả sống lưng.
– Dạ, nó học lệch thôi ạ! – Tôi thở phào nhẹ nhõm.
– Nó thì chuyên gia, cô nhắc nó bao nhiêu lần rồi, học cấp ba mà hạnh kiểm khá, toàn bị Thầy chủ nhiệm nêu tên. Đi họp phụ huynh không dám nhìn Bố Mẹ các bạn khác.- Mẹ tôi thở dài.

Tôi ngồi im không dám gây sự chú ý, sợ nói ra câu gì Mẹ tôi lại mắng hoặc lôi chuyện cũ ra nói thì chỉ có nước như thằng Hoàng lên nhà thằng Nhân lánh nạn mất.

Thằng Hoàng ở nhà tôi cả buổi chiều. Hai thằng lâu lắm mới có cơ hội nên tự thưởng cho một buổi nghỉ học bài ở nhà, xuống kéo Nhân đen và Nguyệt ra quán cà phê gần nhà ngồi. Cả lũ nói chuyện hăng say đến khi đồng hồ điểm bốn giờ chiều mới lục đục kéo nhau đi học.

– Hệ Phương Trình này các em phải đặt ẩn rồi giải, nhớ là phải có điều kiện cho ẩn!
– Tiếng thầy chủ nhiệm vẫn tận tuỵ trong những bữa học thêm.

Yên vẫn như mọi ngày, vẫn nói chuyện với tôi một cách bình thường. Có lẽ hôm nay cô nàng vẫn chưa hề biết là sinh nhật tôi. Cũng phải thôi, mấy đứa lớp tôi đã hẹn tối nay đi ăn vặt do tôi chi trả rồi nên chẳng ai nhắc làm gì.

– “mày đang nghĩ gì thế Tín, yêu cầu người ta phải biết sinh nhật mày làm gì?”.

Tôi lắc đầu cười, đôi khi nghĩ lại cảm thấy mình vẫn có suy nghĩ trẻ con trong người.

– Kết quả x bằng 2 và y=- 1. Nghiệm thứ hai là x bằng – 3/2 và y bằng 1 mới là kết quả đúng.

Buổi học Toán thường rất thú vị với tôi cũng trôi qua nhanh. Toán học người ta thường nói đến sự khô khan của những con số, những điều phải chứng minh, những định lý cứng nhắc, nhưng nó là môn học dành cho những người thích sự khó khăn, thích thử sức. Và hơn nữa, trước mặt tôi là Yên thì môn này chẳng hề khô khan tí nào cả.

– Yên, cuối giờ đi ăn nhé!
– Hì, không, còn về nhà học bài nữa!
– Thì ăn xíu rồi về, ăn một chút thì không chết, nhưng chăm một chút là có chuyện đó.
– Nhưng mà…!
– Không nhưng gì hết, Tín mời có đi không! – Tôi gây sức ép bắt bẻ.

Và tất nhiên tôi được toại nguyện, dù cái gật đầu của Ngữ Yên có chút miễn cưỡng. Xong việc với Yên, tôi chạy lên bàn đầu chỗ Dung ngồi:

– Tí đi ăn nhé, hôm nay sinh nhật! – Tôi hồ hởi theo kiểu bình thường nhất, với Dung thì có gây sức ép cũng phản tác dụng.
– Có những ai vậy?- Hoá ra Dung sợ tôi mời riêng.
– Mấy thằng đang nhăn nhở như khỉ kia kìa! – Tôi đưa tay chỉ vào đám nhà lá.

Thành phần khách mời đã quyết định xong. Chỉ còn đợi tập trung là cả lũ xuất phát. Nhưng Ngữ Yên cứ cố tình kéo dài thời gian thì phải. Cô nàng không biết làm gì mà ở trong nhà Thầy lâu đến vậy. Hết cách, tôi đành phải cắt cử thằng Hoàng dẫn phái đoàn đi trước tập kết ở quán cũ.

Đám bạn tôi vừa đi khuất sau hàng rào được phủ dây tầm gửi là Yên xuất hiện liền. Rõ ràng ý đồ rồi nhé, cô Nàng chỉ nhìn tôi và cười.

– Cố tình đúng không?
– Không, không có mà, làm gì có đâu- Bối rối hiện rõ lên mặt khi Yên bị tôi nói trúng tim đen.
– Ờ, thì không có, giải thích nhiều quá, giờ thì đi thôi!
– Chờ Yên xíu!

Tôi chưa kịp quay lại hỏi chờ cái gì thì món quà của Yên đã nằm được đặt lên ghi đông của tôi. Ngỡ ngàng, vui sướng xen lẫn cảm giác lâng lâng, tôi đứng im chết trân nhìn Ngữ Yên từ trên xuống dưới.

CHAP 45: SỨC MẠNH TỪ MÓN QUÀ.

Bất ngờ trước mong đợi đã thành hiện thực, tôi vẫn không tránh khỏi chút ngỡ ngàng. Hoá ra Yên vẫn nhớ sinh nhật tôi, sinh nhật của một cậu bạn học cạnh lớp. Tim khẽ đập liên hồi, các dây thần kinh căng đến mức tối đa, thân thể lâng lâng như đang đi trên mây. Và với nụ cười dịu dàng của người đối diện, tôi mất hồn ngay lập tức.

– Tín, sao thế, không thích à?- Cô nàng hơi phụng phịu.
– …!
– Tín.?- Giọng lại mải miết vang lên.
– Hả, cái gì thế?
– Tránh mặt hả, không thích món quà Yên tặng đúng không?
– Ờ, không, không, thích mà, thích thật đấy!
– Không rồi không thích, không biết Tín thích hay là không đây?- Yên vẫn chưa buông tha, giả bộ ghẹo tôi lần nữa.
– Thích, chắc như đinh đóng cột, cột mục mới sút đinh thôi! – phân trần giải thích, dù tôi biết rõ, đối phương đang chơi trò “giả bộ”.

Một cái nheo mắt của Yên dành cho tôi. Cái nheo mắt “cốc đầu” tôi, đưa tôi về hiện thực. Sực nhớ ra nhiệm vụ đứng đây của mình là gì, tôi đưa tay gãi đầu thể hiện rõ sự bối rối:

– Ờ, đi ăn tiệc…ờ không, đi…ờ!
– …?
– Là sinh nhật!

Một thằng con trai với biệt tài uốn lưỡi và dẻo mỏ làm vũ khí sát thương cao nhất mà với Ngữ Yên thì vô tác dụng hoàn toàn. Không hiểu sao trước giờ nói chuyện với Yên tôi cũng không ấp úp thế này. Không hiểu tại sao lại mất bình tĩnh đến vậy, trong khi trống ngực cứ đập thập thình.

– Tín mời Yên đi ăn sinh nhật đúng không?
– À, là lời mời đó! – Rõ ràng là Yên đang vẽ đường cho tôi chạy.
– Yên xem đã…?- Cô nàng khoanh tay trước ngực, ngón tay gõ nhẹ vào chiếc cằm ra vẻ băn khoăn trước lời mời của thằng con trai mà chính mình vừa tặng quà.
– Xem? Là sao?
– Là xem xét xem…?
– …! – Tôi nín thở chờ yêu cầu, điều kiện của đối phương.
– Là xem ai đó có thành tâm không đã?

Nhanh như cắt, ngay cả não bộ cũng không kịp điều khiển, hoặc đây là do phản xạ có điều kiện tập luyện riết rồi quen, tôi mở miệng thể hiện sự thành tâm ngay.

– Mời cô nương lên xe!
– Tín chở Yên à?
– Hả?

Yên nheo mắt nhìn tôi, còn tôi há hốc miệng nhìn cô nàng. Lời mời lên xe của tôi là mời đi cùng, ai đạp xe của người đấy chứ không phải là tôi chở Yên trên chiếc chiến mã cọc cạch của mình. Vậy mà Yên hiểu nhầm, khiến tôi trở thành thằng con trai chuẩn bị thất hứa. Không, dù cho đám bạn có cười hay chọc ghẹo, Dung có nhìn tôi bằng ánh mắt khác thường dành cho kẻ “lăng nhăng” đi chăng nữa, tôi cũng phải giữ lời hứa. Ngăn làm sao được khi xúc cảm thăng hoa.

– Rõ rồi thưa sếp, mời lên! – Tôi đưa tay phẩy phẩy chiếc yên xe sau, rồi nghiêm trang mời cô bạn lên xe.
– Chờ Yên xíu, để xin phép đã!

Tôi lại nín thở chờ đợi quyết định của Thầy chủ nhiệm kính yêu bấy lâu nay vẫn là nỗi sợ hãi trong các buổi sinh hoạt lớp. Nín thở, tập trung cao độ, dỏng tai nghe ngóng tình hình từ trong nhà vọng ra.

– Đi rồi về sớm nha cháu!
– Vâng ạ, cháu biết rồi! – Tiếng Yên vui mừng đáp lại.

Thầy tôi chắc yêu quý cô cháu gái này lắm nên tiễn cô nàng ra tới tận cửa. Nhìn thấy thằng học trò quậy “như giặc cỏ” thì có vẻ hơi bất ngờ.

– Đưa cháu Thầy đi cẩn thận nhé Tín!
– Dạ, vâng ạ!

Tôi nói một cách chắc chắn và đầy tự tin. Vẻ mặt quyết tâm nghiêm nghị với Thầy chủ nhiệm khiến Yên phì cười. Cô nàng lại nháy mắt “cốc đầu” tôi quay xe đi. Hai đứa chào Thầy rồi thở phào đạp xe ra khỏi cái cổng chia cắt dãy hàng rào phủ kín dây tầm gửi.

– Nghiêm trang ghê ha!
– Chuyện, Tín mà, gì chứ bảo vệ Yên là trách nhiệm và bổn phâ…ận!
– Hở?- Yên bất ngờ sau câu nói.

Và dĩ nhiên đó lại là một câu nói không phải do não bộ đưa xuống, biết mình lỡ lời nên tôi im bặt. Mặt mũi nóng phừng phừng, chắc là đỏ gay gắt lắm. Tôi đạp xe nhanh hơn một chút, cho gió lùa vào mặt giảm bớt cơn xấu hộ.

– Chóc!

Bánh xe va vào cục đá nhỏ giữa đường, hơi loạng choạng một chút, tôi giữ vững tay lái. Yên đằng sau chắc là hơi sợ thì phải. Những ngón tay bám chặt vào eo tôi, dây thần kinh lại căng lên như sắp đứt.

Cả một đoạn đường dài, không ai nói với ai câu gì, một người vẫn cắm cúi đạp xe, một người tay giữ chặt vào eo người trước, khe khẽ hát vu vơ câu gì đó.

– Chậm vậy mày!

Chưa kịp đá chống thì tiếng thằng Phong mập đã càu nhàu vang lại. Vốn nó háu đói, cao lương mĩ vị bày ra trước mặt rồi, nhưng không được ăn. Tất cả đều chờ chủ nhân của buổi tiệc tới. Và cạnh chủ nhân, Yên tất nhiên nhận được nhiều ánh mắt hơn tất cả.

– Á, à, tao hiểu, tao hiểu!
– Ghê mày!

Cái lũ bạn chết tiệt, chúng nó làm như chỉ có anh em chiến hữu ngồi lê nói chuyện với nhau không bằng. Yên mặt hơi ửng đỏ, còn Dung thì có chút gì đó khó chịu. Vâng, đôi khi bạn bè là như thế, sẵn sàng chơi xấu bạn khi có cơ hội. Vì chúng tôi đều như thế nên mới chơi thân được với nhau.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Ưu thế
Cảnh rừng cháy
Phát hiện của bác sĩ Watson
Cưa Chị Hàng Xóm
So sánh