Bước Chân Kẻ Lãng Du

05.07.2014
Admin

Khách sạn Thủy Tùng tọa lạc trên khu đất cao giữa rừng Trúc Phương.
Đến nơi đây du khách sẽ có cảm giác sống giữa thiên nhiên thơ mộng. Cảnh đẹp nửa hoang sơ, nửa được xây dựng có sức thu hút rất lớn đối với du khách.
Xung quanh khách sạn là đồi thông thơ mộng. Dưới chân đồi là con đường trải sỏi dẫn vào rừng, nơi có suối nước nóng và rừng nguyên sinh yên tĩnh, mát rượi một màu xanh.
Trời còn hừng sáng mà du khách đã rời khách sạn, tản bộ vào rừng hít thở không khí trong lành.
Tú Mai và Kim Thanh nhởn nhơ đi về phía suối mơ.
Nước suối trong veo. Hai cô bé dắt tay nhau bước xuống. Suối chảy róc rách chớ không đổ ầm ầm. Ở đây có rất mhiều người tắm, họ té nước vào nhau vui vẻ. Tú Mai và Kim Thanh chọn một chỗ vắng khách, hai cô bé muốn tránh cái nhìn hau háu của mấy chàng trai dễ ghét. Họ đi dọc theo bờ suối. Một đoạn rất dài du khách vẫn đùa vui, tấp nập mạnh ai nấy tắm.

Ấy vậy mà trời chưa ngả bóng du khách vội vã trở lại thành phố. Một sự việc hoàn toàn bất thường xảy ra ở đây.
Dân chúng ở trong vùng không dám ra ngoài vào ban đêm.
Khách sạn Thủy Tùng vắng hoe từ đêm đến sáng làm cho ông Tùng lo lắng không yên. Cả vùng đang đồn ầm lên vì cái tin cô gái trẻ thường bị bắt cóc vào ban đêm.
Vĩnh Hưng được phái đến truy tìm thủ phạm, nhưng dù cố gắng hết mình, thủ phạm vẫn bặt vô âm tín chẳng để lại dấu vết gì, sự mất tích bí ẩn đã bao trùm không khí ở đây. Ai nấy cũng thắc mắc chẳng ai giải đáp được bài toán hóc búa ấy, không khí sợ hãi như trùm lấy mọi người, trùm lấy khu rừng Trúc Phương vốn đẹp và nổi tiếng tự bao giờ.
Trong nhiều tháng liền khách sạn Thủy Tùng trở nên đìu hiu. Ông chủ khách sạn sống trong tâm trạng vừa lo sợ, vừa tiếc nuối.

Có những lúc ông Tùng ngồi lặng lẽ nhìn ra trời đêm. Ông Tùng chợt rùng mình, ông sợ cả bóng đêm, nó như con quỷ đang rình mò chực chờ hại ông.
Ông Tùng vội vào phòng đóng chặt cửa lại. Lòng ông rối rắm như tơ vò.
Thu Nguyệt cùng mẹ tay xách nách chiếc vali to tướng. Cả hai bấm chuông rồi đứng chờ. Lát sau có người đi ra, bà reo lên vui mừng:
– Chao ôi! Hai người định dọn về đây ở luôn à?
Nguyệt cười lớn trả lời thay mẹ:
– Con chỉ xin ở đậu một tháng thôi, dì ba cho ở đây chớ?
– Hứ! Nói nghe thấy ghét. Mẹ con mày ở đây luôn tao không cho à?
Cả ba cùng cười. Cả nhà ấm áp niềm vui. Bà ngoại Nguyệt chống gậy ra mừng con gái và cháu về chơi. Bà nắm chặt tay cô bé:
– Chao ôi! Nó lớn quá rồi. Sắp lấy chồng hả con. Bao giờ cho bà uống rượu.
Nguyệt lắc đầu nguầy nguậy:
– Ngoại nói gì kỳ quá. Con còn nhỏ mà!
– Nhỏ lắm! Nó có bạn chưa chị hai. Dì ba liếc Nguyệt.
Mẹ Nguyệt cười:
– Nó kín lắm, chị đâu có biết?
– Sao chị không theo dõi nó coi chừng …
Nguyệt phũng phịu:
– Người ta không có gì hết tự nhiên dì ba xúi mẹ con coi chừng … Giống như con mắc trọng tội vậy ai mà chịu nổi.
– Ừ nhắc mẹ mới nhớ. Chuyện con với thằng Vĩnh Hưng, ra sao rồi?
Nghe mẹ nhắc. Thu Nguyệt đỏ mặt:
– Con với anh ấy đâu có gì. Anh Vĩnh Hưng có người yêu là đồng nghiệp sắp đám cưới rồi đó mẹ đừng có nói bậy không nên.

Mẹ cô lắc đầu cười:
– Ôi tuổi trẻ nó đặt đâu mình ngồi đó lo gì phải không mẹ.
Bà ngoại nhìn Nguyệt mỉm cười:
– Thôi! Con nghĩ đi rồi ăn cơm, nhớ đừng có đi đâu, ở đây lúc này ghê lắm, đừng đi xe nghe Nguyệt.
– Dạ!
Nguyệt vâng lời. Trời ngả về chiều, chim hót véo von. Rừng dương nghiêng ngã trước cơn gió lại rì rào, thì thầm trò chuyện. Nguyệt tản bộ ra ngoài. Cô đi về khách sạn Thủy Tùng. Khuôn viên khách sạn vừa đẹp, vừa rộng. Du khách ra vào tấp nập, cô đến bên hồ cá ngồi nhìn những chú cá đủ màu bơi lượn cái hồ sen giữa rừng. Cảnh đẹp, gió mát, Nguyệt nghiêng dài mái tóc, mắt chăm chú nhìn xuống hồ tìm chú cá đuôi đỏ, cô nhặt một bông hoa rụng bỏ xuống hồ, chú cá tai tượng ngoi lên đớp lấy.

– Này cô bé làm gì mà cười vui thế.
Nguyệt giật mình nín cười nhìn người vừa phát ra tiếng nói. Một anh chàng rất đẹp có nụ cười cởi mở đứng phía sau Nguyệt tự bao giờ. Nguyệt vội đứng lên:
– Xin lỗi, tôi vô ý.
– Không sao, cô cứ tự nhiên ngồi nhưng không khéo rơi xuống hồ thì khổ.
Chàng trai nói tự nhiên Nguyệt đỡ e thẹn, cô hỏi nhỏ:
– Xin lỗi, anh là khách của khách sạn à?
Chàng trai không trả lời mà nheo mặt nhìn Nguyệt hỏi lại:
– Còn cô cũng là khách của khách sạn ư?
Nguyệt lắc đầu:
– Tôi từ xa đến nhưng mà nhà tôi gần đây thôi.
– Cô nói gì lạ quá tôi không hiểu.
Nguyệt cười thật tươi như nụ hoa hàm tiếu làm chàng trai bị thu hút theo.
– À. Tôi ở trên tỉnh theo mẹ về quê nghỉ hè. Đây là quê ngoại tôi, nhà dì tôi cách đây một quãng đường.
– Sao cô lại đến đây?
– Mỗi lần về quê tôi đều đến đây chơi lâu thành lệ.
– Ủa! Sao tôi chẳng gặp cô bao giờ cả?
– Làm sao mà anh gặp được? – Nguyệt lại cười.
– Xin lỗi anh tên gì? Ở đâu? Chúng ta làm quen nhé!
– Vĩnh! Tôi tên Vĩnh.
Nguyệt nhìn trân trối:
– Anh là Vĩnh con của ông chủ khách sạn?
Vĩnh cũng ngạc nhiên:
– Sao cô lại biết tôi?
– Biết chứ, ngoại tôi nhắc đến anh hoài. Thế là tôi nghe tên anh đã từ lâu bây giờ mới gặp mặt.
Vĩnh cười:
– Hóa ra chúng ta là hàng xóm của nhau.
Cô bé thật dễ thương, càng trò chuyện Vĩnh càng thu hút bởi duyên ngầm của cô bé. Anh ngồi xuống thành hồ:
– Cô bé tên gì?
– Nguyệt.
– Ở trên tỉnh em học trường nào?
– Sinh viên trường đại học nhân văn.
– Vậy là chúng ta cùng trường rồi – Vĩnh nói dối.
– Sao em không gặp anh bao giờ?
– Bọn anh ít đi chơi lắm. Em về đây bao giờ trở lên thành phố?
– Một tháng, em rủ theo cô bạn nhưng nó không đi theo, về đây em buồn nên đi lang thang cho vui.
– Vậy là hai tâm hồn lẻ loi lại gặp nhau rồi.
Lời Vĩnh thật ấm áp làm cho Nguyệt vui hơn.
Anh thích nói chuyện với Nguyệt dù mới gặp gỡ.
– Thế anh cũng nghỉ hè ở nhà mình à?
– Ừ. Ba anh gọi anh về phụ việc ông ấy. Anh đang buồn muốn chết lại gặp em đúng là hên thật.
Liếc xéo Vĩnh, Nguyệt đùa:
– Hên hay xui chưa biết à. Thôi em về kẻo mẹ và bà ngoại trong. Chào anh.
Vĩnh bước xuống chạy theo chắn lối Nguyệt:
– Em bảo ở đây buồn. Đêm nay đến đây chúng ta cùng đi dạo được chứ Nguyệt.
Nguyệt cắn móng tay suy nghĩ:
– Để xem, thôi em về. Hẹn gặp lại sau.

Nói xong Nguyệt tất tả chạy đi. Vĩnh đứng ngây người nhìn theo bóng Nguyệt khuất cuối con đường. Anh thấy lòng mình nôn nao lo. Hình bóng cô gái cứ chập chờn. Vĩnh đi vào nhà mà đầu óc mông lung. Anh nở nụ cười tươi tắn với ý nghĩ vừa lóe qua đầu. Liệu đêm nay cô ấy có đến không? Mình phải chờ …
Đêm nay là ngày trăng rằm, ánh trăng tròn vành vạch như quả bóng căng tròn e ấp ngủ trên ngọn cây. Mới bảy giờ Vĩnh đã ra cổng đứng chờ. Chàng trai đi tới đi lui dáng nôn nóng. Lâm thấy vậy bước ra hỏi:
– Cậu hai ngắm trăng hả?
Vĩnh vội đáp:
– Đâu có, tôi chờ bạn.
– Bạn trai hay bạn gái. Hồi chưa cậu về nhà có một mình mà.
Vĩnh hơi bực mình vì sự tò mò quá đáng của Lâm:
– Sao anh để ý tôi làm gì? Tôi thiếu gì bạn.
– Tôi xin lỗi, không phải tôi để ý đến cậu hai mà ông sợ dặn tôi phải lo cho cậu. Xin cậu thông cảm.
– Tôi lớn rồi, anh đừng có nghe lời ba tôi mà xem tôi như đứa trẻ lên năm, mất tự do làm sao chịu nổi.
Lâm gãi đầu:
– Hôm nay ông đi vắng. Cậu có đi chơi đừng đi xa, vùng này không còn như trước nữa đã có nhiều cô gái chết oan rồi đó, cậu biết chưa?
Vĩnh cười to:
– Các cô gái chết chắc do người yêu giành giật hay bị hãm hại. Còn tôi là con trai mà anh sợ cái gì?
Lâm đuối lý đành ngậm tăm. Vĩnh vuốt nhẹ tay Lâm:
– Thôi tôi cám ơn anh lo cho tôi, anh cứ vào lo công việc của mình một chút tôi vào ngay.
Lâm vui vẻ ngay, rồi đi vào:
– Nhớ đừng đi đâu nghe cậu hai, khó xử cho tôi lắm.
– Ừ biết rồi, nói mãi.

Lâm đi vào, Vĩnh vẫn đi tới đi lui. Lòng anh như có hàng chục con bò rọ rạy thật khó chịu. Lần đầu tiên anh chờ đợi, thời gian như dài ra, mới có mười phút mà anh cứ tưởng như một ngày, không chờ nổi, Vĩnh dợm bước về phía bìa rừng hướng về nhà Nguyệt, chợt có tiếng gọi nhỏ:
– Anh Vĩnh, anh chờ ai đó?
Vĩnh như trút được gánh nặng anh vội nắm lấy tay Nguyệt:
– Anh chờ em chớ chờ ai? Sao em đến trễ vậy?
– Mẹ em không cho đi, em trốn ra đây một chút.
Dưới ánh trăng lồng lộng sáng rõ mặt Nguyệt sáng tựa trăng rằm, Vĩnh ngây ngất:
– Nguyệt à, em đẹp quá.
– Khéo miệng mới quen người ta đã nịnh rồi. Em nghe nói mấy người hay nịnh, xạo lắm đó.
– Không, anh không xạo, anh nói thật mà. Thôi chúng ta ra bờ suối ngắm trăng thú vị lắm ở đây có nhiều du khách đi qua đi lại nói chuyện không tiện lắm.

Nguyệt gật đầu, ánh trăng đẹp tràn ra trên đường, loáng loáng như mỡ trên vòm lá, lắc lay soi rọi xuống đường theo chân đôi bạn mới quen đến bờ suối Mơ. Đêm thật yên tĩnh. Ánh trăng rực rỡ cả bầu trời. Trăng in vành vạch xuống dòng suối, Vĩnh dìu Nguyệt ngồi xuống bên anh ngắm vầng trăng in tròn trong đáy nước, cả hai im lặng thả hồn mình ngây ngất. Họ chưa nói lời yêu nhưng ngồi bên nhau ấm áp. Vĩnh không dám phá vỡ phút giây lặng im hạnh phúc này.
Anh muốn ôm chầm lấy Nguyệt hôn lấy hôn nhưng anh không dám. Nguyệt rất vui vẻ, Vĩnh rất đàng hoàng. Cô cất tiếng:
– Sau này anh về giúp ba anh chứ!
Vĩnh lắc đầu:
– Anh muốn đi theo mơ ước của mình, không muốn đơn thuần là ông chủ khách sạn. Còn em, em thích làm bà chủ không?
Nguyệt bỗng lắc đầu buồn bã:
– Anh nói điều đó hơi sớm, em chưa nghĩ tới.
– Chưa nghĩ sao em dám đi dạo cùng anh. Em không sợ anh à?
– Không! Anh có gì mà em sợ. Mới gặp anh, em thấy anh rất tốt, rất đáng tin cậy.
Vĩnh bỗng ôm chầm lấy cô:
– Nguyệt này, em có chấp nhận anh không?
Nguyệt vội gỡ tay anh ra nói trong hơi thở:
– Đừng anh, chúng ta nên là bạn sẽ tốt hơn.
Vĩnh nghe Nguyệt nói thế chạm tự ái vội buông cô ra. Nguyệt đứng lên cô nhặt một hòn sỏi ném xuống suối. Ánh trăng vỡ tan thành ngàn mảnh. Vĩnh vẫn ngồi yên bất động.

Chợt anh nghe tiếng khẹt khẹt rất lạ bên tai. Tiếng khẹt khẹt càng lớn.
Nguyệt đang đứng rô rú lên làm cho Vĩnh thất kinh hồn vía. Anh bật dậy định chạy về phía Nguyệt, một con đười ươi to lớn lông lá xồm xàm. Đôi mắt to lồi ra xanh lè nhìn hai người, nó chờn vờn bước tới tấn công anh và Nguyệt. Vĩnh hét lớn:
– Nguyệt chạy đi, nhanh lên.
– Còn anh cũng chạy đi.

Nói xong mạnh ai nấy chạy. Vĩnh quơ được khúc cây anh múa may quăng về phía con đười ươi, nó chùng bước rồi rượt theo, Vĩnh bỏ chạy. Dưới ánh trăng lờ mờ rồi khuất đen con đường tối thui anh chẳng thấy Nguyệt đâu cả. Vĩnh đã chạy ra khỏi bìa rừng. Anh nghĩ Nguyệt đã chạy về nhà rồi. Sự việc xảy ra quá nhanh làm anh ngơ ngẩn. Vĩnh lo lắng không yên, không dám trở lại suối mơ một mình, Vĩnh tần ngần giây lâu, anh đành quay trở về nhà. Lòng dạ không yên, Vĩnh gọi điện thoại di động cho Nguyệt, chỉ nghe tiếng tít tít mà không có tiếng trả lời. Vĩnh vội tắt máy, anh ngồi trong bóng đêm, bàng hoàng, lo lắng về Nguyệt.

Vĩnh trăn trở, anh lo sợ thật sự. Nếu Nguyệt chạy không kịp thì sao? Ôi kinh khủng quá “Vĩnh chợt nhớ lời anh nhân viên Lâm cảnh báo”. Lúc này các cô gái dễ bị hại cậu biết chưa? Sao lúc nãy mình chẳng ở lại để bảo vệ cô ấy. Lỡ có việc gì xảy ra ân hận làm sao kịp. Đầu óc Vĩnh nóng bừng. Anh hỏi và tự trả lời.
Câu trả lời chẳng đâu vào đâu rồi lại tự hỏi tự trách. Vĩnh trăn trở đến nửa đêm thì thiếp đi, trong mơ anh thấy Nguyệt đến bên anh lay nhẹ anh, đôi mắt cô thật u buồn trách móc:
– Sao anh lại bỏ em, em đã bị nó hại rồi. Thôi chào anh em đi.
Vĩnh gọi với theo:
– Nguyệt, Nguyệt chờ anh … Chờ anh với.
Bóng Nguyệt tan dần tan dần chỉ còn là bóng sương mờ ảo trước mắt. Anh giật mình ngơ ngác. Trong bóng đêm Vĩnh chợt thấy đôi mắt xanh lè của con đười ươi tiến đến bên anh. Anh vội hét lên:
– Đi! Đi! Trời ơi! Quân giết người.

Vĩnh vội lấy chăn trùm kín đầu, cứ thế anh bị ảm đạm suốt đêm, bên ngoài trăng vẫn sáng vằng vặc nhưng bóng Nguyệt của anh đã biến mất khỏi thế gian này rồi ư? Không thể nào, không thể là sự thật. Anh và cô ấy mới vui vẻ bên nhau kia mà. Ôi cuộc đời thật khác nào một giấc mơ.
Một cơn ác mộng trong đời của Vĩnh …
Sáng hôm sau khi anh còn chưa thức thì nghe tiếng gõ cửa, rồi giọng Lâm vang lên:
– Cậu Vĩnh ơi, có người tìm cậu, là mẹ cô Nguyệt nào đó tìm, cậu dậy chưa?
Nghe nhắc tới tên Nguyệt. Vĩnh tỉnh ngủ hẳn. Anh ngồi bật dậy nói vọng ra ngoài:
– Bảo bà ấy chờ tôi một chút.
Anh hối hả rửa mặt rồi chạy xuống phòng khách.
Bà Thu đang ngồi chờ anh với dáng điệu bồn chồn. Vừa thấy anh, bà hỏi ngay:
– Hôm qua con Nguyệt nhà tôi có đến đây gặp cậu không?
Sợ có chuyện chẳng lành, Vĩnh vội lắc đầu:
– Có chuyện gì xảy ra với Nguyệt hả bác?
– Đêm qua nó bảo nó đến chơi với cậu rồi bây giờ chẳng thấy về.
– Thế ư? Bác tìm cô ấy đi. Đêm qua cháu ở nhà. Cô ấy không có đến đây.
Mẹ Nguyệt thất vọng bước ra:
– Nhờ chiếc điện thoại di động để lại lời nhắn nên tôi mới tìm cậu. Giờ tôi chẳng biết nó đi đâu. Nguyệt ơi! Con ở đâu hả con?

Nhìn dáng bà mẹ đau khổ bước đi. Vĩnh thấy đau đớn trong lòng, nhưng nỗi sợ hãi đêm qua đã thành sự thật. Trời ơi, con đười ươi to lớn đã bắt mất Nguyệt rồi. Phải chi đêm qua anh đứng rủ cô đi ngắm trăng. Phải chi anh đừng sợ hãi, anh ở lại chống với con đười ươi cứu Nguyệt. Ôi lòng anh lại như rối tơ vò.
Lâm gọi anh đi ăn sáng mà anh chẳng nghe:
– Cậu hai, thì ra đêm hôm qua cậu rủ cô ấy đi chơi. Rồi cô ta đâu rồi.
Vĩnh giật mình thảng thốt:
– Anh nói ai? Đừng có nói bậy. Tôi có đi với ai đâu?
– Sao lúc nãy mẹ người ta đến đây. Có phải cô bé cùng cậu ngồi trên thành hồ hôm qua không?
– Ừ, cô ấy … Nhưng anh đừng có hỏi nữa.
Nhìn vẻ mặt cau có của Vĩnh, anh Lâm đành im lặng lắc đầu. Đúng là quí tử con nhà giàu. Không biết cô gái kia đang ở đâu, Lâm càng ngao ngác hơn.
– Vĩnh à! Con về nhà sao không thấy đi chơi, làm gì mà ru rú trong phòng vậy con.
Vĩnh yên lặng nhìn mẹ nói nhỏ:
– Con không được khỏe.
Bà Tùng hốt hoảng:
– Có điều gì buồn hả con? Cô có đi xem cô gái chết ở suối mơ không? Con sợ à? Con đừng có đến chỗ đó nghe chưa! Nơi đó đã có hai cô gái chết y như vậy con không biết à?
Vĩnh lắc đầu:
– Con không có đến đó, nhưng con hơi mệt chắc chiều nay con về thành phố mẹ ạ.
Bà Tùng sờ trán con trai:
– Vĩnh! Con bệnh à? Nếu bệnh để mẹ cho người đến khám bệnh cho con, mới về chơi có một ngày lại đòi về thành phố, thiệt mẹ không hiểu nổi con.
Vừa nói Vĩnh vừa đứng dậy xếp đồ đạc vào vali nhỏ. Bà Tùng dặn dò:
– Con đi thì đi! Mẹ cũng không muốn con ở đây lúc này vùng này có kẻ cướp của giết người, mẹ sợ quá con à! Con ở ngoài ấy luôn cũng được.

Vĩnh gật đầu. Anh xách vali lên bước vội đi như chốn chạy một cái gì đó mà anh cố bứt ra cũng không bứt nổi. Vĩnh đi vội vàng đến nổi bà Tùng chưa kịp mở lời. Bà ngạc nhiên nhìn theo dáng Vĩnh mà lắc đầu.
Vĩnh lên thành phố mà lòng trĩu nặng nổi buồn, pha lẫn xót xa. Anh nằm dài trên giường, đầu óc chìm trong ý nghĩ dằn xé.
Chịu không nổi anh lại ngồi lên, lẳng lặng đi ra khỏi nhà, giờ đây anh cần có một người bạn để chia sẽ tâm trạng u uất của mình.
Anh đến nhà Phát. Trời về khuya, con đường dài hun hút vắng người. Nhà Phát đã tắt đèn nhưng anh vẫn gọi:
– Phát ơi, ngủ chưa Phát.
Trong nhà bật đèn. Rồi hiện ra ở cửa, anh bật lên ngạc nhiên:
– Ủa, sao cậu bảo là nghỉ hè một tháng ở nhà. Mới có mấy ngày đã quay về đây sao? Chuyện gì xảy ra à? Nhìn cậu bơ phờ quá vậy?
Vĩnh lắc đầu chép miệng quăng cái vali trên bàn:
– Cậu đừng có hỏi nữa được không? Mình mệt quá trời rồi.
Phát xếp lại bàn ghế cho ngăn nắp, anh lẩm bẩm:
– Ừ! Mệt thì nghĩ. Chuyện gì kể cho tớ nghe với.
Vĩnh nằm lăn ra giường uể oải cất giọng:
– Này ông có tin chuyện tôi sắp kể ra đây là sự thật không? Nếu tin thì tôi kể không thì thôi.
Phát chạy đến ngồi kế bên Vĩnh cười:
– Thái độ của cậu hôm nay hơi lạ đó Vĩnh. Chuyện gì thì kể đi, sao lại rào trước đón sau, có khi nào bạn bè mình không tin cậu đâu?
Vĩnh vẫn lơ đễnh lười nhác:
– Nhưng chuyện này xảy ra quá sức tưởng tượng của mình Phát ạ!
– Cái gì dữ vậy, cỡ như chết người hôn mà bạn không dám nói.
– Cậu nói hay đấy, một vụ án, mà mình không biết giờ cổ ở đâu nữa.
– Hả! Cậu nói cái gì? Cậu … Cậu … Phát trừng mắt lắp bắp.
Vĩnh vội nhỏm dậy bịt miệng bạn:
– Ê! Đừng có nói bậy. Mình không có hại cô ấy nhưng cô ấy giờ ở nơi nào mình cũng không biết nữa.
Phát giật mình như bị bỏng:
– Nói tới nói lui thì cậu là thủ phạm, giờ cổ mất tích? Cô ấy là cô nào vậy?
Chết chưa?
– Im! Nín … Cái gì mà cậu làm một hơi vậy. Cậu hiểu lầm rồi. Yên lặng mình kể cho mà nghe.
Phát bình tĩnh lại ngồi để chân lên giường nhìn Vĩnh:
– Nào nói đi! Nói từ đầu cho mình rõ. Lòng tôi như lửa đốt, nói đi! ….
Vĩnh lừ mắt nói từ từ:
– Hôm qua mình về tới khách sạn khoảng trưa gặp ông già bảo lúc này ở rừng Trúc Phương có xảy ra giết người, ông ấy cảnh báo và không cho mình đi chơi.
– Rồi thế nào? Phát nôn nóng chen vào.
– Mình cũng ở nhà đến chiều. Một cô gái từ thành phố cũng về quê nghỉ hè, nhà ngoại cô ấy ở gần khách sạn Thủy Tùng. Cô bé ấy rất dễ thương vừa nhìn mình đã có cảm tình ngay. Cô ta đến khách sạn ngồi chơi xem cá bơi. Mình đã làm quen và hẹn đến tối ra bờ suối mơ ngắm trăng.
Phát vội kêu lên:
– Trời ơi! Mơ mộng đến thế là cùng. Thật là một cuộc tình quá đẹp.
– Đẹp! Đẹp con khỉ mốc. Rắc rối thì có, mình rủ như thế ngỡ cô gái không đi, nào dè đến tối trăng rực rỡ cả bầu trời, mình có nhã ý chờ, thế là cô ấy đã đến thật.
– Này tớ hỏi thiệt cậu có làm gì cô ấy không?
Vĩnh đập tay bạn:
– Làm gì? Nói bậy, nghĩ bậy không hè. Đầu óc cậu toàn là …
– Là cái gì?
– Là bã đậu chứ là gì.
– Hừ! Kể tiếp đi.
Vĩnh ngầm nghĩ một chút sau mới nói:
– Hai đứa mình đi ngắm trăng bên bờ suối mơ, nói thật cảnh đẹp hữu tình, trăng thanh gió mát, mình có hơi sổ sàng nhưng bị cô ấy chỉnh ngay. Thế là mình ngồi nhìn mây nhìn nước một mình, cô ấy đứng lên đi khỏi chỗ ấy một chút. Lúc đó có tiếng khẹt khẹt vang lên rất gần. Cậu biết không một con đười ươi to lớn tiến đến. Cô ấy hét lên một tiếng, nó liền tấn công cả hai. Nguyệt bảo mình chạy, cô ấy cũng chạy. Con đười ươi có đôi mắt to lồi ra xanh lè, mình đầy lông lá. Lo chạy mải miết ra đến bìa rừng không thấy cô ấy đâu, nhưng mình không dám trở lại chỗ đó. Mình sợ ….

– Thế là cô ấy bị con đười ươi bắt đi à?
Vĩnh gật đầu buồn bã:
– Giờ cổ mất tích rồi.
– Hả! Mất tích? Cậu thấy nó mang cổ đi chứ?
– Ừ! Tất cả là sự thật. Đêm đó chờ mãi không thấy Nguyệt về, mình hy vọng cô ấy về nhà ngoại cô ấy. Mình về khách sạn gọi điện đến không ai nghe. Sợ quá, đêm ấy mình ngủ không được …
Phát nhăn mặt:
– Cậu bảo con đười ươi mang cổ đi? Mà đi đâu?
– Làm sao mình biết được vì lúc đó mình quá sợ hãi … Chỉ biết sáng hôm sau nghe người ta bàn tán xôn xao. Mình tìm đến dòng suối nhỏ đêm qua … Dấu vết của sự giằng co vẫn còn.
– Trời ơi! Tội cho cô Nguyệt quá! – Phát kêu lên.
– Vậy tại sao cậu không nói cho mọi người rình bắt con quái thú ấy mà lại chạy về đây. Lạ thật đó.
– Thấy Nguyệt mất tích, mẹ Nguyệt tìm đến mình, mình bảo là không có đi chung với cô ấy. Mình sợ gặp rắc rối, dù sao cô ấy cũng đã …
Phát lắc đầu than thở:
– Làm như thế cậu thật là tệ. Cậu bảo đó là quái thú hại Nguyệt sao cậu không thông báo cho mọi người biết kẻo có người lại bị nó hại nữa thì tội nghiệp cho họ.
– Cậu có lòng nhân đạo quá hen! Gặp nó thì cậu nói biết, ba hồn chín vía biến mất hết. Đến cái bình tĩnh vốn có của con người con trai cũng không còn.
Vả lại liên quan đến vụ án mình đâu còn tâm trí để làm gì. Thú thật với cậu từ hôm qua tới nay mình sống dở chết dở, không biết phải làm gì, không dám nói với ai cho nên …
– Chạy một hơi về đây chứ gì, đúng là gan thỏ đế.
– Chứ cậu bảo mình phải làm gì?
Phát nổi hứng:
– Được rồi, nếu chuyện cậu kể là thật một trăm phần trăm thì cậu dẫn tớ về rừng Trúc Phương ngay bây giờ đi.
– Chi vậy? Vĩnh ngạc nhiên trước quyết định lạ lùng của Phát.
– Mình muốn tận mắt nhìn con quái thú ấy, nó có sức mạnh gì ghê gớm, tại sao nó lại sát hại nhiều người như thế. Ít ra mình cũng chặn được bàn tay của nó trước khi nó gây tội ác tiếp.

– Không được đâu đó là việc của công an. Còn cậu đến đó nó bóp cậu chết tươi như cô ấy đấy.
– Mình không tin đó dám lộng hành, đười ươi tấn công người, chuyện này giống như trong sách vở, chuyện hoang đường.
Vĩnh tức tối:
– Vậy cậu bảo minh nói dối?
Phát cười vì chọc đúng tự ái của bạn:
– Ừ! Trừ phi là cậu dẫn mình đến đó. Và chính mắt mình trông thấy con đười ươi đó.
Vĩnh bực bội:
– Nhưng mình không dám đến đó … Thì làm sao mà dẫn cậu.
– Này! Cậu đừng có lo, mình không có sợ gì cả, chỉ trừ …
Phát ngừng giọng, Vĩnh chờ đợi:
– Chỉ trừ kẻ độc ác thì khó mà lường được.
Vĩnh bỗng bật dậy:
– Thôi được, chúng ta sẽ trở về rừng Trúc Phương.
– Cậu hứa đưa mình đến đó chứ?
– Hứa! Nhưng mà.
– Còn nhưng nhị nữa nào! Xuất phát.

Phát cười vang chập mạnh tay vào vai bạn. Anh dường như thích thú với điều Vĩnh kể muốn thấy tận mắt những gì là sự thật. Trong khi đó Vĩnh hứa với Phát mà lòng dạ lại âu sầu, hoang mang. Vĩnh cùng Phát trở về rừng Trúc Phương. Một ngày hè nắng nhạt mỗi người mang một nỗi niềm riêng khó ai mà thấu hiểu.
Ông Tùng về khách sạn. Hưng cũng vừa đến. Gặp Hưng ông mừng rỡ:
– Cậu Hưng, vụ án của cô Lan đến đâu rồi hả cậu? Cậu đến đây có phải chuyện đó không?
Hưng lắc đầu:
– Mọi người đang cố gắng. Nhưng …
Ông Tùng ngạc nhiên:
– Thế nào? Vẫn chưa tìm được thủ phạm ư?
– Chưa bác ạ! Cháu đến đây không phải chuyện của Lan mà là vì chuyện của Nguyệt.
– Nguyệt nào? Cậu nói tôi không hiểu.
– Nguyệt mà cậu Vĩnh mới quen đấy!
– Hả! Thằng Vĩnh, bao giờ?
– Cháu chỉ nghe là mẹ Nguyệt bảo cậu Vĩnh có biết chuyện Nguyệt chết bởi vì đêm đó Nguyệt đi chơi với Vĩnh và đêm qua cô ấy đã chết.

– Không! Không, con tôi không biết gì đâu?
Ông Tùng lộ vẻ bối rối dù thật sự ông không biết chuyện gì xảy ra?
Vĩnh Hưng xoa hai bàn tay vào nhau:
– Dạ bác yên chí đi, cháu chỉ làm việc công tác điều tra và định gặp cậu Vĩnh xem có manh mối gì không, chứ không có ý nghĩ gì mong bác hợp tác.
Bà Tùng đến tự lúc nào nghe loáng thoáng câu chuyện, bà vội chen vào:
– Vĩnh không có ở đây cháu à, nó về thành phố từ hôm qua.
Vĩnh Hưng đứng dậy chào hai người:
– Thôi cháu về. Nhưng vụ giết người xảy ra liên tục ở địa bàn suối mơ cháu sợ làm ảnh hưởng công việc làm ăn của hai bác, mong mọi người hợp tác phá vụ án để trả lại sự yên ổn cho rừng Trúc Phương.
– Cậu nói chí phải, tôi sẽ giúp nếu cần tôi báo ngay. Thôi cậu về.
Vĩnh Hưng về một lúc thì Vĩnh đi ra, anh nhìn mẹ:
– Công an đến làm gì vậy mẹ?
– Họ hỏi thăm điều tra vụ cô Nguyệt?
Vĩnh giật mình nói sang chuyện khác:
– À! Đây là Phát bạn con vừa đến chơi.

Bà Tùng cười thật tươi:
– Hóa ra là cháu Phát. Được rồi cháu về đây chơi với Vĩnh. Nó ở đây một mình bác lo thêm.
Rồi bà quay sang nói Vĩnh:
– Đó mẹ nói mà con không nghe. Tháng trước ở suối mơ đã có hai cô gái bị mất tích. Công an đang điên đầu điều tra vẫn chưa ra nhớ đừng có làng chàng ra suối mơ mà nguy hiểm lắm.
Vĩnh lắc đầu cười cợt:
– Con biết rồi, mẹ nói mãi.
Bà Tùng nhìn Phát cười:
– Nói mãi mà các cậu có thèm nghe đâu. Con rủ cô Nguyệt nào đó đi chơi để bây giờ công an tìm đến con đấy. Coi chừng!
Vĩnh nhìn Phát e dè:
– Thật hả mẹ?
– Thật!
– Tìm con để làm gì? Con đâu có biết gì đâu?
– Đúng rồi, mẹ nói như vậy nên họ đi rồi.
– Mẹ nói anh công an trẻ lúc nãy tìm con?
– Ừ! Anh chàng đó … Anh ta điều tra luôn cả những vụ trước đây mà chưa ra manh mối.
– Mẹ có biết vì sao các cô gái mất tích không? Vĩnh bỗng nói nhanh.
– Vì sao ư? Con đừng nói bậy. Biết thì nói, không biết thì thôi. Đừng có nói nhảm …
Vĩnh nín bặt. Anh không muốn mẹ lo nên không nên không kể điều tai nghe mắt thấy Phát đã hiểu rõ câu chuyện. Tính hiếu kỳ vốn có của anh lại nổi lên.

Anh muốn đêm nay rủ Vĩnh cùng mình đi tự tìm hiểu lấy trước khi báo công an.
Anh vui sướng vì ý nghĩ vừa chớm qua đầu nên kéo nhẹ tay Vĩnh ra hiệu muốn tìm chỗ nghỉ. Mẹ Vĩnh hiểu ý liền bảo:
– Thôi con dẫn bạn đi nghỉ, nhớ đừng có đi đâu xa.
Vĩnh và Phát cùng cười vì nỗi lo của những bà mẹ chẳng lúc nào thừa. Biết thế nhưng nghe nói mãi họ cũng bực mình. Phát theo Vĩnh đến một căn phòng Vĩnh giao phòng cho bạn:
– Nhớ có đi đâu thì báo với mình nha!
Phát cười ha hả:
– Mình thấy cậu giống hệt mẹ mình. Cứ nhớ … nhớ … Đừng có đi … Đi thì nói … Ôi một điệp khúc lời ca của mẹ ….
Phát cười một mình, nhưng đây là nụ cười ưu tư. Anh đi lên căn phòng dành riêng cho mình. Đầu óc căn thẳng, đầy ấp hình ảnh kinh hoàng kỳ dị mà Vĩnh kể.
Anh không biết mình ngủ bao lâu. Đến lúc có tiếng Vĩnh gọi, anh mới giật mình ngồi dậy, nói vọng ra:
– Cứ vào, Vĩnh đấy à!
– Lúc nãy mình thấy cậu ngủ ngon quá.
– Ừ! Mệt quá ngủ quên, giờ thì khỏe rồi. Chúng ta đi vào rừng chứ?
Vĩnh ngần ngừ:
– Cậu định đi thật à? Chưa ăn uống gì cả.
Phát rửa mặt, chải lại mái tóc:
– Ừ! Thì ăn xong mình đi.
Vĩnh lắc đầu:
– Lúc nãy ba mình bảo nơi đó nguy hiểm lắm, nhất là lúc trời tối. Chúng ta không nên liều lĩnh.
– Vậy ra cậu hứa với mình thế nào, cậu quên rồi à?
– Không quên, nhưng không dám đi vì cứ nhớ lại hình ảnh con đười ươi to lớn, lỡ mình gặp không làm lại nó thì sao?
– Cậu khéo lo, mình chỉ rình thôi, chứ đừng để nó thấy.
– Mình không thể dự kiến trước tình huống, mình sợ lắm. Cậu đừng nên liều lĩnh, liều lĩnh đôi khi mang đến những điều không hay.
– Triết lý giỏi thật … Nói đi nói lại cũng chỉ có một câu là …

Vĩnh ngắt lời:
– Không đi, không thể đi, không dám đi … Cậu hiểu chưa?
– Ôi! Không ngờ tôi có một người bạn tệ đến thế? Được rồi cậu không dám đi thì thôi tôi không ép, nhưng cậu không được cản tôi nghe chưa. Đêm nay tôi sẽ đi đến đó một mình.
Vĩnh năn nỉ bạn:
– Phát, cậu giận mình à? Không phải mình không cho cậu đi, nhưng phải từ từ để mình rủ thêm người.
Phát gạt ngang:
– Không cần đâu! Thôi ta đi ăn, tôi cảm thấy đói rồi.
Vĩnh đưa Phát lên căn tin. Hai hàng dương xanh rờn dưới ánh trăng mờ mờ uốn éo dưới mỗi cơn gió nhẹ lướt qua nó rủ rỉ, rì rầm như những âm thanh muôn thuở. Rừng Trúc Phương ngả màu sẫm rồi thoáng chốc đã đen sì. Trời đã thật sự vào đêm.

Phát đi tản bộ ra ngoài. Anh cứ đi thong dong trên con đường trải sỏi đi vào rừng. Anh càng đi sâu vào con đường, gió lắc lay cây cối cọ vào nhau nghe xào xạc. Thỉnh thoảng có tiếng cú rú từng hồi lảnh lót, chắc đó đang tìm mồi.
Có tiếng suối chảy róc rách. Anh vẫn không dừng bước, vừa đi vừa lắng tai nghe. Chắc là suối mơ, cái tên thật đẹp. Thấy có người bước vội cả qua mặt anh.
Anh cất tiếng hỏi:
– Anh ơi! Có phải gần tới suối mơ.
Vị khách dừng chân vội trả lời:
– Đúng rồi ở trước mặt đấy, nhưng tối rồi anh đừng nên vào đó, ở đó vắng vẻ lắm không có ai. Tôi cũng về đây.
– Dạ! Cám ơn.

Trả lời xong. Phát lại đi tiếp anh cứ lững thững xem như chẳng có việc gì xảy ra. Càng đi rừng đêm càng tối. Một lúc sau ánh sáng lại mờ mờ. Trăng đã lên, ánh trăng muộn hơn đã đến vòm cây, Phát đã lần đến bên suối. Đúng là suối mơ, mặt nước trong veo, nước chảy rì rào, róc rách xa xa không đổ ầm ầm như thác. Suối mơ! Nếu có một cô gái ngồi đây mà tâm tình? Phát ao ước, anh chẳng sợ gì cả. Cảnh núi rừng làm cho anh cảm thấy thú vị hơn, gió thổi mặt nước lung linh, ánh trăng vỡ ra hàng ngàn gợn vàng tuyệt đẹp.
Phát vẫn hoang mang vì ý nghĩ thoáng qua. Anh nhìn sâu vào khoảng tối của rừng đêm, nhìn trên cây, nhìn vào kẽ lá, nhìn qua hốc đá, vòm cây … Mùi hương của đất, của lá, của hoa, của rừng đêm hòa lẫn vào nhau xộc vào mũi ngây ngất.

Chợt một ánh sáng xanh lè lóe lên làm anh giật mình. Quái thú? Anh chờ đợi.
Ánh sáng biến mất, không phải là ánh sáng của trăng chiếu vào lá cây đang lay động. Phát mỉm cười chế giễu sự sợ hãi vô cớ của mình. Anh lại ngồi ý như cũ ngắm trăng từ từ trôi trên dòng suối. Một giờ trôi qua, không một tiếng động, không một con thú nào chạy qua. Rừng im ắng, rừng mênh mông chỉ có tiếng gió vút lấy cành cây, lá cây cọ xào xạc. Nửa giờ lại trôi qua lặng lẽ. Chẳng lẽ hôm nay nó biết mình đến đây, mình là một chàng trai. Đúng rồi con quái thú này chỉ tấn công các cô gái mà thôi, chắc là như vậy rồi. Nó không xuất hiện.

Nghĩ ngợi mông lung, hoài công mấy giờ đồng hồ, Phát đứng lên lững thững ra khỏi rừng đi về khách sạn. Vừa về đến cổng, Vĩnh đã đứng đó chờ anh tự bao giờ:
– Cậu có sao không Phát?
Phát cười cợt:
– Vẫn còn nguyên vẹn. Chả có con ma nào cả.
– Cậu đi đến đâu?
– Thì đi vào suối mơ của cậu đấy. Công nhận là suối mơ đẹp thiệt, chỉ tiếc là đêm nay mình ngắm cảnh suối mà không có bạn, không có người yêu nên cảm thấy hơi buồn.
Phát nói một hơi, Vĩnh lấy làm lạ:
– Đừng có trách mình, mà thật sự là cậu không thấy gì cả à?
– Ừ! Có thấy trăng, thấy suối, thấy gió và …
– Có gặp nó không?
– Nó nào?
– Con quái thú.
– Không. Mình ngồi chờ suốt hai tiếng đồng hồ … Chẳng thấy gì cả. Mình nghĩ con quái vật ấy chỉ thích mấy cô gái.
– Cậu nghĩ vậy à?
– Ừ! Cho nên mình trở về đây rủ cậu ra đó với mình. Cậu đừng sợ bằng chứng là ở ngoài ấy cả buổi nó có làm gì đâu.
– Ra đó cả hai thằng mình nó sợ lại chẳng ra thì sao? Vĩnh chộp ngay.
– Ồ! Cậu nói đúng, vì vậy mình tình nguyện giả làm một cô gái, còn cậu …
Chúng ta sẽ đến chỗ suối mơ xem nó có xuất hiện không?
Vĩnh cũng tò mò, anh trở nên bạo dạng hơn:
– Được đấy, vậy mà tớ chẳng nghĩ ra.
– Vậy cậu tìm cho mình bộ y phục của phụ nữ. Ta đi ngay.
Vĩnh chạy nhanh vào một chốc chạy ra với một chiếc túi nhỏ trên tay:
– Đi ta đi thôi. Quá mười giờ rồi.

Phát hối thúc, Vĩnh cùng bạn bước nhanh ra ngoài, anh len lén sợ ông bà Tùng biết được khó mà đi.
Cả hai đi ra tới bìa rừng, Phát choàng áo bà ba vào. Từ xa nhìn anh như một người phụ nữ vì thân hình anh nhỏ nhắn thêm chiếc khăn quàng lên vai phất phơ. Vĩnh và Phát đến bên suối cố ý ngồi theo dõi phía sau lưng bạn mình. Họ trò chuyện đến quá nửa đêm. Rừng vẫn êm ái, gió rì rầm nói với nhau lời tâm sự không bao giờ dứt, thỉnh thoảng có tiếng vỗ cánh của chú chim ăn đêm vứt lên phá tan bầu trời đêm vốn êm ả, khuấy động rồi trả lại sự yên lặng vốn có tự ban đầu.
Vĩnh ngáp dài:
– Ôi! Buồn ngủ quá.
Phát lên tiếng nho nhỏ:
– Cứ dựa vào gốc cây mà ngủ. Này Vĩnh lên tảng đá đó ngồi để dễ quan sát hơn.
– Nhưng lỡ nó đến làm sao chạy kịp. Đười ươi biết leo cây?
– Ừ! Biết nhưng cứ ngồi đó không có gì đâu?
– Ông bạn tính ở đây đến sáng chứ?
– Ừ! Rình bắt nó phải như thế mới được. Người ta nói muốn bắt hổ phải vào tận hang. Đây là chỗ hoạt động của nó mình phải chờ cho đến khi nào nó phải xuất đầu lộ diện.
– Hai tiếng nữa không có thì ta về nhé. Vĩnh đề nghị.
– Ừ! Tôi đồng ý. Phát vừa nói vừa mắc võng nằm. Chiếc võng treo đung đưa làm anh muốn ngủ. Vĩnh phá bạn:
– Ê! Chơi gì kỳ vậy. Rủ người ta ra đây rồi nằm ngủ một mình không được à nha …
– Dậy! Dậy! Vĩnh lắc võng.

Phát nhảy xuống:
– Vậy cậu ngủ đi tớ canh cho.
Vĩnh trề môi:
– Thôi không dám. Lỡ mình ngủ quên. Cậu gặp con quái thú tấn công cậu bỏ chạy, chắc mình đứt bóng.
Phát tức tối:
– Đúng rồi, bạn bè sống như vậy có mà nghỉ chơi sớm. Ai lại bỏ bạn.
– Thôi! Lâm nguy mới biết mặt anh hùng. Đâu thể nói trước chuyện gì?
– Chúng ta đi dạo nha.
Vĩnh thấy bạo dạng hơn, anh cùng Phát đi sâu vào rừng rồi quay ra. Xa xa đã có tiếng gà rừng eo óc. Con quái thú mà Vĩnh nói vẫn bặt tăm. Nó không xuất hiện, hay nó biết có người đang theo dõi nó nên nó giữ thế thử. Phát bực bội giơ tay làm loa hú dài. Đã ba giờ trôi qua. Bốn tiếng … Gần sáng … Bầu trời chuyển màu. Vĩnh kéo tay Phát:
– Chúng ta về đi thôi. Mình phải về trước khi trời sáng.

Phát gật đầu sau khi nhìn lướt qua cảnh vật như ẩn náo bao điều bí mật của con người chưa khai phá hết. Phát có ý tiếc rẻ còn ngần ngừ:
– Mình nghĩ con quái thú đó chắc là không có thật. Cậu khéo tưởng tượng thì có …
Vĩnh bực mình:
– Ê! Ông bạn bảo tôi nói dóc phải không?
– Tôi không biết nhưng hình như vậy?
– Ôi! Tôi ghét nhất là bạn bè không tin mình. Vậy thì tôi về trước, anh ở lại rồi sẽ gặp nó thôi.
Phát cười chạy theo Vĩnh. Chiếc áo anh mặc phất phơ tà bay bay trong gió.
Hai người đang đi, Phát chạy theo Vĩnh. Bỗng Vĩnh đứng phắt lại hai tay vung lên thụt lùi:
– Trời ơi! Phát ơi!
Có tiếng khẹt khẹt. Con đười ươi lông lá rũ rượi, nó bước thủng thẳng tới giơ hai tay quơ quơ phía trước. Mồm rộng ngoắc, nó lù lù chắn ngang đường. Phát vội đứng lại phía sau lưng Vĩnh, anh hét:
– Vĩnh cứ bình tĩnh, coi chừng nó chụp lấy.

Vĩnh cứ thụt lùi. Con quái thú từ từ tiến đến. Thỉnh thoảng tiếng khẹt khẹt vang lên. Phát chộp lấy một cành cây bên đường vụt lấy vụt để. Con đười ươi vẫn tiến. Vĩnh bỗng quay phắt lại và anh bỏ chạy sau khi hét lớn:
– Phát chạy nhanh lên.
Con đười ươi hụp xuống tránh làn roi Phát vừa đập xuống. Nó bỗng nhào tới chụp lấy Phát bằng đôi tay vạm vỡ. Phát buông cành cây anh quần nhau với con đười ươi. Dáng chậm chạp nhưng không có gì sợ sệt mà con hung hăng hơn, Phát nhỏ bé hơn bị nó nắm lấy vật xuống đất. Anh đấm vào mặt nó một cú như trời giáng. Con đười ươi lảo đảo. Phát chưa kịp giơ nắm đâm thứ hai đã bị nó lao nó ôm chầm. Anh vật lộn với nó.

Phát bị con đười ươi bóp nhẹn ngay cổ. Tay anh lần theo sợi thắt lưng rút ra con dao mà anh giấu Vĩnh, mang theo trong người. Con đười ươi khẹt khẹt ấn cổ anh mạnh hơn. Dùng hết sức Phát tung người lên, anh đấm mạnh vào cổ nó nhưng con đười ươi té ngang và nó gạt mạnh nên cổ nó chỉ bị đứt nhẹ một đường, tay anh đã bị một lưỡi dao quặt vào sướt một miếng da.
Máu ở cổ con đười ươi rỉ ra đỏ lòm, tay anh bị nó nắm chặt cũng tứa máu rỏ dài … Máu ở cổ con vật chảy xuống tay anh hòa lẫn máu ở tay Phát. Anh cảm thấy nóng hổi, nhìn vào chiếc áo vương vãi máu chỉ thoáng chốc đã ngã sang màu đen sì đặc quánh.

Con vật vẫn không buông tha anh. Nó tìm cách cắn vào cổ anh. Nó tìm cách cắn vào cổ anh. Phát vẫn đá, vẫn đạp đấm nó với sức lực còn lại. Anh đã thấm mệt, nhưng vì sinh tồn vì cái sống trước mắt, anh dùng sức lực vật nhau với nó.
Cứ thế lăn tròn quần nhau cả bãi cỏ nằm bẹp dưới sức nặng của hai người. Chim hót véo von trên cành cây. Ánh sáng mờ mờ dần dần lộ ra. Con vật đã thấm mệt, tiếng nó thở phì phò. Phát cố gắng bồi thêm một cú đấm vào người nó, nó lăn ra xa rồi ngã vật xuống nằm im …
Phát thở dốc. Anh lảo đảo đứng lên. Trời sáng rõ. Anh bước bên con đười ươi giơ cao một cành cây định nệm xuống … Nhưng anh thấy bỗng kinh hoàng rú lên:
– Trời ơi! Tại sao như thế này.
Phát lùi lại buông rơi cành cây xuống đất trước mắt anh không phải là con đười ươi lông lá với đôi mắt trơn tròn xanh lè, cái miệng rộng ngoặc mà là một ông già nhăn nhúm, da nhăn nheo tóc bạc như cước. Anh dụi mắt lại một lần nữa.

– Sao có chuyện kỳ lạ thế này? Lúc nãy là con đười ươi mà.
Ông già nằm dưới đất mềm nhũn, đôi mắt có tia lóe lên mang vẻ thâm hiểm.
Đôi mắt ấy nhìn Phát trừng trừng. Phát luống cuống:
– Con đười ươi đâu rồi? Ông là … là …
Phát đứng một chỗ nhìn vào mặt ông ta. Đúng rồi nơi vết cổ cắn vẫn còn.
Hắn là con đười ươi. Nhưng sao lạ lùng thế này, Phát chưa biết phải làm gì. Anh không thể rời đôi mắt ấy.
Ông già cứ nhìn trừng trừng vào mắt Phát một chốc sau mới lên tiếng, giọng ghê rợn:
– Anh đã làm một việc sai lầm, rồi anh sẽ khốn khổ thay việc cho ta, ta hết nợ rồi.
– Tôi … tại sao ông giết người.
Tiếng nói lại văng vẳng:
– Anh đã làm một việc rồ dại. Ta chết, ta sẽ chết, và anh suốt đời gánh lấy hậu quả của việc anh làm.
Phát hoảng hồn:
– Tôi có làm gì đâu? Ông định giết tôi mà.
– Ta giết … Mi suốt đời không còn con đường trở về với con người. Mi phải thay thế ta … Thay thế ta suốt đời … suốt … đời …
Tiếng nói đứt quãng rồi như có một sức mạnh thần kỳ ông ta chạy thẳng vào rừng.
Phát kinh hoàng.
Vĩnh chạy về nhà, anh nãg vật vào phòng sợ hãi không kịp đóng cửa lại.
Lết đến bên giường anh gục đầu vào chiếc nệm êm ái thở dốc. Đầu óc anh quay điên cuồng.
– Trời ơi! Mình mất một thằng bạn nữa ư?
Vĩnh nằm dài không thèm thay đồ, bỏ cả ăn anh thiếp đi …
Phát mặc bộ đồ lấm lem, đầu cổ vấy bụi máu trông anh như ở chiến trận trở về. Phát đi nhanh vào phòng. Nghe thấy có tiếng động Vĩnh giật mình choàng dậy:
– Phát cậu đấy à! Trời ơi, không sao chứ. Mình lo cho cậu quá. Cậu kể cho mình nghe con quái thú đâu rồi, làm sao mà cậu thoát được bàn tay hộ pháp của nó.
Phát ngồi phịch xuống giường:
– Cậu bỏ chạy một mình, cậu không buồn sao?
– Buồn chớ, nhưng mình sợ quá. Mình đã bảo với cậu là mình không dám …
Với lại có biết đánh chát gì đâu?
– Tớ không trách cậu, nhưng bỏ bạn một mình với con quái thú ấy tớ thấy hơi buồn đó.
– Thôi cậu kể cho mình nghe sao nó cho cậu về đây.
Phát lắc đầu:
– Tôi đánh nhau với nó, vật nhừ tử. Con quái thú định siết cổ tôi. Thế là tôi nhớ đến cái dao đem đâm nó để buông ra. Nhưng nó tránh được và chỉ trượt qua cổ, nó làm tôi đứt tay. Máu con quái vật có màu đen sì lạ lắm.
– Cậu vật lộn với nó à?
– Đúng vậy, chúng tôi vật nhau. Đến sáng con quái thú chạy vào rừng rồi.
– Hả! Cậu nói thật chứ.
– Thật. Phát nói giọng buồn bã.
Vĩnh vui mừng:
– Ôi vậy là cậu đã đuổi được kẻ gian ác rồi. Cậu phải vui lên chứ.
Phát càng buồn rầu ôm đầu:
– Cậu có biết con quái thú đó là gì không?
– Thì nó là đười ươi sống lâu năm có đáng gì. Vả lại nó đã hại mấy mạng người rồi.
– Cậu có biết con quái thú ấy lúc tôi đánh nó ngã xuống nằm bất động, tôi cũng mệt nhoài. Lúc nhìn lên nó đã biến thành một ông già da nhăn nheo, tóc bạc như cước.
Vĩnh há hốc mồm ngồi nghe:
– Chuyện gì lạ đời khó tin quá.
Phát lắc đầu chán nản:
– Mình có bao giờ nói dối với ai đâu? Nếu đúng là con quái thú thì mình đâu có buồn lo như thế này.
Vĩnh tỏ vẻ lo âu:
– Cậu kể tiếp xem lão già ấy sao lại hại nhiều người để làm gì?
– Tôi không biết trước khi biến vào rừng hắn nhìn tôi trừng trừng. Cái nhìn như đốt cháy tâm can tôi, nó khiến tôi không thể làm theo ý của mình. Cái nhìn ấy thật dễ sợ.
– Thì đằng nào cậu chẳng đuổi được nó rồi.
– Không phải đâu lão ta bảo tôi rằng tôi đời đời sẽ tiếp tục cuộc sống của lão ta, tôi sẽ không bao giờ được làm người.
– Hắn bảo cậu thế ư?
– Khi nói xong lão biến mất. Tôi sợ quá. Cậu bảo tôi phải làm gì bây giờ?
Vĩnh đi tới đi lui tỏ vẻ lo sợ:
– Quá là gay go thật. Thôicậu hãy ở tạm nơi đây rồi chúng ta sẽ tính sau. Cậu nhớ có đừng đi đâu xa … có gì xảy ra thì khốn.
– Ừ. Phát gật đầu, anh mệt mỏi muốn ngủ một giấc cho quên sự việc hãi hùng vừa qua … Mắt muốn díp lại. Vĩnh gọi Phát:
– Cậu mệt mỏi lắm rồi nhưng phải tắm rửa, đi ăn chút gì đi nào. Hãy gạt nó qua một bên để sống. Bây giờ cậu lo cho mình đi, tôi phải lên thành phố ngay, ba tôi bảo có việc rất cần. Chiều về chúng ta bàn tiếp.
Vĩnh dặn dò kỹ lưỡng rồi ra xe đi ngay. Còn lại một mình Phát ngủ vùi. Đến trưa anh thức dậy, bụng đói cồn cào, Phát đi ăn rồi lại ngủ tiếp đến chiều …

Vĩnh đi về thành phố, chiều vừa buông xuống anh đã trở về. Vĩnh đi thẳng vào phòng tìm Phát, anh gọi lớn:
– Phát ơi, cậu đâu rồi.
Anh chạy xuống căn tin, qua hồ cá lên sân thượng để tìm đều chẳng thấy bóng anh ta đâu cả. Vĩnh lo sợ chạy đi tìm mẹ. Bà Tùng đang ngồi trong phòng khách:
– Mẹ à! Mẹ có thấy bạn con đâu không?
Bà Tùng lên tiếng:
– Không! Mẹ cứ tưởng nó đi với con mà.
– Từ chiều tới giờ không thấy ai cả sao?
Bà Tùng nhìn dáng vẻ lo lắng của Vĩnh:
– Có chuyện gì lại xảy ra chứ Vĩnh?
– Không. Mẹ ạ!
– Mẹ nói có mà.
– Sao mẹ biết?
– Bí mật. Mẹ nhìn dáng vẻ lo âu của con là mẹ biết ngay mà, có phải con lại không vui vì bè bạn chứ gì?
– Không! Không phải.
– Thế con lo chuyện hôm qua?
– Cũng không.
– Con muốn tìm Phát, có chuyện gấp.
Bà Tùng nhìn con khuyên:
– Các con không được tự tiện làm bất cứ chuyện gì dính dáng đến câu chuyện xảy ra ở suối mơ. Phát có đến đó chưa?
Vĩnh ấp úng:
– Con không biết, con dặn anh ta đừng đến đó. Nhưng anh ta đi đâu mất biệt, con làm thế nào?
– Được rồi mẹ cho người tìm giúp con.

Vĩnh lại đi tìm Phát nhưng vẫn bặt vô âm tín. Quái lạ? Anh ta đi đâu? Cả nhà đều lo âu cho Phát.
Trời chiều đã ngả xuống khỏi rừng cây. Ánh sáng nhạt dần, tia hào quang chỉ còn xót lại cả một vầng hồng ấm áp. Cây cũng rì rào, gió thổi những cành dương cọ vào nhau ủ rũ bài hát chiều tà. Đàn chim vội vàng bay về tổ. Phát ngồi chú ý đến những du khách vội vàng thả những bước chân sải dài trên đường vì trời sắp tối.

Phát ngồi rất lâu anh suy nghĩ về ông già ma quái nọ. Tại sao con đười ươi ấy lại biến thành ông già? Hay ông già biến thành đười ươi? Chuyện khó có thể tin được, vậy mà nó đã xảy ra, xảy ra trước mắt anh. Vốn là người hiếu kỳ Phát đâu dễ dàng bỏ qua một điều kỳ lạ nào. Nhưng mà giờ đây Phát lại thấy mình quá mệt mỏi. Ông ta hại bao nhiêu cô gái. Ông ta đáng chết lắm. Nói thế, nghĩ thế Phát cảm thấy lòng buồn rười rượi.

– Thật kinh khủng, ta phải làm như thế nào? Lương tâm cắn rứt cả đời. Liệu ông ta bị ta đâm có nguy hiểm không? Hay là ta thú nhận tội lỗi của mình trước pháp luật. Họ chẳng bắt tội mình đâu?
Phát lại tự vấn lòng mình, không phải anh lo lắng cho mình mà đang lo một chuyện khác. Tại sao ông ta có thể quyền rủa mình trước khi bỏ đi? Điều đó quái lạ, còn điều lạ lẫm nữa là đôi mắt ông ta tự nhiên thu hồn người khác. Đôi mắt lạ lùng, đôi mắt có thể làm anh tê dại, ngây ngây.

Phát lại nhớ đến con đười ươi to lớn, hai tay nó phình ra. Đôi mắt đen xanh lè, con ngươi trắng dã, mình nó đầy lông lá. Nó rất hung tợn và khỏe. Còn lão già rất ốm yếu. Hai hình ảnh ấy chập chờn đan xen vào nhau làm anh bứt rứt không yên. Đười ươi? Ông già? Phát lẩm bẩm. Vật hóa người? Người hóa vật.
Thật điên đảo khó hiểu. Tại sao lại như vậy?
Ông lão bảo anh đời đời kiếp kiếp sẽ thay thế ông ta? “Đời đời kiếp kiếp”.
Trời ơi, có khi nào ta sẽ hóa thành đười ươi không? Không thể … Không thể. Tại sao lại biến hóa được. Ôi! Ta đau đầu quá. Hàng trăm câu hỏi tại sao cứ lẩn quẩn trong đầu Phát làm anh căng thẳng.
Bóng tối tràn về trên vòng cây, vệ cỏ. Màu xam xám của cây rừng nhạt nhẻo dần trước mắt Phát. Anh cảm thấy mình quá mệt mỏi. Ước gì mình ngả xuống đây mà ngủ một giấc ngon lành. Nhưng Phát không thể nằm xuống có một sức mạnh nào vực dậy anh. Anh càng mỏi vai, mỏi tay, mỏi cả tứ chi. Phát cảm thấy đờ đẫn cả người.

Bàn tay Phát lần lên vai bóp nắn nhè nhẹ rồi anh dần sờ đến tay, xoa cả đôi chân cho đỡ mỏi. Chợt anh thấy bàn tay mình như chạm phải một lớp lông là mịn màng phủ bên ngoài. Phát rùng mình anh vội nhìn xuống đôi tay, chân. Anh rú lên “Trời ơi! Sao lại thế này. Tôi mơ hay tỉnh? Anh kéo cào tay áo, vén quần, giở cả áo quần ra xem. Một lớp lông đen phủ dài bên ngoài. Phát sợ hãi co rúm người lại. Phát cảm thấy bên ngoài trời lạnh lẽo, anh hoảng hốt cực độ vội bỏ chạy về khách sạn.

Đang chạy Phát va phải một du khách bên đường làm anh ta té nhào. Vị khách lồm cồm đứng lên nhìn thấy Phát định mở miệng chợt anh ta đứng sững nhìn anh trân trối hét lên một tiếng rồi bỏ chạy:
– Bớ người ta, cứu tôi với … Quái vật …
Phát vội bỏ chạy. Nghe tiếng la, tiếng thét một số người đi trên đường quay lại nhìn thấy Phát, họ hoảng hồn bỏ chạy tan tác.

Về đến khách sạn, cảnh nhốn nháo càng tăng, du khách hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.
– Quái vật xuất hiện. Quái nhân bà con ơi, chạy mau.
Phát vội vã chạy vào phòng tìm Vĩnh, anh há miệng định gọi Vĩnh nhưng anh không tài nào nói được. Âm thanh được phát ra chỉ là tiếng khẹt khẹt, khẹt khẹt …
Anh Lâm nhìn thấy bóng người đen đủi chạy thẳng vào khách sạn. Xa nhìn rất giống Phát anh vội đuổi theo gọi:
– Phát, cậu Vĩnh tìm cậu đấy.
Nghe tiếng gọi Phát dừng lại, vừa quay đầu ra phía sau, Lâm há hốc mồm nhìn anh hét lên một tiếng rồi ù té chạy. Phát kinh hoàng, anh chạy theo vội đến gương lớn nhìn vào.
Nghe tiếng hét của Lâm mấy nhân viên trực phòng nhìn lên thấy Phát họ đều bỏ chạy tán loạn. Phát nhìn kỹ mình trong gương.
– Trời ơi! Trước mắt anh là con đười ươi lông lá xồm xoàm, đôi mắt trắng dã. Đôi bàn tay, bàn chân phủ lông đen, mặt mày cũng đầy lông lá gớm ghiếc.

Phát rùng mình thất vọng. Lúc đó Vĩnh nghe náo loạn, anh từ trên lầu đi xuống.
Phát đứng nhìn Vĩnh một hồi huơ huơ tay định ra dấu. Vĩnh nhìn anh trân trân rồi cùng những nhân viên khác tìm cây hò hét đánh đuổi anh đi. Phát không nói được, thấy thế vội bỏ chạy vào rừng.
Đêm dày đặc. Phát chạy đi đâu anh cũng không biết trời đất lạnh, lá khô dưới chân anh xào xạc. Phát chẳng biết sợ là gì? Anh đã biến thành thú. Lời nguyền của lão già đã thành sự thật.
Phát bàng hoàng chẳng lẽ anh phải sống kiếp thú đời đời ư? Tàn đời rồi ư?

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Ăn theo khủng bố
Bao nhiêu lần?
Con Quạ
Người Bạn Đồng Hành
Gánh chịu một mình