Cappuccino 2.0

07.10.2014
Admin

Truyện: Cappuccino 2.0

Tác giả: Maximus.
Tình trạng: Full Phần 2.
Post bởi: HaySo1.Vn

**************************

Phần 2 của truyện Cappuccino 1.0, ai chưa đọc có thể đọc lại nhé.

“Cánh én năm mới
Mời xuân đang đến
Mai vàng năm mới
Thêm xuân sắc trời

Bánh chưng năm mới
No đầy hạnh phúc
Câu đối năm mới
Cung chúc tân xuân…”

Chương 71:

Hằng năm cứ mỗi độ xuân về những cánh én bắt đầu chao nghiêng trên bầu trời xanh thẳm. Tia nắng mặt trời cũng trở nên ấm áp hơn khiến lòng người cảm thấy khoang thai, man mác.

Trên khắp những con đường lớn trong thành phố, từng dòng người đã bắt đầu tấp nập mua sắm để chuẩn bị cho một cái tết sung túc, tràn đầy bên gia đình thân yêu của mình.

Bên cạnh đó cũng có không ít những người tha phương đang ngày đêm tất bật chuẩn bị vé tết để về quê sum họp, đón Tết cùng với gia đình sau một năm phải chia cách.

Ngay cả cảnh vật ngày tết cũng đã đổi khác rất nhiều. Nếu như Nguyễn Huệ ngày thường chỉ là một còn đường như bao con đường khác trong thành phố thì khi xuân đến, nó lại trở thành một con đường đầy hoa, lung linh sắc màu bởi những bức tượng, cho đến những cây cầu gỗ được trang trí tại đây. Tất cả đã tạo nên một con đường hoa sặc sỡ, tràn đầy sức xuân trong lòng thành phố Sài Gòn phồn hoa, đô hội.

Có thể nói không khí tết đã lan truyền khắp nơi trên khắp những con phố và đến cả những ngỏ hẻm thưa vắng. Đâu đâu ta cũng có thể dễ dàng thấy được những câu liển đỏ chói được treo trước cửa nhà với những nội dung như “Cung chúc tân xuân”, “vạn sự như ý”, “phát tài phát lộc” và còn một lô những câu liển khác. Những câu liển ấy dường như cũng khiến sắc xuân trở nên tươi vui, đằm thắm hơn đến với mọi người, mọi nhà, mọi trái tim.

Ngay cả đối với học sinh chúng tôi cũng vậy, từ 20 tháng chạp trở đi bọn tôi đã bắt đầu nhao nhao lên đón tết. cũng chả trách, vào những ngày này cứ đi ngang nhà nào nhà đó lại phát lên mấy bài nhạc xuân, nghe nôn không thể nào tả được.

Đã thế mấy nhỏ con gái lại đem bánh mứt vào lớp ăn nữa chứ, nào là mứt dừa, mức sen, mứt bí, mứt dâu nhất là hạt dưa, hạt hướng dương. Mỗi lần tụi nó cắn nghe chạch chạch lại nôn đến Tết gì đâu.

Và trong ngày hôm nay, ngày học cuối cùng của bọn tôi trước khi chia tay nhau nghỉ Tết. Các giáo viên nhà ta rất hiểu tâm lí học sinh nên tiết nào tiết nấy đều nghỉ trống quơ. Mà nghỉ tiết thì chẳng lẽ ngồi im một chỗ. Vậy nên mấy tụi con gái cứ mặc sức lôi bao nhiêu là đồ ăn vặt ra ngồi gặm hết món này đến món khác nhìn choáng cả mặt mày.

Còn về phía con trai chúng tôi, vì số ít nên chẳng làm gì khác hơn ngồi thù lù một đống như mấy thằng vô công rỗi nghề ngoài phố chợ. Họa chăng là có thằng cô hồn Toàn nó cứ đeo miết lấy bé Phương không rời, và mặc nhiên trong giờ trống tiết này nó vẫn ngồi nói chuyện luyên thuyên với em trông cực kì thân thiết.

Tôi bây giờ đã là một thằng FA thực thụ rồi nên chỉ biết chống cằm nhìn bọn nó cứ quấn quýt lấy nhau mà không khỏi gato, buồn tủi. Ngay cả thằng quỷ Khanh khờ nó cũng tối ngày tíu tít với nhỏ Kiều ẹo làm chỉ có mình tôi ngồi rú rú tại chỗ ngáp lên ngáp xuống cứ y như thằng nghiện thiếu thuốc vậy.

Cả lớp bây giờ nhộn nhịp kinh hồn, cả Hoàng Mai với chiếc kính cận đặc trưng cũng tham gia ngày hội ăn uống cùng với những nhỏ con gái khác thay vì ngồi một chỗ học bài như trước đây. Chắc có lẽ đây là con người thật của em như em đã nói lúc trước. Trẻ trung, năng động, hòa đồng và không kém phần người lớn. Con mèo con ngày nào giờ đã trưởng thành rồi, không còn dựa dẫm vào bất cứ ai nữa. Thôi thì mong sao em sẽ tìm được một tình yêu khác xứng đáng hơn tôi vậy, chuyện cũng đã qua rồi mà.

Nhưng kể ra, ngồi một mình không làm gì thế này cũng chán lắm, trong lớp ai cũng vui hết mà. Ngặc cái biết nói chuyện với ai bây giờ, đứa nào đứa nấy đều có bạn để vui đùa hết rồi, chỉ có mình tôi ngồi lủi thủi ở đây thôi.

Chợt, tôi bỗng nhớ ra một người tôi có thể nói chuyện được. Đó chính là Lam Ngọc.

Đúng vậy, lúc nào lớp trống tiết hay tổ chức một sự kiện gì đó đông người em lại thu mình vào một góc cuối lớp để lặng lẽ quan sát mọi thành viên trong lớp mình. Những lúc như thế em lại xỏ chiếc tai phone trắng tinh vào để nghe một bài hát nào đó, cũng có thể là một câu truyện nào đó trên radio rồi khoanh tay trước ngực tựa lưng vào tường nghiền ngẫm.

Nhưng cũng vì Lam Ngọc đã dễ tính hơn lúc trước nên tôi mới dám nghĩ tới ý định đó chứ giống như lúc đầu mới gặp em thì có cho tiền tôi cũng chẳng dám lại gần.

Nghĩ vậy nên tôi lần mò đến chỗ của Lam Ngọc ngồi như mọi khi. Em giờ này vẫn ngồi chỗ cũ, vẫn đeo tai phone như lúc trước. Mặt đang hướng về một điểm nào đó trong không trung. Thi thoảng em lại hễnh môi làm cho đôi má mủm mỉm trắng hồng bỗng trở nên thu hút một cách lạ lùng.

Dường như cảm nhận được sự có mặt của tôi từ sau lưng nãy giờ, em tháo 1 bên tai phone ra nhẹ giọng nhưng đầy băng khí:

– Muốn nhìn thì lên đây ngồi mà nhìn, nhìn trộm làm gì?

Giật thót bởi hàn băng của câu nói, tôi cười giả lả chữa thẹn:

– Đâu, tại thấy Ngọc ngồi suy tư quá nên không dám làm phiền!
– Đang nghe nhạc chẳng lẽ lại cười như điên sao?
– Ờ hen, hề hề!
– Còn đứng đó, bây giờ có muốn ngồi không?

Em nhíu mày nhìn tôi nghi hoặc làm tôi hoảng hồn ngồi ngay vào chỗ kế em không kịp suy nghĩ.

Mà tôi đang thắc mắc một điều. Có phải con gái nào cũng có hương thơm hay không hay chỉ có con gái đẹp mà thôi. Ngồi cạnh Lam Ngọc, cái hương hoa ấy lại thoang thoảng trong mũi tôi nghe đến đê mê tâm hồn. Nó như một làn gió mát thổi bay tâm hồn tôi trôi dạt về một miền đất xa xăm không người sinh sống. Ở đó chỉ có tôi và em, hai đứa ngồi kế bên nhau trong mùi hương lily đó.

– Không chơi cùng bọn họ sao?

Giờ này Lam Ngọc đã gỡ hẳn tai phone ra đặt trên bàn quay sang tôi khẽ cười bắt chuyện.

– À, Phong không thích ồn ào cho lắm! Sao Ngọc cũng thế đấy!
– Thì cũng không thích ồn ào cho lắm!
– Mà Ngọc này, sao không chịu hòa đồng với mọi người đi! Cứ tách biệt mình ra vậy, đừng khuôn khổ quá!

Em chỉ cười khẩy, xoay xoay cây viết giữa các ngón tay rồi lắc đầu thở dài:

– Phong nghĩ Ngọc muốn mình thế này lắm sao, nhưng Ngọc đã quen khắt khe với mình từ lúc nhỏ rồi, muốn thay đổi một sớm một chiều không được đâu!

Lúc đó tự dưng tôi cảm thấy cồn cào. Trong lòng tôi lạo xạo như có một con chuột chuỗi đang đào hang trong đấy. Có thể em đang ám chỉ tôi hoặc cũng có thể do nguyên nhân khác nhưng rõ ràng lí do chính khiến em phải tự thay đổi mình vẫn là tôi.

Mười năm một lời hứa, em đã giữ đúng lời hứa của mình với tôi. Trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, không khóc nhè nữa. Nhưng đánh đổi lại là cả tuổi thơ của em luôn gắn liền với võ phục, với những chiếc đai, và cả những bao cát, những mộc nhân cứng ngắc nữa.

Tôi biết để từ một cô bé yếu đuối suốt ngày chỉ biết mít ướt trở thành một cô gái lạnh lùng, mạnh mẽ như ngày hôm thì không phải một ngày một đêm là có thể thay đổi liền được. Chắc hẳn em đã rất cố gắng mới có thể giữ vững được lời hứa đó.

Còn tôi thì sao, một thằng con trai vô tình. Tôi đã quên đi lời hứa đó chỉ trong một thời gian ngắn, thậm chí có thể rằng tôi đã quên bẳn lời hứa đó đi khi vừa chia tay với bé gấu.

Phải chăng tôi đã quá vô tâm? Bé gấu xem ra rất quý trọng lời hứa đó, còn tôi thì không?

Nhìn mái tóc dài được kẹp mái bằng một chiếc kẹp màu bạc lung linh của Lam Ngọc, tôi chợt nghĩ thoáng đến lời hứa năm đó:

“- Sau này nếu có gặp lại, chúng mình cưới nhau nha!”

Tự hỏi, liệu đây có phải lúc để tôi thực hiện lời hứa đó không?

– Phong này, làm gì cũng được bỏ tay Ngọc ra đi, người ta nhìn đấy!

Đang ngao du trong cái mớ suy nghĩ hỗn độn. Tôi chợt điếng hồn vì lời nói của Lam Ngọc. Nhìn theo tay cánh tay, tôi tá hỏa tâm tinh vì nãy giờ mình đang nắm lấy tay của em không hề hay biết. Thảo nảo trong lúc suy nghĩ bàn tay tôi lại có cảm giác âm ấm.

Tôi vội buông tay của Lam Ngọc cười gượng gạo:

– Ơ, hì! Xin lỗi nhé tại Phong nhập tâm quá đấy thôi!
– Nhập tâm gì mà gian xảo thế, nếu là người khác thì ăn tát rồi đấy!

Lam Ngọc khẽ rụt tay về nói trách móc nhưng trên má em đã hiện rõ những sắc hồng ửng nhìn xinh cực.

Nhưng sau câu nói đó tôi chợt đâm khớp, chẳng biết nói với em lời nào nữa. Vốn luyến trong ngân hàng câu nói để dành khi tiếp chuyện với con gái tôi đều sài hết sạch hoặc là đã sài trước đó rồi nên tôi chỉ biết nhìn em cười hềnh hệch rồi quay lên nhìn tụi khỉ kia đại náo lớp học mà chẳng biết chuyện gì để nói tiếp.

Nhưng bí chuyện cũng chỉ là một phần nguyên nhân thôi. Cái chính khiến tôi phải lắp bắp trước Lam Ngọc là vì ngồi cạnh em, tôi cảm thấy rung thế nào ấy. Kể từ lúc bắt chuyện với Lam Ngọc đến giờ, tôi luôn cố tránh nhìn thẳng vào mắt em khi nói chuyện. Dường như ở Lam Ngọc có một thứ gì đó khiến tôi thấy hồi hộp, bần thần khó tả.

Ngồi cạnh em mà tay tôi cứ run bần bật cả lên. Có đôi lúc nó còn quơ quàng lung tung như cái vụ lỡ nắm tay Lam Ngọc lúc nãy nữa. Tim tôi thì khỏi nói, trống múa lân nó như thế nào thì tim tôi bây giờ đập như thế đấy, dám áp cái micrô vào tim tôi nó phát ra như tiếng trống luôn ấy chứ.

Vậy nên tình cảnh tôi bây giờ là vừa nuốt khan ừng ực, vừa suy nghĩ chuyện để nói với Lam Ngọc . Nhưng dù có cố cỡ nào tôi cũng chẳng nặng ra nổi một câu phù hợp, kiểu như:

– À, Ngọc đói không?
– Ăn sáng rồi!

Hoặc này:

– Ngọc ăn kẹo không?
– Không?

Hoặc củ chuối thế này:

– Áo dài đẹp ha?
– Bốn tháng trước sao không thấy khen?

Những lần như thế tôi muốn đập đầu vào tưởng chết cho đỡ nhục. Gì đâu mà nhát gái quá, đến nói một câu ra hồn cũng chẳng đặng. Chỉ biết nhìn em xoay xoay cây viết mà lòng ngậm ngùi như cá lúi kho tiêu.

Ngồi nấng ná một hồi lâu cũng đến giờ vào tiết. Tiết kế tiếp là tiếp của thầy lý khó tính. Tôi biết chắc với tính cách đó ông thầy sẽ không bao giờ cho bọn tôi nghỉ tiết như các cô khác. Vậy nên khi vừa đánh trống là bọn nó liên quay về chỗ ngồi ngay. Cả tôi cũng thế.

Dù luyến tiếc giây phút ngồi kế Lam Ngọc lắm nhưng tôi cũng phải nhấc mông lên đi về chỗ ngồi của mình trong sự tiếc nuối cùng cực. Giá như nó kéo dài lâu tý thì hay biết mấy.

Tôi đứng lên, rụt rè tạm biệt Lam Ngọc em cũng thoáng ngập ngừng gật đầu, đôi mắt em long lên dường như đang muốn nói một điều gì đó.

Rồi khi tôi bước đi, Lam Ngọc bỗng dưng gọi với, em rụt rè khoanh tay trước ngực, mắt nhìn đâu đâu mà ngập ngừng:

– À, Phong…này!
– Hửm, sao có gì nói đi sắp vào học rồi đấy!
– Tết này Phong…um…có đi chơi với ai không?
– Tết à! Ngọc biết rồi đó, chắc lại ở nhà xem TV thâu đêm như mọi năm!

– Vậy Phong…à…đi đón giao thừa với Ngọc nhé!
– Hả?
– À thì có nghĩa là Ngọc tính đi xem pháo bông ở Bến Nhà Rồng, nhưng đi một mình thì buồn, nếu Phong có muốn đi cùng thì đi!

Việc này mọi người thấy thế nào? Được một cô gái xinh tươi như hoa hẹn đi xem pháo hoa đêm giao thừa thì còn gì lãng mạn bằng nữa. Vả lại đây là Lam Ngọc, người có hẹn ước với tôi lúc trước, nếu như đi xem pháo bông với em vào đêm giao thừa, chắc chắn sẽ có một số biến cố xảy ra đấy.

Nếu như là tôi của hiện nay thì chắc 100 phần công lực tôi sẽ gật đầu cái rụp ngay. Nhưng chẳng biết tôi lúc đó thế nào tự nhiên lại nổi máu lưỡng lự, mèo chê mỡ béo nên cứ ưỡng ờ như gà mắc thóc:

– À, chuyện này Phong cũng không hứa chắc được! Không biết lúc đó có rảnh không đã!
– Không sao…Phong có số của Ngọc mà phải không…ùm..vậy có gì đến lúc đó gọi cho Ngọc nha!
– Ừ…ừ, Phong sẽ gọi!
– Vậy thôi, Ngọc về chỗ đây!

Em đi cắt ngang mặt tôi để lại bao tiếc nuối ê chề mà không có một bức tường nào có thể giúp tôi sám hối được. Tôi tự hỏi lúc đó tôi bị lên cơn chăng? Hoặc là bị đứa nào đó yếm bùa đến nỗi chẳng thể gật đầu đồng ý được.

Ngay lúc đó chỉ cần tôi chịu gật đầu một phát thôi thì tình hình giữa tôi và lam Ngọc đã chuyển biến khác rồi. Nhiều khi em sẽ cười vui với tôi luôn chứ không phải làm mặt lạnh về chỗ ngồi như thế đâu.

Nhưng dù sao cũng may, trước giao thừa tôi vẫn còn cơ hội. Đến lúc đó tôi chỉ cần gọi cho em một tiếng thôi thì cũng đã thành công vang dội rồi. Chắc chắn tôi sẽ có một đêm thật tuyệt vời luôn cho coi.

Nghĩ bụng là thế, nhưng chẳng ai nói trước được việc gì cả. Ngay cái lúc tan học tôi đang đi long nhong ở hành lang với tâm trạng cực kì hồ hởi do được em Ngọc mời nên cứ cười hềnh hệch đến tít cả mắt.

Chẳng may thế nào tôi lại đạp nhầm vào gót giày của nhỏ con gái phía trước khiến nhỏ lâm vào tình huống người đi mà giày ở lại. Người chúi nhũi về trước mà giầy vẫn còn nguyên chỗ cũ.

Tuy nhiên chẳng mất bao lâu tôi để nhận ra ngay người đó là Ngọc Lan. Hoảng hốt tôi liền mang chiếc giày đến chỗ Ngọc Lan xin lỗi rối rít:

– Ơ, Phong xin lỗi! Lúc nãy lo suy nghĩ không để ý!
– Âu, Phong suy nghĩ gì mà ghê vậy, làm Lan suýt trật chân rồi!
– Ờ thì…!

Thấy tôi có vẻ bí đường bối rối, nàng khẽ cười hấp háy đối mắt xanh biếc:

– Còn đứng đó, trả giày lại cho người ta đi!
– Ờ quên, hề hề!

Tôi chỉ lo cười chữa thẹn mà quên bẳn đi mình đang làm gì. Cho nên tôi vừa cười vừa ngồi xuống mang giày vào cho nàng theo bản năng mà chẳng biết chính mình đang làm việc đó.

Nàng đương nhiên chỉ biết nhìn tôi mang giày vào trong sự kinh ngạc tột độ. Đôi mắt nàng cứ tròn xoe lên nhìn tôi như thể đây là một ai khác chứ không phải là tôi vậy.

Ngay cả chính tôi, sau khi mang giày cho nàng xong cũng chẳng biết mình vừa mới làm gì. Có thể đây là do tôi không chú ý, hoặc đây là ước muốn thực sự trong tiềm thức của tôi. Một ước muốn chăm sóc cho nàng chăng?

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa tôi vẫn phải đối mặt với những lời trêu đùa nửa nghi hoặc của nàng:

– Phong, lúc nãy Phong…làm gì vậy? Lan khó hiểu?
– À thì, chậc…! Phong cũng chả biết!

Tôi gãi đầu cùng cực ấp úng trước nụ cười huyễn hoặc của nàng mà chẳng biết nói một lời nào nữa. May cho tôi là Ngọc Lan không phải loại người thích cù nhay nên cũng cười khì không nói đến, nếu không thì chắc tôi đã chết ngợm trong biển bối rối rồi.

Cùng trò chuyện với Ngọc Lan dọc hàng lang trên đường về. Phải nói là rất lâu lắm rồi tôi mới được dịp nói chuyện đàng hoàng với nàng như thế. Gần một tháng rồi chứ ít ỏi gì nữa. bây giờ nhìn nàng tôi bỗng cảm thấy hơi lạ lẫm.

Không phải là nàng đổi khác về ngoại hình hay trang phục. Sự đổi khác đó có lẽ là ở phía cách nhìn của tôi. Nếu như khoảng 1 tháng trước đây, nàng là người con gái tôi ngưỡng mộ nhất và luôn luôn là người con gái đẹp nhất trong lòng tôi.

Giờ đây dường như tình cảm của tôi dành cho Ngọc Lan không như trước nữa. Đối với tôi nàng bây giờ vẫn đẹp, vẫn là một cô gái da trắng mắt xanh như ban trước. Nhưng cái thứ tình cảm mà tôi chắc chiêu dành dụm với với Ngọc Lan bấy lâu nay đã tan theo mây khói cùng với đêm chia tay với Hoàng Mai rồi.

Bây giờ chính là lúc để tôi xác định lại tình cảm của mình. Rằng tôi yêu ai, ai yêu tôi, tôi thực sự cần ai và quan trọng nhất là bài học của Hoàng Mai dành cho tôi…tình yêu là gì?

Cho nên đi cạnh Ngọc Lan, theo như tôi lúc trước sẽ cố nghĩ ra một lô những chuyện để tán gẫu với nàng, nhưng bây giờ thì tôi chỉ biết lặng thin sánh đôi cùng nàng trên con đường hành lang kéo dài đến tận sân trường đầy nắng.

Có đôi lúc tôi cũng muốn bắt chuyện lắm, ngặc nổi tôi chẳng nghĩ ra được chuyện gì cả.

Tôi và Lan cứ đi cho đến lúc chia tay ở gần cổng trường:

– Hôm nay Lan giữ xe ở ngoài nên về trước nha!
– Ừ, ừm…tạm biệt Lan!
– Mình về đấy…!
– Ừ Lan về!

– Mình về thật đó!
– Ừ về…?
– Mình về luôn đó nha!
– Ừa, thì Lan về mà!

Vẻ như quá bực bội bởi cái mặt ngây ngô của tôi. Ngọc Lan nhíu mày cốc vào đầu tôi một phát muốn tóe nước mắt:

– Phong chết bằm! Tức quá đi à!
– Ớ, Phong có làm gì đâu!
– Có đi không?
– Đ…đi…đâu!

– Nhà nghỉ, khách sạch, phòng trọ cái gì cũng được!
– Phụt…!
– Thì đi xem bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, chịu hông!
– À việc này…!

Không đợi tôi suy nghĩ, nàng tọng vào mặt tôi luôn một câu chốt hẹn nghe rùng mình:

– Chưa suy nghĩ vội! Từ đây đến giao thừa có đi thì điện một tiếng đó, để Lan còn chờ!
– Ừ…ừa! Phong hiểu rồi!
– Hì hì, vậy nha! Lan về trước đây!

Nàng nhe răng cười khì rồi chạy đi bỏ lại tôi hụt hẫng như vừa từ trên trời rơi xuống. Có lẽ Lan đã luyện một loại võ công tên là câu hồn đại pháp hoặc là một thứ đại loại như thế nên sau khi vừa nghe xong câu chốt đó, tôi dường như hồn tiêu phách lạc lên 9 tầng mây cao vút rồi lao nhanh xuống mặt đất nghe cái oạch đau đến tê tái cả người.

Nếu như tôi không lầm thì vừa nãy Lan đã mời tôi đi xem pháo hoa giao thừa. Chắc chắn là như thế.

Lúc này tôi trong lòng tôi cảm thấy rạo rực cả lên. Không thể ngờ rằng Ngọc Lan lại chủ động mời tôi đi xem pháo hoa. Đồ rằng có đề văn nào cho câu “Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về một lần được bạn gái mời đi chơi” chắc là tôi viết đến cả 1 đôi giấy chứ ít.

Thử nghĩ xem nếu vào dịp giao thừa tôi sánh vai cùng một cô nàng da trắng, mắt xanh, chân dài, dáng thon nuột như Ngọc Lan thì có biết bao nhiều thằng gato nào. Đương nhiên là nhiều không đếm xuể rồi. Chỉ nghĩ đến thôi đã sướng tê người huống chí là xảy ra thật.

Nhưng những mơ mộng của tôi sớm tan biến khi tôi chợt sựt nhớ ra một điều là Lam Ngọc đã mời tôi đi xem pháo hoa trước đó.

Với tình cảnh hiện tại tôi chỉ được chọn một mà thôi. Hoặc là Lam Ngọc lạnh lùng với đôi má mủm mỉm hoặc là Ngọc Lan duyên dáng với cặp mắt xanh hút hồn người thưởng thức.

Trước đây tôi chưa bao giờ phải lâm vào tình huống như thế cả. Thậm chí là kiếm một em để rũ đi chơi còn không có chứ huống chi là cùng một lúc hai người như bữa nay. Trời ơi đau đầu gì đâu!

Chương 72:

Đang suy nghĩ vu vơ về lời mời của Ngọc Lan và Lam Ngọc, đột nhiên từ đâu một giọng con gái cất lên nghe rõ to:

– Anh Phong…! Em ở đây nè!

Tôi ngạc nhiên nhìn xung quanh nhưng chẳng có ai quen cả. Rồi giọng nói đó lại cất lên nữa:

– Em ngoài cổng nè, anh không thấy hả?

Càng ngạc nhiên hơn khi trông về phía cổng trường chỉ là một con bé loắc choắc vung vẫy tay thu hút sự chú ý của tôi. Trông mặt nhỏ này cũng thấy quen quen nhưng thực sự thì tôi cũng chẳng nhớ đây là ai nữa.

Thiết nghĩ chắc nhỏ này đang lầm tôi với ai đó cũng giống tôi tên Phong hoặc nhận vơ thấy sang bắt quàng làm họ mặc dù tôi chẳng giàu có tẹo nào.

Thấy lí do thứ nhất có lí hơn nên tôi đành lờ con bé đi không chú ý đến nữa. Nhưng khi tôi dắt xe đạp ngang qua mặt con bé thì nó liền chạy theo ghì cái ghi đông xe lại:

– Anh hông nhận ra em hả?
– Em là ai?
– Trời, em là Diễm Linh, hồi nhỏ hay chơi với anh nè!

Đến giờ thì tôi mới tá hỏa ra con bé này chính là bé Linh (Lúc trước tôi hay gọi nó như thế). Nó năm nay 14 tuổi là con của chú Tư Chúc kế bên nhà nội tôi. Lúc trước mỗi khi về quê nó hay sang nhà tôi rũ đi chơi lắm. Bây giờ lại gặp nó ở đây nên tôi nhất thời không ngờ được.

Cũng vì thế mà giờ nó lại nhăn mặt chu mỏ giận dỗi:

– Giận anh luôn! Mới có 2 năm không gặp mà quên em rồi!
– Bậy, đâu có! Tại em lạ quá anh hông nhận ra!
– Thiệt chứ hả?
– Thiệt mà, anh không đùa!

Quả thật là như vậy đấy mọi người ạ. Chỉ mới 2 năm thôi mà con bé đã thay đổi đến chóng mặt. Lúc trước nó chỉ là một con bé tóc ngắn có nước da bánh mật suốt ngày chỉ long nhong khắp nơi cùng với mấy đứa nhỏ trong xóm. Nhưng giờ đây khi bước sang tuổi 14 cái tuổi người ta gọi là tuổi trổ mã thì nó lại thay đổi 180 độ trở thành một cô thiếu nữ tóc đuôi gà với khuôn mặt ưa nhìn. Hơn thế nữa, làn da bánh mật của nhỏ đã sáng hơn hẳn, không còn nhem nhúa như trước. Chẳng trách tôi không thể nào nhận ra nó trong thời gian ngắn được.

Nhưng vì sao nó lại ở đây trước cổng trường tôi lại là một thắc mắc lớn. Nó chắc cũng cảm nhận được thắc mắc của tôi nên vội mở miệng giải thích:

– Ba anh chưa nói với anh hả! Em với chị em lên đây ăn Tết ở nhờ nhà anh nửa tháng đó! Biết anh học trường này nên em xuống xe ở đây chờ anh nè!
– Sặc, có việc này nữa hả?
– Thôi em đói rồi, mình về ăn trưa đi anh!

Con bé ngồi lên xe sau giục tôi chẳng kịp suy nghĩ làm tôi muốn tìm chỗ nào đó thư giản ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết cũng chả được.

Kết cục là tôi phải đèo con bé suốt đoạn đường về nhà. Mà nó ngồi im thì tôi cũng chẳng phiền hà gì. Đằng này nó lại tíu tít cả lên. Đi đến đâu nó đều chỉ chỏ luyên thuyên đến đó, nhất là khi đi ngang mấy hàng ăn vặt thì nó lại càng khoái chí.

– Anh, bò né là gì vậy?
– À là thịt bò người ta chiên lên ăn cùng với trứng và bánh mì!
– Vậy còn bò phá lấu!
– Thì là lòng bò hầm với nước dừa!

– Bột chiên thì sao anh!
– Thì bột người ta cắt thành khối nhỏ chiến với hột gà!
– Hột gà nướng nữa kìa
– Người ta bỏ gia vị vào trong trứng gà rồi nướng lên ăn với rau răm!

Nghe tôi kể đến đâu con bé nuốt khan đến đó. Trong mặt khoái trá đến phát tợm. Tôi cũng muốn mua cho con bé một vài món để cho nó biết vị lắm nhưng nghĩ lại gần tới giờ cơm rồi mắc công nó lại bỏ mứa cơm thì mệt.

Nghe nó nó luyên thuyên một hồi tôi lại đâm mệt không trả lời nữa nhưng nó vẫn cứ luyên thuyên. Tôi bắt đầu suy nghĩ đến những lời nó nói. Bé Linh vì muốn ăn Tết trên này nên đã cùng chị nó lên ở nhờ nhà tôi mấy ngày Tết. Nó thì chẳng sao có nó thì cũng vui nhà vui cửa, nhưng điều tôi lo nhất là chị của nó.

Nói thật với mọi người biết chứ từ hồi nhỏ đến bây giờ tôi với nhỏ Nhung (tên của chị nó) chưa bao giờ hạp khẩu nhau một lúc nào cả. Cứ gặp mặt là tìm cách troll nhau cho bằng được. Nhớ mấy lần tôi về quê bị nhỏ chọc cho tức điên mà giờ vẫn còn thấy ấm ức. Tôi không phải là người kiếm chuyện trước đâu, con nhỏ Nhung là người kiếm chuyện trước đấy, nhiều khi bị nhỏ hại mà tôi cứ muốn khóc thét vì chẳng làm được gì nó.

Đến giờ sau 2 năm cách biệt cứ tưởng là thoát khỏi cái ách chọc phá của nhỏ Nhung rồi ai ngờ lại tái ngộ trên Sài Gòn này, ngay vào nhà tôi mới ác. Chẳng biết mọi chuyện thế nào đây. Thú thật là tôi chằng muốn về nhà chút nào hết. Cứ nhìn thấy cái mặt cộng với lọn tóc đuôi ngựa bướm bỉnh của nhỏ thì tôi lại nổi máu.

Mà biết sao được, nhà tôi dù có xa cách mấy thì đạp vẫn tới nơi thôi, chưa kể Bé Linh lại giục tôi đạp nhanh về nhà ăn cơm nữa làm sao tôi có thể câu giờ được. Thế nên chỉ trong phút chốc, tôi lại đứng trước cánh cổng màu đen quen thuộc nhà mình.

Vừa xuống xe con bé đã oang oang lên gọi cổng:

– Chị hai, chú Ba ơi! Con với anh Phong về rồi nè!
– Ủa, ba anh cũng về rồi à?
– Dạ, chú ba nói sợ lúc tụi em đến mà anh đi học chưa về nên chú ba về sớm đợi cửa?

Chưa kịp hỏi thêm thì có tiếng dẹp lẹp xẹp từ trong nhà bước ra. Đó chính là ba tôi, vẫn bộ mặt ngầu ngầu làm tôi sợ chết khiếp:

– Mày về rồi à, vào nhà đi gần tới bữa trưa rồi!
– Ba sao không nói chuyện Nhỏ nhung với bé Linh lên nhà mình vậy?
– Lúc đầu tao cũng tính điện cho mày nhưng nghĩ lại sợ mày về không kịp bắt hai tụi nó đợi nên tao xin đoàn nghĩ một buổi về đây!
– Ùi, chán ba quá!

– Chán chán cái đầu mày, vào lẹ tao đói là cho mày ăn roi bây giờ!

Nghe ông nẹt như thế tôi đâm rùng mình bước vội vào nhà cùng với bé Linh lót tót theo sau.

Vào đến nhà tôi đã nghe loáng thoáng tiếng xào nấu phát ra từ dưới bếp. Ngay lập tức trong tâm trí của tôi lại hiện lên những hình ảnh của Hoàng Mai trước đây. Căn bếp đó chính là nơi để Hoàng Mai trổ tài nấu ăn của mình cùng với biết bao cao lương mĩ vị được em chế biến. Nhưng giờ nó đã trở thành một kí ức xa xỉ trong trái tim của tôi rồi. Những lúc bắt gặp những hình ảnh thân thương như thế tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài đứng cười khẽ một mình mà thôi.

– Ê thằng mắc dịch này, còn đứng đó nữa, mau vào phụ cái Nhung một tay đi!

Ba tôi thét lớn làm tôi giật mình hồn tiêu phách tán cuốn phăng vào bếp cùng với mở suy nghĩ hỗn độn trong đầu.

Hình ảnh đầu tiên của nhỏ Nhung xuất hiện trước mắt tôi vẫn là cái lọn tóc đuôi ngựa được cột cao bướm bỉnh, đặc điểm duy nhất mà tôi thấy ấn tượng nhất ở nhỏ. Xem ra nhỏ chẳng thay đổi là bao, họa chăng là cái đuôi tóc đó được cột cao thêm một chút nữa làm nhỏ đã bướm bỉnh nay làm càng bướm bỉnh hơn.

– À, Nhung ơi!
– Choảng…oảng…

Tôi chỉ vừa kịp thốt ra một tiếng gọi tên nhỏ thôi thì nhỏ đã duột tay làm rớt cái dĩa xuống đất nghe choảng đến điếc cả tai.

Nhỏ cuối xuống vừa nhặt chỗ dĩa vỡ vừa càu nhàu tôi:

– Đồ quỷ, vào không nói trước tự nhiên kêu tên người ta giật cả mình!
– Ẹc, tui cố ý đâu! Thôi để tui nhặt miểng dùm cho!
– Không cần! – Nhỏ hất tay tôi ra làm tôi mất đà suýt té.

Cùng lúc đó ba tôi với bé Linh chạy vào thấy miểng văng tứ tung trên mặt đất nên trợn mắt nghiêm trọng:

– Có chuyện gì vậy, sao miểng tùm lum dưới đất thế!
– Bạn Phong đó chú! Bạn ấy hù con rớt cả dĩa!

Nghe thế ông quay sang tôi hăm he:

– Phải không Phong? Tao bảo mày vào phụ cái Nhung mà!
– Nhưng con chỉ gọi tên bạn ấy thôi mà ba, ai biết bạn ấy giật mình đâu!
– Tao không biết, mày mau xin lỗi cái Nhung đi rồi hốt đống miểng đó vào!

Chẳng còn cách nào khác, tôi đành làm theo lời ông, xin lỗi con nhỏ Nhung trong sự uất ức cùng cực. Giờ mà có cái bao cát trước mặt thì chắc tôi đã đấm thủng nó luôn vì tức tối rồi. Gì đâu mà mới gặp lại thôi đã chơi tôi một vố quá tay thế này thì chẳng có thiện ý chút nào cả.

Thông qua những gì nhỏ Nhung đối với tôi bây giờ thì chắc mọi người cũng đã hình dung ra tôi với nhỏ Nhung đã đối đầu thế nào vào lúc trước rồi phải không. Tôi với nhỏ hồi còn dưới quê như nước với lửa, chẳng thể nào nói chuyện đàng hoàng quá 3 câu được, thế nào cũng có vài câu xỉa xói vào lời nói thôi.

Nhưng thường thì tôi không phải là người khơi màu cuộc chiến trước. Đa số những vụ chọc nhau toàn là nhỏ Nhung bày trò. Và tôi luôn là nạn nhân của những trò quậy phá đó. Ngặc một nỗi là tôi chẳng muốn đánh con gái nên chỉ tìm cách trả đũa lại những trò quậy phá đó thôi, phiền bà cố!

Vào giờ ăn ba tôi cứ nói chuyện với con nhỏ Nhung làm tôi hơi khó chịu nhưng cũng rán vễnh lổ tai lên nghe bởi vì cái tính tôi cũng khá nhiều chuyện:

– Con lên đây đến chừng nào?
– Dạ chắc là đến mùng 4 con về, cũng hông dám ở lâu đâu ạ!
– Không sao, con cứ ở đây tùy thích! Dù gì mai mốt cũng chuyển lên đây học mà!

– Phải đó, em muốn ở đây lâu hơn cơ! Nhìn chỗ nào cũng đẹp hết á! Chiều anh Phong chở em đi chơi nha!
– Ờ, rồi rồi!

Nó vòi vĩnh làm tôi không thể nào không không đồng ý được. Sẵn tiện đã mở miệng, tôi bèn hỏi luôn:

– Mà Nhung chuyển lên đây học hả?
– Ừm, sang năm 11 tui chuyển lên đây học! Có việc gì không?
– À, không có gì! Hỏi để biết thôi hề hề!

Bỗng dưng ba tôi lạnh giọng chen vào:

– Mày thì nên biết nhiều hơn đó, cái Nhung năm sau chuyển vào đây học sẽ ở nhà mình một thời gian! Tới lúc đó thì lo mà biết!
– Phụt…

Đang ngốn một họng cơm nghe hung tin tôi liền giật thót suýt phun hết ra ngoài. May mà có con bé Linh nó vuốt lưng với đưa cốc nước cho nếu không thì chắc đã nằm phòng máy lạnh trong bệnh viện rồi.

– Mày làm cái gì ghê thế, cái Nhung nó chỉ ở một thời gian để tìm nhà trọ thôi chứ có ở luôn đâu!

Ba tôi hơi nhíu mày khi thấy tôi lật lừa như thằng nghiện sau khi vừa khỏi bị hóc cơm.

– Nhưng trai gái mà ba!
– Tao không biết, tao lỡ hứa với chú Tư Chúc mày rồi, rán chịu đi con!
– Bộ Phong ghét mình lắm sao mà không cho mình ở ké vậy hả?

Đã thế con nhỏ Nhung còn phang thêm mấy câu vào nữa làm tôi uất nghẹn hết biết đường trả lời. Nếu nói không ghét thì phải cho nhỏ ở nhờ, còn nếu nói ghét thì chắc chắn sẽ lĩnh nguyên cái cốc tóe lửa của ba tôi. Đường nào cũng chết, đường nào cũng tàn, tiến thoái lưỡng nan.

Sẵn dịp ba tôi lại hỏi tới vụ của Hoàng Mai:

– Cái con nhỏ bữa hổm ở chung nhà với mày đâu rồi Phong!
– Dạ, à…
– Đừng nói nó đang siêu âm trên bệnh viện nghe con!

Nghe thế tôi liền giật thót chối đây đẩy:

– Đâu có ba, tại gia đình bạn ấy ổn rồi nên bạn ấy xin về đó thôi!

Ba tôi cũng chẳng làm căng, sau khi nghe xong liền ăn cơm tiếp, chỉ có con bé Linh tò mò lại hỏi tới:

– Chị nào ở chung với anh Phong vậy!
– À bạn anh, tại gia đình khó khăn nên ở nhờ nhà anh một thời gian!

Đến đây bỗng nhỏ Nhung chen vào:

– Hai người ở chung luôn à?
– Ờ, thì vậy!
– Bạn kia có đẹp không?
– Đẹp chớ!

Rồi nhỏ quay sang ba tôi:

– Chú lên bệnh viện xem thử đi ạ, không chừng bạn ấy đang ở chỗ siêu âm!
– Ê ê ê bà kia! Nói bậy bạ gì vậy?
– Con trai mấy người làm gì bỏ qua mấy vụ đó!
– Đừng có quơ đũa cả nắm à nghen, tui là tui đàng hoàng lắm đó!

Nhỏ chỉ khẽ cười rồi cắm đầu ăn cơm tiếp. Ngoài những trò khỉ trong lúc ăn của con bé Linh ra thì những diễn biến chính của bữa cơm trưa chỉ có bấy nhiêu thôi.

Tổng hợp lại thì tôi biết con nhỏ Nhung với em nhỏ là Diễm Linh lên đây đón Tết ở nhà tôi để làm quen không khí nhộn nhịp ở Sài Gòn trước khi chuyển lên đây học vào năm lớp 11. Mà tính tôi với con này khắc nhau nên chắc nếu ở chung với nhau thế này thì thế nào cũng có cự cãi xảy ra thôi, không sớm thì muộn, không nhanh thì trễ! Biết sau được đây, ba tôi đã ủy thác thế này rồi thì đành chịu vậy.

Sau bữa cơm đó ba tôi lại trở về bên đoàn. Ông dự định sẽ đi làm suốt tết để tăng thu nhập vì trong những ngày này có nhiều nơi mướn lân sư rồng về múa để rướt lộc cầu phú quý. Thù lao cho mỗi một lần múa như thế tăng cao hơn bình thường thậm chí là gấp 2 gấp 3 lần vì thế có rất nhiều đoàn lân sư rồng hoạt đồng xuyên suốt Tết, đoàn lân sư của ba tôi cũng không là ngoại lệ. Vì lí do đó đương nhiên ba tôi sẽ vắng mặt suốt Tết và thay vào đó là sự có mặt của chị em nhỏ Nhung vào dịp tết này, chán bà cố!

Vào đầu giờ chiều theo yêu cầu của bé Linh tôi dẫn nó ra ngoài công viên Hồ bán nguyệt để thưởng ngoạn không khí tập nập của đường phố ngày tết và tất nhiên nhỏ Nhung cũng đi theo vì lí do hết sức buồn cười:

– Tui phải đi theo em tui vì không biết ông sẽ làm gì với nó!

Công viên hồ bán nguyệt cách nhà tôi khoảng 4km, nằm trong một khu thắng cảnh đẹp mắt ở Phú Mỹ Hưng. Đương nhiên với tên gọi của nó, công viên này nằm gần hồ Bán Nguyệt lung linh với ánh đèn được bật sáng trải khắp bờ hồ.

Ngặc cái tôi chỉ có một xe đạp mà phải chở đến 2 người vì thế tôi đành phải gồng hết nội công trong người ra mà đạp như điên như dại mới mong đến công viên mau được. Lúc đầu nhỏ Nhung đòi ngồi giữa để ngăn cách con bé Linh thân với tôi nhưng một lúc sau thấy con bé Linh cứ loắc choắc chỉ chỗ này chỉ chỗ khác trên xe nên chúng tôi phải cho nó ngồi giữa để đề phòng tình trạng bé Linh rớt giữa đường, khổ!

Đến gần công viên, tôi bỗng ngập ngừng không bước nữa. Bởi vì muốn qua công viên hồ Bán Nguyệt phải đi qua cầu Ánh Sao. Đó chính là nơi tôi và Hoàng Mai chia tay cách đây không lâu. Nhìn từ hồ bán nguyệt, cầu Ánh Sao mong manh như sợi chỉ, lúc xanh lúc hồng vắt ngang mặt nước. Bây giờ gặp lại trong lòng rôi chợt dáy lên biết bao cảm xúc khó tả, những hình ảnh của Hoàng Mai lại ùa về đến ngập tràn.

Trong khoảnh khắc, bài học của Hoàng Mai lại vang lên trong đầu tôi: ”Trước khi yêu ai, anh phải hiểu được tình yêu là gì trước đã nếu không anh chỉ khiến người đó đau hơn mà thôi”

Vậy thực sự tình yêu là gì? Mình đang yêu ai?

– Anh Phong…nè…anh có nghe em nói hông!

Giọng của con bé Linh cất lên làm tôi tỉnh mộng quay về thế giới hiện tại với nhỏ Nhung và con bé Linh đang nhìn mình chăm chăm như động vật quý hiếm.

Biết đang bị nghi ngờ, tôi liền cười hềnh hệch chữa thẹn:

– Hề hề, có gì đâu! Tại đau bụng giữa đường!
– Ghê, đừng có đi gần tui đấy! Mắc công thả bom lại đổ thừa!
– Hừ ai thèm đi gần bà, mơ à!

Nhỏ Nhung chỉ hừ mũi rồi tiếp tục bước đi thưởng ngoạn cảnh đẹp, tôi và bé Linh vẫn lẽo đẽo theo sau như bảo vệ riêng của nhỏ vậy. Mà kể cũng ngộ, con bé Linh này đã xa tôi 2 năm rồi, đáng lẽ ra khi gặp lại nó cũng phải tỏ ra e dè một chút mới đúng chứ đâu phải đeo dính tôi như bây giờ đâu.

Nhưng nghĩ lại thì có người đi cùng tán phét, lanh chanh lóc chóc thế này cũng vui. Vả lại cũng đỡ làm tôi cảm thấy tủi thân khi nhìn mấy cặp đôi khác âu yếm bên nhau. Vì bé Linh giờ đây cũng tạm gọi là có chút nhan sắc nếu không muốn gọi là ưa nhìn. Đôi khi đi ngang mấy thằng FA nó cũng nhìn bé Linh với cặp mắt thèm thuồng vô số kể làm tôi cũng hãnh diện lây.

Tuy nhiên chuyến đi của chúng tôi sẽ tốt đẹp biết bao nếu như con nhỏ Nhung không gặp chuyện khiến tất cả đều mất vui hẳn

Ấy là lúc Nhỏ Nhung đi được hơn nửa chiều dài cầu Ánh Sao. Nhỏ bỗng nhiên nhăn mặt lục tìm thứ gì đó trong túi rồi dáo dác tìm kiếm xung quanh vẻ như sắp khóc đến nơi vậy. Thấy lạ, tôi và bé Linh chạy đến hỏi:

– Gì thế, tới phiên bà đau bụng rồi à!
– Không đùa, tui mất cái bóp tiền rồi!

Vừa nghe, con bé Linh đã nhảy đong đỏng lên chạy đến chỗ chị:

– Trời, chị hai kiếm kĩ chưa, xem có rớt chỗ nào không?
– Chị kiếm kĩ rồi, lúc ở chân cầu bên kia còn mà, giờ mất tiêu rồi, bực thật!

Quan sát một hồi lầu tôi cũng đã mường tượng được một vài sự việc trong đầu mình. Để cho chắc hơn nên bèn quay sang hỏi nhỏ Nhung:

– Này, bà hồi nãy có lạng vào chỗ đông người không!
– Ừ có! Đông mới vui chứ!
– Rồi có ai đụng chạm gì bà không!
– Không… – Rồi nhỏ nghĩ ngợi một lúc lâu – À…hình như có!

– Uầy, có hay không?
– Có, lúc nãy đang đi đến gần giữa cầu thì có một người đến hỏi tui đường đi!
– Rồi sao nữa?
– Cái tự nhiên có người đụng nhầm vào tui từ sau lưng!

Đến đây tôi đã chắc mẩm sự việc 90% rồi, nhưng để cho chắc hơn tôi hỏi thêm một câu nữa:

– Vậy bóp tiền bà để túi sau à!
– Ư, phải rồi! Thì tui thường để vậy mà! Có gì sai à?
– Ùm…!

Thấy tôi trầm ngâm không nói gì. Hai chị em tỏ vẻ bực mình giục tôi nói ngay. Riêng con bé Linh còn cố chọc lét phá tôi nữa. Thế nên tồi đành nói sự thật cho hai chị em biết:

– Uầy thì bà bị móc túi rồi đó!
– Hả, móc túi!
– Ờ, chắc cái bọn hỏi đường với đụng vào bà lúc nãy là cùng một băng đấy! Bà bị bọn chúng dụ rồi!
– Không thể nào! Cái người hỏi đường lịch sự lắm mà!

– Bọn móc túi bây giờ là vậy đó, dùng thủ đoạn làm phân tâm mấy người nhẹ dạ, mất cảnh giác rồi ra tay móc túi, giờ ra đường không tin bất cứ người lạ nào được đâu!

Bỗng tự nhiên nhỏ đùng đùng nổi giận với tôi:

– Giờ ông bảo tui là nhẹ dạ, mất cảnh giác chứ gì?
– Ơ, đâu có, tui đang giải thích cho bà mà!
– Đừng có ngụy biện với tui, tui biết ông đâu nghĩ tốt lành gì cho tui đâu, tui bị thế này ông khoái lắm chứ gì?
– Ơ, cái bà này! Tui nghĩ thế hồi nào! Ê nè…

Chưa kịp gọi với, nhỏ đã bỏ chạy một mạch xuống đầu cầu bên kia làm tôi với bé Linh chạy theo muốn bở hơi tai.

Dừng lại bên một băng ghế đá, nhỏ Nhung ôm mặt khóc tức tưởi làm tôi nhất thời bối rối chẳng biết làm gì ngoài để cho bé Linh an ủi chị của nó.

Thiệt là, nhỏ từ dưới quê mới lên chân ướt chân ráo, chưa hiểu cuộc sống phức tạp trên Sài Gòn phồn hoa, đô hội. Tôi chỉ muốn cho nhỏ Nhung hiểu rõ cái nhân tình thế thái trên này thôi mà, làm gì nhỏ khóc như thế chứ.

Thôi cũng chả trách, tự nhiên mất một số tiền lớn cộng với việc bị tôi dạy đời như thế chắc nhỏ cũng ấm ức lắm. Bao đời bắt rắn này lại bị rắn cắn không thấy bực tức sao được. Nếu tôi cà chớn chọc nhỏ thêm mấy câu chắc nhỏ bỏ nhà ra đi luôn ấy chứ. Nhưng hôm nay nhìn thấy cảnh cũ nơi chia tay thế này tôi cũng mủi lòng mà không đá động gì đến nhỏ nữa. Cứ để nhỏ khóc một hồi sẽ nín thôi, thời gian sẽ chửa lành tất cả mà.

Cảm nhận được những cơn gió lạnh khẽ luồn vào thân thể, tôi sọt hai tay vào túi quần nhìn ngắm bao quát cảnh vật xung quanh như thể mình là một người từng trải đang nhìn ngắm cảnh vật với con mắt già đời vậy.

Như thế là nhỏ Nhung và em nhỏ sẽ ở nhà tôi đến hết Tết. Từ nay về sau khi đi đâu chơi tôi cũng phải dẫn hai chị em rắc rối này đi theo mình, thiệt là mệt mà!

Chợt, tôi bỗng giật thót khi nghĩ đến Ngọc Lan và Lam Ngọc. Nếu như đi chơi với 2 chị em nhỏ thế này làm sao tôi đi xem pháo hoa với họ được đây…?

Chương 73:

Viễn tưởng tôi sẽ được du hí khắp nơi cùng Ngọc Lan hoặc Lam Ngọc vào đêm giao thừa để được hưởng cái không khí nhộn nhịp ngày Tết thế mà ngờ đâu hai chị em nhỏ Nhung lại lên Sài Gòn đón Tết đúng ngay cái dịp quan trọng thế này mới hả.

Mà đã cùng hai chị em nhỏ đi chơi Tết thì việc hẹn Ngọc Lan hay Lam Ngọc đi chơi chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Thứ nhất là mất đi tính riêng tư của buổi đi chơi giữa hai người, thứ hai là thế nào cũng bị con bé Linh hỏi này nọ hoặc không thì chị nó nhỏ Nhung cũng xỉa xói vài câu cho coi.

Đứng trước nguy cơ bị mất trắng buổi hẹn vì hai chị em nhà này. Tôi liên tục phải gãi đầu bức tóc để tìm cho ra được một cách toàn vẹn vừa dẫn hai chị em nhỏ đi chơi mà vừa hẹn được một trong hai cô kia ngắm pháo hoa đón Tết.

Nhưng để cân bằng được hai việc đó thì không phải là dễ. Kiểu nào thì cũng sẽ có xung đột xảy ra thôi. Đến lúc đó tôi chính là người lãnh chịu hết mọi hậu quả chứ không ai vào đây cả. Cứ tưởng tượng bàn tay nõn nà của Lam Ngọc chặt vào cổ tôi phát là đâm rùng mình rồi huống chi là mấy cô nàng khác.

Hết cách tôi đành tìm đến sự giúp đỡ của người bạn thân của mình, Nguyễn Nhật Toàn bí danh Toàn phởn. Thằng cô hồn này nhìn đểu đểu thế chứ ranh khôn lắm. Cái đầu của nó chứa biết bao nhiêu là kế hoạch gian xảo trong ấy. Nên nếu nhờ nó giúp thì thì chắc là sẽ thành công.

Vì vậy sau khi ăn trưa xong, nhân lúc hai chị em đang ngồi xem TV tôi liền vọt xe đạp ra khỏi cổng hướng thẳng đến nhà của thằng Toàn. Nhưng chỉ vừa mới xoay vòng cái pê đan để lấy đà thì giọng bé Linh đã í ới từ trong nhà vọng ra:

– Anh Phong!!! Chờ em với!

Thoáng chốc sau lại nghe tiếng chân bình bịch của con bé:

– Anh đi đâu thế, cho em theo!

Cái mặt của tôi lúc này phải nói là sượng ngắc cùng với đó là tiếng thở dài vô vọng khi con bé Linh đã đứng sừng sững ngay đầu xe của tôi kèm theo vẻ mặt hết sức hồ hởi:

– Anh lén đi chơi đó hả, không cho em theo là xấu lắm!
– Ẹc, anh đâu có đi chơi, anh đi có chút việc thôi!
– Đi đâu vậy! Giờ nghỉ tết rồi mà! Còn công việc sao?
– À thì…

Cũng vừa lúc đó nhỏ Nhung cũng từ trong nhà lỉnh kỉnh bước ra:

– Phong đi đâu kệ người ta em đòi đi theo làm gì?
– Nhưng ở nhà buồn lắm em muốn đi chơi!
– Linh à, em nghe lời chị em đi! Anh đi chút về ngay!

Nhưng Diễm Linh là con bé thuộc dạng cứng đầu nhất tôi từng gặp, một khi nó đã quyết chuyện gì thì có trời sập cũng chẳng bỏ cuộc. Nó dặm chân xuống đất giãy nãy:

– Hu hu, hông biết! Anh với chị ăn hiếp em! Em giận…

Xem ra tính cách của con bé Linh vẫn không đổi gì sau gần 2 năm không gặp. Nó vẫn là một cô bé ham chơi, nghịch ngợm và cực kì cứng đầu trong lốt một cô thiếu nữ tuổi 14. Không được sự đồng ý của tôi và nhỏ Nhung con bé liền ăn vạ ngay trước cổng nhà tôi khiến cho bao nhiêu cặp mắt tò mò của mọi người xung quanh để ý đến. Trong số đó có cả bọn mặt ngựa hay đối đầu với tôi nữa, bây giờ để tụi nó kiếm chuyện này nọ thì lại mệt.

Cho nên tôi thở dài lều bều:

– Thôi, muốn đi thì đi! Không có được quậy nghe chưa!
– Dạ, nghe rõ, hì hì!

Còn nhỏ Nhung thì chẳng cản ngăn gì nữa, chỉ hừ một tiếng rõ to rồi bỏ một mạch vào nhà không quên để lại cho tôi một lời hăm dọa:

– Bé Linh mà có bị gì thì đừng trách vì sao ngón tay có móng nhé!

Tôi thoáng rùng mình gợn cả sóng lưng. Chỉ dám ậm ừ vài tiếng rồi vội leo tót lên chiếc xe đạp chở con bé Linh dong thẳng ra khỏi cổng. Tôi đạp nhanh đến mức bé Linh ngồi sau còn phải ghì sát lấy hông tôi mà rú lên sợ hãi. Tưởng rằng đang có một đàn bò tót đang đuổi theo sau lưng tôi vậy.

Kể ra chọc con bé Linh cũng vui. Ngoài cái tính nghịch ngợm ra thì nó cũng nhát gan chán. Nhất là mấy chuyện về ma quỉ càng làm nó dựng tóc gáy. Nhớ hồi còn ở dưới quê bà tôi hay kể chuyện ma lắm. Cứ tầm khoảng 7- 8h là bà tôi lại ngồi trên giường kể chuyện cho bọn tôi nghe. Và đương nhiên lần nào cũng có mặt con bé Linh ở đó. Có hôm trời mưa nó cũng lội sang.

Mà mỗi khi nghe xong rồi con bé đâu có dám về một mình. Mặc dù là hàng xóm nhưng nhà của chú Tư chúc ba con Linh lại cách nhà nội tôi một vườn ca cao, muốn sang thì phải leo rào đi tắt qua vườn ca cao đó. Ngặc nỗi vườn ca cao đó lại rất âm u vào buổi tối. Tất nhiên tôi phải đưa nó sang bên kia xong rồi mới được phép quay về. những lần như thế chỉ muốn cốc đầu nó phát cho đỡ bực thôi.

Nghĩ lại thì thấy vui vui, chợt tự hỏi trong thời gian qua con bé có qua nhà nội tôi nghe kể truyện không, và nhất là có ai đưa nó về khi nó sang nhà nội tôi hay không. Tôi cũng phì cười vì chính mình quá lo cho con bé, nếu không có tôi thì chắc nó cũng nhờ chị nó hoặc thằng Mậu dẫn về thôi, thằng Mậu thích nó cực mà.

Hôm nay là một ngày ngày nắng đẹp, nắng vàng hoe chiếu xuống đường làm nó trở nên óng ả và có phần oi bức. Trên bầu trời, gió cứ thổi từng luồn mây lớn che đi ánh mặt trời rồi nhanh chóng thổi nó bay đi để trả lại những tia nắng chói chang của buổi ban trưa làm cho cảnh vật cứ thoáng chốc nắng rồi lại tắt thay đổi liên tục trong con mắt đời thường.

Cổng nhà thằng Toàn đã hiện ra trước mắt tôi rõ ràng mồn một. Nhà thằng Toàn cũng thuộc dạng có thể được gọi là biệt thự. Xét ra thì nó cũng chẳng thua Ngọc Lan là bao, chỉ có đều nhỏ hơn một tý thôi nhưng vẫn lớn gấp mấy lần nhà tôi đấy.

Dựng xe trước cổng nhà nó, tôi bấm chuông cổng rồi bảo con bé Linh leo xuống để bớt sức nặng đè lên chân chống nhưng nó vẫn cứ ở trên yên xe không chịu xuống. Hơi bực bội, tôi càu nhàu con bé:

– Nè, xuống đi, gãy chống xe anh giờ!
– Em hông xuống được!
– Ơ, sao lại không xuống! Hông biết đi sao?
– Dép em…rơi mất rồi!

Giật mình nhìn lại đôi bàn chân của nó giờ đây đang trần như nhộng gác lên chỗ gát chân xe tôi. Thiệt là bực mình, lớn rồi mà ngồi xe cứ như con nít, có giữ đôi dép cũng chẳng đặng bây giờ ra nông nỗi thế này chẳng lẽ phải bắt tôi cổng nó vào nhà như phục vụ sao chứ. Nhất thời không kiềm nén, tôi gắt gỏng nó với giọng bực bội:

– Em đấy, lớn rồi mà ngồi xe cũng không xong! Sau này anh không dẫn em đi chơi nữa đâu, phiền chết đi được!

Con bé thoáng giật mình trưng mắt nhìn tôi rồi khẽ cuối đầu nghẹn giọng như sắp khóc:

– Hức, không phải tại em!
– Chứ vì sao?
– Lúc nãy anh chạy nhanh quá, em không kịp giữ dép lại…

Mặt con bé lúc này nhìn tội đến xót lòng. Nó thậm chí còn chẳng dám ngước lên nhìn tôi. Chỉ cúi gắm mặt vân vê chiếc lá mai làm nó nhàu nát, méo mó như bản mặt tôi lúc này. Nhìn đôi môi nhỏ xíu của nó mấp máy theo những tiếng nấc, lòng tôi chợt cảm thấy áy náy, rạo rực. Một cảm xúc khó tả lại dấy lên trong lòng tôi, nó khiến cả người tôi nóng ran lên, cổ họng trở nên khô khốc. Đột nhiên tôi muốn ôm nó cực?

– Ê, kiếm tao có việc gì đó mày?

Tự nhiên tiếng thằng Toàn vang lên sát bên làm tôi hú vía suýt hét toáng lên, tim vẫn còn đập thình thịch. Một lúc sau trấn tĩnh tôi nhá nắm đấm:

– Thằng cô hồn, làm tao giật cả mình.
– Ai bảo mày không để ý! Mà mày kiếm tao có việc gì! Dẫn theo ai nữa đây!
– À đây là em gái tao đó!
– Hông phải em gái…

Chưa gì con bé đã chặn họng khiến cả tôi lẫn thằng Toàn đều trố mắt nhìn nó. Biết mình bị hố, nó lại cúi gằm mặt vân vê tiếp chiếc lá mai giờ này đã bấy nhầy như bã thuốc. Thằng Toàn cũng không để tâm, chỉ khẽ nhếch môi rồi tiếp tục hỏi tôi:

– Sao, nãy mày nói gì!
– Con bé này… – Ngó thấy bé Linh đang ngước lên nhìn tôi, tôi vội sửa lời – À, nó là em của bạn tao!

Giờ thì con bé mới chịu ngồi yên không cự nự gì nữa. Chỉ có mình tôi là thắc mắc tại sao con bé không cho tôi giới thiệu nó là em gái tôi mà thôi. Đúng thật con gái rất ư là khó hiểu cho dù ở bất kì độ tuổi nào. Ngay cả con bé Linh mọi thường rất hiếu động nhưng giờ đây lại ngồi ru rú trên xe tôi y như con mèo sợ rét co rúm trong chăn vậy.

Mà dù sao bé Linh bị mất dép cũng là do lỗi của tôi. Theo lẽ tôi nên xin lỗi con bé mới phải. Nhưng giờ xin lỗi trước mặt thằng Toàn thì hơi kì, thế nào cũng bị thằng quỷ đó chọc cho tức điên lên thôi nên tôi đành dùng hành động thay cho lời xin lỗi.

Tôi quay sang thằng Toàn:

– Ê, Toàn! Dắt xe vào dùm tao với!

Khi thằng Toàn đã vịnh ghi đông xe, tôi khẽ cuối người xuống, hướng lưng về con bé Linh:

– Nè, em leo lên lưng anh đi, đi chân trần sẽ đau chân đấy!
– Anh cổng em hở?
– Ừa, chứ hổng lẽ bắt em phải đi bộ vào nhà sao?

Nghe đến đây dường như mọi khúc mắt của con bé đã được gỡ bỏ. Nó niềm nở nhảy phóc lên lưng tôi nhanh như sóc làm tôi thí đều muốn chúi nhũi tới trước, nếu không có thằng Toàn mau mắn vịnh lại thì chắc giờ răng môi lẫn lộn rồi cũng nên.

Toàn phởn đẩy cổng dắt chiếc xe tôi vào trước. Còn tôi thì cổng bé Linh đi ở phía sau. Ngồi trên lưng tôi, con bé cứ tíu tít đủ thứ chuyện đến nỗi khi tôi nhắc nhở nó vẫn ngâm nga ca khúc nào đó chứ không chịu im lặng hẳn.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Thiên đường và địa ngục dành cho quản trị mạng
Sơn Ca và Nụ Hồng Đỏ
Câu Chuyện Về Sannox Phu Nhân
Ngư Ông Và Biển Cả
Trong rạp chiếu phim