Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá

01.09.2014
Admin

“Má ơi, con nợ nó hay nó nợ con đây! ”.

Tôi muốn hét toáng lên như một thằng vừa thấy ma quỷ ở đây vậy. Nghĩ sao không hét cho được khi một trong hai vị khách vừa lên là người mà tôi hay gặp nhất trong kí túc xá. Là cái người mà mỗi lần tôi đi đá banh về là phải bám đuôi người ta, học chung lớp đại học, giờ thì lại về lại kí túc xá trên cùng một tuyến xe vào cùng một thời điểm. Tôi có cảm giác như có ai đó thuê cô gái này theo dõi tôi vậy.

Cô gái phòng bên vẫn như lúc sáng, nhưng có điều trông tàn tạ hơn. Hai trong kính nhoè đi vì nước. Tóc bết vào nhau, cái áo sơ mi trắng bị ướt dính chặt vào người. Cô bạn cùng lớp đi về phía cuối xe để tránh những ánh mắt soi mói, lẫn những tiếng cười khúc khích của mấy thằng con trai trên xe. Chúng nó làm gì bỏ qua cơ hội tốt này chứ, vẫn đeo bám dù cho cô gái đó đã ngượng đỏ hết cả mặt.

Không kịp suy nghĩ, tôi cởi áo khoác ngoài, vỗ vai cô bạn chỉ vào ghế tôi vừa để trống rồi đưa luôn cái áo khoác. Cô bạn cùng lớp ngoan ngoãn làm theo vì hết cách, gật đầu cảm ơn tôi. Tôi chẳng có thái độ gì cả, đứng dựa vào tay vịn ngang cuối xe, khẽ nhìn trời nhìn đất, tránh mấy thằng cơ hội ngắm thân hình cô bạn cùng lớp đang khó chịu nhìn tôi là được.

Xe chạy đến ngã tư hàng xanh, thực sự lúc đấy tôi chẳng biết nó được gọi theo tên nào, chỉ biết là đi qua cái bùng binh có chiếc đồng hồ như là Big ben, ghế cạnh cô bạn còn trống, nhưng tuyệt nhiên tôi cũng để mặc, vẫn đứng đó cắm cúi nghe nhạc từ cái mp3.

Chiếc xe lao nhanh về bến dưới làng Đại học, tôi xuống trước, chờ cô bạn xuống theo. Hiển nhiên trong cái thời buổi đường đi về có chút “nguy hiểm” thì tôi cũng không thể nào thờ ơ được, tiễn Phật phải tiễn đến Tây Thiên.

Cô bạn bước xuống xe, chắc nghĩ tôi là hạng tiểu nhân hay sao mà lại kéo khoá, định trả áo cho tôi.

– Không, mặc đi, không đòi! – Tôi hơi cáu thì phải.
– Thế không phải…?
– Chẳng lẽ định mặc như lúc nãy về kí túc xá!

Đối phương mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi không chớp mắt, rồi mặt đỏ bừng bừng. Tôi biết mình lỡ lời nên vội móc điện thoại ra đánh trống lảng.

Tôi nhắn tin cho Yên là về tới nơi, rồi bắt đầu đi. Mưa lất phất bay ngang qua mặt.Trời nhập nhoạng tối. Tôi vẫn phải nấn ná chờ cô bạn. Cô bạn cũng biết ý đi nhanh cho ngang với tôi.

– Bạn tên gì vậy? – Giọng nhỏ nhẹ chưa từng thấy.
– Tín! – Tôivẫn cộc lốc.
– Cảm ơn Tín nha!
– Không có gì! – Tôi khoát tay.

Sau bao nhiêu năm kinh nghiệm xem Tây Du Kí, tôi đúc kết ra rằng, con gái mà đẹp thường do yêu quái biến hình. Thế nên tôi phải đề phòng yêu quái thường xuyên giáp mặt thế này.

Đường về kí túc xá, nước chảy xối xả lênh láng trên mặt đường. Tôi thầm rủa thằng cha thi công nào làm cái mặt bằng bị nghiêng ra thế này? Bao nhiêu nước mưa trút xuống kí túc xá thì trôi về dưới chỗ tôi ở hết cả. Tôi đi dép nên băng băng lội nước, nhưng cô gái phòng đối diện thì nhìn có vẻ e ngại.

Tôi quay lại nhíu mày, đối phương nhíu màynhìn mặt nước trả lời.

Tôi khoát tay đi về trước, cô nàng cũng đành phải bì bõm bước đi đằng sau. Dù gì tôi cũng đâu thể nào vô tư mà cõng cô nàng qua vũng nước được chứ. Người đi trước cứ việc đi, người đi đằng sau cứ việc thế mà bám sát. Sự việc ấy không thể nào qua mắt được ánh mắt của cả hai phòng.

Vừa về đến phòng, tôi vội phủi lại áo, hất hất cái mái tóc dính nước gần như là ướt nhẹp. Tụi bạn cùng phòng nhìn tôi đầy sát khí:

– Gì? Chưa thấy thằng đẹp trai bị ướt mưa bao giờ à? – Tôi ngang nhiên thách thức.
– Thằng đẹp trai ướt mưa thì chưa! – Thằng Tuấn bẻ tay răng rắc.
– Nhưng mà thằng khốn nạn oánh lẻ thì tao thấy rồi! – Thằng Trung không có gì giống nghệ sĩ nữa, nó thành du côn mất rồi.
– Oánh lẻ gì?? – Tôi gãi đầu.

Thằng Việt không cho tôi cơ hội giải thích, nó gạt tôi té chỏng vó giữa nền nhà, dùng bắp tay kẹp cổ tôi lại. Chúng nó khinh tôi vào phòng tắm vứt cái uỳnh rồi đóng cửa lại. Khốn nạn cái kiểu tạm giam của phòng tôi.

– Thả tao ra…!
– Ở trong đó sám hối đi!
– Tao có làm gì đâu?
– Mày không làm gì à? – Thằng Trung nó giơ nắm đấm.

Bên kia phòng bên, chẳng hiểu mấy bà tám đồn đại ra sao cũng chạy ra hét oảng cả lên:

– Bạn gì gì ơi, bạn Thương cảm ơn cái áo kìa!

Một tràng cười rầm rộ vang lên bên kia. Nhưng không có nghĩa phòng tôi chúng nó vui vẻ.

– Thấy chưa, cấm cãi nghe mày! – Thằng Tuấn chỉ tôi phán tội.
– Oan! Oan…!
– Oan gì mày? Cho gái mượn áo mà oan hả? – Thằng Trung nhất quyết cho rằng tôi là thằng có tội.

Tôi ôm đầu than khổ, bọn bạn thì nhất quyết thì cho rằng tôi đã vi phạm vào những điều tối kị:

– Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan!

Tức là Thương- cô gái phòng bên tôi vừa cho mượn áo đấy, là mục tiêu của ba thằng Việt, Tuấn và Trung. Còn tôi trước giờ không có công theo dõi nên coi như bị loại ra khỏi vòng chiến để ba chúng nó cạnh tranh nhau.

– Tao không tán mà, thả tao ra!
– Thật không?
– Thật,tao không tán, nhanh chết lạnh đây.
– Hứa nha mậy!
– Hứa,lẹ lên mấy thằng khốn.

Chúng nó mở cửa thả tù nhân ra khỏi nhà giam, một phần cũng là cảm thấy thoả mãn sau khi hành hạ tôi . Đúng là bọn trọng sắc khinh bạn, mất hết nghĩa khí. So con bé Thương đó với Yên thì tôi chọn Yên là chắc rồi! Việc gì phải ganh đua với tụi mày cho khổ thân.

– Bạn gì ơi, tội bạn vậy, qua đây cái Thương nó đền cho này!

Đúng thật là quỷ ám không tha, tôi gom quần áo với xà bông tắm, chui tọt vào phòng trước khi sát khí của tội bạn lại nổi lên.

“Thương với chả ghét, đây không cần”! – Tôi là bàu xối nước ầm ầm.

CHAP 3: NƠI BƯỚC CHÂN DỪNG LẠI!

Mở cửa, chui mình ra khỏi nhà tắm thì trời lại bắt đầu mưa. Mấy ngày nóng nực và oi bức bị màn mưa xối đi đâu sạch sẽ, chúngkhẽ trốn mình xuống dưới đất, rồi cũng bị lôi lên, toả hơi khó chịu.

Mặc cho mấy thằng bạn cùng phòng nhìn tôi có vẻ trách cái tội ăn mánh lẻ khi vượt mặt chúng đi một bước dài với cô bạn phòng đối diện, nhưng tôi vẫn cứ mặc kệ làm ngơ. Cây ngay không sợ chết đứng, với lại chuyện của Yên đã đủ khiến tôi phải toàn tâm suy nghĩ rồi.

Thằng Tuấn với thằng Việt đang ngồi ở giường ngay dưới tôi, chọt lên:

– Ê,Thương tìm mày kìa!
– Thương nào?
– Phòng bên!
– Tao không quen ai tên Thương cả!
– Thế có quen ai tên Thương mượn áo không thằng quỷ!

Thằng Tuấn ở dưới bồi thêm, tôi nhe răng cười hình hịch. Đúng là rảnh rỗi sinh ra suy nghĩ cực đoan, có đúng mỗi cái việc nhưvậy mà cũng suy nghĩ đoán mò lung tung. Để mặc mấy thằng bạn, tôi khởi động lại cái điện thoại rồi lặng lẽ mở tin nhắn ra đọc.

“Nãy trời mưa, Tín có bị ướt mưa không vậy?”.
“Cũng có, lâu rồi cũng tắm mưa cho nó hồn nhiên”.
“Cẩn thận ốm phát…điên luôn giờ”.
“Tín mà điên chắc có kẻ thương tiếc lắm”.- Tôi cười khẩy trước cái tin nhắn đầy tính gợi ý của mình…Không biết Yên sẽ phản ứng thế nào đây?

Tuyệt nhiên, năm phút rồi lại mười phút trôi qua, cái điện thoại của tôi vẫn không chịu reo lên tiếng chuông báo quen thuộc. Không tin vào thính giác của mình, tôi kiểm tra lại tin nhắn xem đã có hay chưa.

Vừa kịp lúc, chiếc điện thoại cũng rung lên trong tay tôi.

“Yên đi ăn cơm đây, mai còn đi học nữa”.

Vậy đấy, dường như Yên có chút gì đó lảng tránh tôi, và tôi cảm giác Yên ngày xưa dường đi mất đi một chút tính cách nào đó.

Chán nản, tôi nằm lăn ra ngủ, đến khi mấy thằng bạn cùng phòng đập dậy đi ăn cơm tối. Chúng nó thấy mặt tôi như thằng vừa mất sổ gạo nên cũng chẳng thèm lôi cái vụ “yêu nhau cởi áo trao nhau” ra mà chọc nữa.

Trở về phòng, tôi lại leo lên giường vắt tay lên trán suy nghĩ. Ngoài kia, bất kể mưa gió ra sao thì tiếng đàn thằng Trung lại vang lên réo rắt. Và tôi biết rằng, sẽ có những nữ sinh viên dòm ra trông người nghệ sĩ của dãy trọ cho mà xem.

– Ê,Tín?
– Gì?
– Thương kìa mày!
– Không rảnh, đang bận.
– Bận gì mày?

Thằng Trung thò đầu lên đập tôi ra xem cảnh lạ, nó thấy tôi nằm như thằng bị sốt thì ra vẻ đầy quan tâm.

– Bận thở!
– Bố khỉ, em Thương ra xem đàn kìa!

Tôi ngẩng đầu dậy xem thằng Tuấn nói có đúng sự thật hay không? Ừ, thì phòng bên cả sáu người đang ngó sang nhìn thằng Trung thật. Cô gái, à quên người ta có tên nhỉ? Thương ngồi giữa cũng chống cằm lắng nghe.

“Cũng như mọi người khác thôi! ”.

Tôi bỏ mặc thằng Tuấn thả lưng xuống giường cái rầm rồi nằm nghĩ ngợi lung tung. Hết thở dài, thở ngắn, rồi xoay ngang xoay dọc. Cuối cùng, chẳng hiểu từ bao giờ, tôi chìm vào giấc ngủ. Và ngoài kia,những tiếng cười vang lên khe khẽ lúc tôi mơ màng.

Buổi sáng dậy, thằng Tuấn được mặc sức ngủ ngon vì nó không có tiết. Còn tôi, lặng lẳng rời khỏi phòng, khe khẽ đóng cửa không đánh động mấy đứa khác. Chẳng hiểu tối qua chúng nó trò chuyện đấy mấy giờ tối mà giờ này thằng nào thằng đấy ngủ say như chết. Khoác balo cũ lên vai,tôi hít một hơi dài.

– Bạn gì ơi, chờ Thương đi học với kìa?

Theo quán tính tôi quay về phòng đối diện. Khỏi phải nói tôi sợ mấy bà tám này như thế nào, từ hôm qua tới giờ, cứ hễ thấy mặt tôi ở đâu là chọc cho bằng được mới thôi. Thấy thế tôi đi thật nhanh, càng nhanh càng tốt.

– Bạn ấy ngại kìa Thương ơi! – Tiếng bà tám nào đó vẫn còn với theo kịp tôi.

Trước giờ tôi vẫn thích tự do tự tại, một mình độc hành hơn là phải vướng bận một ai. Cứ thử nghĩ tôi phải hộ tống một cô nương từ kí túc xá lên đến trường là tôi đã không chịu nổi rồi. Huống gì, có khi đi chung mà cả buổi cũng chưa thốt được ra tiếng nào thì tôi lại vạn phần chẳng ham lãnh trọng trách. Thôi kệ, mang tiếng nhát gái miễn sao mình thấy thoải mái là được.

Hôm nay, có thể là ngày cực khổ, nhìn cái lịch học mà tôi ngán dài lên tới cổ. Từ bảy giờ kém cho tới mười hai giờ kém, trong khi không có giờ giải lao thì đúng là cực hình. Tuy nhiên, nghe tên môn có vẻ là những môn cơ sở quan trọng nên tôi tuyệt nhiên không dám chểnh mảng.

Cái bàn gần cuối cạnh cửa sổ của tôi thì không ai chiếm đóng, nhưng có vẻ cô bạn phòng đối diện thì không giữ được vị trí của mình. Loay hoay nhìn toàn thể lớp, rồi cuối cùng ngồi ngay sau lưng tôi. Cảm giác ngột ngạt không thể diễn tả được.

Bước vào giảng đường đại học, tôi bắt đầu hiểu hết khả năng hát ru sinh viên là như thế nào. Hai tiếng trôi qua, đã xuất hiện vài chục chiến sĩ không chịu nổi khả năng công phá của sóng âm thanh vang đều gục tại bàn say sưa giấc nồng. Tôi thì khá hơn xíu khi chỉ liên tục gật đầu rồi bừng tỉnh giấc.

Cuối cùng, cũng như đại đa số, tôi đầu hàng buông xuôi, gục mặt xuống bàn và đánh một giấc, mặc cho tiếng Giảng viên vẫn văng vẳng bên tai. Đáng lẽ giấc ngủ của tôi sẽ kết thúc khi cả lớp kéo nhau về, nếu chiếc điện thoại không reo vang.

Tin nhắn, người gửi: Ngữ Yên. Tôi lồm cồm gượng mình dậy, cố dụi mắt xem có chuyện gì mà hôm nay Yên lại chủ động như vậy.

“Chúng ta là bạn phải không?”.
“Ừ, là bạn”. Tôi vội vã nhấn nút send mà không suy xét, chỉ mong chúng tôi được nói chuyện lâu hơn. Rồi chợt nhận ra mình có thiếu sót, tôi nhắn thêm một tin nữa.

“Hơn cả bạn bè nữa”.
“Ừ”! Yên nhắn tin lại cho tôi gọn lỏn. Chỉ là những chữ cái thôi mà tôi cảm thấy rằng, Yên đang buồn sầu nhiều lắm.

“Có chuyện gì vậy? Sao lại hỏi như vậy?”.
“Vậy với Dung cũng như Yên đúng không?”. Lần này tin nhắn dài hơn, nhưng đồng nghĩa nó khiến cho tôi bàng hoàng cũng nhiều hơn.

“Không phải? Dung chỉ là bạn mà thôi! ”.
“Vậy tình cảm Tín với Dung chỉ là tình cảm của những người bạn hay sao?”.

Tôi đọc tin nhắn và thất thần. Đúng là Yên dịu dàng có chút gì đó thay đổi, là do hoàn cảnh hay là do những suy nghĩ dồn nén lại nay mới có dịp bùng phát. Tôi chẳng điều khiển nổi cơ thể mình nữa, vô tình thúc cùi chỏ tay làm rớt cuốn vở. Chẳng thèm lượm lên, cũng chẳng để ý rằng cả lớp đang ngoái lại nhìn xem thằng sinh viên nào vừa gây ra tiếng ồn. Chỉ một việc duy nhất tôi còn ý thức là lùa tay lên bàn phím chiếc điện thoại thật nhanh.

“Hiện tại là không? Yên nói như vậy là không tin tưởng nữa sao?”.
“Có thể lúc này Yên cảm thấy như vậy thôi! ”.

Những ngón tay dừng lại, không tin nhắn trả lời. Tôi nhìn thật kỹ, thật kỹ từng chữ một. Không phải là mơ, và nếu là mơ đó cũng không phải là giấc mơ ngọt ngào. Giá như Yên đừng chủ động nhắn tin cho tôi, giá như tôi không chủ động kéo dài cuộc nói chuyện. Giá như tôi ngủ quên trên giảng đường luôn đi, giá như…

Nhưng khi ta nói giá như, có nghĩa là ta đã phạm một sai lầm không đáng có…còn hiện tại nó khác xa với điều ta mong muốn.

Gom sách vở, gom bút trên bàn tống lẹ vào chiếc balo, tôi đi ra phía cửa lớp. Không có bất kỳ trở ngại nào với giảng viên, bởi vì phương châm của chương trình tín chỉ: “ Không cần phải gò ép học, ai thích học thì học”. Tôi chạy thật nhanh, dưới cái nóng oi bức và kịp nhảy lên chiếc xe bus số mười vừa lăn bánh.

Ngồi trên xe, ngắm đường xá qua gương. Chiếc gương chỉ phản chiếu lại những kỉ niệm thời hai đứa tôi học ở trường cấp III,những hình ảnh trắng đen kí ức liên tục lướt qua mắt tôi, nhanh, chóng vánh, để lại nhiều nuối tiếc.

Đúng cái trạm mà tôi đã chọn, tôi nhảy xuống, chạy thật nhanh về cái hẻm quen thuộc ở nhà Yên. Hớt hải bấm số điện thoại, tín hiệu liên lạc thành công.

“Bắt máy đi Yên, cầm máy lên nào”.

Tôi sốt ruột đi đi lại lại ở cái hẻm mà Yên ở trọ, liên tục gọi số Yên, nhưng sau đó lại thở dài. Không ai bắt máy, khiến lòng tôi càng nóng như lửa đốt.

Tôi thẩn thờ ngồi dưới tán cây ở đầu hẻm, cứ như thế ngồi chờ. Ừ, có thể Yên ở giảng đường, và không để ý điện thoại thì sao, biết đâu cô ấy sẽ liên lạc khi nhìn thấy hàng chục cuộc gọi nhỡ như vậy chứ.

Mặt trời đứng bóng, những tán cây ôm trọn một thằng con trai đợi chờ.

Cứ thế, tôi ngồi đợi. Thẫn thờ nhìn những dòng xe cộ vùn vụt lao qua trong vô định. Không có cái dáng hiền dịu và gương mặt quen thuộc, không có, không hề có.

Thời tiết còn giúp thêm Yên thử thách bản thân tôi, tôi nghĩ là như vậy. Trời bắt đầu mưa lâm thâm, rồi nặng hạt hơn. Xuyên qua những tán cá lây rơi xuống chạm vào gương mặt tôi.

– Vào trong này ngồi này con! – Bà chủ quán nước cạnh đó lên tiếng.

Ngay cả với sự vật xung quanh, tôi mất đi cảm xúc.

Cơn mưa khiến bầu trời tối nhanh hơn thường lệ, và kiên nhẫn ngày hôm nay của tôi đã đến mức kiệt quệ. Khẽ gật đầu cảm ơn bà chủ quán nước quan tâm, tôi bước đi nặng trịch dưới cơn mưa giăng khắp trời.

Một chuyến xe bus nữa, và tôi là người bị ướt, nhưng chẳng ai để tâm đến tôi cả. Khi tôi ngồi hàng ghế cuối thì cái bộ dạng ẩm ướt của tôi cũng chẳng ai muốn làm hành khách ngồi kế bên.

Tôi cứ nhìn nhìn ra tấm kính cạnh mình, nhìn những dòng nước đang chảy xuống, nhoè cả khung cảnh bên ngoài. Có sao đâu, có hề hấn gì không, bởi vì với tôi mọi thứ đều vô vị như nhau.

Phải chăng đây là cảm giác bị đánh mất niềm tin!

– Này bạn!

Có cánh tay nào đó đang khẽ kéo cái tay áo ướt của tôi. Tôi quay lại, nhận ra một khuôn mặt, cũng vô vị nốt. Chỉ có đôi mắt là trong veo sau gọng kính mà có lần tôi đã vô tình nhìn thấy lúc cô nàng trồng cây mà thôi.

– Gì nữa vậy? – Tôi tỏ ra khó chịu, hi vọng đừng ai đụng chạm đến mình.
– Cuốn vở lúc sáng bạn làm rơi! – Cô gái ấy tỏ vẻ bối rối.

Nhìn cuốn vở với cái kí hiệu đặc trưng của mình ở bìa trước, tôi đón lấy không quên gật đầu cảm ơn rồi lại lãng tránh. Có vẻ như chúng tôi tình cờ gặp nhau quá nhiều, lúc nãy lại bị tôi gắt gỏng, Thương cảm tưởng rằng tôi đang nhắc nhở cô nàng:

“Đừng bám theo tôi nữa?”.

– Chị mình vừa sinh em bé, nên ngày nào mình cũng lên thăm cả!

Tôi cũng cảm thấy chút bất ngờ:

– Chúc…mừng nhé! – Rồi lại quay lại với tấm kính vô vị và những giọt mưa.

Suốt chặng đường đi, không ai nói với ai một câu gì, chỉ có tiếng tôi thở dài khe khẽ.

Về đến phòng, cái cảnh ngày hôm qua lại tiếp diễn. Chỉ có điều lần này người bị ướt là tôi nên chúng nó càng thêm phần khó hiểu về mối quan hệ giữa hai đứa đối diện phòng nhau. Nhưng lần này tôi phớt lờ tất cả, chẳng giải thích, chẳng kêu oan. Tất cả đều vô vị.

– Này thì mánh lẻ này!

Tôi tiếp lưng xuống đất từ những cái túm chay túm chân của lũ bạn đánh cái rầm xuống nền nhà tắm. Tiếng chốt cửa bên ngoài lại vang lên, phạm nhân vào tù an toàn. Ngửa mặt lên nhìn qua nửa tấm trần nhà để hở, ngắm những đám mây đang bay. Màu đen có lẽ là thứ duy nhất không vô vị. Tôi muốn nằm như vậy để ngắm thứ đồng cảm với mình.

Nhưng bản tính con trai phải mạnh mẽ cứng rắn, quan niệm của tôi là như vậy. Tôi đứng dậy, xối nước ào ào lên cả người. Hết xô này đến xô khác.

Giá như nước có thể gột rữa được tất cả nỗi buồn. Phải chăng mọi thứ đã kết thúc,kết thúc của sự khởi đầu.

Bọn bạn trong phòng thấy tôi hành động như kẻ rồ dại cũng không dám đùa dai, mở cửa phòng tắm thả tù nhân. Tôi thay quần áo và leo lên giường, tựa lưng vào tường, nghe nhạc từ chiếc máy mp3.

Một lần nữa, ca khúc Đêm thấy ta là thác đổ lại có dịp phát huy công dụng của nó sau khi bị bỏ xó quá lâu.

Bên kia tiếng mấy mụ bà tám lại vang lên:

– “Bạn gì ơi, bạn làm gì mà con Thương nó buồn vậy?”.

Tôi tiếp tục giả vờ như không quan tâm, cắm nốt chiếc tai phone vào cái tai còn lại:

“Vô vị, Thương với chả ghét, vô vị”.

Tôi chọn giấc ngủ làm nơi trốn tránh sự vô vị của hiện tại, trong giấc mơ, tôi đang bước trong sân trường vắng lặng, nghe ca khúc When you believe, co chân sút hòn đá trúng chiếc xe của Yên.

Những ngày tiếp theo, tôi vẫn lên giảng đường đều đặn. Và cứ hễ giảng viên thu dọn đồ ra về thì tôi có lẽ là người thứ hai rời khỏi lớp. Chuyến xe bus số mười lại đưa tôi lên quận mười.

Và sau chuyến xe ấy, công việc của tôi là gọi điện thoại, chờ đợi rồi lặng lẽ ra về, theo một kịch bản tương tự nhau. Lên chuyến xe đi về kí túc xá cùng với Thương, chuyến xe cuối cùng. Nhưng có một điều tôi hiểu rõ rằng, sự kiên nhẫn của tôi đã gần như đi đến cạn kiệt.

Cho đến một ngày, tôi không còn đón xe bus sau những giờ học, và bà chủ quán đầu hẻm Yên ở cũng không còn thấy sự hiện diện của tôi. Bỏ cuộc, thất bại, dù như thế nào cũng được, vì vốn dĩ tôi là như thế. Tôi như một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết ngôn tình lãng mạn thường thấy, nhưng nếu họ có kết cục viên mãn thì tôi hoàn toàn ngược lại.

Một dấu chấm hết, trọn vẹn không tì vết. Một dấu chấm hết cho mọi nỗ lực.
Chưa bao giờ tôi nói yêu Yên, vì vậy, khi cắt đứt cũng chưa từng có hai chữ chia tay.

Tôi lặng lẽ đi trông thấy, vì có lẽ bản thân đã dành quá nhiều tình cảm cho Yên. Không tham gia đánh bài chống đối bảo vệ, cũng mặc kệ luôn trò nghệ thuật của thằng Trung, không cười khi thấy thằng Việt đội nón bảo hiểm múa côn. Không quan tâm xem có ai đi đằng sau hay không? Chỉ có duy nhất đá banh là niềm an ủi duy nhất đối với tôi.

Mỗi lần ra sân, được chạy thục mạng, được máu lửa trong các pha tranh chấp, tôi lại là mình trên sân cỏ, lại là kẻ mỉm cười hiếu thắng. Và chỉ có tôi những khoảng thời gian như thế, Yên dường như mới vụt tan, như chưa từng xuất hiện trong kí ức của tôi.

Tôi không bình thường, nhưng không đồng nghĩa với việc tất cả đều bất thường. Rồi một ngày, Thương lại xuất hiện ở cái băng ghế đá quen thuộc. Sự xuất hiện của Thương làm cho thằng Hùng như muốn đào cái lỗ để chui xuống cho bớt xấu hổ. Hết trận là nó đi thẳng về kí túc xá của nó, chứ chẳng ở lại tám chuyện với tôi như mọi dạo.

Tôi cũng rời sân banh, ngang qua cái băng ghế đá nơi Thương ngồi. Không có gì ngoài việc đi thẳng.

– Tín!
– …! – Tôi nheo mắt ngoái lại nhìn.

Và bất ngờ thay, cô bạn cùng lớp lại muốn đi cùng với tôi về kí túc. Lần này cái phép tính có kết quả C=0. Nhưng tôi không quan tâm, vì dù có đi chung, chúng tôi cũng chẳng có gì để nói quá nhiều.

Thương đi cạnh bên tôi, bối rối, dường như có điều gì muốn nói. Tôi cũng mặc không quan tâm, vì mọi thứ với tôi là nhạt nhẽo, tôi sống ở nơi đây ngoài việc học và mở miệng nói vài câu với tụi bạn cùng phòng, được xỏ giày đi đá banh thì còn lại đã không còn gì quan trọng nữa rồi.

– Trung vừa mới…!
“Trung à?”.- Tôi thầm nghĩ trong lòng, và không tự chủ được bản thân quay mặt lại.
– Gửi lời kết bạn?
– Ừ, rồi sao…! – Tôi tò mò.
– Tín thấy Trung sao? – Cô nàng hơi đỏ mặt.
– Tốt tính, nghệ sĩ, biết quan tâm bạn bè, chỉ biết được từng đó! – Tôi thẳng tưng nhận xét.
– Ừ…cảm ơn nhé!
– Không có gì! – Tôi lại quay lưng đi tiếp, và thán phục thằng Trung nhanh tay nhanhchân.
– Tại Thương coi Tín là bạn nên mới…!
– Không sao đâu! – Tôi vẫn đi trước trả lời lại.

Tôi không biết cảm xúc của Thương như thế nào,nhưng tôi thật sự ganh tỵ, ganh tỵ với những người có tình cảm với nhau. Ganh tỵ để tự thương hại chính mình!

Bước chân tôi vẫn đi, nhưng trong lòng tôi đã dừng lại. Tôi thở dài thườn thượt!

CHAP 4: THẰNG BẠN CÓ NGƯỜI YÊU!

Vừa trở về phòng, tôi thấy phòng tôi có điều bất thường. Cửa sổ khép, cửa ra vào cũng đóng chặt, mặc dù ánh sáng đèn phòng vẫn hắt ra. Tôi bước lại gần, ngó đầu vào khe cửa sổ thấy mấy thằng ngồi vớinhau như mấy thằng đang bàn chuyện phi pháp sợ người khác nghe thấy.

– Thật không mày? Đừng có xạo tụi tao nghen! – Thằng Tuấn không kìm được cảm xúc trước cái tin vừa nghe.
– Thật, lừa mày làm gì, mới nhắn tin trả lời tao nè! – Thằng Trung giơ cái điện thoại lên làm bằng chứng.

Thật là, có người yêu cũng khoe rốt rít cả lên. Nó chẳng biết rằng, tôi vừa lập đại công giúp nó có được người yêu. Tiếnl ại phía cửa chính, gõ cửa:

– Mở cửa tao cái!
– Ơ…để tao thông báo cho thằng Tín!

Thằng Trung dành phần ra mở cửa, vừa thấy cáimặt như bánh tráng nhúng nước của tôi, nó đã muốn hét lên.

– Tao tán đổ rồi mày ơi! – Nó hét lên như muốn nổ tung cái màng nhĩ.
– Ờ…tao biết rồi…!
– Biết cái gì?
– Mày với Thương…!
– Sao mày biết hay mày? – Thằng Tuấn thắc mắc.

Tôi ngồi xuống cửa, tháo đôi giày ra, thở dài:

– Thương nói tao biết!

Thấy mặt thằng Trung tiu nghỉu, tôi biết nó vừa bị đánh chạm vào lòng tự ái:

– Có gì đâu, học chung lớp với tao mà!
– Vậy hả, có gì giúp tao nha! – Nó lại giãn cơ mặt và cười tươi roi rói.

Tôi chẳng bận tâm, lại lao vào phòng tắm xối nước ào ào. Cứ nhắc đến chuyện tình cảm thì hình ảnh của Yên lại tràn về chiếm gọn trái tim. Nó quá lớn để có thể nằm gọn trong trái tim tôi. Hình ảnh ấy cứ lớn dần, lớn dần, nó như muốn phá tim mà chui ra.

Ở ngoài kia, một kẻ sung sướng vì tình vui vẻ cười đùa, thì trong này, kẻ thất tình cô đơn buồn rười rượi.
Cuối cùng, cái thằng thất tình ấy cũng mò r akhỏi nơi nó thường hay bị giam, chỉ có điều mấy lần khác là do tụi bạn ném vào,còn lần này, nó cố tình giam mình lại.

– Ủa, thằng Trung đâu?

Tôi ngó quanh cả phòng, chẳng thấy bóng dáng thằng nghệ sĩ đâu cả. Mới vừa rồi còn cười cười nói nói ngoài này cơ mà. Tôi ngoái sang thằng Tuấn nằm ở giường.

– Nó đi rồi, hẹn hò!
– Mày buồn à?
– Không! – Nó đáp gọn lọn.

Tôi leo lên cầu thang ở giường đối diện, cảm thán một câu nhận định.

– Thôi, bỏ đi, yêu đương gì cho khổ ra!

Thế là thằng Tuấn như bị đánh vào điểm yếu,bật dậy phân bua. Nào là chọc ghẹo, giả bộ ganh đua cho vui, huống hồ nam nhi thì phải trọng nghĩa khinh sắc. Tôi ngồi trên giường nhìn nó và nhún vai giơ hai tay:

– Tao không biết?
– Thế sao Thương học cùng lớp mày mà mày không nói cho tụi tao hay vậy?
– Quan trọng lắm hả? – Tôi với lấy cuốn sách ở cái bàn nhỏ trên giường, thờ ơ.
– Hay là định giấu làm của riêng?

Tôi chỉ mỉm cười, rồi lại im lặng đọc sách. Thằng Tuấn nào có chịu thua, nó leo lên cả giường của tôi, ngồi dựa lưng vào tường, cười nham hiểm:

– Gì mày?
– Khai thật đi, thích Thương hả?
– Điên quá mày! – Tôi hất cái tay của nó đặt trên vai ra.
– Hay là Yên? – Nó lần này cười nham hiểm đắc thắng.
– Sao…sao mày biết? Tôi không biết thằng bạn làm sao mà có được thông tin mật đến độ này.Nó còn biết những gì nữa đây?

– Đúng không?
– Sao mày biết Yên…? – Tôi cố hỏi ngược nó.

Nhưng có vẻ thằng Tuấn có vẻ là một thằng không muốn bị thua thiệt, rất láu cá. Nó lặp lại bộ dạng y hệt của tôi lúc nãy,nhún vai và lắc đầu.

– Ờ, nhưng mà…hết rồi! – Tôi đành cay đắng thừa nhận!
– Hết rồi à?
– Ừ!
– Thế mà mơ ngủ gọi tên được hay thiệt!

Tôi thở dài, dựa lưng vào tường, vẻ mặt ngao ngán. Đúng là cái gì sâu đậm muốn quên đi cũng rất khó, dù cho ngoài mặt tôi cố tạo ra vẻ lạnh lùng, cứng rắn đến thế nào đi nữa. Hơn nữa tính tôi cũng không thuộc loại dễ quên đến thế.

Người con gái ấy cứ như được khảm vào trong tâm trí tôi vậy.

– Thôi đi ăn cơm đi, ngồi buồn hoài mậy! – Thằng Tuấn hất tay tôi đang đặt ở đầu gối xuống, ngoắc luôn hai ba thằng còn lại ở phòng đi luôn.

Cũng đã một thời gian dài kể từ ngày nhập học, cứ ăn cơm về là túm lại nói chuyện phiếm với nhau, hoặc đánh bài. Lúc khoảng chín mười giờ tối, vẻ yên tĩnh phủ xuống thì bắt đầu lôi sách vở ra học. Ngày hôm nay, kí túc xá vắng tiếng đàn guitar của thằng Trung phòng tôi.

“Có thể nó dẫn Thương đi đâu đó, đi uống nước tán dóc, hoặc một quán trà sữa nào đó. Cũng giống như mình và Yên thôi mà! “

Bất chợt lại Yên, tôi buông bút, nằm ngửa ra giường!

Và tôi chẳng nằm Yên được lâu khi tiếng cười thằng Trung còn vào đến phòng trước cả khi anh em thấy được bản mặt tươi roi rói của nó. Còn huýt sao nữa.

“Sao mình ghét mấy thằng có người yên đến thế?”.

Mấy thằng khác xúm xít quanh nó hỏi han tìnhhình lần đầu tiên hẹn hò thế nào, rồi có được nắm tay hay không? Tôi nằm vắt chân lên nghe thấy hết cả.

– Ê,Tín?
– Sao?
– Thương ở Lâm Đồng à?
– Không biết…?
– Thế sinh nhật ngày bao nhiêu mày biết không?

Tôi nhìn thằng bạn, lắc đầu!

– Mày học chung lớp mà?
– Đâu phải chung lớp cái gì cũng biết! –Tôi đáp gọn, lẹ khiến thằng Trung chưng hững.
– Cái thằng…!
– Kệ nó đi, nó không biết yêu đương gì đâu, kể tiếp nghe coi…! – Thằng Tuấn nói đỡ giúp tôi.

Một mình tôi tách ra khỏi câu chuyện của thằng Trung, bật dậy cầm sách học bài. Ở dưới kia, chúng nó vẫn hào hứng, mắt tròn mắt dẹt nghe thằng Trung kể lại thiên niên sử, những chông gai, những khó khăn của ngày đầu tiên hẹn hò.

– Bạn Trung ơi…ra đàn cho tụi này nghe nào!
– Bạn Trung ơi, có tính qua phòng này ở luôn không?

Giọng mấy bà tám phòng đối diện lại vang lên,coi như tất cả đều biết mối quan hệ giữa thằng Trung nghệ sĩ đánh đàn guitar và cô gái trồng hoa phòng đối diện. Một người yêu thiên nhiên, một người yêu nghệ thuật, thật là xứng đôi.

Mối quan hệ giữa Thương và Trung trở thành một sợi dây nối tới hai phòng. Dần dần,tôi có thể thấy thằng Việt nói chuyện vui vẻ với một bạn nữ phòng bên, hoặc thằng Sơn cũng có thể bị nhờ vả về một vài vấn đền Tiếng Anh. Đến ngay cả thằng Khánh chơi game cũng không thoát khỏi bàn tay của mấy bà tám. Chỉ có tôi, là kẻ hoàn toàn nằm ngoài cái quá trình “làm quen sinh viên”.

– Người gì đâu mà kiêu?
– Chảnh quá Tín ơi!

Mặc dù những lần đầu Thương có thể nói đỡ cho tôi, nhưng khi xuất hiện trước thiên hạ, tôi luôn mang theo vẻ lạnh lùng và vô cảm, nên dần dần, tôi trở thành cái thằng bị ghét nhất trong mắt mấy nữ sinh viên phòng đối diện.

– Tín buồn chuyện gì hả? – Thương ngồi sau tôi ở giảng đường lên tiếng.
– Không, chẳng buồn chuyện gì cả? –Tôi dựa lưng vào bàn, rút ngắn khoảng cách nóichuyện.
– Thương thấy Tín không được vui?
– Thương thấy không có nghĩa là Tín không vui! – Tôi cộc lốc đáp lại.

Chí ít thì Thương cũng là bạn cùng lớp với tôi, sau đó là người yêu thằng bạn cùng phòng kí túc xá, và trước tiên cũng coi như là hàng xóm láng giềng nên tôi cũng thỉnh thoảng bắt chuyện. Trái ngược với cái hình ảnh tôi đi sau lưng cô nàng, hay cô nàng đi sau lưng tôi, thì chúng tôi vẫn trò chuyện theo một lối không thể xã giao hơn.

– Tín làm bài chưa?
– Tín có nhóm làm bài tập chưa?
– Tín có…!

Thương luôn là người chủ động hỏi thăm. Còn tôi cũng vui lòng đáp lại:

– Chưa!
– Không!
– Chưa có!

Thương không phải lí do khiến tôi ghét bỏ, vì thực ra cô nàng cũng không có cái tính nào nằm trong danh sách những tính cách mà tôi ghét bỏ. Ngoại hình không đẹp nhưng vô cùng dễ thương, với cái cằm chẻ, kính cận và tóc búi cao, nhìn rất ư là cá tính. Chẳng qua, Thương vô tình làm bạn của tôi trong những ngày mà tâm lý tình cảm của tôi chao đảo không thăng bằng.

Nhưng Thương chẳng hề bận tâm đến thái độ đó của tôi, và có vẻ lời cô nàng nói coi tôi là bạn có vẻ là thật.

– Này, cậu học hành gì mà như người mất hồn thế!
– Không có gì! – Tôi nhún vai.
– Không à, thế…! – Thương chợt dừng lại khi điện thoại rung lên trên bàn học của tôi.

Tôi cầm điện thoại nhún vai, khẽ cười với cô bạn vì thoát khỏi cái màn tra hỏi kì kèo này.

– Nghe!
– Đang ở đâu?
– Ở đây!
– Thằng hâm, ý tao nói là có ở dưới kí túc xá không?
– Ở trường, gần đó, có gì không?
– Bọn tao xuống chơi!

Thằng Hưởng hôm nay nó không có lịch học,chẳng hiểu sao lại nổi hứng kéo thêm cả thằng Kiên cận xuống thăm tôi thế này. Chẳng thể chờ được nữa, tôi nói chắc chắn.

– Năm phút, chờ tao ở cổng! – Tôi cúp máy và thu dọn đồ đạc.
– Này, đừng nói là cậu lại định chuồn sớm đấy chứ?
– Chớ sao, chuyện quan trọng mà!

Tôi xách balo phóng ra khỏi lớp. Trong vòng hai tháng học, tôi về sớm hai lần, đạt hiệu suất một tháng nghỉ một lần thì cũng đâu có gì gọi là bê bối quá đâu. Tôi đi thật nhanh về kí túc xá, những thằng bạn của tôi đã lâu rồi chưa gặp.

– A, khoẻ không thằng khốn? – Thằng Hưởng giơ tay chào tôi.
– Chưa chết, nhờ ơn thối tha của mày! – Tôi cười thật tươi đáp lại.
– Nhìn mày khôn lắm cơ thằng ngu ạ! – Thằng Kiên cận vỗ vai làm như nó lớn hơn tôi mộtbậc vậy.
– Cũng chưa ngu bằng mày cơ mà!

Ba thằng chúng tôi bước vào kí túc xá, kiếm một quán nước ở kí túc xá khu trên, quán nước nằm sát toàn nhà, bóng cây ôm trọn những bộ bàn ghế đơn sơ.

– Học hành thế nào rồi mày?
– Mớitrốn học xuống gặp hai thằng tụi mày đây! – Tôi thản nhiên.
– Sao, trốn học…? – Thằng Hưởng buông ly cà phê xuống bàn, ngạc nhiên.
– Này bạn tôi, tôi nói cho bạn biết rằng, bạn vào đây để học, thì học hành cho nghiêm túc, đừng có vì hai thằng mình mà trốn học, bạn làm bọn mình buồn đấy.
– Thế mày tính tiền, tao đi lên trường học đây! – Tôi đáp lại bằng cách xách balo đứngdậy.
– Ấy, bớt nóng, có tí tuổi đời mà nóng nảy quá!

Hai thằng bạn tôi giờ nó mới chịu nói chuyện nghiêm túc, chứ cái kiểu nói chuyện giả bộ nghiêm trọng thì thật là ngửi không nổi.

Con trai chơi thân, thì chuyện nghiêm túc cực kì nhiều.

– Này, trường mày có nhiều đứa xinh không!
– Nhan nhản!
– Thật không, chả bù cho khối kĩ thuật bên tao…! – Thằng Kiên thở dài.
– Cái đó cũng là do ngày xưa mày ngu, không chịu tìm hiểu xem trường đó có nhiều gáixinh không! – Thằng Hưởng vỗ ngực tự hào về cách chọn trường của nó.

Nhờ hai thằng bạn, tôi cũng biết thêm một số thông tin cực kì quan trọng như:

– Thằng Phong mập có người yêu rồi, nhìn dễ thương cực!
– Thằng Bình vừa tỏ tình tạch, nó mới gọi điện than với tao xong.
– Thế còn Dung thì sao? – Tôi buột miệng.
– Không biết, im hơi lặng tiếng, nói chung là gần như biến mất! – Thằng Kiên cận đẩy gọngkính.
– Ừm!

Hai thằng bạn tôi đều biết rõ chuyện tôi với Yên kết cục ra sao, nên chúng nó cũng chẳng hỏi han gì nữa. Khẽ vỗ vai động viên:

– Thôi,đời còn dài gái còn nhiều!

Liệu có cô gái nào đủ để xoá bỏ hoàn toàn tình cảm của tôi dành cho Yên, có thể có, có thể không, nhưng hiện tại, trong lòn gtôi, Yên là một nỗi đau đồng thời là niềm vui, đã đóng đinh cố định trong tim tôi mất rồi.

– Thôi, nói chung là 20- 11 bọn tao về, về trước hai ngày, chú có về thì về chung!
– Để tao tính!
– Tính lẹ lên, giờ tụi tao về đã!
– Ừ,thôi hai thằng mày té đi!
– Khỏi đuổi thằng khốn ạ!

Khi ở bên cạnh những cười bạn, tôi thoải mái và mỉm cười liên tục. Những thằng con trai ăn nói xuề xoà, nhưng luôn cho bạncảm giác tin cậy và luôn sẵn sàng khi bạn vấp ngã. Ở bên cạnh chúng nó, tôi mới chính là tôi.

Tiễn hai đứa bạn ra đến cổng kí túc là tôi lại trở lại cái vẻ mặt lầm lì, cô độc, thành cái gai trong mắt các bà tám phòng đối diện.

Trái ngược với tôi, Trung trở thành mẫu con trai hiền lành, đáng yêu, biết quan tâm, chia sẻ, luôn được mọi người mến mộ.Thế nên mỗi khi thấy tôi, mấy bà tám thế nào cũng bỉu môi.

“So với bạn Trung thế nào được! ”.

Ban đầu, cũng hơi khó chịu, nhưng dần dần, tôi cũng quen với lời chỉ trích. Chẳng có gì to tát lắm, vì người ta sống ở đời, quyền nhận xét là quyền tự do. Bởi thế tôi càng tỏ ra lạnh lùng và đơn độc hơn nữa. Mặc cho thằng Trung và Thương luôn bênh vực cho tôi trước mặt mọi người, nhưng xem ra không giảm bớt được bao nhiêu.

Đỉnh điểm phải nói tới vụ hai phòng đại diện hai phòng gặp mặt nhau giao lưu một tuần sau. Hình như đây là ý kiến cá nhân của thằng Trung thì phải.

– Nhanh lên mày, lề mề hoài! – Nó gắt tôi.
– Làm gì mà nhanh? – Tôi tỉnh bơ đáp lại.
– Mày quên vụ tối qua là xiết chặt tình cảm hai phòng à? – Thằng Tuấn nhắc khéo.
– À, ừ…nhưng tao bận mất tiêu rồi!
– Bận gì? – Thằng Trung gắt gỏng.
– Học bài, mai nhóm tao thuyết trình! – Tôi cố tìm ra một lý do nào đó để tránh mặt.

Nghe đến chuyện học, chúng nó cũng không còn bắt ép tôi nữa. Thằng Trung thấy thái độ bất hợp tác của tôi thì cũng cảm thán một câu:

– Hôm nay sinh nhật Thương đó, mày đi hay không thì tuỳ!
– Chúc mừng sinh nhật dùm tao, tao không đi được!

Ánh nắng buổi chiều chiếu vào phòng, hời hợt thiếu sức sống. Cảnh vật vào buổi chiều trông thật heo hắt. Có mùi khó đâu đó thoảng vào làm cho nỗi nhớ nhà trỗi dậy.

“Nè, sao mày không đi mày, tụi nó có ác ý gì với mày đâu”. Thằng Tuấn nhắn tin cho tôi, phân trần với tôi.

“Không, tao có phải vì chuyện đó đâu”.
“Thế sao mày không đi, thằng quỷ?”.
“Tao về quê rồi! ”.

Tôi gập mấy lại trước tin nhắn chửi bới của thằng Tuấn khi nghe tin tôi về quê đột ngột. Khẽ cựa người đổi tư thế, rồi chìm vào giấc ngủ. Xung quanh tôi, mấythằng bạn cùng lớp cấp III ngày xưa đã ngủ say như chết từ lúc nào.

Gần ba tháng xa nhà, thằng sinh viên mới thấmthía nỗi nhớ nhà là như thế nào. Về nhà, nơi bình yên nhất, nơi tôi có thểkhông phải suy tư nhiều điều khiến bản thân mệt mỏi.

Điện thoại tôi lại khẽ rung lên vì có tin nhắnmới. Tôi cá chắc là thằng Tuấn nhắn tin trách cứ nên không mở ra đọc. Chỉ một chuyến xe đêm thôi, sau giấc ngủ, tôi sẽ thấy mình được đứng ở nhà, nơi bình yên luôn dang rộng tay chào đón tôi về.

Sáng sớm, không khí lạnh ở vùng Tây Nguyên tràn vào chiếm trọn buồng phổi, trong lành, se se lạnh vì sương buổi sớm. Dọc theo con đường quen thuộc về tới nhà, cái cổng gỗ nhỏ bé hiện ra, nằm giữa đám tầm gửi leo dọc hàng rào. Tâm trạng tôi vui sướng tột độ.

Khỏi phải nói Ba Mẹ tôi bất ngờ thế nào khi thằng con trai về mà không báo trước. Ba tôi thì cứ nhìn tôi ra dáng sinh viên mà có vẻ hài lòng, còn Mẹ tôi thì cứ xuýt xoa vì thấy tôi gầy hơn trước. Đúng thật, cuộc sống sinh viên không được sung sướng như ở với Mẹ, ăn uống cũng qua bữa và chẳng có giờ giấc nào cụ thể cả.

Sau khi nhìn tôi giành phần rửa chén buổi sáng, Mẹ tôi cười và dặn dò trước khi đi ra khỏi nhà, đã thế Mẹ còn tâm lý giao chiếc xe máy cho tôi. Ngôi nhà lại trở lại với vẻ cô độc của nó.

Với tay lấy cái điện thoại, hai cuộc gọi nhỡ và năm tin nhắn.

Hai cuộc gọi nhỡ của bạn học cấp III với mấy tin nhắn hẹn giờ lên chúc mừng thầy chủ nhiệm. Một tin nhắn của thằng Tuấn chửi bới và đòi quà quê, tin nhắn của cùng của số lạ.

“Này sao hôm nay không đi chơi với phòng vậy?”.

Nhìn nội dung tin nhắn, tôi nghĩ đó là Thương.

“Tín về quê rồi? Giờ mới thấy tin nhắn”.

Vừa gấp máy lại, chuẩn bị khoá cửa cổng thì tin nhắn tới.

“Ừ, hôm qua Tuấn mới nói Thương! ”.
“Hôm qua, quên chúc sinh nhật, sinh nhật vui vẻ nha”.
“Không có gì, hi hi. Mà này, Thương đăng kí cho Tín vào đội bóng đá giải Khoa rồi đó”!

Tôi hơi ngỡ ngàng, và cũng rất vui sướng khi nghe đến hai từ đá giải.

“Cảm ơn nhé, nói chuyện sau! ”.

Thật là không ngờ, trong lúc tôi về nhà, Khoa phổ biến đá giải. May mà có Thương đăng kí dùm, chứ không, tôi cũng không biết mình sẽ hối tiếc như thế nào. Với tôi đá bóng là tất cả mà!

CHAP 5: NGÀY KÍ ỨC SỐNG LẠI.

Tôi chạy xe thẳng lên nơi đã hẹn với tụi bạn. Con đường quen thuộc được hai hàng cây hai bên ôm trọn vào, một cảm giác hoài niệm ùa về trong tôi. Con đường này, ba năm đi học, hầu như tôi chủ yếu đi bằng xe bus, coi như cũng đã thành một phần quá thân quen.

Quán cà phê cạnh trường- địa điểm tụ họp- đá chống xe và hồi hộp đi vào. Cũng đã lâu lắm rồi tôi chưa được nhìn lại những khuôn mặt thân quen thời còn phải mang phù hiệu trường, bảng tên, nơm nớp lo sợ khi bị gọi tên mỗi khi giờ kiểm tra bài cũ. Khá là đông, cũng phải gần nữa lớp chứ không ít. Nhóm nhà lá chúng tôi thiếu thằng Vũ và thằng Bình, một thằng không về, còn một thằng vì đặc thù ngành học, không được về.

Tôi không thấy mặt cô nàng bí thư của lớp.

Khẽ gật đầu và cười đáp lại trước mấy câu hỏi thăm, tôi lách mình ngồi gần thằng Kiên cận. Nó đang nói chuyện với Trang khẽ bực mình khi thấy tôi xen ngang.

– Phá đám mày! – Nó bóp cổ tay tôi thầm thì.
– Dung không về à?
– Tình xưa nghĩa củ của mày tí nữa tới!
– Ờ!

Thằng Kiên cận đuổi tôi ra khỏi khung trời riêng của nó, bị hắt hủi tôi nhảy qua nói chuyện với thằng Hưởng. Cả lớp tôi chờ thêm vài người nữa rồi mới đi vào nhà Thầy.

– Này!
– Gì mày? – Tôi thổi cái vỏ hạt dưa vào người nó.
– Thằng chó này, tao nói chuyện nghiêm túc!
– Dạ,em nghe…!
– Nãy tao thấy…! – Nó nhấn nhứ.
– Thấyg ì thì nói toẹt ra đi! – Tôi với tay lấy ly trà, thổi phù phù rồi thưởng thức.
– Thấy Yên với lớp nó ngồi đây!

Yên cũng về sao?

Tôi lặng thinh giữ nguyên ly trà nóng trên tay, chẳng có cảm giác gì. Cố gắng lấy hết sức bình tĩnh, tôi quay sang thằng bạn:

– Ừ, tao biết rồi!

Thằng bạn cũng biết ý nên dừng câu chuyện, quay sang thằng Linh vẹo tán phét. Tôi hơi thẫn thờ, lấy điện thoại ra, định nhắn tin.

“Có sự chờ đợi nào là thấp hèn không?”.

Tôi lại đút nó vào túi, chẳng có tin nhắn nào được gửi đi cả.

– Dung kìa! – Thằng Kiên đá chân tôi.

Quả thật, cô nàng đến muộn. Có điều hơi khác một chút, mái tóc ngang vai nay dài ra hơn, trông cô nàng cũng mất đi chút cá tính ương bướng, thay vào đó là nét đẹp nữ tính. Nụ cười nở trên môi khi thấy lớp.

– Xin lỗi mọi người, nhà mình có việc bận! – Dung giơ tay chào mọi người.
– Lại ngủ dậy muộn chứ gì? Con heo! – Trang lên tiếng trước.

Mặc cho mọi người chào người mới tới, tôi vẫn lặng im, bởi trong tôi khi đối diện với cô bạn, vẫn có chút ngại ngùng. Dù thế nào đi chăng nữa, kết cục của mối tình đó ra sao, Dung vẫn để lại trong lòng tôi những kỷ niệm đẹp. Và tôi ngại với cô bạn khi không giữ nổi những ký ức đó.

Dung nhẹ nhàng đi đến bên cạnh tôi, đặt tay lên vai, rồi chen cái ghế ngồi gần. Thằng Hưởng biết ý từ lâu, đã dời cái ghế của nó ra xa.

– Dung khoẻ không?
– Bình thường mà! Mà Tín ăn uống sao mà trông gầy đi vậy!
– À…trong đó không quen ấy mà!

Hai đứa tôi cứ thì thầm qua lại, chủ yếu là những câu hỏi han trách móc. Cô nàng trách tôi lâu rồi không nhắn tin hỏi han bạn bè, còn tôi thì trách cô nàng có chuyện gì cũng không nói với tôi một tiếng. Nếu ai đó không biết chuyện, thì chắc là nghĩ tôi và Dung vẫn là một cặp như những ngày trước.

Mọi người tập trung đông đủ và bắt đầu di chuyển vào nhà Thầy. Dung được anh trai chở tới nên tôi phải thay thế làm tài xế riêng cho cô bạn. Những chiếc xe bắt đầu nối đuôi nhau.

– Nè, mà chuyện với Yên sao rồi?
– Rắc rối lắm…! – Tôi thở dài.
– Vậy hả! – Dung cảm thán một câu thở dài.

Con gái thiệt là lạ, khi nói chuyện với Yên, thì nhắc tới Dung, còn lúc này Dung lại nhắc tới chuyện tôi với Yên. Hay là do bản thân tôi có khoảng thời gian không xác định rõ tình cảm của mình, nên đây gọi là báo ứng.

Hai đứa tôi im lặng, cho đến khi chiếc cổng của nhà Thầy chủ nhiệm hiện ra.

Vừa trông thấy học sinh cũ đến đông đúc, khuôn mặt Thầy giãn ra vui vẻ. Cả buổi Thầy hỏi han từng người, hỏi cả những thành viên lớp tôi không về. Rồi cả lớp ôn tới những chuyện xưa, nhất là những trò quậy.

– ThằngTín với thằng Linh mà ra trường là cô Liên mừng lắm!
– Dạ, sao vậy hả Thầy?
– Hai thằng mày ăn rồi toàn chọc cô chứ có chịu học đâu!

Quả thật, cái ngày mà một lớp chỉ có tầm năm chục người, giáo viên quan tâm đến từng người một đã qua đi được nửa năm rồi chứ không ít. Bất chợt làm cho người ta cảm giác nhớ nhung không tả.

Ngày 20- 11 năm nay không khác gì các năm trước nếu không có hai chữ “họp lớp” và rượu vang.

– Mỗi đứa uống với Thầy một ly?
– Dạ…? – ThằngHải ngơ tròn mắt ngạc nhiên, vì trước giờ Thầy tôi rất hay cảnh báo về hình phạt dành cho học sinh uống bia rượu và hút thuốc lá.
– Mấy đứa lớn rồi, với lại sợ Thầy phạt à.

Mỗi đứa chúng tôi chuyền tay nhau uống với Thầy một ly rượu vang rồi mới được phép ra về. Quả thật những lúc như thế này, chúng tôi mới thấm được tình cảm của những người Thầy dành cho học sinh mình là như thế nào. Dù chúng tôi đã kết thúc quãng đời học sinh, dù chúng tôi có lớn như thế nào đi chăng nữa, chúng tôi luôn nhận được những kinh nghiệm sống, những lời khuyên của Thầy, như những thời chúng tôi chăm chú nghe giảng vậy.

Có bay cao, bay xa đi chăng nữa, chúng tôi vẫn mãi là học trò của những người Thầy, người Cô đáng kính.

Trưa nắng, những đứa bạn cùng lớp dần chia tay nhau trở về nhà. Xóm nhà lá của chúngtôi nào có chịu bỏ qua cơ hội gặp mặt nhau gần như đông đủ, lên kế hoạch đichơi.

– Đi hát kara đi!
– Thôi hát hoài không chán mày? – Thằng Phong mập tự ti vì giọng hát của nó.
– Thế làm cái gì?
– Đi cà phê đi!
– Mới sáng cà phê xong, giữa trưa cà phê nữa, hâm.

Bàn bạc chán chê, chúng tôi cuối cùng cũng chọn được địa điểm. Lịch kịch chia nhóm ra mua nước ngọt, ly nhựa, đá và bánh trái, cả bọn nhắm ngọn đồi gần trường mà phóng tới.

Đường lên đồi, cây phi lao phủ mát hai bên,những cơn gió khẽ thổi qua xào xạc. Giai điệu tuyệt vời này hoàn toàn không có ở những thành phố nơi nhà cửa san sát và cao ngút nối liền nhau.

– Nè…!
– Sao cơ? – Tôi không dám quay lại, vẫn nhìn đường đi.
– Nhớ hồi xưa lúc mới lên đây nhỉ?
– À, ừ…lúc đó vui thật!
– Vui thật không đấy?
– Thật chứ có ai nói xạo bao giờ đâu.

Dung ngồi sau tôi, lần này khung cảnh có vẻ nên thơ hơn nên cô nàng khe khẽ hát. Vẫn cái giai điệu quen thuộc của bài Đêm thấy ta là thác đổ. Hình như mỗi khi cạnh tôi, Dung đều thích thú với giai điệuc ủa bài hát này thì phải.

– Vẫn tệ như ngày xưa nhỉ? – Tôi đá chống xe khi đến bãi đá nay tán cây đã mọc che mát một khoảng rộng.

– Xí, vậy mà hồi xưa ai suốt miệng khen hay!
– Lúc đó phải có tí lừa dối chứ! – Tôi cười, và giơ hai tay nhún vai.

Dung chưa kịp nhéo ngang hông tôi như ngày xưa thì bất chợt tin nhắn tới.

“Nè,c ậu phải vào sớm để còn tập trung đội đó”.
“Cảm ơn nhé, tớ biết rồi! ”.
“Khôngc ần cảm ơn, mang quà sinh nhật với quà quê vào cho tớ là được rồi”.
“Hên xui nhé! ”.

Khẽ cười vì cái kiểu nhõng nhẽo đòi quà này chẳng khác gì Dung lúc xưa. Tính ra hai cô nàng này, với người ngoài thì lạnh băng, mà cứ hễ thân thích một xíu thì mới hiểu được. Thỉnh thoảng nhõng nhẽo khiến tôi buồn cười.

– Này, cái gì nhìn tui mà cười!
– Không, nhìn mặt cứ cứng như khúc gỗ thì cười!
– Chứ không phải nhắn tin với em nào ở đại học hả?
– Ghen hả?
– Xí, không thèm!

Dung nhíu mày, giơ cái mũi cao lên, tôi chỉ có nước phì cười mà xoa đầu cô bạn. Lỉnh kỉnh xách đồ lên chỗ tập trung, chúng tôi tổ chức một buổi liên hoan nhỏ. Có điều, khi thằng Vũ và thằng Bình không có mặt, đồng nghĩa với việc chẳng có tiếng sáo hay tiếng đàn. Chúng tôi chỉ đem những câu chuyện trên giảng đường ra mà kể cho nhau nghe.

Đến lượt tôi kể, chưa kịp mở lời, Dung đã chọc ghẹo:

– Nãy Tín mới nhắn tin cho người yêu ở đại học đó!

Bọn bạn nghe tin thì nhảy ngược lên, thằng Kiên điềm tĩnh:

– Có phải con bé hôm tao với thằng Hưởng thấy ở Kí túc xá không? – Nó dựng chuyện.
– Bé nào? – Tôi hỏi lại.
– Bé mặc áo hồng ấy?
– Áo hồng là bữa khác, bữa đó áo xanh! – Tôi khoan thai cắn cái rộp miếng táo giòn,đỉnh đạc giọng.

Nói chung đời sinh viên qua hai tháng cũng chẳng có gì mới mẻ với tôi, cho nên tôi trở thành kẻ có cuộc sống chán nhất. Chủ yếu là những câu chuyện về hành trình cưa cẩm một cô gái nào đó của mấy thằng bạn vẫn là hấp dẫn hơn cả.

Nói chuyện sinh viên chán chê, chúng tôi lại bắt đầu trở về ôn lại chuyện thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Những kỉ niệm về những lần giở tài liệu, những lần quậy phá ghi tên lên sổ đầu bài, mà những thằng như chúng tôi luôn dẫn đầu.

– Mà này, sao hai chúng mày…? – Thằng Tuấn Anh chỉ tay về Dung và tôi.
– Saol à sao…?
– Chia tay! – Nó tỉnh bơ như việc mà nó nói tới chẳng khác nào chuyện bình thường cả.

Dung với tôi đồng thời đỏ mặt. Tụi bạn cũng chống cằm, sẵn sàng ngồi nghe lí do. Cả hai đứa tôi nhìn nhau bối rối.

– À, tại hồi đó, Dung xinh quá nên tao cảm thấy theo không nổi nữa! – Tôi đành phải mởlời.
– Thế giờ xấu bớt rồi đó, mày theo lại đi! – Thằng Tuấn Anh lại bắt lý, chẳng hiểu mấy tháng ở trường đại học Luật, nó học được cái gì nữa ngoài cái lý luận bắt bẻ ra.

Lần này Dung phải ra tay chữ cháy cho tôi.

– Lần này tại Dung xấu quá nên không dám nhận lời đó! – Dung phối hợp với tôi cực kì ăn ý.

Bọn bạn chán nản ồ hết cả lên. Còn tôi với Dung lại nhìn nhau. Cả hai đứa tôi đều hiểu, cảm xúc đặc biệt chỉ một lần tồn tại, có thể sau này có thể phát sinh lại cảm xúc đó thì không ai biết, nhưng chắc chắn không phải bây giờ.

Tôi chỉ ở nhà được hai ngày, chủ yếu là ăn ngủ, cà phê, thưởng thức không khí trong lành, và được sống trong sự chăm sóc của gia đình, rồi cũng tất bật xách ba lo vào ngược lại trường. Ngày Mẹ tôi chở ra bến xe, gương mặt bà thoáng buồn. Tôi khẽ nắm tay Mẹ trước lúc lên xe, khoé mắt cay cay. Chuyến xe bắt đầu lăn bánh, những bóng cây đen ngòm hai bên đường dạt dần về sau. Tôi thiếp đi lúc nào không hay, qua giấc ngủ, tôi lại rời xa nơi yên tĩnh yêu thương, đến nơi ồn ào, xô bồ náo nhiệt.

Từ bến xe bus, tôi mệt nhoài vác theo ba- lo và lỉnh kỉnh những quà mà Mẹ tôi bắt phải mang theo. Lết vào kí túc xá, đi một đoạn đường dài nữa về tới phòng, tôi mở cửa phòng đi vào. Hôm nay có mỗi thằngTuấn không có tiết là đang nằm dài, ngủ như mê mệt ở phòng.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Màu tóc
Sự Tích Hoa Mai Vàng
Con Mèo Đen
Đếm cũng được
Chuẩn bị chu đáo