<?php the_title(); ?>

Hoa Dại

29.06.2014
Admin

– Có chuyện gì? Để trưa nói cũng được anh đang buồn ngủ lắm

Rồi quay mặt vào trong tường cuộn cái vỏ chăn chặt vào người hơn. Trong người vẫn nôn nao khó chịu nên Trinh cố lay Phong thêm lần nữa dù biết Phong có thể sẽ gắt gỏng như bao lần bị quấy rầy hay Trinh làm gì không vừa ‎y’ thời gian gần đây.

– Em lo lắm! A dậy đi

Lần này thì Phong chẳng gắt gỏng mà ném mạnh cái vỏ chăn như cái giẻ xuống góc giường quát lên bực tức:

– Thế có chuyện gì! Đã bảo để yên người ta ngủ cứ léo nhéo là sao!

Trinh rúm ró người lắp bắp trả lời:

– Em cũng không biết nữa, nhưng cơ thể e dạo này lạ lắm. Mà đã quá 2 tuần rồi chưa thấy đến ngày! Em sợ…

Phong thu bớt cái nhìn hằn học lại cất giọng lãnh đạm:

– Thế đã bao giờ chậm thế này chưa?

Trinh hơi phân vân rồi đáp lời:

– Cũng có nhưng chưa bao giờ thấy khó chịu như thế này, cứ ngửi thấy mùi gì khó chịu e lại buồn nôn.

Phong xua tay:

– Thế thì có gì mà phải lo, chắc em bị ốm thôi, anh khỏe mạnh khi sốt còn nôn ẹo nữa là em, cứ nghĩ vớ va vớ vẩn.

Nhưng Trinh không chịu thôi lo như Phong bảo được, bản năng mách bảo Trinh có gì đó thực sự không như bình thường trong người, vội níu lấy tay người yêu đang chuẩn bị nằm xuống giường:

– Hay anh đưa em đi khám đi! Xem có vấn đề gì không chứ cứ thế này e chẳng yên tâm làm gì cả, bệnh thì cũng phải biết uống thuốc gì chứ.

Lần này thì Phong cũng chả còn tí kiên nhẫn khi mà mắt díu lại còn người yêu cứ léo nhéo bên tai, giọng Phong gào lên:

– Bệnh thì ra nhà thuốc mô tả triệu trứng cho bác sĩ ấy! Rồi người ta cho thuốc! Ai bệnh cũng đi viện như cô thì lấy đâu ra bệnh viện nữa.

Bàng hoàng bởi sự vô tâm của người yêu Trinh bật khóc thút thít:

– Em không biết mới bảo anh đi cùng, ra nhà thuốc mỗi người bảo một kiểu biết uống gì, mà họ toàn phán cho mình mua thuốc chứ có bao giờ cho về người không. Em biết hỏi ai khi em có mỗi anh

Phong lặng thinh trước câu nói có phần quá đúng của Trinh, thần người một lúc Phong với chiếc áo sơ mi mặc vào xẵng giọng:

– Thôi được rồi! Đi thì đi! Nhớ là lần này thôi đấy lần sau em tự mà đi, có bé bỏng gì nữa đâu.

Trinh cúi đầu lau vài giọt lệ nóng hổi đang lăn trên má:

– Vâng ạ!

Nhưng Phong cũng chẳng đưa Trinh vào viện mà lựa một phòng khám gần nhà trông có vẻ sạch sẽ rộng rãi đưa Trinh vào:

– Thôi vào đây khám sơ bộ trước! Vào viện đông lắm

Trinh không đáp lời chỉ nín lặng bước theo Phong vào. Căn Phòng khám tư khá gọn gàng, hàng ghế xanh xếp ngay ngắn trước 1 cái bảng ghi rõ các bước thăm khám điều trị. Phía trong sau cái quầy kính có chị y tá ngồi ngay ngắn gọi với ra từ sau ô kính được khoét thành hình bán nguyệt:

– Hai em khám gì!

Phong quay sang gọi Trinh rồi đáp lời chị y tá:

– Dại em muốn khám cho bạn em ạ!

Chị y tá cất giọng nhẹ nhàng hỏi Trinh:

– Thế em muốn khám gì?

Trinh kéo ghế ngồi sát vào ô kính rụt rè:

– Em cũng không biết khám gì? Nhưng dạo này e thấy nôn nao khó chịu và sáng nào cũng thấy đau bụng đi ngoài mặc dù không ăn gì lạ!

Chị y tá với lấy cuốn sổ y bạ vừa ghi vừa hỏi tiếp:

– Thế chậm kinh bao lâu rồi

– Dạ được 2 tuần rồi ạ

– Đã bao giờ chậm như thế chưa

– Dạ có! Nhưng thỉnh thoảng lắm ạ!

Ghi thêm họ tên Trinh vào cuốn sổ khám màu xanh, chị y tá phát phiếu khám xong thu tiền lệ phí và bảo Trinh:

– Em vào phòng khám sản nhé! Bác sĩ trong đấy sẽ hướng dẫn làm tiếp, đi thẳng vào trong rồi rẽ trái là đến!

Mùi thuốc sát trùng liên tục đập vào mũi Trinh dọc con đường đến phòng khám sản làm cả người cứ nôn nao. Người Trinh cứ run run bởi cảm giác lạnh lẽo toát ra từ bức tường trắng toát và những chiếc áo blue trắng đi ngược chiều. Đưa tay bám vào Phong để thêm tinh thần khi thấy cái biển mê- ca ghi rõ “Khám Sản” hiện ra trước mặt.

Phòng khám vắng vẻ nên Trinh được vào khám ngay để Phong ngồi ghế đợi ngay phía ngoài. Ông bác sĩ râu ria xồm xoàm mái tóc muối tiêu đang hí hóay ghi chép cái gì đó không buồn ngẩng đầu lên mà chỉ trợn đôi mắt sau cặp kính lão giọng vô cảm:

– Ngồi đi!

Trinh ngồi xuống ghế trong lòng cảm thấy hơi sợ hãi ông bác sĩ trước mặt mình. Phải đến 5’ sau ông mới nẩng gương mặt xạm đen lên nhìn Trinh hất hàm:

– Thế khám gì?

Trinh cắn môi lặp lại những gì đã nói với chị y tá và đưa cuốn sổ khám lên bàn. Ông bác sĩ chẳng hồi đáp câu nào mà giật 1 tờ giấy ở cái tập hồ sơ trên bàn ghi vội vài dòng rồi đưa Trinh:

– Cầm giấy này sang phòng bên cạnh siêu âm! Chờ kết quả rồi mang về đây

Cầm tờ kết quả Trinh mang về, ông bác sĩ nhíu mày đưa ra xa khỏi tầm mắt một chút để nhìn rõ hơn mấy cái dòng chữ đen trắng lờ mờ in từ cái máy siêu âm. Săm soi chán ông bác sĩ gập tờ giấy lại với cái dập ghim trên bàn đính nó vào cuốn sổ khám của Trinh:

– Lần cuối cùng có kinh là ngày nào! Cách đây bao lâu

Nhẩm tính một hồi Trinh rụt rè đáp:

– Dạ khoảng 6 hay 7 tuần gì đó cháu cũng không nhớ rõ ạ!

Giọng làu bàu ông bác sĩ cúi xuống ghi cái gì đó vào cuốn sổ:

– Có cái ngày dấy cũng không nhớ!

Trao lại cuốn sổ khám cho Trinh với cái giọng lạnh tanh:

– Xong rồi đấy! Có mang 6 tuần rồi! Tất cả mọi thứ ghi trong đấy hết

Tai Trinh ù đi “Mình có con rồi sao! Mình sắp làm mẹ sao?”, hốt hoảng Trinh lập cập hỏi lại:

– Nghĩa là sao hả bác sĩ? Cháu có con ạ

Ông bác sĩ tháo cái kính trợn mắt trắng dã nhìn Trinh nói như quát:

– Chứ còn gì nữa! Mở sổ ra mà xem kết quả siêu âm! Thế giờ tĩnh bỏ hay là giữ nào!

Nghe câu hỏi của ông bác sĩ mà Trinh thấy lợm cả giọng, lao vội ra khỏi phòng khám kéo tay Phong với cái giọng đã lạc hẳn đi:

– Đi anh! Ra khỏi đây đi

Mặc cho Phong nhìn Trinh với gương mặt khó hiểu kém ánh mắt không hài lòng, Trinh vẫn lôi tuột anh khỏi cái hành lang lạnh lẽo ấy.

Phong gò lưng đạp xe đưa Trinh đến các phòng khám khác mong một kết quả trái ngược mặc kệ cho mỗi lần Trinh bước ra khỏi phòng khám là chạy như ma đuổi nước mắt dàn dụa. Các kết quả chẳng khác gì nhau ngay cả câu hỏi lạnh lùng của người khám cũng thế luôn luôn là “Phá hay giữ”. Ôm cả đống sổ khám về lại căn phòng trọ Trinh nhẹ nhàng ngồi xuống mép giường trong khi Phong thả mạnh thân hình uể oải xuống khiến cái dát giường rung lên bần bật làm Trinh phải ôm lấy bụng sợ cơn rung động nhỏ ấy ảnh hưởng đến sinh linh đanh hình thàng trong bụng. Trinh xoa nhẹ lên cái bụng phẳng phiu của mình “Giờ mình không được lo lắng nữa, phải gạt bỏ hết đi, để con có thể yên tâm ngủ” tự bảo mình như thể rồ Trinh quay sang Phong đang thất thần nằm nhìn lên trần nhà:

– Giờ thế nào đây anh! Liệu mình có cưới được không hay là cứ sinh em bé đã! Em bối rối quá

Phong nhỏm người dậy há hốc mồm nhìn Trinh:

– Cưới làm sao được! Anh còn đang đi học mà bố mẹ anh chưa biết gì về em giờ dẫn về bảo cưới có mà…

Phong bỏ lửng câu nói nhưng cũng đủ để Trinh nhận ra cái có mà đấy là gì chắc hẳn nó phải là “Hâm, khùng, dở hơi, điên…”. Nhưng Trinh vẫn cố không để sự tủi thân của mình lộ ra trên gương mặt trắng trẻo đang nhòa lệ:

– Vậy em sẽ sinh con mà chưa cần cưới cũng được! Khi nào anh đi làm chúng mình tính tiếp được không anh!

Phương án này của Trinh khiến Phong dãy nảy lên như đỉa phải vôi:

– Em bị làm sao thế? Sinh thì lấy gì mà nuôi, anh đi học tiền còn phải xin bố mẹ, nuôi sao nổi. Còn bao nhiêu thứ phải lo nữa đâu phải cứ sinh xong để đấy là được.

Trinh tê tái nhìn gương mặt lo lắng cho tương lai của bản thân chứ không phải cho Trinh và đứa trẻ trong bụng cất giọng buồn rầu:

– Vậy anh tính sao? Không cưới, không nuôi không lẽ mình đem cho con mình đi!

Phong tiến đến sát bên Trinh vòng tay ôm lấy âu yếm:

– Chúng mình vẫn còn cách lựa chọn khác mà em? Bỏ đi em ạ! Càng sớm càng đỡ đau!

Tiếng phong nhẹ nhàng mà như từng luồng sét giật sát màng tai Trinh. Cô rùng mình dưa đôi mắt hốt hoảng nhìn lên Phong:

– Bỏ! sao lại bỏ đấy là con của chúng mình! Chúng mình yêu nhau cơ mà!

Phong vẫn thủ thỉ vào vành tai Trinh:

– Anh biết! Nhưng chúng mình chưa thể có con được! Em bỏ nó đi rồi sau này cưới nhau mình sẽ có thật nhiều những đứa con khác em ạ! Giờ anh phải học em cũng phải cố gắng kiếm việc tốt để ổn định mà.

Nhưng Trinh không để những lời ngọt ngào ấy làm thay đổi quyết định của mình:

– Em vẫn vừa đi làm vừa nuôi con được mà! Anh đừng sợ e sẽ dạy con chúng mình thật tốt a cứ yên tâm học cho giỏi đi. Em tin con sẽ rất đáng yêu đấy!

Nài nỉ thêm một hồi mà quyết định của Trinh chẳng có hy vọng gì lay chuyển được Phong gào lên:

– Thế em muốn như nào! Ăn vạ anh ah? Phải thế nào em mới chịu bỏ nó đi!

Trinh bàng hoàng nhìn Phong, nhìn gương mặt người yêu mình đang méo mó vì sợ hãi và tức giận. Phải rồi anh sợ Trinh uy hiếp anh bằng đứa con, đứa con của anh và Trinh, a tức giận vì Trinh không chịu bỏ con đi, dù chẳng phải của mình Trinh. Trinh òa khóc nức nở nói ngắt quãng:

– Sa…o a…nh lại nói thế! Co…n có tội gì đâu! Con đang là phần cơ thể đanh bám lấy em sống cơ mà?

Nhưng Phong nào có nghĩ được như Trinh, Phong nào bị cái cái cơ thể ấy bám vào người đón nhận từng giọt sống đâu. Với Phong nó chỉ như cục thịt đang lớn dần bám víu vào cuộc sống của Phong. Rồi sẽ ra sao nếu Trinh làm như lời nói, làm bố ở cái tuổi này thì đúng là không biết chui vào đâu, không biết phải làm thế nào với sự trông ngóng của gia đình nơi quê nhà. Tiếng trẻ con gào khóc suốt ngày bên hàng xóm đã khiến phong phát sợ, cảnh ông bố trẻ nhà bên tất bật với tã lót ru con rồi chăm con ốm như hiện dần ra trước mắt Phong. Nhìn Trinh với ánh mắt lạnh lùng Phong rành rọt:

– Em phải bỏ nó đi! Càng sớm càng tốt! Sau này cưới nhau đàng hoàng thì em muốn sinh bao nhiêu cũng được. Anh chờ em quyết định

Rồi mặc Trinh nước mắt ngắn dài Phong về lại chiếc giường đã lâu không dùng đến của mình nằm dài than thở.

Từ hôm ấy hai người như nước và lửa suốt ngày cãi cọ nhau. Rồi Phong cũng chẳng thèm ăn cơm nhà mà đi biền biệt tối mới về có hôm nồng nặc mùi bia rượu khiến Trinh đang nghén sẵn lại phải bụm miệng chạy ra khỏi phòng nôn ọe trong cái giọng mỉa mai đằng sau:

– Sướng chưa! Đã bảo bỏ đi mà không nghe! Cô định hành cả tôi lẫn cô đấy ah?

Những ngày cchiến tranh lạnh như thế Trinh chỉ biết xoa lên cái bụng phẳng phiu như để lấy thêm niềm tin từ sinh linh bé nhỏ trong người. Chỉ cần 1 cơn sôi bụng nho nhỏ Trinh cũng tưởng tượng ra đôi bàn chân bé xíu quẫy đạp trong người. Trinh cố gắng lén lút tìm tài liệu về cách chăm sóc con trẻ ra sao trong khi Phong lại tìm những kiến thức khác, những thứ Phong biết được đều nói vu vơ với cái giọng hờ hững hướng về Trinh:

– Để lâu lúc đấy nó có tim thai thì có nghĩa đã là một sinh linh rồi thì cô giết người đấy

– Bỏ sớm đi còn không bị đau! Có đứa chết ngất đi vì đau đấy

Hoặc đe dọa:

– Cô mà để nó to ra làm xong có thể vô sinh đấy lúc đó thì đừng có mong sẽ có thêm đứa nào nữa nhé

Còn nhiều nữa mà Trinh ko thể nào nghe ra nổi hoặc có nghe nhưng nó đau đớn quá nên cô thành vô cảm. Chỉ đến khi Phong đập phá gào thét trước mặt Trinh và cầm lấy con dao lam chìa ra trướt đôi mắt sâu thăm thẳm của Trinh ngã giá:

– Bây giờ em chọn đi! Hoặc là bỏ nó đi hoặc là bỏ anh! Anh sẽ không có mặt mũi nào mà sống nổi khi em sinh nó ra đâu! Anh hứa với em đấy

Trinh nước mắt lưng tròng lao vào Phong để mong cản anh lại nhưng Phong đã lùi hẳn vào góc phòng, lưỡi lam sắc nhọn đã đặt sẵn vào cái cổ tay gân guốc:

– Em có 5s để trả lời anh!

Rồi phong đếm khi số 5 bật ra khỏi bờ môi đang mím chặt cánh tay phong ấn nhẹ lưỡi lam xuống vẽ ra 1 đường máu nho nhỏ thì Trinh không thể nín thinh được thêm nữa. Trinh khụy người xuống nền nhà tóc tai rối bời cất giọng nức nở:

– Được! em đồng ‎y’ anh hãy dừng lại đi! Em đồng ‎ y’ rồi

Phong buông vội lưỡi dao xuống nhà lao đến ôm Trinh vào lòng an ủi:

– Đừng sợ! chỉ lần này thôi! Anh hữa rồi mình sẽ cưới nhau mà

Trinh không đáp lại dúi mặt sâu vào ngực Phong mà khóc, tiếng khóc đầy ai oán, thương xót. Nhưng tiếng khóc của Trinh hình như không hợp lắm với gương mặt của người đang ôm Trinh. Một gương mặt dãn dần ra vì nhẹ nhõm, hơi thở như thoải mái hơn vì cất được nỗi lo lắng trong lòng. Nó thể hiện niềm vui nho nhỏ khi đạt được mục đích của bản thân “Bỏ đi đứa con của chính mình”…

Phong đạp nhanh lắm, mặc cho Trinh sợ hãi nhìn cảnh vật lao đi vùn vụt trước mặt mình. Phong sợ Trinh sẽ đổi ‎y’, sợ phải trở về cái chuỗi ngày lo lắng bởi cái vật trong bụng Trinh. Thế nên vừa dựng xe trước phòng khám là Phong kéo tuột vào bên trong, Phong muốn làm cơ sở tư cho nhanh chóng không phải xếp hàng ở bệnh viện vừa khó chịu vừa mất thời gian. Mà với Phong bây giờ thời gian là vàng là kim cương, mỗi giây trôi qua đều có thể khiến Trinh thay đổi suy nghĩ. Lúc đấy sợ rằng Phong có đủ can đảm rạch tay mình thật chứ không phải dọa như hồi sáng cũng không khiến Trinh mềm lòng được.

Mắt cứ mờ dần, Trinh như người mộng du khi được Phong kéo chạy qua chạy lại các phòng xét nghiệm máu, nước tiểu rồi siêu âm. Chỉ đến khi từng dụng cụ kim loại tách cửa mình ra thì Trinh mới choàng tỉnh, Trinh dãy dụa gào thét khiến cô ‎y tá phải bực mình dừng tay lại:

– Có muốn làm nữa không! Sướng được thì phải chịu đau được! Sao lúc sướng không kêu đau đi!

Trinh trả lời trong hơi thở ngắt quãng:

– Kh…ông, chá…u không muốn làm nữa! Ch…áu sẽ nuôi con

Cô y tá há hốc mồm nhìn Trinh một lúc rồi gắt lên:

– Không muốn làm sao không nói luôn từ đầu! Mất thời gian quá! Người nhà đâu vào đưa bệnh nhân ra ngòai đi!

Giọng Phong có phần hấp tấp:

– Xong rồi hả bác sĩ! Nhanh vậy ah!

Cô y tá xẵng giọng:

– Xong cái gì mà xong! Vào cho người nhà về đi! Không muốn làm thì vào đây làm cái gì?

Phong ú ớ một lúc nhìn sang Trinh nằm trên cái giường inox giữa phòng đang cố lắc cái đầu ra hiệu muốn ngừng. Như chợt hiểu ra Phong lại ngay gần bên Trinh gào lên:

– Em làm sao thế! Vào đây thì làm cho nhanh còn về! Em muốn dồn a vào chỗ chết mới được hả! Bác sĩ ơi cứ làm cho cháu đi ạ! Bạn cháu đồng ‎y’ rồi

Sau đó quay sang Trinh thì thầm:

– Em chịu khó tí đi! Một lát là xong thôi! Hay em muốn anh chết tại đây

Cái giọng an ủi thì ít đe dọa thì nhiều làm Trinh chẳng buồn phản kháng nữa, Trinh để mặc cho từng cái dụng cụ lạnh lẽo xé tọac phần cơ thể phía dưới. Đau, rát, quằn quại mà không dám co chân lại. Có cái gì như đầu chiếc máy hút bụi đưa vào, ruột gan Trinh như bị ai đấy lôi mạnh ra ngoài theo từng đợt hút. Trinh muốn ngất đi mà cơn đau cứ bắt Trinh phải cắn chặt môi câm nín. Cô y tá nhìn Trinh méo mó trào lệ liền cất giọng an ủi

– Sắp xong rồi! Tuần nữa là bay nhảy được ngay mà! Cố gắng!

Trinh lẩm nhầm trong đầu “Phải sắp xong rồi!” Trinh ước cuộc sống của mình cũng xong luôn như lời co y tá…

Mệt mỏi vì phải đi bộ dưới trời nắng một đoạn khá dài từ bến xe buyt về nhà trọ, Trinh lục cái túi sờn cũ lấy chiếc chìa khóa tra vào ổ khóa hoen gỉ gắn giữa bức tường vôi vữa và cánh cửa gỗ. Mùi của thức ăn thừa, quần áo bẩn xộc thẳng vào mũi làm Trinh hơi nhăn mặt lại, vẫn là cái cảnh nhà cửa bề bộn bát đĩa vứt tứ tung làm Trinh ngao ngán cởi trước áo sơ mi mặc để che nắng lên móc rồi thả mạnh người xuống chiếc giường còn nguyên chăn màn chưa gấp. Dạo này Trinh chẳng được Phong đưa đón lấy một lần đi làm lúc nào cũng gắt gỏng “Có vé xe buyt rồi sao không tự mà đi”, mà còn biền biệt tối ngày, hỏi lúc nào cũng bảo bận học làm Trinh chẳng biết thế nào mà lần.

Nằm được một lúc thấy cũng muộn mà hàng xóm bên nhà đi làm đã về cả nên Trinh cố gắng nhỏm người dậy thu dọn căn phòng bừa bộn ngập ngụa bát đũa vỏ thuốc lá và các lá bài tứ tung trong phòng, hệ quả của một buổi “học nhóm” của Phong để lại mà lịch “học” đợt này có vẻ dày hơn khi mà ngày nào đi về Trinh cũng phải làm lao công. Trinh thấy mệt mỏi thật sự, 3 năm ở với nhau nhưng chưa thời gian nào Trinh có cảm giác chán chường như thế này. Cả ngày đi làm mệt mỏi, tối về dọn dẹp cơm nước hầu hạ người yêu mà không được một câu an ủi nào. Đã nửa năm nay Trinh không nhận được bất kỳ món quà bó hoa nào dù cho các ngày lễ qua đi không phải ít. Đi làm va vấp đủ các hạng người vào quán trêu gẹo rồi sàm sỡ chưa kể bị đồng nghiệp đố kỵ vì khách vào ai cũng muốn hỏi thăm tán chuyện với Trinh và cả cái ông quản lí có phần hơi thiên vị Trinh, nhưng nào Trinh có muốn thế đâu vì cái bọn họ cần cũng chỉ là ngắm nhìn cái cơ thể con gái nõn nà, khoét ánh mắt vào sâu cái cổ áo hay đôi khi vô tình chạm tay vào cặp mông mây mẩy của cô. Ức chế lắm mà không thể phản kháng được, làm thế khách hàng họ làm ầm nên rồi chả mấy chốc lại ra đường lang thang tìm việc trong khi phải khó khăn lắm mới trụ được ở đây hơn nữa Trinh chẳng có bất kỳ giấy tờ gì ngòai cái chứng minh thư mang theo từ khi rời khỏi nhà. Trinh nhớ những ngày trước kia Phong luôn lắng nghe những nỗi ấm ức của cô mà phân tích động viên Trinh cố gắng vậy mà bây giờ thì cứ đề cập đến là Phong gạt phắt đi bằng cái giọng ngán ngẩm “Biết rồi! Có mỗi chuyện đấy mà em nhai mãi thế” rồi lại đè nghiến Trinh xuống cái giường ọp ẹp mà hành động theo bản năng chẳng màng đến những nụ hôn ngọt ngào hay những vòng tay vuốt ve kèm lời thì thào khơi gợi ham muốn nơi Trinh. Càng nghĩ mà Trinh càng muốn trào dòng lệ tủi thân từ đôi mắt buồn sâu thẳm.

Nhìn căn phòng đã tạm ngăn nắp Trinh lấy mấy chiếc quần bò và áo phông vứt lăn lóc khắp giường cho vào chậu để mang đi giặt không mấy hôm nữa không có gì mặc Phong lại gào lên “Làm cái gì mà có mấy cái quần không giặt! Em để anh mặc quần đùi đi học ah”. Cẩn thận lục lại các túi xem có gì Phong quên không lấy ra, Trinh lượm lặt được vài mẩu giấy nhàu nhò trong túi. Hơi tò mò và cũng muốn vuốt nó phẳng phiu hơn nên Trinh mở từng cái ra. Trong đám giấy tờ nhàu nhĩ là phiếu cầm đồ chiếc máy tính mà Phong bảo đi sửa, là những con số ghi vội vàng kèm theo chữ kí của ai đó, nó khá giống mô tả về các tờ phiếu ghi lô đề mà Trinh hay nghe mấy đồng nghiệp nói. Trinh thần người bởi những thông tin mà các mánh giấy vô tri giác cung cấp, hóa ra Phong đã nghiện lô đề từ khi nào mà cô không hay, nó giải thích cho những lần cần tiền đột xuất vào lúc 6h tối của Phong, những lần chiếc máy tính đi sửa một cách khó hiểu dù trước đấy vẫn còn đang chạy tốt hay cả chiếc xe máy mà Phong mới đem từ nhà lên cũng đôi khi “cho bạn muợn” mấy ngày hoặc 1 tuần.

Mệt mỏi, chán chường lại thêm cái cảm giác thất vọng vì bị người yêu nói dối làm Trinh chẳng muốn động chân động tay vào bất cứ việc gì nữa. Ngồi thu lu trong phòng đóng cửa Trinh chờ bằng được Phong về để nói chuyện nhưng càng chờ càng biệt tăm, đã 8h tối rồi mà chẳng thấy Phong đâu. Ruột gan bắt đầu sôi réo khiến Trinh bắt đầu mất dần kiên nhẫn, đang định nấu tạm gói mì ăn thì có tiếng của bác hàng xóm:

– Cái Trinh đâu rồi sang nghe điện thoại nhé!

“Dạ” một tiếng Trinh cầm mấy đồng tiền lẻ bước sang nhà hàng xóm, chẳng cần nhấc máy hỏi Trinh cũng đóan ra đấy là Phong và quả đúng như vậy giọng Phong có vẻ khẩn trương và lo lắng:

– Em về rồi ah! Em còn tiền đấy không

Trinh không buồn đáp lời mà hơi khó chịu hỏi lại:

– Anh đang ở đâu đấy! Anh về ngay đi em có chuyện muốn nói?

Phong vẫn cái giọng như đang bị ai đấy uy hiếp:

– Anh không thể về được! Em còn tiền đấy không?

Thấy Phong cuống cuồng hỏi gấp Trinh cũng đành dằn lòng xuống mà trả lời:

– Có nhưng mà tiền này để mai nộp học tiếng anh? Hôm trước e đã nói với anh rồi còn gì

Có tiếng thở hắt ra bên kia đầu dây rồi giọng Phong giục giã:

– Em mang ngay ra địa chỉ… này cho anh nhé! Nhanh không anh không về được đâu, rồi mình nói chuyện sau!

Trinh chưa kịp hỏi thêm gì đầu bên kia đã cúp máy để lại những tiết tút tút vô nghĩa. Lo lắng có điều gì xảy ra với Phong, Trinh dằn cơn giận dỗi mượn xe chị hàng xóm đạp ra cái địa chỉ Phong cung cấp qua điện thoại không quên mở cái tủ vải vét hết số tiền định mai đóng học tiếng anh nhằm nâng cao kiến thức để sau này kiếm được công việc ổn định hơn. Cái địa chỉ Phong đưa hóa ra lại là một cái cửa hiệu cầm đồ, còn đang ngơ ngác không biết có đúng địa điểm chưa thì Phong đã chạy vội ra đón Trinh:

– Sao lâu thế! Em có mang đây không!

Trinh vừa mới móc ra khỏi ví chưa kịp nói số tiền Phong đã giật lấy chạy vào trong tiệm. Ngó theo thấy Phong khúm núm bên một người đàn ông(chắc là chủ tiệm), tướng tá dữ dằn, mái tóc cắt cua sát da đầu càng tô điểm thêm cho cái vẻ ngoài hung tợn, sợi dây chuyền vàng to như xích lủng lẳng trước cái cổ ngấn mỡ, bàn tay với những ngón múp míp giật lấy mớ tiền Phong vừa cầm vào cất giọng đe dọa:

– Có đủ không đấy! Không đủ tiền trả lãi là tao cho đồ đạc của mày bay hết và báo trường báo bố mẹ mày lên giải quyết đấy!

Phong bám vào cánh tay đầy vết xăm trổ của ông chủ tiệm khúm núm:

– Dạ! Dạ đủ mà anh, cái này thừa đấy ạ! Anh cho em xin cái thẻ sinh viên mai đi thi a nhé!

Quẹt ngón tay vào chiếc lưỡi vừa thò ra khỏi bờ môi thâm sì và những cái răng ố vàng, người đàn ông đếm qua chỗ tiền trên tay rồi quay đáp lời Phong:

– Đủ rồi đấy! Lần sau đừng để tao phải cho người đi tìm mày như thế! Rõ chưa! Không lấy đồ ra thì phải biết đường đến mà trả lãi cho tao chứ! Hôm nay tao tạm thời cho mày cầm lại thẻ sinh viên, lần sau tao vào tận trường đấy.

Phong cầm vội chiếc thẻ sinh viên được vứt xoạch ra bàn như một khúc xương thừa trong cái giọng xu nịnh:

– Cảm ơn anh ạ! May hôm nay anh linh động cho em! Mấy hôm nữa tiền nhà gửi lên em sẽ ra thanh toán lấy đồ về.

Người đàn ông không buồn đáp lời Phong mà hướng ánh mắt như cú vọ về gốc cây bàng nơi Trinh đang đứng với vẻ mặt thất vọng chán chường nhìn Phong. Đôi mắt của lão ấy chợt sáng rực lên như lửa rọi vào thân hình Trinh, nó lướt qua gương mặt thanh tú với gò má cao vút rồi gắn chặt lên bộ ngực nảy nở đang phập phồng theo từng nhịp thở của Trinh. Có cảm giác như lão đang bóc trần Trinh dưới cái ánh mắt như con hổ đói thấy mồi. Đã quen với những ánh mắt kiểu thế nhưng Trinh vẫn cảm thấy sợ hãi trước tia nhìn của lão, Trinh vội vàng dắt xe quay ra đường, vậy mà cô vẫn thấy gáy mình nóng ran và cặp mông nảy nở bỏng rát. Có tiếng lão cười hềnh hệch với Phong:

– Bồ mày đấy hả! Ngon mắt gớm!

Cánh cửa phòng trọ đóng lại cũng là lúc Trinh chẳng thể nín nặng thêm được nữa, Trinh chì chiết Phong, nói hết những cái cảm giác thất vọng khi bị lừa dối khi Phong sa vào cờ bạc như thế. Trinh chỉ muốn gào thật to lên cho thỏa cơn giận dữ của mình nhưng Phong chẳng để Trinh gào bởi Phong gào còn to hơn Trinh:

– Làm sao! Chơi bời một tí đã kêu ầm lên! Khối thằng nó còn đánh bóng nợ cả trăm triệu ra đấy, anh chỉ mới có tí lô giải sầu chứ có cái gì đâu!

Trinh phẫn uất vặc lại:

– Anh giải sầu kiểu đấy mà được ahh? Giờ xe đâu, máy tính đâu? Nằm hết ngòai tiệm rồi chứ gì? Cà tiền đóng học của em anh cũng lấy giải sầu luôn rồi đấy!

Phong sửng cồ với Trinh:

– Có mấy đồng bạc mà cô to tát thể hả? Mai tôi trả, tôi lô đề cũng muốn kiếm chút tiền để nuôi cô đấy! Biết điều thì ngậm cái miệng lại đi không hàng xóm người ta cười cho!

Trinh bàng hoàng tê tái, “hóa ra là vì mình sao, tại mình hết sao, mình cũng đi làm cơ mà có ăn bám đâu”. Chẳng cãi Phong được câu nào Trinh gục mặt xuống nức nở:

– Phải! Là tại em, vậy sao anh còn bảo sẽ che chở bảo vệ em ngày anh đón em lên là gì? Sao anh không đuổi e đi luôn từ ngày đấy để phải vác cái của nợ này vào thân anh?

Tự cảm thấy mình quá đáng Phong ngồi thụp xuống bên Trinh ôm vào lòng an ủi:

– Anh xin lỗi! Tại anh hơi quá lời! Anh chỉ ham vui thôi! Đợi lấy được xe và máy tính ra anh sẽ không chơi nữa! Em đừng buồn nữa!

Trinh dụi mái tóc óng ả vào ngực người yêu thổn thức:

– Anh đừng chơi nữa nhé! Em không cần tiền từ những cái đỏ đen ấy, chúng mình cứ sống tạm bằng tiền mẹ anh gửi lên và lương em cũng đủ rồi mà.

Phong ậm ừ trong miệng rồi bế Trinh lên giường, đôi bàn tay bắt đầu chạy dọc cơ thể mặc Trinh phản đối:

– Đừng mà anh! Hôm nay em mệt! Em không muốn!

Nhưng Phong chẳng để ‎y’ đến lời Trinh vẫn đè thân hình mơn mởn của Trinh xuống rồi ngụp lặn trong tiếng rên rỉ khóai trá…

Gục mặt xuống chiếc bàn gỗ xỉn màu đầy những vết mực nham nhở, Phong chẳng buồn ra khỏi lớp dù đang là giờ giải lao. Bạn bè mấy đứa bàn trên hào hứng bàn tán về việc đi thực tập năm tới và kế hoạch chuẩn bị ra trường thế nào, nghe mà não hết cả lòng. Phong sợ ngày tốt nghiệp lắm, lúc đấy sẽ phải thực hiện cái lời hứa cưới Trinh năm nào Phong đã thốt. Phong không thể cưới vợ được, đời nào bố mẹ Phong chấp nhận Trinh không học hành, không bố rồi bị mẹ đuổi khỏi nhà như vậy. Cưới rồi sẽ ra sao chắc phải đưa cả vợ cả con về quê rồi xin việc dưới đấy luôn mà Phong muốn bám trụ lại cái đất Hà Nội này muốn mỗi lần về quê được vênh cái mặt lên như bao thằng khác vì làm việc ở Thủ Đô. Luẩn quẩn đến vỡ cả đầu với mớ suy nghĩ rối như bong bong ấy khiến Phong chẳng buồn để ‎ y’ chuông báo hiệu vào lớp đã reo, mãi cho đến khi lớp trưởng thông báo thầy giáo hôm nay có việc bận cả lớp được nghỉ sớm thì Phong mới ngẩng đầu lên ngơ ngác nhìn đám bạn lục tục ra về.

Lững thững dắt chiếc cub ra khỏi nhà gửi xe Phong chẳng muốn về nhà, cái nhà trọ giờ thành nơi Phong ghét bỏ hơn bất kỳ môn học nào. Về lại nghe mấy câu than thở kêu ca của Trinh về công việc, rồi chì chiết cái tật chơi lô đề quần áo bừa bãi, không giúp Trinh một tay. Nhiều lúc Phong cũng muốn nói chuyện với Trinh mà cảm thấy khó thế, ngày trước còn dễ chứ bây giờ Phong thật sự chẳng biết nói gì với Trinh, mấy câu trều đùa tếu táo giữa đám sinh viên với nhau nói ra cũng ngơ ngác chả hiểu gì, rồi học hành thi cử lúc nào cũng chỉ phán 1 câu “Anh cố lên!” là hết. Đám bạn bè cứ khen Phong có người yêu xinh nhưng chúng nó nào biết là những lúc Trinh xinh đẹp chỉnh tề là những lúc Trinh đi làm hoặc đi chơi còn đa phần là quanh đi quẩn lại vài bộ quần áo ở nhà cũ kĩ ngay cả đồ lót Phong chỉ nhìn thoáng qua cũng biết hôm nay mặc bộ nào mà cái đa phần đấy lại là đa phần của riêng Phong bởi 2 người sống cùng nhà với nhau. Tự dưng nhìn người yêu mấy đứa bạn khi nào gặp cũng tóc tai gọn gàng, quần bó áo chít nhìn bắt mắt nói năng thì hiểu biết hợp gu Phong thấy thèm thuồng khủng khiếp. Đang mên man với dòng suy nghĩ chợt co tíếng gọi từ hàng trà đá gần cổng trường “Ê! Phong ra làm cốc nước rồi hãy về”, đưa ánh mắt về phía giọng nói Phong nhận ra ngay thằng bạn cùng lớp đang ngồi trên viên gạch vẫy vẫy mình.

Đằng nào cũng chả muốn về nhà nên Phong không ngần ngừ dắt thẳng xe vào cái quán cóc ấy ngồi kế bên thằng bạn. Cốc trà đá vừa mới đưa lên miệng thì thằng Tuấn đã hất hàm hỏi:

– Thế nào? Dự định thực tập ở đâu chưa? Tốt nghiệp xong mày ở trên này hay về quê? Mà chắc cưới luôn em Trinh chứ hả? Em đấy ngon mắt thế không cưới nhanh thằng khác nó hớt mất đấy!

Cốc trà đá mát lạnh mà Phong khó lắm mới nuốt trôi được một hợm:

– Tao à? Chưa biết thực tập ở đâu, tao muốn ở đây nhưng xin việc khó quá, ông bà già dưới nhà chưa chắc đã lo đủ tiền để chạy việc, chưa kể nhà cửa không có. Còn cưới xin thì chắc chịu, chưa phải lúc giờ. Ai lấy được thì lấy chứ tao bó tay

Thằng bạn trố mắt nhìn Phong lạ lẫm:

– Thế mày định buông hàng ah! Phũ thế em đấy tận tụy với mày mấy năm thế cơ mà?

Phải đúng là Phong muốn buông thật, nhưng buông ra thì Trinh đi đâu về đâu khi một thân một mình trên này, giá mà Trinh yêu ai đấy rồi bỏ Phong đi thì mừng biết mấy vừa không mang tiếng phũ phàng như thằng bạn nói mà cũng yên tâm về cuộc sống sau này của Trinh không lo vướng bận gì cả:

– Tao chẳng biết nhưng thôi kệ đi, tạm thời cứ thế này đã. Vậy mày thì thế nào thực tập với công việc định ra làm sao mà hỏi tao ghê vậy?

Nốc ừng ực một hơi cốc nhân trần trên tay Tuấn liếm mép khề khà:

– Tao thì xin thực tập ở chỗ bố con vợ rồi, tiền nong chạy chọt vào đấy chắc là ông bà già tao lo được. Ra trường là tao cưới luôn, ông bà ấy có mỗi đứa con gái tuy hơi xấu tí nhưng nhà cao cửa rộng, tao chả phải lo nhà cửa nữa cứ thế mà làm việc thôi.

Nhìn thằng bạn với ánh mắt ghen tị Phong thấy nó chẳng hơn mình cái gì mà kiếm được cô người yêu như kiếm được kho báu, cứ như nó lại hay chả cần vợ xinh vợ đẹp miễn sau đạt được cái mục đích bám trụ ở cái đất này mà đường hoàng kiếm tiền vênh mặt với thiên hạ là chuẩn lắm rồi. Chưa kể người yêu nó cũng học hành đến nơi đến chốn lo gì không kiếm được việc ra hồn để hai vợ chồng thoải mái tiêu. Càng nghĩ Phong lại càng so đo với bản thân, người yêu mình đến cái bằng cấp 3 cũng không có khéo lấy về thì mình mình nuôi cả vợ lẫn con sức đâu mà chịu nổi cơ chứ. Tiếng thằng bạn lại cắt đứt dòng suy nghĩ của Phong lần nữa:

– Thôi tao té đây! Về còn thả ít điểm lô kiếm tiền đi thầy đợt này! Dạo này đang đỏ phải cố gắng cày kiếm ít không đến vận đen lại đi cả đống. Mà thấy bảo thằng Long lớp bên cày lô 1 tuần mà mua được con Spacy đấy! Đúng là vào vận có khác.

Thằng bạn phóng xuống đường hòa với dòng người hối hả khi mà giờ tan tầm sắp đến, Phong liếc nhìn đồng hồ đã thấy gần 5h bèn vội vã uống nốt cốc trà đá của mình rồi phóng vội đi trực chỉ tiệm cầm đồ. “Dạo này đen quá đánh quả nào đứt quả đấy! Hôm nay phải thả mạnh hơn mới được” miệng Phong lẩm bẩm trong khi tay lái đang hướng chiếc xe về tiệm cầm đồ quen thuộc. Vừa dừng ở cửa Phong đã thấy lão chủ tiệm đang ngồi chơi game trên con máy tính của Phong đang đặt ở đấy thi thoảng lại phá lên cười hô hố làm hai cái má đầy thịt rung lên bần bật. Nhìn thấy Phong lão đã cất giọng nửa săn đón nửa mỉa mai:

– Phong đấy hả! Hôm nay đặt xe hay thả lô nào! Cứ thả tẹt ga đi anh vẫn ghi sổ cho cuối tháng có trả anh cũng được.

Đã quen với cái giọng săn đón của lão gần đây nên Phong không ngạc nhiên lắm mà cũng chẳng buồn thắc mắc như mọi hôm là tại sao dạo này mình lại được cho nợ nhiều thế, có hôm thả gần trăm điểm mà lão chẳng buồn hỏi han tiền nong đâu chỉ ghi sổ bắt kí nhận là xong. Kéo chiếc ghế nhựa ngồi xuống và với tập kết quả nhàu nát cáu bẩn trên bàn Phong lật vội vài trang để cố tự đưa ra một quy luật nào đấy thả lô. Hôm nay nhât định phải thả thật đậm để vừa kéo con máy tính về vừa có tiền đi thầy kiếm điểm tốt một chút đặng ra trường có cái bằng khá. Ngồi mãi rồi Phong cũng chọn được 1 con ưng ‎y’ rồi lẩm nhẩm tính tóan “Hiện tại đang nợ lão 4triệu cộng với con máy tính đặt 4 triệu nữa muốn kéo đủ về và có dư ra ít tiền thì phải đánh 150 điểm”, một con số không phải nhỏ với thằng chỉ quen chơi vài chục điểm một lần như Phong nhưng rồi nghĩ đến thằng bạn trúng liên tục và cả cái thằng lớp bên cày được con xe máy trong chỉ có 1 tuần làm Phong tự tin hơn. Đưa lưỡi liếm bờ môi khô khốc Phong cât giọng e dè với ông chủ tiệm vẫn mải mê bấm những ngón tay múp míp lên con chuột máy tính:

– Anh cho em ghi con này 150 điểm nhé!

Con số Phong nói làm lão ngừng tay lại ngay quay cái bản mặt bặm trợn và đưa đôi mắt ti hí nham hiểm nhìn Phong:

– Sao hôm nay đánh to thế! Không được đâu! Chú mày nợ nhiều rồi! Tối đa 50 điểm thôi!

Phong nhìn lão chủ khẩn khoản:

– Thôi mà anh! Hôm nay e kết con này quá! Anh chiếu cố em một hôm đi! Anh biết cả lớp em, biết địa chỉ nhà em, phòng trọ em, em chạy làm sao được!

Hai cái chữ “phòng trọ” làm đôi mắt lão có vẻ sáng lên hơn, ra chiều đắn đo rồi lão cũng phán một câu:

– Thôi được nhưng phải làm cam kết là sẽ thanh tóan hết vào cúôi tuần này cho anh! Không thì chú mày hiểu anh rồi đấy! Không có gì là cho không chơi không hết được đâu!

Nghe lão nhận lời mà Phong chỉ muốn nhảy cẫng lên vì sung sướng và tất nhiên chẳng buồn để ‎y’ đến việc không trúng khi kí vội vào tờ giấy cam kết lão yêu cầu viết tay ra, Phong chỉ sợ lão đổi y’ thì muốn kí cũng khó.

Về đến nhà mặc Trinh lúi húi dọn dẹp nấu nướng Phong nằm dài trên giường ngó đồng hồ chờ đến giờ quay số, tai hóng ra ngòai đường đợi những câu rao “kết quả đi” của đám nhóc con trong xóm. Cả người Phong cứ nóng ra như lửa đốt, cái cảm giác chờ đợi nó vừa hồi hộp vừa phấn khích làm Phong cảm thấy thời gian trôi đi chậm quá. Mãi rồi cái giờ phút ấy cũng đến, vừa nghe lóang thóang tiếng rao Phong đã bắn người như một mũi tên ra khỏi nhà để lại tiếng Trinh gọi giật từ phía sau:

– Anh đi đâu đấy! E dọn cơm ngay giờ mà!

Cầm tờ kết quả trong tay Phong run rẩy đưa bàn tay nhớp nháp mồ hôi gắn chặt đôi mắt kính vào từng con số lờ mờ ẩn hiện dưới ánh đèn đường. Càng so Phong càng tuyệt vọng và đến giải 7 thì Phong túa mồ hôi như tắm mặc dù trời tối gió đang rất mát. Không tin vào mắt mình Phong so đi so lại gần 10 lần nữa, mua thêm vài tờ kết quả để hy vọng rằng cái tờ mình cầm người ta ghi nhầm nhưng không phải vậy chẳng có từ kết quả hay lần so nào làm Phong thỏa mãn. Từng tờ giấy đọ kết qủa cứ lần lượt nhàu nát buông mình xuống con đường mà về phòng trọ mà Phong thất thểu bước. Mắt Phong cứ hoa dần, người run lên vì lo lắng “Đào đâu ra tiền để trả nợ bây giờ, sao cái số mình nó đen thế không biết”. Vào nhà như 1 cái xác không hồn mặt mày xanh mướt mồi hôi chảy dọc hai bên thái dương khiến Trinh đang ngồi bên mâm cơm chờ người yêu hốt hoảng:

– Anh làm sao mà mặt mũi thế kia! Anh bị trúng gió phải không? Nằm nghỉ đi để e lấy dầu xoa cho

Thái độ quan tâm lo lắng của Trinh làm Phong thấy bực mình bèn gạt mạnh tay ra càu nhàu:

– Anh không sao! Em cứ ăn đi!

Nhưng Trinh nào chịu nghe theo lời Phong vẫn cứ sốt sắng hỏi han xem làm sao rồi đòi cạo gió bôi dầu làm Phong phải gào lên:

– Đã bảo không làm sao mà! Cô ra ăn đi, để tôi yên cái!

Cơn giận dữ bộc phát có tác dụng tức thì, Trinh cun cút quay về mâm cơm với vẻ mặt buồn bã còn Phong nhìn theo như một cái gai trong mắt. Cả đêm hôm ấy phong cứ chập chờn với cơn ác mộng về tiền bạc và nợ nần. Đầu óc Phong tính tóan vay mượn đủ kiểu để kịp cái hẹn cuối tuần thanh tóan hết cho lão theo cái cam kết rồ dại lúc chiều, nhưng chẳng nghĩ ra được ai có thể giúp mình ai vay được Phong đã vay hết rồi. Lăn lộn cả đêm mà không nghĩ ra được phương pháp nào khả thi cuối cùng Phong cũng mệt quá mà ngủ thiếp đi.

Thời gian hai ngày không đủ để Phong xoay được đâu ra số tiền hơn 7 triệu để trả lão chủ, bán chiếc xe này đi thì bố Phong biết sẽ giết chưa kể có bán cũng chả đủ tiền trả cho lão đấy. Lo lắng rồi Phong lại nghĩ đến thằng Tuấn mấy lần tạch lô nặng đều được người yêu bỏ tiền hoặc vay bạn bè giúp để cứu còn người yêu mình chỉ biết chì chiết, khuyên nhủ theo kiểu sách vở nửa vời chả giúp được gì trong những lúc nước sôi lửa bóng. Chẳng còn cách nào khả thi Phong đành lái xe hướng về tiệm cầm đồ của lão khi cái ngày trong bản cam kết đã đến…

Lò dò vừa dắt chiếc xe đạp Trinh vừa căng mắt tìm biển số nhà mà Phong cho Trinh qua cú điện thoại vội vàng. Dù Trinh cũng đã nói trước với Phong là hết sạch tiền rồi và dẫu còn Trinh cũng không bao giờ nhả ra thêm đồng nào cho Phong nướng vào cái trò đỏ đen chết người ấy nữa nhưng Phong vẫn muốn Trinh đến và quả quyết là có điều bất ngờ dành cho Trinh. Nó làm Trinh khá tò mò và háo hức bởi cái cách Phong nói vừa có gì đó bí mật vừa có gì đó thú vị đang chờ Trinh.

Biển số nhà theo địa chỉ của Phong đưa đã hiện ra trước mắt, chẳng phải tiệm cầm đồ, không phải quán nước cũng chẳng phải quán ăn mà là một nhà nghỉ bình dân. Ngôi nhà ba tầng quét ve vàng đã xỉn màu bởi bụi đường bám, cái biển Nhà Nghỉ treo phía trên lệch hẳn một bên như muốn rơi xuống, tấm rẻm thưa trước cửa thi thoảng đung đưa để lọt ánh sáng nhờ nhợ từ phía trong ra làm Trinh có cảm giác không lành. Chưa kịp nhìn kỹ lại xem có đúng địa chỉ hay không thì Phong đã bước nhanh ra khỏi tấm rèm cửa nở nụ cười tươi rói đón Trinh.

– Sao em lâu thế? Anh chờ mãi! Nào vào đây với anh đi!

Trinh ngỡ ngàng nhìn người yêu miệng lắp bắp hỏi và giương đôi mắt đen láy tròn xoe nhìn Phong:

– Sao lại vào đây! Đây là nhà nghỉ mà anh!

Mặc kệ sự ngạc nhiên pha chút sợ sệt của Trinh, Phong vẫn giằng lấy chiếc xe từ tay Trinh dắt vào giọng dịu dàng:

– Em cứ theo anh! Hôm nay anh có điều bất ngờ dành cho em! Anh muốn mình có không gian riêng và mới mẻ

Giọng nói van nài bàn tay Phong kéo làm Trinh cứ như bị thôi miên mà bước theo trong đầu chẳng nghĩ được gì cho đến khi cánh cửa phòng mở ra để mùi nước hoa xịt phòng nồng nặc xộc vào mũi Trinh mới bụm mặt giọng hơi cau có hỏi Phong:

– Sao lại dẫn em vào đây! Anh biết chỗ này là chỗ dành cho hạng người như nào không?

Phong chẳng buồn trả lời mà đóng vội cửa phòng lại như sợ Trinh đổi ‎y’ chạy khỏi rồi kéo Trinh vào giường để Trinh ngồi xuống. Cái nệm lò xo vẫn còn rung rinh bởi cú thả mình của Trinh thì Phong đã gần như quỳ xuống bên cạnh giường, gương mặt tươi tỉnh và ánh mắt sáng ngời đã chuyển qua ủ dột vào buồn bã lúc nào không hay. Cất cái giọng thểu não Phong hướng ánh mắt vào Trinh:

– Em ạ! Anh có chuyện quan trọng này muốn nói! Trước khi nói ra anh muốn e biết rằng anh luôn yêu em, tin tưởng em và anh chưa bao giờ quên y’ định cười em làm vợ cả.

Trinh nghe rõ từng từ nhưng chẳng hiểu gì cả, trợn tròn mắt nhìn người yêu vẫn đang ngồi như quỳ dưới chân Trinh cất giọng lo lắng:

– Có chuyện gì nghiêm trọng thế anh! Sao không nói ở nhà mà phải đến tận đây? Anh làm em chẳng hiểu gì cả

Ngừng một lúc giọng Trinh lại trở lên buồn bã:

– Hay anh có ai khác rồi phải không, a phản bội em rồi đúng không

Lời Trinh còn chưa dứt Phong đã nhảy chồm lên bên Trinh đưa đôi bàn tay nhớp nháp mồ hôi nắm chặt lấy tay Trinh giọng phân bua:

– Không! Làm gì có chuyện đấy! Em là tình yêu duy nhất của anh! Không đời nào anh làm thế với em cả

Ánh mắt đã bớt đi nỗi buồn nhưng sự lo lắng lại tăng thêm trong giọng Trinh:

– Vậy có chuyện gì! Anh nói ngay đi đừng úp mở thế này nữa!

Buông đôi bàn tay búp măng trắng hồng của Trinh ra, Phong lùi lại thả mình xuống chiếc ghế gỗ ngay gần chiếc giường. Từng đầu ngón tay luồn lên đầu vày vò mái tóc đã rối bời sẵn. Cúi người một lúc Phong cuối cùng cũng dưa tay lấy trong túi quần ra một mảnh giấy nhàu nát đưa cho Trinh giọng buồn bã:

– Em xem cái này đi!

Chẳng chờ Phong đưa tận tay Trinh đã vội vàng đón lấy tờ giấy đọc. Vừa lướt qua được một lượt giọng Phong đã đều đều vang lên:

– Anh xin lỗi! tại anh cứ ham quá nên bây giờ nợ người ta như thế! Nếu không có tiền trả trong tối nay thì anh sẽ bị họ lên trường báo ban giám hiệu, họ còn dọa sẽ về tận nhà anh để làm cho ra nhẽ!

Vừa cầm tờ giấy vừa nhìn người yêu gần như đã gục nguời trên ghế Trinh vừa thương vừa giận, muốn gào lên cho hả cơn uất ức nhưng rồi cũng cố kìm lại để động viên:

– Sao anh lại ra nông nỗi này cơ chứ! Giờ anh đi khất người ta đi rồi mai anh và em đi vay bạn bè để trả cho họ.

Phong lắc đầu quầy quậy:

– Không được đâu em, người ta đã cho anh 3 ngày để đi vay rồi mà số nợ bạn bè của anh cũng nhiều lắm, giờ chẳng vay được ở đâu nữa, cả cái xe máy giấy tờ cũng bị giữ rồi. Ông đấy mà làm thật thì anh sẽ bị đuổi học, mẹ anh lại bị bệnh tim nữa nếu mà biết tin anh chẳng biết mẹ sẽ như thế nào.

Cái giọng Phong đến đoạn cuối thì đã gần như khóc làm Trinh bối rối, hàm răng trắng ngần liên tục cắn vào bờ môi như muốn tìm phương án cho Phong nhưng càng nghĩ càng chẳng ra được cái nào khả thi. Một vài trăm Trinh có thể vay mượn được chứ gàn chục triệu thế này thì đào đâu ra. Đang nghĩ nát óc không ra chợt Phong lên tiếng

– Vẫn còn có một cách nhưng em phải giúp anh may ra sẽ được!

Như người chết đuối vớ được cọc Trinh lao đến bên Phong lay bờ vai giọng khẩn trương:

– Cách nào! Cách gì! Anh nói ngay đi! Nếu cần đến em giúp đỡ thì không cần phải hỏi y’ kiến em đâu! Anh nói ngay đi để em làm!

Buồn rầu ngước mắt nhìn Trinh, bàn tay phong kéo Trinh vào ngồi trong lòng thủ thỉ:

– Em chắc chắn là làm được nhưng anh sợ em không chịu nổi?

Rúc sâu mái tóc mượt mà vào ngực Phong, Trinh thỏ thẻ:

– Anh đừng ngại! Mình đã là của nhau thì không bao giờ em sợ khổ cả, miễn là sau đợt này anh đừng bao giờ dính đến cờ bạc nữa nhé!

Vẫn ôm chặt Trinh vào lòng Phong đắn đo:

– Nhưng anh chẳng muốn em khổ chút nào! Anh thương em lắm!

Ngẩng đầu lên nhìn người yêu, Trinh cương quyết:

– Anh cứ nói đi, em chịu khổ từ bé quen rồi! Anh không phải sợ

Phong ngập ngừng:

– Nhưng cái này, cái này…

– Không nhưng nhị gì hết, anh nói luôn đi không muộn rồi

Cái giọng dứt khoát của Trinh làm Phong chẳng biết nói gì hơn đành nhỏ nhẹ rót vào tai Trinh:

– Ông ấy… Ông ấy bảo…

– Ông ấy bảo sao?

– Ông ấy bảo nếu… nếu… nếu em với ông ấy một đêm thì sẽ không tính khoản nợ này nữa

Từng câu nói rất nhẹ nhàng của Phong mà Trinh cứ ngỡ như từng hồi sét giật ngang tai. Đứng ngay dậy khỏi người Phong, mắt Trinh long lên nhìn người yêu:

– Sao anh không tát ngay vào mặt cái lão già khốn nạn ấy ngay đi! Loại người gì mà bỉ ổi đến thế! Ra điều kiện như thế thì khác gì bắt anh phải trả ngay cho lão ấy! Lão đấy bị điên rồi

Những tưởng Phong cũng sẽ gật đầu đồng ‎y’ với Trinh, nhưng không, Phong cúi mặt xuống nhỏ nhẹ:

– Dù sao lão vẫn cho mình một cơ hội mà em! Vậy nên anh mới bảo em phải chịu khổ

Trinh bàng hoàng lùi lại vài bước nhìn Phong,

– Nghĩa là… nghĩa là

Phong chuyển qua giọng nài nỉ:

– Chỉ một làn thôi mà em, thế anh mới nói là dù thế nào anh vẫn yêu em, vẫn lấy em làm vợ

Trinh run người gào vào mặt Phong:

– Anh bị điên ah! Anh lấy em lấy người yêu anh ra cho kể khác mượn như mượn đồ vật thế ah! Tôi là người chứ không phải là điếm, Anh đừng có nhượng bộ lão. Đã thế để em đi báo công an

Phong hốt hoảng kéo vội Trinh lại:

– Đừng… Đừng em! Làm thế a sẽ bị đuổi học! Bố mẹ anh biết thì đời nào anh được ở đây với em nữa!

Giọng Trinh đầy uất ức:

– Nhưng cũng không thể để lão ấy ép mình đến thế được-

– Em đừng nói thế! Đấy là họ cho mình cơ hội rồi! Em hãy giúp anh! Hãy cứu anh đi! Anh hết cách rồi! anh cùng đường rồi

Giọng nói của Phong đã có chút nghẹn ngào làm Trinh thương xót, nhưng nghĩ đến lão chủ tiệm cầm đồ toàn thịt với cái dáng người thô kệch đôi mắt gian dối thì Trinh chỉ muốn nôn. Hình ảnh lão như tiếp thêm sức mạnh, Trinh cương quyết gạt tay Phong ra khỏi người:

– Không anh ạ! Không đời nào em làm thế đâu! Em sẵn sàng có thể chịu khổ chịu chết vì anh nhưng đây là chịu nhục anh ạ! Em không thể! Em xin lỗi! Giờ em sẽ về đi vay tiền xem được bao nhiêu thì trả đỡ cho lão ta chứ không thể nào bán mình cho lão được

Trinh bước từng bước mạnh mẽ về phía cửa phòng, mặc kệ phong vẫn rên rỉ phía sau như con thú sắp chết:

– Em không thương anh ah! Làm sao vay đâu được! mà vay được thì mình trả bằng gì! Em nghĩ lại đi!

Trinh hơi khựng người lại có gì đó nghèn nghẹn nơi cổ họng, một cảm giác xót xa bỗng trào dâng lên trong lòng:

– Vậy ra anh muốn bán người yêu anh hơn là đi làm trả nợ phải không? Sao anh cao cả thế! Em nói lại một lần nữa là KHÔNG BAO GIỜ và KHÔNG ĐỜI NÀO anh hiểu chưa!

Bước chân Trinh mạnh mẽ hơn về phía cửa phòng, Trinh muốn thoát khỏi nơi này ngay lập tự, bỗng nhiên Trinh thấy ghê tởm mọi thứ trong này kể cả Phong đang ngồi ngay đấy. Cánh tay với lên để gạt cái chốt cửa trên cao thì đột nhiên một chiếc khăn mùi xoa mang theo mùi cồn áp thẳng vào miệng và mũi Trinh, kèm theo đáy là 1 bàn tay như gọng kìm giữ chặt lấy cơ thể Trinh. Bàng hoàng chưa kịp hiểu ra chuyện gì ngoài vài tiếng ú ớ và cái dãy nhẹ tòan thân Trinh bỗng trở nên vô lực, đầu óc trống rỗng rồi Trinh lịm đi bởi chiếc khăn mùi xoa đầy ete, bởi bàn tay của Phong, của người yêu Trinh…

Viết tiếp hay không! Có lẽ tôi chọn là không vì tôi thấy tôi không lột tả được hết cảm xúc và tâm trạng của nhân vật chính phải trải qua. Tôi cảm thấy bất lực đã không biết bao lần viết để rồi delete. Và phần tiếp theo này tôi nghĩ tôi sẽ bê nội dung của bức thư tôi nhận được có chỉnh sửa một chút cho mạch lạc và đọc dễ hiểu hơn. Trong bức thư thì tất nhiên nhân vật chính xưng “tôi” các bạn hãy coi như đó là những dòng Trinh tự viết nhé!

Tôi mơ màng chóang váng, có cảm giác cơ thể tôi cứ bồng bềnh từng nhịp như bị những cơn sóng đánh dạt vào bờ, nhưng không có tiếng sóng mà chỉ có những tiếng thở ồ ề khó nhọc ngay phía trên người tôi. Tôi mất hẳn cảm nhận lúc nào không hay chỉ đến khi có cái gì đó mát lạnh chạy dọc trên mặt tôi mới cố gắng mở dần đôi mắt ra. Phong ngồi bên giường gương mặt đầy vẻ ăn năn và thống khổ nhìn tôi, bàn tay đang cố gắng lau chiếc khăn mặt ướt như để gột rửa cái gì đó vừa bám vào tôi. Tôi hốt hoảng nhìn xuống cơ thể mình, quần áo vẫn nguyên vẹn tuy hơi xộc xệch nhưng cái cơ thể đau nhừ và rát buốt phía dưới giúp tôi nhận ra ngay chuyện gì đã xảy ra. Tôi hất mạnh bàn tay của Phong co mình lại giường rồi nức nở khóc. Phong đến bên tôi cố luồn tay vào mái tóc rối bời của tôi an ủi bằng những câu xin lỗi thề thốt vô nghĩa. Tôi gạt mạnh ra, tôi căm, tôi hận, ngay đến cả lão dượng rồi người tôi hết sức tin tưởng hóa ra tòan là những kẻ bỉ ổi. Không chịu được hơn tôi lao vào cấu xé chửi bới Phong, tôi muốn PHong chết đi, tôi chết đi để không bao giờ tôi phải đối mặt với nỗi đau này.

Tôi không nhớ tôi đã hành động như nào để về được nhà vào cái đêm hôm đấy, nhưng tôi chỉ nhớ là tôi không để Phong chạm vào cơ thể tôi thêm một lần nào cả, tôi cấm cửa Phong, ném toàn bộ đồ đạc ra ngòai, tôi muốn gào để cả cái xóm trọ biết Phong đã làm gì với tôi nhưng cuối cùng cũng nín lại được. Rồi khi tôi nguôi ngoai chúng tôi cũng đã ngồi nói chuyện một cách nghiêm túc với nhau, tôi muốn chấm dứt tất cả, tôi không muốn ở bên Phong thêm 1 ngày nào nữa, tôi nói rằng cả đời này tôi căm hận hắn và sẽ đừng mong mỏi ở tôi một cơ hội nào nữa. Khi tôi cương quyết đến mức độ đấy tôi mới nhận được ra con người của Phong, hắn vứt lại cho tôi một câu trước khi ra khỏi nhà “Đằng nào thì em cũng có nguyên vẹn khi đến với anh đâu mà ra vẻ thanh cao thế! Cũng chỉ là một lần khác trong bao lần mà thôi! Đừng có để tâm thế”, và tôi lại phát điên ném đồ đạc đuổi hắn khỏi tầm mắt 1 lần nữa. Tôi dự định sẽ đi khỏi cái đất Hà Nội này, sẽ vào Nam và không bao giờ phải đối mặt với quá khứ của mình nữa.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Ai quyết định?
Bí quyết sống thọ
Không được nếm người phụ trách cũ
Cây Chổi Yêu Tinh
Bỗng Nhiên Yêu Em