Ai Hát Giữa Rừng Khuya

03.07.2014
Admin

Hai vợ chồng tôi ở đây đã quá một năm mà thực quả chưa bao giờ được cái hân hạnh như anh cả.
Từ khi chúng tôi vừa mới đến, đã nghe các ông cai và các bác phu già nói dông dài về nhiều chuyện đường rừng: nào dã sử của mấy mươi loài chim lạ, như con “cô ơi”, con “trà toản”, con “tử qui”, con “da da” vân vân, nào sự tích của bao nhiêu loài dị thú, như con “thủ thỉ”, con “rắn lục”, con “sài cứu”, con “vọng nguyệt”, nói thế nào cho hết được; tóm lại phần nhiều những chuyện đó, tuy lý thú, ý vị cả, song không lấy gì làm kỳ dị hãi hùng.
Bản tính tôi chỉ thích nghe những chuyện hãi hùng mà thôi, hóa nên tôi chả để ý đến lời họ nóị Mãi sau này, có một ông cai già mà anh em áo cộc thường gọi “Lão Cai Móm”, vì răng ông ta rụng gần hết – Ông ấy thuật tôi nghe một câu chuyện rất kỳ quặc, khủng khiếp. Đầu tiên tôi không tin, cho là ông ta cố tình bịa đặt, một là để vừa lòng tôi, hai là để dọa vợ tôi cho thú vị. Nhưng, được ít lâu trong một trường hợp cực kỳ quái gở, tôi suýt nữa bị tán đởm vì sợ hãi rồi từ đó tôi phải tin lời ông cai già là đúng.

Từ độ ấy, hễ cứ đêm nào mưa dầm gió bấc, như đêm nay chả hạn, là tôi cố thức và chú ý lắng tai nghẹ.
Tôi thức mãi, lắng mãi, mà chả bao giờ thấy gì cả. Cái lần mà đáng lẽ được nghe thấy, thì tôi lại sợ quá, chết ngất đi thiếu chút nữa mất mạng. Còn về sau này, thì cả vợ chồng, đêm đêm thường cùng nhau ngồi lắng tai gần suốt sáng, thế mà cũng chả thấy gì. Chán nản, chúng tôi đành bỏ, không thám thính nữạ Ai ngờ lần đầu tiên anh đến, anh đã nhận được ngay sự bí hiểm mà tổn hao tâm trí tôi vẫn chưa nhận được; tái anh thực là tai thánh, linh ứng bằng tai Hổ thần!
Quả như lời anh nói, sự bỉ hiềm kia là một điệu hát cô đầụ Trong rừng có ả đầu, đó mới là một sự đáng cho là bí hiểm! Nhất là ở mạn rừng nàỵ Bới lẽ Đồng Giao là một hạt hẻo lánh, dân tha nước độc, cô đầu đến làm gì? Trong mấy chục năm nay, có lẽ từ thượng cổ đến giờ, chưa khi nào có một chị quẩng mỡ hoặc điên rồ đến đây mở một ngôi hàng Hồng lâu cả. Thế thì tại sao chỗ này lại được nghe hát đào.

Cứ về đêm, quá giờ Tý, thì mới văng vẳng có tiếng đàn ca réo rắt. Đàn ca ấy lại xuất phát tử mé giữa rừng. Hai tháng đầu khi tôi mới đến cũng lắm người nói với tôi như thế tôi đều cho là bịa đặt. Về sau, nghe thấy ai cũng cam đoan là sự thật, tôi mới đâm nghi ngờ, muốn biết rõ duyên cớ vì đâu có sự dị kỳ như vậỵ Nhưng hỏi ai, họ cũng đều bảo là trong rừng đêm đêm có tiếng hát, không biết tại sao mà có. Người đoán đó là ma, kẻ bảo là yêu tinh, có một ông cụ lại quyết rằng đó là một thứ hồ ly lạc mãi từ bên Tàu, đi lần đường núi thẳm qua Vân Nam sang tới xứ Lào, rỗi lần mò tới Đồng Giao thì không đi nữa, vì tìm được địa thế hợp với nó. Sau, lại có một bà già nói là mắt bà thấy con quái vật ấy ở trong hang đá nứt mà chui ra, trước thì là con vợn trắng, rùng mình một cái biến ngay ra con gái rõ đẹp; vô phúc ai gặp phải thì nó quyến rũ đưa vào hang, đàn bà nó không thèm bắt, nhưng đàn ông thì túm ngay lấy làm chồng. Kẻ nào đi lại cùng nó, nó rút hết xương tủy, trong ba ngày phải chết.

Ông ký ga bảo là không phải thế, theo như ông biết, thì đó là một nàng tiên rất mỹ miều diễm lệ. không làm hại ai cả. Nàng ấy ngụ Ở thân một cây quế lớn, đi tạt qua cũng ngửi thấy mùi hương xông lên, nhưng cố tìm tòi hàng tháng cũng không ra, bời lẽ nàng tiên đã biến cây quế thành một cây gỗ khác rồị Cứ những ngày tôi tăm trời đất, hoặc những ngày sáng sủa có trăng sao, nàng lại hiên rạ Trời đất buồn thì nàng buồn, trời đất vui thì nàng vui; hoặc vui, hoặc buồn, nàng đều lấy điệu hát câu ca véo von làm thú tiêu khiển. Truyền rằng có khi nàng thổi sáo, nghe như tiếng sáo diều, bay xa ngàn dặm. Nhưng ít khi nàng dùng thứ âm nhạc ấy; thường thường nàng tự mồm ca tay đờn, ca be bé cho một mình nàng nghe thôi, bởii thế ta có thính tai lắm mới thoáng nhận được vài điệu bổng trầm.
Đến lợt ông cụ Bát ở gần chợ thì không phải tiên mà là rắn, một thứ bạch xà to lớn hơn con trăn gió, biến hóa vô chừng. Nó lúc hóa đàn ông, lúc hóa đàn bà, lúc hóa trẻ con, không biết thế nào mà lường, vì nó đủ lục tri thần thông. Sở dĩ nó ca hát, là để mê hoặc lòng người, để cho những kẻ hiếu sự tò mò tìm đến xem nó tận đáy rừng, lúc đó nó sẽ há rộng miệng rồi chỉ việc hít một cái nhẹ nhẹ là tự khắc mình bay tọt vào họng nó, cho nó nuốt.

Khi hỏi đến bà Chánh Ba, là người từng đi lại hạt Đồng Giao buôn bán, thì bà nghiêm nghị hạ thấp giọng xuống và nói se sẽ, một cách rát kính cẩn rằng nàng tiên đó là một vị công chúa trong 12 Chầu Cô hẩu Đức Bà Thượng Ngàn. Ấy là “cô nường” Quỳnh Hoa đó. Vì cô nường lỡ tay làm rơi chiếc chén cẩm ngọc khi róc rượu mời Đức Bà Liễu Hạnh ở Sòng Sơn, nên bị đày ra rừng Đồng Giaọ Bới thế, những đêm u tịch tẻ buồn, hay những đêm thanh vắng sáng sủa, nàng Quỳnh Hoa lại nhớ đến Chầu Bà Thượng Ngàn và mười một chị em, trong lòng buồn rầu tràn ngập, phải hiện lên đi du ngoạn cho tiêu sầụ Và giữa lúc ấy, đối cảnh sinh tình, cô nường bùi ngùi hoài vọng, hát lên một khúc ngõ hầu vợi bớt nỗi lòng.
Nghe thuyết của bà Chánh Ba, các bọn phụ nữ đều tỏ vẻ sợ hãi, sùng kính; ai cũng cho thuyết ấy là đúng. Nghĩ cho kỹ thì câu chuyện bà Chánh nói còn có ý vị, nó không hoang đường mấy và còn hợp lẽ hn các chuyện khác nhiềụ.

Nhưng nó không được ly kỳ rùng rợn băng câu chuyện của ông Phó Cựụ Ông Phó Cựu cả quyết nói lớn rằng ông biết đích tông tích của con quái vật hiện ra trong rừng; nó chính là một con Sài Kíụ Cái giống Sài Kíu này na ná như loài chó sói, song dữ tợn hơn nhiềụ Đầu nó cứng rắn như sắt; có kẻ bẫy được nó, lấy búa bổ mãi vào sọ dừa mà cũng không vỡ. Nó thường hay cúi gằm mặt xuống mà đi, trông tựa như một con chó dại lớn lờ đờ buồn bã. Thế mà hễ gặp người thì nó nhảy xồ lại mé sau lưng, bá chặt lấy vai, móc mắt, và khi mình ngã xuống rồi, nó cắn vào cổ cho chết; xong đâu đấy nó tha xác vào một hang hốc giấu đị Nó đợi cho lúc xương thịt rã rời , có mùi hôi thối xông lên, có ruồi bọ bám đầy, lúc bấy giờ nó mới đến ăn. Cái giống sài ấy chỉ ham có thịt thiu thịt rữa mà thôi, nó không thẽm ăn thịt tươi như các mãnh thú khác. Ở phía tây nớc Tàu, trong các tỉnh lắm rừng rú hiểm trở như Tứ Xuyên, Quí Châu và Vân Nam, Cam Túc v.v … có rất nhiều Sài Kíụ Người Tàu thường dùng hai chữ sài lang; lang là để chỉ loài chó sói, còn sài thì chỉ giống Sài Kíu đó. Giống đó đi lùng khắp chốn, đánh hơi ngửi mùi xác chết; phàm giả chỗ nào có mả mới là nó sục đến, lấy đầu húc vào đất cho bật tung quan tài lên, rồi xé xác ra mà ăn. Bởi thế nên trong mấy tỉnh trên đây, ở các miền gần rừng rậm, dân cư không dám chôn người chết nữa, họ phải dùng lối táng treo, nghĩa là đem quan tài vào trong rừng rồi buộc lủng lẳng trên cành cây caọ Giống Sài Kíu không leo trèo được, đành chịu thua, hết kế vọc xác người chết. Nhưng chúng nó cứ đợi cho trong quan tài có nước rỏ xuống cỏ lại liếm thứ nước “béo bổ” ấỵ.

Ăn thi thể mục nát mãi, lâu ngày có con thành tinh; con nào ăn được hơn trăm tử thi thì cũng linh thính và có phép biến hóa như hổ bắt được đủ trăm ngườị Con yêu ở Đồng Giao này chính là một con Sài Kíu cái đã có hạnh phúc “xơi” được hơn trăm thây người chết, nên thành ra đủ phép thần thông đó! Nỏ cứ hiện lên hát véo von để bẫy người ta vào xem. Gần đến sào huyệt của nó, nó sẽ run rủi cho mình đi vào tử địa, khiến mình bị bỏ xác ở những chỗ hang sâu vực thẳm, rồi, đợi khi nào trên tử thi mình đầy các thứ giòi bọ hôi tanh, lúc bấy giờ nó mới đến xé thịt mình ra đánh chén.
Cứ nghe thiên hạ xôn xao bàn tán, thì mỗi người nói một cách, mỗi người có một chuyện riêng, mà không chuyện nào giống chuyện nào như thế, còn xét làm sao cho rõ biết căn nguyên của sự mình muốn biết nữả Thực là khó. Bởi thế tôi cứ phân vân, bán tín bán nghi, nghe bà con kể lại thì biết vậy, song không dám tin lời ai cả.
Cho đến lúc tôi được nghe chuyện ông Cai Móm. Ông Cai Móm là người làm công cho tôi từ lúc tôi vừa chân ướt chân ráo đến Đồng Giao lần đầụ Ông là một cụ già quắc thước, đứng đắn và nghiêm nghị, tôi tin cẩn lắm. Ông lại ít nói, không bờm xơn bợm bãi bao giờ. Các bạn đồng nghiệp và các phu phen sợ hãi và kính nể ông lắm lắm.

Ông chỉ giao thiệp với tôi trong những giờ có việc còn ngoài ra, ít khi ông vào nhà tôi chơi độ vài tiếng đồng hồ. Tuy già mà ông chăm chỉ làm lụng cặm cụi cả ngày hóa nên chả mấy lúc rảnh. Cũng do một sự tình cờ tôi mới được nói chuyện với ông trong một đêm, rồi được rõ sự tích khúc hát trong rừng nó ly kỳ rùng rợn như thế nàọ
Hôm đó khoảng tám giờ tối, có một kiện hàng rất quan trọng từ Hà Nội gần về. Lẽ ra thì sáng hôm sau ra ga lấy cũng được, nhưng năm giờ phải có đủ vật liệu để khởi công thành thử ông Cai Móm phải đi lãnh ngay hàng về cho tôị Đường tối lại vận tải bằng xe bò, thành hì hục mãi gần chín giờ đêm ông Cai Móm mới về đến trạị Ông vừa tới nơi, vừa kịp xếp hàng vào kho thì gió đâu bỗng nổi lên đùng đùng, ròi mưa trút xuống như thác chảy, lại có cả sấm sét nứạ Một cơn bão lớn. Thực là gió núi mưa ngàn.
Ông Cai không về được, phải xuống bếp ngồi nghỉ cùng tụi cu ly đẩy xe và khuân hàng. Tôi nhân có việc dặn ông gọi ông lên nhà trên uống nớc. Ông Cai Móm từ chối hai ba lợt nhất định không ngồi xuống ghế xa-lông; mãi sau tôi cố sức mời, ông nể lắm mới ghé lưng ngồi một cách kính cẩn lên chiếc ghế ở góc bàn ăn. Tôi vốn biết ông là người ít nói, cử chỉ rất thận trọng, nên cũng biệt đãi ông. Nhân có một chai rượu nếp cẩm, ngọt lật như đường và rất mạnh, của một người bạn thân vừa biếu tôi được vài ngày, tôi bèn mở ra, rót mời ông Cai Móm.

Ông đứng dậy tạ từ hai ba lần, không uống, tôi ép mãi, ông mới chịu đặt môi vào chiếc cốc con, dốc một hơi cạn hết. Ông là người thích rượu, rượu của tôi lại quá ngon, hóa nên khi mời đến cốc thứ hai, rồi thứ ba, ông không từ chối nữa, chỉ cám ơn thôị Cốc nào ông cũng hớp một hơi là sạch ráo, tôi thấy tửu lực hùng tráng của ông mà vui lòng. Tôi cứ rót, ông cứ uống. Chả bao lâu, chai rượu vơi hẳn, gần hết, tôi đoán chừng ông đã hơi saỵ Quả nhiên ông lấy tay ngăn không cho tôi rót tiếp nữa, ông tươi cười đắc ý, vái tôi, nói khà khà:
– Đa tạ thầy đã yêu mà cho con uống quá nhiều, say rồi thầy ạ! Biết lấy gì mà đáp ơn thầỷ
– Cái đó có hề chi! Lúc vui ta cùng uống chơi, có gì mà ơn với huệ. À này, nhân tiện ông ở đây, tôi muốn hỏi ông về câu chuyện lạ của đất Đồng Giao nàỵ Chả hay cái điệu hát cô đầu văng vẳng trong rừng đưa ra nguồn gốc nó ở đâủ Thiên hạ mỗi người nói một lối, ông đã già, vả lại ở đây đã lâu, chắc hẳn biết rõ hơn mọi người, ông thử kể lại cho tôi nghẻ
– Thầy đã dạy con đâu dám trái lời, nhưng để khuya khuya chút nữa khi nào tinh mịch hẳn, con thuật lại thầy nghe mới thú, bây giờ còn ồn ào lắm, vả con đương còn say, nói chả được rành mạch.
– Chốc nữa ông sẽ say quá rồi ngủ mất tôi biết làm thế nào.
– Thầy đừng ngạị Con có uống đến gấp bốn năm lần như ngày hôm nay cũng chả say nữa là! Thầy hãy chịu nán một chút nữa, con xuống bếp hút điếu thuốc lào rồi xin lên ngay …

Khi ông Cai Móm trở lên phòng khách của tôi, nửa giờ sau, thì đồng hồ chuông trong phòng reo vào không gian mười một tiếng. Con Thu Nhi đi ngủ từ sớm, còn Lệ Thi thì vẫn ngong ngóng chờ đợi chí kỳ được nghe chuyện mưới thôị Vợ tôi bắc ghế ngồi bên cạnh tôi tỏ ý sốt ruột. Lúc thấy mặt ông Cai Móm, nàng mừng rỡ như trẻ con được kẹo, vội vàng đứng dậy đón, dắt lại chỗ ngồi cẩn thận, xong rót đa ông một cốc rượu lớn.
– Nào bây giờ thì cụ kể đi cho chúng tôi nghe! Tôi xin biếu cụ cốc rượu ngon nàỵ Cụ uống hết bao nhiêu, cứ việc tự tiện, chúng tôi xin chu tất đủ hết. Cụ bắt đầu đi!
Dưới ánh đèn măng-sông sáng lóe, lúc ấy tôi mới ngắm kỹ dung mạo ông Cai Móm. Một cái trán cao vọi, vồ hẳn ra, làm cho ta phải để ý đến đầu tiên. Cái trán ấy lan rộng đến tận gần đỉnh đầu hói bóng; một làn tóc ngắn tha và trắng xóa, lơ thơ bao vành hai bên và phía sau chiếc sọ dừa gần nhẵn thín. Một đôi mắt to, mà rượu đã làm mờ đi bởi những tia máu nổi lên làm đỏ ngầu; một cái mũi hùng vĩ như mũi sư tử ở giữa đôi lỡng quyền cao vòi vọi; một cái mồm rất tươi, nhưng có hai hàm răng trụi cả, khiến cho hai hàng môi mỏng co rúm lại, vập vào mé trong, làm khuôn mặt ngắn hẳn lại; đó là vài nét đặc biệt vẽ thành diện mạo ông Cai Móm. Ông tuy già, mà da dẻ còn hồng hào tươi tốt, chỉ sạm đi như màu đồng đen, và răn rúm như vỏ trái xoài chín nẫụ Dưới bộ quần áo vi tây vàng, ta có thể đoán thân thể ông Cai còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn lắm, dẫu nó không đủ khí lực cường tráng như thủa xuân xanh nữạ.

Lúc ở nhà dưới trở lên, ông không quên mang theo cái điếu cầy, một vật liệu tối cần cho sự kể chuyện cổ tích giữa đêm khuyạ Ông đặt điếu xuống gầm bàn, rồi ngồi nghiêm trang trên ghế. Lệ Thi đưa biếu ông cốc rượu, ông giơ hai tay đỡ lấy, uống một hơi dài gần hết nửa cổc, không mời chào từ tốn như khi trước.
Uống xong, ông thở khà một tiếng, liếm môi rồi cất tiếng nói vang vang hùng dũng lắm.
– Nào ! Mời thầy cô ngồi gần sát lại đây, và xin thầy cô đừng sợ nhé! Câu chuyện này nó không phải chuyện bịa đặt, vì nó hoàn toàn đúng sự thực, mà cũng không phải chuyện cổ tích, vì nó mới xảy ra được độ dăm chục năm naỵ Chỗ xảy ra chuyện con sắp kể đây ấy chính là hạt Đồng Giao ta đó!
Tôi xin mạn phép anh hãy xen vào chỗ này một lời, trước khi thuật lại anh nghe sự tích ông Cai Móm đã kể cho vợ chồng tôi nghe đêm hôm ấỵ Đã lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ cách dàn xếp của ông Cai và nguyên văn của ông ta làm saọ Tôi chỉ biết cả Lệ Thi, cả tôi, nghe ông nói lấy làm thú lắm. Cảm giác của chúng tôi lúc đó thực là đặc biệt, nói cho đúng, ông Cai quả có tài trứ thuật vô cùng. Ngày nay, tôi mạc lại câu chuyện, có lẽ không hay được như ông đã kể, song tôi tin rằng văn tôi sẽ rờm rà mà lẳng lơ bay bướm hơn nguyên văn. Tôi sẽ xếp đặt theo cách của tôi, tôi sẽ thêm bớt thêu thùa theo ý riêng tôi, anh lượng trước cho tôi chỗ đó! Rồi anh đừng bắt bẻ tôi sao ông Cai già mà lại có lời lẽ văn hoa tao nhã như lời tôi sẽ nói; sau đây sẽ là câu chuyện của ông Cai mượn miệng lưỡi và tinh thần tôi mà lọt vào tai anh đó thôị Anh nên hiểu như thế cho tôi thì mới được!

OANH CƠ

Ngày xưa khi nước Đại Pháp vừa mới dựng nền bảo hộ, thì dân ta sống theo các tục lệ cổ hủ; đường sá thành thị thủa ấy chưa được mở mang rộng rãi; trong nước còn đang thời loạn lạc, cướp bóc tứ tung, các tay anh hùng lục lâm hoành hành khắp chốn mà nền trị an thì chưa lấy gi được vững vàng.
Ở các chốn đô thành, dân cư có lẽ được yên ổn đôi chút. Các quan trị một mặt thì hết lòng truy nã những đảng phản kháng, một mặt thì ra công mở mang khai khẩn các miền bình địa, đặt ra luật lệ mới và xây đắp các trường học để đưa dần trí thức con em trong nước đến với nền văn minh Âu Tâỵ Lúc ấy mới là cuộc sơ khai , làm gì có đường sá quang đãng, làm gì có hỏa xa và đèn điện? ông bà chúng ta vẫn sống bần tiện trong những căn nhà tranh hoặc ngói lụp sụp, tối tăm ẩm thấp, sự sinh hoạt cua các cụ mãi về sau này mới được tăng bề sạch sẽ và sung sướng chút ít. Nói ra dài dòng lắm, tôi chỉ kể qua thầy cô được rõ rằng cách ăn ở lúc ấy rất lùi xùi khấn cực, về phương diện vật chất. Còn như về phương diện văn học và luân lý, thì lại là một câu chuyện khác.

Bởi chưa có nhiều đường sá, sự đi lại và sự vận tải là một điều khó khăn hiểm trở vô cùng. Ngoài Bắc kỳ, đi đứng còn được dễ chịu đôi chút, bởi lẽ, từ trấn nọ qua trấn kia, – trừ các châu ở vùng Thượng du – không có núi rừng ngăn cản. Vả chăng đồng bằng rộng rãi, phẳng phiu, các gian phi trộm cướp hết nghề tìm sào huyệt làm nơi căn cứ để trú ẩn lâu bền. Còn như ở đất Trung kỳ, Thanh Nghề này, ôi thôi! Trộm cướp không biết bao nhiêu mà kể? Vì rằng xứ Trung kỳ eo hẹp , mé Đông tuy giáp bể song mé Tây lại tiếp ngay với núi rừng, hóa nên quân gian tìm ra nhiều chỗ đất có thể làm tổ quỉ lắm. Đường sá lại gập ghềnh, nguy hiểm, khi lên thác khi xuống đèo, khi qua rừng, khi ven núi, thực là khi khu, khó nhọc. Từ Thanh Hóa, theo đường thiên lý ra xứ Bắc, tất phải trèo đèo Tam Điệp, mà đèo Tam Điệp nó có phải đất xa lạ gì, chính là về hạt Đồng Giao ta đó! Thủa trước chỗ này rừng núi rậm rạp gấp mười ngày nay, chỉ dùng để làm trường hỗn chiến cho mấy toán quân mai phục bắn nhau, giết nhau để chiếm quyền lợi hoặc cho Chúa Nguyễn trong Nam, hoặc cho Chúa Trịnh ngoài Bắc. Chỗ này còn là nơi thăng địa cho các loài mãnh thú, cho các khách lục lâm; hổ cứ ở đó hàng đàn, kẻ cướp nấp ở đó hàng toán; thực là một chốn nguy hiểm đến tột bực, đi qua đấy không chết vì đạo quân đạo tặc, thì lại bỏ xác dưới các móng vuốt hùm thiêng.

Thế mà ngày nay vẫn thường có những kẻ can tràng len lỏi đi qua, đánh bạo với sự chết, không hề sợ hãị Chả lẽ vì đường sá đầy tai nạn mà đành bó tay ngồi ở xó nhà, không dám vượt rừng núi từ Nam ra Bắc, để cho con đèo Tam Điệp, lâu dần, phải hóa một nơi hoang vắng, không hề có lốt chân ngườỉ Khó nhọc đến đâu thì khó nhọc, nguy hiểm đến đâu thì nguy hiểm, lúc có việc quan trọng cần kíp, lúc phải quay cuồng xoay sở để mưu y mưu thực, nào ai còn suy nghĩ nữa, còn dùng dằng lo sợ nữa, còn ngại mình chẳng dám văng mình xông pha cửa ải ngọn đèỏ Nhưng lúc cần sống, cần hăng hái để sống, một người con gái cũng còn đủ can đảm vượt ghềnh xuống thác, huống hồ là lũ nam nhi!
Mà cũng bởi có hai kẻ “liễu yếu đào tơ” dám len lỏi vào chốn ma thiêng nước độc, hổ dữ dội, cướp hung tàn này, nên mới có câu chuyện ngày hôm nay, một chuyện rùng rợn ghê người, nghe phải lạnh mình sởn gáỵ.

Số là một buổi về mùa xuân, cách đây chừng sáu mươi năm về trước, quan nguyên tri phủ Nho Quan, sau khi làm Sơn Hưng Tuyên tổng đốc được ba năm thì cáo bệnh về dưỡng lão ở hạt đó, nhân được chiếu chỉ nhà vua phong cho làm Đông Các đại học sĩ, lại vừa đẻ được một công tử đầu lòng, thiết một lễ ăn mừng rất long trọng trong năm ngày, có tiệc, có đàn, có cô hầu mời rượu, bắt bài bông, nhảy múa và ca hát, lại có cả phường tuồng và phường chèo thiện nghệ lần lượt diễn các tích hay nhất ròng rã suốt năm đêm ngàỵ Bởi thế, các giáo phường ở mọi vùng lân cận phủ Nho, đều rủ nhau tới phủ đường xin hát.
Tiếng đồn dinh quan Thượng Nho Quan (đó là tên mà dân gian đặt ra để gọi cụ Đông Các) có đại tiệc chạy mãi vào Thanh Hóa; các thiếp mời gửi từ hai ba tháng trước, tất cả các quan xứ Bắc và các quan phủ huyện ở lân cận tỉnh Ninh Bình mỗi người đều nhận được một tờ hoa tiên màu hồng chói lọi, trên có mấy hàng chữ Lan Đình đen láy, rất mỹ lệ sắc sảo viết bằng một thứ mực hảo hạng, thơm ngát, hình như có lẫn mùi xạ, mùi trầm. Thiếp đó gửi cho quan phủ Quảng Hóa, Hà Trung, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, và cho các quan huyện Tống Sơn, Nga Sơn, Mỹ Hóa, Quảng Tế, Thụy Nguyên, Lôi Dương, Yên Định v.v …

Quan Thượng Nho Quan là một tay cự phách trong làng nghiên bút, bốn đời ông cha ngài đều được phong tước, đến đời ngài thì đỗ Cử nhân đệ tam danh trường Nam Định, rồi đỗ Tiến sĩ đệ bát danh. Trong hoạn trường, ngài quen thuộc rất nhiều, đối đãi với ai cũng thuần hậu, có tình, nên các bạn đồng liêu đều một lòng kính nể quí mến ngài, coi ngài vào hàng thầy chớ không phải vào hàng bạn. Như thế cũng không lấy gì làm quá đáng: trong đám quan lại thời ấy, một phần đông đã thụ giáo của ngàị
Cũng bới vậy nên khi được tin báo ngài ngoại ngũ tuần mới sinh công tử đầu lòng, lại được thăng hàm Đông Các, các thượng quan và các quan phủ huyện khắp xứ Bắc cùng trong hai trấn Thanh – Nghệ gửi đưa đồ lễ tế đến mừng nhan nhản: từng lớp lính cơ nón sơn, áo nâu nẹp đỏ, khố lục, xà cạp điều, khiêng lễ mễ những cái níp nặng trĩu trên có phủ nhiễu hồng; lại có đứa đội trên đầu những cái hòm bọc da đen niêm phong cẩn thận; trông chả khác gì một gia đình nhà trai đem các đồ nạp thái đến nhà gáị Họ đi từng cánh một, đông lắm, cùng chỉ hướng Bắc tiến hành cứ theo đọc con đường thiên lý mà ra khỏi cương giới xứ Trung kỳ, rồi còn đi đi nữạ.

Nhập với bọn họ, có một ích lợi rất lớn, là đi đường xa khỏi bị những tai nạn cướp bóc – vì họ là lính quan – lại tránh cả được sự bị hổ ăn thịt – vì đông người thì hổ không dám hành hung. Hỏi ra mới rõ bọn họ cùng ra cả Nho Quan, dâng lễ mừng quan Đông Các. Một người đồn mười, mười người đồn trăm, trăm người lại đồn nghìn; bởi thế mà xa gần khắp xứ Bắc và phía Bắc xứ Trung kỳ, chẳng ai không biết nhà quan Thượng Nho Quan có đại tiệc ăn khao mời khắp mặt quan viên hàng xứ.
Các giáo phường nghe đồn đại đều rủ nhau đi Nho Quan một chuyến, may ra kiếm được ít nhiều, càng hát hay càng hậu thưởng, gặp dịp sẽ có cơ phát tài to, đủ sống trong nửa năm không phải vất vả. Các phường đều hội nhau lại, đi nhập bọn với tốp lính quan khiêng lễ vật đông như người trẩy hội lễ đền.

Trong hạt Bàn Thạch phủ Thọ Xuân tức là nguyên quán của giáo phường, thủa ấy có hai cô đào chính tông hát hay có tiếng, đã được giải đình đám đến mười lần. Hai chị em nhà đó sản nghiệp chả có gì, lại bồ côi cha mẹ từ thủa còn ấu trĩ, phải sống nương nhờ vào người anh cả, mà người anh lại góa vợ, cũng nghèọ Anh thì làm kép, gẩy đờn khuôn cho các em theo nhịp, gõ phách, gõ sênh họa theo mà hát, kiếm ăn kể cũng không lấy gì làm sung túc, nếu hai đứa em không có chút nhan sắc hơn ngườị
Cha mẹ ba anh em nhà ấy thủa xưa đều là tay lỗi lạc; mẹ là một nàng danh kỹ, một đời nổi danh tài tử, cha xuất thân là công tử con nhà thế phiệt, thi ba khoa đều nhượng bảng Tôn Sơn, nên ngán nỗi khoa trường lận đận, bực mình bỏ nhà đi ngao du sơn thủy mà hát hay đến quên cả giai cấp, lấy ca nhi làm vợ, rồi đổi nghề nghiên bút ra nghề đàn địch, tự làm một tên kép cho vợ hát, sống một cuộc đời túng quẫn nhưng thanh nhàn …

Cuộc sinh hoạt lãng mạn của người cha đã để di tích trên thế gian trong ba đứa con thơ cùng lãng mạn, tài hoa truyền thống. Người anh cả, Văn Quản, từ thủa còn nhỏ lắm, đã thích thổi ống tiêu ống địch, khi lớn lên thì chiếm giải quán quân trong nghệ thuật bốn cung đàn đáy, cả vùng chẳng có ai đàn lịch sự và thánh thót não nuột hơn chàng. Quản lấy một người vợ ả đào gần nhà, nhưng người vợ ấy, sau ba năm chăn gối, bỗng thụ bệnh mà thác, không để lại đứa con nàọ Quản đành ôm hận sống cô độc giữa hai người em gái; đời tuy có bạn mà cũng vẫn quạnh hiu tẻ lạnh, khiến điệu đàn, những đêm mưa tuôn gió phả, càng bổng trầm chua xót thế nào! …

Hai người em gái, trái lại, tính khí bao giờ cũng thản nhiên vui vẻ bởi họ chưa từng bị nỗi thất tình thấm thía như ông anh. Nàng thứ nhất Huyền Cơ, thanh rất trong, âm rất tinh nhưng hơi kém bề diễm lệ; nàng cũng đẹp, song chỉ đẹp một cách dễ coi xinh xắn, – người nhỏ nhắn mà da ngăm ngăm – không lấy gì làm khuynh quốc khuynh thành.
Nàng thứ hai, Oanh Cơ thì là công trình tuyệt mỹ tuyệt xảo của Hóa Công, gồm cả thanh âm lẫn nhan sắc. Đó là một người đàn bà độc nhất vô nhị trong một thời, mà cứ trong khoảng năm sáu trăm năm, mới được gặp một lần trên cõi trần phàm tục. Con người ấy chả kém gì Tây Thi, Muội Hỉ, Đắc Kỷ, Quí Phi, nàng đẹp, một vẻ đẹp oái oăm, huyền bí, oanh liệt, lại dịu dàng, tựa hồ đấng thiêng liêng đem hết tất cả bao nhiêu tinh túy của non sông cây cỏ mà chung đúc vào nhan sắc ấỵ Tóc nàng là một đám mây thu chan chứa những vẻ êm đềm thơ mộng; mỗi lần làn tóc ấy xõa tung chấm gót, thì rõ ràng một dải hắc tuyền cuồn cuộn, óng ả, nhẹ nhàng; nét bút họa công khi vẽ đến phải cả quyết, lại ngập ngừng, làm thế nào cho suối tóc nõn nà đen mượt kia cũng phảng phất giống một đám lục vân nặng trĩu những niềm u ẩn, mà phủ lên một hình hài tiên nữ, muôn phần yểu điệu, thanh kỳ …

Nói đến khổ người của mỹ nhân, tả làm sao cho hết mọi vẻ siêu phàm, xuất chúng? Nội trong các bậc giai nhân trong lịch sử, mỗi người đẹp một vẻ riêng, như Thúy Kiều khác Thúy Vân, Tây Thi khác Trịnh Đản, dẫu cùng “mười phân vẹn mười” cả. So sánh nàng Oanh Cơ với các giai nhân đó, cũng chưa biết nàng kém xa họ, hay họ phải lu mờ trước vẻ mỹ lệ của nàng. Chỉ biết nàng không béo mập tựa Dương Quí Phi, cũng không ẻo lả, mai cốt cách, liễu dung hình như mấy ả tiểu thư bị nhốt trong cung cấm. Oanh Cơ là một người tầm thước, hơi mảnh khảnh dong dỏng cao, lưng ong, ngực nở, thực là “trúc mọc sân đình”. Ông Tạo Hóa đã muốn cho ai đẹp, thì cái đẹp đó gồm đủ muôn vẻ mỹ miều, từ tiếng nói nụ cười cho đến nét đi điệu đứng, không cái gì là không ngộ không tươị Oanh Cơ là một thiếu nữ đã có hạnh phúc được Hóa công ban cho muôn vẻ mỹ miều ấy đó. Thoạt đến tuổi 15, 16, ai trông thấy nàng cũng phải tấm tắc khen ngợi, giá có nhà thi sĩ Đỗ Mục, thì ông lập tức kéo lôi đi, lựa phải hẹn sau mười năm mới trở lại!

Con gái thời cổ nhất bà con gái thôn quê, yếm sẻ, váy hàm ếch, dây lưng sồi, áo vá vai, khăn mó quạ, – thì mấy chị trông “sạch nước cản”; mà, dù có sạch nước cản, thì nào đâu đã có các màu mè bề ngoài để làm tăng nhan sắc của mình? Phàm đã mặc váy, mặc yếm, quần áo lòa xòa, khăn khố sùm sụp; thì bao nhiêu nét yếu điệu bao nhiêu đường óng ả mà trời đã phó cho để gợi tình cảm của bọn đàn ông, chúng nó đều bị giấu kín cả đi, đè nén không cho lộ ra được thế thì lấy gì mà tô điểm trau chuốt cho nhan sắc, một mai, khuynh quốc với khuynh thành? Theo cổ tục, con gái không được để đôi vú phồng lên mà mang tiếng, phải buộc giải yếm cho chặt. mặc yếm cho sát, làm thế nào cho ngực bằng phẳng, lép kẹp đi thì thôị Bị tục lệ hủ lậu ấy bó buộc, có được phô trương vẻ lộng lẫy thiên nhiên của tấm ngực mình đâu mà chăm chút cho nó đẹp? Gia dĩ lại thêm cái váy và dây lưng sồi quấn đến ba vòng quanh hông để lòa xòa rủ xuống; mấy thứ xiêm giải ấy, nào nó có được như y phục Tàu bằng lượt là gấm vóc để tăng vẻ dịu dàng tha thướt cho hình dáng, nó chỉ tổ làm cho nửa người phía trước bị chìm lấp chôn vùi sau một bức màn đen kịt lại lùng phùng, như tấm vải sẫm bao vành và phủ kín cái lồng chim vậỵ.

Nàng Oanh Cơ là một thiếu nữ đã chịu ẩn mình sau thứ quần áo thô lỗ ấy, vậy cho nên nhan sắc nàng mới gìn giữ được lâu bền. Nếu không. ắt hẳn từ đã lâu kia, nàng không còn tuyết trong giá sạch nữa! Nàng còn khó lòng giữ gìn trinh bạch, vì nàng là một cô đầu! Cái bộ y phục cổ hủ của nước Nam ta thuở xưa, tuy có nhiều điều bất tiện và thiếu mỹ thuật, song nó cũng có chỗ ích lợị Nhất là Oanh Cơ!
Vẻ đẹp tuyệt diệu của nàng, mãi sau này mới có người nhận biết; còn khi nàng chưa xuất giá, chỉ một mình chị nàng, Huyền Cơ, được rõ mà thôi! Huyền đã say mê sắc đẹp của Oanh, tự ví mình như một nô tỳ mà coi em như một nữ chúa đáng thừ đáng kính. Như thế thực không quá đáng; một khi đã bỏ hết những mảnh quần áo lòa xòa che lấp vẻ đẹp thiên nhiên của Trời tạo cho, Oanh Cơ hiện ra dưới tầm mắt cảm phục của Huyền Cơ như một pho tượng ngọc ngà vô giá, tóc đen, đen nháy dài chấm gót, da trắng, trắng hồng mịn như lụa, ngực nở đít cong, lưng thon vai nhỏ, càng trông càng đắm càng ngắm càng duyên; đến chị em gái cũng còn phải mê nhau, huống hồ một khách si tình nam tử!

Không tài nào tạc đúng pho tượng tuyệt mỹ của nàng Oanh Cơ được, ta chỉ nên dùng tưởng tượng vẽ trong không gian và thời gian một thân hình Vệ Nữ Á Đông, một thứ Vệ Nữ nhỏ nhắn, xinh xinh, mềm mại dịu dàng, mà cũng nghiêm trang, oanh liệt …
Nhỏ nhắn, mềm mại, đó là mấy đức tính của khổ ngưòì, dáng điệu Oanh Cơ; còn như vẻ lẫm liệt oai nghiêm, có chỉ riêng ở nét mặt giai nhân, nhất là trong đôi mắt. Đôi mắt ấy trong veo như nước hồ thu những hôm trời quang mây đãng; đôi đồng tử đen như mảnh huyền không vết, lại sáng ngời như chứa điện ở trong. Con mắt lá răm dài dài như mắt bồ câu; có lúc là đà như mắt chim thư gọi chim hùng, có lúc đăm đăm thơ mộng như hướng về một cõi xa xăm, lại có lúc trông sâu sắc bí mật như đượm vẻ lạnh lùng dữ dộị Cũng thì đôi mắt giai nhân, mà nó hiện ra muôn vẻ diễm lệ dịu dàng hay oai phong tàn ác; nó tựa như con dao găm có hai lưỡi sắc. một lưỡi gọt móng tay và một lưỡi giết ngườị.

Tất cả tinh thần và nguyện vọng u ẩn của một người đàn bà, chúng nó như nấp ở cả sau con mắt, có lắm khi hiện ra rõ rệt, trông mắt là đoán được ngườị Dù đẹp tinh thần hay đẹp vật chất, cái đẹp ấy cũng chỉ ở trong đôi mắt, sở dĩ so sánh các giai nhân, cũng toàn là cân nhắc giá trị của đôi mắt đó mà thôi!
Giá trị đôi mắt của Oanh Cơ ngàn vàng cũng không mua được, tuy nàng chỉ là người con gái nghèo nàn. Đôi ngọc quí ấy đẹp làm sao! Mỗi khi định tả nó vẽ nó ra lời nói làm sai lạc hẳn bản tính của nó cũng như nét bút ghi sai mất đặc điểm của nó. Cái có thể ghi được, ấy là phần thể chất; hoặc như cố ý tạc cho đúng, tổn công tổn lực để cướp lại ít nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên, thì chỉ là một nét tinh thần, biểu hiện của một dáng điệu mà thôị Bắt một cái hồng nhan phải sống lại trên trang giấy, có chăng chỉ là một ảo vọng của một ngòi bút ngông cuồng? Khi người đã không còn, tình túy cũng không còn; cái hình ảnh mình giữ lại của người đó chỉ là một vẻ, một đằng, trong một phút mà thôi, ngoài ra, còn bao nhiêu điệu bao nhiêu nét thời gian đã đem theo vào dĩ vãng mất rồi!

Cho nên muốn vẽ lại đôi mắt của Oanh Cơ phí băng hồn vào cõi u minh, thì không tài gì đạt được mục đích. Ta chỉ tạm phác qua một vài nét thô lỗ để hình dung mang máng lấy một phần diễm sắc của nàng. Đôi mắt sắc sảo tuyệt mỹ của Oanh Cơ, đẹp đẽ đã lắm lắm rồi, lại còn được cái miệng tươi đỏ của nàng phụ thêm vào để tăng dung nhan nàng lên mãi mãị Cái miệng đó có đôi môi son thắm hơi cong lên như một vành cung. Bao giờ nó cũng tươi, cũng đẹp, cũng như đóa hoa hồng hàm tiếu nõn nà. Hai hàm răng đen bóng như hạt na càng làm bật màu tươi của làn môi đều đặn. Giá Oanh Cơ sống vào thời vật chất này, thì chỉ riêng cái miệng nàng cũng đủ làm chết mê chết mệt hết lũ con trai vô bản lãnh, lọ là cần đến tất cả nhan sắc của nàng!
Cứ tỉ mỉ tả mãi vẻ đẹp của giai nhân, biết mấy pho sách mới chép xong câu chuyện? Thôi, ta chỉ biết Oanh Cơ dung mạo tuyệt trần, thân hình kiều diễm thế là đủ.

Oanh Cơ không nhưng chỉ có sắc đẹp, nàng lại có thanh nữạ Nàng hát rất hay, giọng trong trẻo, đầm ấm, khi não nuột lúc lâm ly, nhịp khoan nhịp nhặt, điệu bổng điệu trầm, thánh thót véo von; giọng nàng thực là một cây đàn muôn điệu mà nàng tựa hồ như là bá chủ tất cả các âm thanh, muốn sai khiến chúng thế nào cũng được.
Những hôm ngoài trời mưa phùn rả rích, gió bấc vi vu, những hôm mà lòng người tự nhiên cũng thấy bị đè nén nặng nề bực bội, những hôm đó mà được ngồi trong căn nhà cỏ, trước ngọn đèn dầu, cầm chiếc dùi nguyệt quế để gõ vào tiểu cổ, thưởng thức vài khổ hát của nàng Oanh, thì các thú tao nhã đậm đà của sự thẩm âm rũ sạch lòng mình hết những nỗi ưu phiền ô trọc, đưa tâm hồn mình lâng lâng lên cõi thơm tho xán lạn, tưởng có phải chết sau phút thanh kỳ đó, thực không ân hận tý gì!
Nói thế cũng không phải là quá đáng. Thực vậy, ai đã được hạnh phúc nghe Oanh Cơ và Huyền Cơ hát, nhất là nghe Oanh Cơ thì không bao giờ có thể quên được giọng thanh tao thánh thót ấỵ Cái giọng lúc nỉ non âm ỉ, lúc chan chứa tình cảm, lúc man mác cảm hoài, nó véo von trầm bổng, não nuột lâm ly, đến lúc thảm như nức nở sau bức màn lệ, đến khi vui như nhẹ nhàng chen lẫn chuỗi cười; cái giọng ấy trong hơn tiếng trúc, đầm hơn tiếng tơ; tinh hơn tiếng sắt, không tài nào tả rõ được. Oanh Cơ là một con chim tuyệt quý mà tiếng hót vô song đã làm rực rỡ cả một thời dĩ vãng không tên; nàng là một ca nhi sống trong bóng tối, nhưng tài sắc nàng đã trùm đời, đã khiến đấng Hóa Công tạo ra nàng lại phải ghen với nàng, mà gây ra nỗi thảm họa sau này, tấn bi kịch xảy ra giữa chốn rừng thẳm núi thiêng, giữa hạt Đồng Giao độc địa, mà hiện chúng ta đương ở.

Oanh Cơ là kẻ sống sót sau tấn bi kịch ấỵ Nàng là cái mồi ngon quý mà loài mãnh thú rất thèm thuồng ham muốn, chỉ lăm le rình để bắt tha đị Người đáng quan tâm chú ý nhất trong chuyện này, chính là nàng vậỵ

TAI NẠN VÀ GẶP GỠ

Ông Cai Móm kể tới đây thì ngừng lạị
Chuyện mà ngày nay tôi thuật anh nghe một cách rành rọt văn hoa như thế, ông Cai đã kể cho vợ chồng tôi thưởng thức bằng một giọng oang oang cộc lốc, ông chỉ tả qua loa sắc đẹp của hai chị em nàng Oanh và lồi đi hát ngày xưa thế nàọ
Nay nhân đêm khuya cao hứng, tôi đem hết cả nhưng sự từng kinh nghiệm nghe biết , thêm vào cho câu chuyện cho ý vị hoa hòe , anh cũng nên lượng cho tôi nhé!
Ông Cai Móm sở dĩ im bặt đi không nói nữa, vì xa xa, ông thoáng nghe có tiếng hổ gầm. Ông trầm ngâm lặng lẽ hồi lâu, chú ý lắng tai trong đêm vắng. Một lát, ông cúi sát lại gần tai tôi, nôi nhỏ:
– Thầy cô thử lắng nghe xem, có phải có tiếng hổ gầm chăng? Hổ gầm xong lại vẳng nghe có tiếng đàn ca đút quãng. Thầy cô cứ chú ý một lúc, sẽ nhận rõ ngaỵ.
Tôi và Lệ Thi hết sức chăm chú. Quả như lời ông Cai nói, chúng tôi nghe có tiếng “ââ … Ôôuôômm” vang động xa lắm ở trong rừng. Nhưng nghe chỉ có thế thôi, ngoài ra không còn tiếng gì nữa cả. Lắng tai mãi cũng thế, ngoài tiếng dế than trùng khóc, tiếng gió rít lá rơi, chẳng có tiếng hát xướng đàn ca gì cả.
Chán nản, tôi bảo ông Cai:
– Chúng tôi nghe chả thấy gì, chỉ có tiếng hổ gầm ở tận đâu đâu…
– Lắng mãi chán tai vô ích. Thôi ông kể nốt câu chuyện Oanh Cơ đi nghe đang thú vị …
Lệ Thi cũng nói leo:
Rồi sao thế nào nữa, ông Caỉ ông vừa nói có tấn bì kịch; bi kịch ấy làm sao, ông tiếp đi!

Ông Cai cầm cốc rượu nếp cẩm , uống nốt chỗ còn sót lạị Ông vừa để cốc xuống, Lệ Thi vội vàng róc bồi thêm rượu rõ đầỵ Ông Cai quen thói, khà một cái rất đắc ý; xong, liếm môi, ông nói tiếp:
– Hai nàng Huyền Cơ và Oanh Cơ có tiếng hát hay nhất xứ. Trong mấy cuộc hát đình, hát đám, nàng Huyền đã chiếm giải đến chín mười lần, vì có sức, hát tốt giọng. Nàng Oanh hát hay hơn chị, song không sung sức, chỉ ca trong nhà được mà thôi, ra đình giọng bé quá, bị tiếng ồn ào át đi, không trổ tài được.
Dù thế mặc dầu, các quan khác đã từng được nghe Oanh, thì không muốn nghe Huyền nữạ Như thế là một sự nhục nhã cho Huyền, thế mà nàng vẫn không ghen ty với em, chỉ quí hóa kính phục em thêm mà thôị Lúc nào có các thượng quan công tử đến vời hát mừng, chị lại nhường cho em, mặc sức em trổ tài cùng quí khách. Nhưng hễ gặp quan viên tầm thường, không phải là người trí thức, thế nào Huyền cũng tranh lấy hát, cho em được nghỉ ngơi dưỡng sức dưỡng thần. Oanh rõ biết lòng chị như vậy, yêu chị như yêu mẹ, yêu anh như yêu cha, ở với chị một niềm kính nhường hiếu thảọ.

Tất cả hàng tỉnh, chẳng ai không nức nở khen tài khen đức của nàng Oanh. Phàm các tay thích từ phú thi văn, tất thế nào cũng mời cho được anh em Văn Quản về tận nhà để hát. Hoặc, nếu xa xôi quá khó vời về được, thì lại lần mò lên tận Bàn Thạch để nghe một lần cho biết giọng hát của Oanh Cơ. Không được thế, không cam lòng; cho nên Oanh nổi danh khắp cả một vùng Thanh Nghệ, tiếng tăm đồn đại đi có nhẽ tới cả vùng Nam Định, Ninh Bình …
Trong buổi sinh bình, cha mẹ nàng Huyền và Oanh đã được hân hạnh thừa tiếp Nho Quan tri phủ. Quan phủ xưa kia có nghe thân mẫu hai nàng hát và thân phụ hai nàng đàn. Sau một cuộc thẩm âm, quan phủ nhận biết ông kép già, đương kính cẩn nắn nót cung cầm để vừa lòng ngài, cũng là một nhà nho có tài thi phú, chỉ vì lỗi thời nên phiêu đạt nổi nênh … Sự tri ngộ ấy xui quan viên cùng kép hát dừng cuộc xướng ca để ngâm vịnh với nhau suốt sáng; trống dùi xếp xó nhường chỗ cho bút nghiên, rồi hai tay thâm nho cùng đọ sức với nhau trong ruột trường bút chiến thanh tao nhã đạm. Rốt cuộc, quan phủ rất cảm phục tính tình cao siêu và văn tài lỗi lạc của ông kép; ông kép cũng rất kính nể quan phủ vì chỗ có thanh nhãn biết xem người; hai bên ý hợp tâm đầu, vong niên vong giai cấp mà kết tình bằng hữụ.

Đêm sáng, quan phủ ra đi, có đem tặng cha nàng Oanh một hòm trân châu để làm kỷ vật. Ông kép già tặng lại bạn bằng một cây sáo ngọc của tổ tiên lưu lại đã ba đờị Từ thủa chia phôi, trong hoạn trường, ông Phủ lưu lạc mãi đâu đâu; ông kép già thì vẫn bo bo an cư tại Bàn Thạch. Hai bên không từng gặp nhau nữạ.
Ông Phủ một ngày một thăng quan tiến chức, dần dần ra Tổng đốc Hưng Tuyên, rồi cáo lão về Nho Quan. Về phần ông kép, thấm thoát một tuổi một già, sống cơ hàn rồi chết cũng cơ hàn, chung qui chẳng được biết thế nào là phú quí. Tự cổ chí kim , phàm giả đã ôm nghề tài tử, chả có ai được hưởng giàu sang. Ông kép già tránh sao khỏi luật thiên nhiên ấỷ Nhà tranh vách nứa, ông chỉ có một thửa vườn nho nhỏ cùng một mái nhà gồi; thác đi thì lưu lại cho con, thế là hết. Sản nghiệp chỉ có bấy, các con và vợ góa phải lần hồi bán giọng để sinh nhaị.

Bà mẹ già chỉ mấy buổi cũng theo chồng, sau khi lấy vợ cho Văn Quản. Vợ Văn Quản lại chết nốt, chả còn ai để tảo tần xoay sở, giúp cho nghiệp nhà hai chị em Huyền và Oanh có thế để hưng thịnh dần lên. Trơ lại còn một người anh góa vợ và hai đứa em còn trẻ dại; cả ba cùng có hồn tài tử trong huyết mạch, nên chả biết một tý gì về cách trù tính đảm đang để làm giàu, hay nòi cho đúng hơn, để đủ miếng cơm ăn.
Tuy hai nàng Huyền và Oanh có tiếng hát lay, song hàng tháng mới có lần được gọi hoặc có người đến hát. Hát hàng tuần suốt ngày hay thâu đêm tới sáng khi tan cuộc chỉ được độ ba quan tiền kẽm không đủ cung khách và chi tiêụ Thiên hạ có phải luôn luôn lúc nào cũng có cuộc vui mừng sung sướng để mượn dịp mà ca hát cả năm đâu!
Bời thế, cuộc sinh hoạt của ba anh em nàng Oanh không lấy gì làm sung túc. Đã nhiều lần Văn Quản nghe nói ông bạn xưa của cha mình hiện là quan thượng thư trí sĩ ở Nho Quan, cũng đã dự định trẩy thăm quan Đông Các một lần, một là để nối lại mối dây liên lạc bấy nay đứt quãng, hai là để mong có dịp để ngài nghĩ tình đề bạt hoặc cứu giúp cho ít nhiềụ Nhưng ngày giờ thấm thoát. đường sá xa xôi, Quản chưa lúc nào rảnh việc nhà mà đi được. Muốn đi, ít ra cung phải có tiền lộ phí, và có vốn để lại cho hai em sinh hoạt trong dăm tháng nửa năm. Bới lẽ, anh ra đi, không lấy ai đàn cho hai em hát nữa, mà mượn một người kép lạ thì bất tiện biết chừng nào! Cũng vì thế nên Văn Quản đành nấn ná chưa đi, vì chưa nghĩ được kế gì hoàn hảo cả.

Đến nay nghe nhà quan Đông Các có đại tiệc. Quản nhất định thu xếp, bán đồ đạc quí giá trong nhà còn lại, và nếu thiếu, thì vay mượn bà con ít nhiềụ Đi kỳ này, tiện thể có mọi cuộc ca vũ, cho cả Huyền cơ và Oanh Cơ cùng đi, khiến hai nàng có dịp trổ tài ngõ hầu chiếm giải quán quân trong khi thi hát. Quản một mực trù tính như vậy, chỉ đợi xếp xong mọi việc là đị Trong giáo phường, đã có nhiều bạn đồng nghiệp rủ nhau thành một đoàn đông lắm, cùng trổ hướng Nho Quan thẳng tiến, đi chen vào với lũ binh sĩ đem lễ vật của quan phủ Thọ Xuân.
Quản rất muốn theo bọn ấy cùng trẩy có bạn cho vui và cho đỡ lo tai nạn. Khốn nỗi khi họ khởi hành, anh ta chưa gom góp được đủ số tiền lộ phí; trong giáo phường ca nhi đi quá nửa, ai cũng bo bo giữ lấy vốn riêng để chi dụng ở dọc đường. Hóa nên Quản phải dằn lòng chờ đợị.

Đợi đến bốn năm ngày mới bán các đồ bảo vật của cha để lại, và thu thập được dăm bảy quan tiền, có thể túc dụng cho ba anh em trong cuộc Bắc trình được. Nhân có tốp lính cơ ở Quảng Hóa cũng đem đồ mừng ra Ninh Bình, nếu kịp tới Đò Lèn thì gặp họ; Quản bèn sắm sửa hành lý cẩn thận định ngày đưa hai em gái lẽn đường. Gần đến kỳ xuất hành, không may, Huyền Cơ lâm bệnh, nằm liệt tám chín hôm mới dậy được, chạy thầy thuốc hụt đi mất một quan tiền.
Khi Huyền khỏe mạnh, có thể xông pha mưa gió được thì tính ra đã chậm mất ngót nửa tháng trời, có đi nhanh lắm may ra mới khỏi lỡ ngày đại hội ở dinh quan Đông Các. Ba anh em tức tốc đeo nải quảy gánh, vội vã lên đường, dẫu Huyền Cơ chưa lấy gì làm cứng cát lắm. Đi suốt ngày, mỗi đêm chỉ nghỉ có vài giờ, cứ đầu trống canh tư là đã trở dậy đi rồi , thế mà cũng mất ba hôm mới đến Đò Lèn, bời lẽ hai chị em Huyền và Oanh không quen đi bộ xa nên đi chậm quá. Thoạt mới ra khỏi nhà phải thuê thuyền qua sông; sang qua sông lại phải đi đường tắt qua Yên Lang, rẽ về mé Quảng Hóa nhiên hậu mới đến Đò Lèn được. Tới Đò Lèn, ba anh em vào quán nghỉ chân, đợi xem có đoàn lính tráng nào ra Bắc thì xin nhập bọn cho chắc chắn.

Nhưng đợi đến hai ngày, chả thấy đoàn nào cả. Thì ra họ đã ra Nho Quan từ trước cả rồị Hiện nay, chỉ còn độ ba hôm là tới ngày đại tiệc không còn phường hát nào hay đội lính nào chưa khởi hành nữa, còn đợi cũng vô ích mà thôị Lác đác trên đường, chỉ có những tốp dăm ba người đi ra phía Bắc; hỏi ai họ cũng nói rằng đi quanh quẩn trong vùng không ra khỏi ngoài biên giớị Mãi sau cùng mới bắt gặp một lớp bảy người cho biết họ buôn gạo tải ra Bỉm Sơn, rồi mua chè ở Bỉm Sơn tải về bán ở các vùng gần tỉnh lỵ. Anh em văn Quản buộc lòng phải theo bọn ấy; ra đến Bỉm Sơn họ đều rẽ về lối Phố Cát, lạch Thành, để mặc ba anh em trơ trọi lần mò đi về phía đèo Tam Điệp.
Từ đây mới bắt đầu cuộc hành trình nguy nan và khó nhọc. Ba anh em sợ hãi không dám đi bạo, cứ phải chờ có ai ra đường ấy mới lủi thủi theo đị May sao gặp được vài ba người thợ mộc, song họ chỉ đi đến đền Sòng mà thôị Khỏi đền Sòng, lúc ấy mới thưa người, không còn ai đi nữạ
Vô kế khả thi, ba anh em nàng Oanh không biết làm sao cho tiện. Đành lần mò vào tận trong đền xin ngủ tạm một đêm, rồi nhất định mai sáng vượt qua đèo Tam Điệp. Đi suốt ngày, ra công cố sức bước nhanh, thế nào cũng sẽ qua khỏi chỗ nguy hiểm ấỵ Kẻ cướp thì không sợ mấy, vì anh em nghèo chả có gì, có lẽ họ chả thêm đếm xỉa đến; sự đáng sợ nhất, ấy chỉ là ông Cọp, cái ông Ba Mươi vô tình mà dữ dội, hễ không may gặp phải, thì hết đường chạy trốn kêu van!
Ba anh em cùng thành kính lên cửa đền, quỳ xuống lễ hết cả mọi linh vị thờ Thánh Mẫu và các thần bộ hạ cùng các ông Hoàng bà Chúạ Khi đến trước thần tượng đức Bạch Hổ giữ đền, cả ba cùng khấn khứa rất lâu, cầu đức Bạch Hổ phù trì cho giữa buổi xông pha rừng núi, đừng xui xảy ra tai nạn hiểm nghèo nàọ
Cái đêm hôm ngủ trọ Ở đền Sòng, ba anh em nhắm mắt làm sao cho nổi! Đền làm ở giữa một noi rừng sâu núi thẳm, chung quanh toàn là cảnh rùng rợn hoang vu, hễ cứ khuất bóng mặt trời là nghe muôn vàn tiếng kêu, tiếng hú, sợ đến sởn tóc gáỵ Những ngày không có hội, thiếu gì loài mãnh thú ác điểu qua lại mé ngoài đền; thôi thì hùm, beo, sói, gấu, bó tót, lợn lòi, chả còn thiếu giống gì đến quấy nhiễu dân gian, bắt gà, bắt chó, giẫm nát cả ruộng lúa nương khoai, đến sáng ra, vết chân in trên đường trên cỏ thấy rõ mồn một. Bước ra khỏi đền buổi tối giời, tức là tính mệnh khó toàn vẹn lắm; có đi một lũ đông khi sáng sủa; họa chăng mới có thể tránh khỏi hàm hổ vuốt beọ
Cả đêm chỉ nghe tiếng vượn hú, cú kêu, hòa với muôn ngàn thứ tiếng khác rết lạ; và, xé vừng không khí, trội hơn tất cả các thứ tiếng, một tiếng “à uộm” rung động cả rừng, vang trong đêm tối dội vào da thịt và xương ống mình một luồng khí lạnh, lạnh hơn hơi lạnh mùa đông …
Đương lúc băn khoăn lo ngại, trời sáng lúc nào không rõ. Ba anh em Văn Quản thấy có ánh bình minh mà vẫn chưa dám ra đị Đợi khi mặt trời đỏ chói cả vừng Đông, bấy giờ mới quẩy gánh xách nải, từ giã ông từ bà đồng, lo lắng ngần ngại đi lên, trông mé đèo Tam Điệp thẳng tiến. Từ Sòng Sơn tới Tam Điệp đi còn xa lắm, vả lại ngòng ngoèo khuất khúc chả biết theo hướng nào cho khỏi lạc.Chơ vơ một người anh và hai đứa em gái ngơ ngác trên quãng đường rừng hoang vắng, không đánh bạo cố mà đi đến, cũng chả còn kế hoạch gì! Vả chung quanh mình, chẳng có ai để hỏi dò cho biết lối, thôi cứ đành nhắm mắt đưa chân, cúi đầu thành kính trước thần linh, rồi phó mặc tấm thân cho số mệnh, muốn đến đâu thì đến.
Ba anh em đi mãi, hết sức bước nhanh gấp bội, mong sao lên đến ba đèọ Đường hai bên toàn cây cối và lau sậỵ Quản dắt tay Oanh, Oanh dắt tay Huyền im lặng theo gót nhau mà tiến. Đi mãi, đi mãi, hình như đã quá trưa rồị Nhưng ô hay! Sao chưa thấy ải đèo gì cả? Chỉ toàn một màu rừng xanh thăm thẳm đường đá quanh co, chả thấy chỗ nào lên núi xuống núi cả, chỉ thấy ven núi mà thôị Chết mất! Hay là đã lạc đường rồi!
Văn Quản định thần suy nghĩ. Thôi, phải rồi! Có lẽ lúc ở đền Sòng ra độ chừng mươi dặm, có một chỗ rẽ, một bên về phía đông, một bên về phía tâỵ Anh em đinh ninh rằng đi ra Nho Quan phải đi chếch theo hướng tây, thành ra bây giờ mới tới chỗ này, tiến mãi mà vẫn chả rõ đâu là đèo Tam Điệp!
Nhầm thật. Nhưng may còn sớm có thể bước đi lộn lại được, chiều sẽ về tới đền, sáng mai lại ra đi sớm. Cố đi ba ngày, may ra sẽ đến Nho Quan, cũng còn kịp. Vả chăng từ sáng đến giờ, không gặp sự gì rủi ro cả, cướp cũng không mà ác thú cũng không, có lẽ đức Thánh Mẫu đã thương hại phù trì cho đó! Bao giờ xong việc trở về thế nào cũng sẽ vào đền lễ tạ Mẫu, không dám quên ơn ngài đã mở lòng từ bi mà săn sóc đến cho!
Nghĩ vậy, Quản nhủ hai em quay gót lại, đi lộn trở rạ Đi mãi, đến tận chiều, chân Huyền Cơ và Oanh Cơ sây sứt rớm máu cả. Ngoảnh nhìn tứ phía, nào thấy bóng dáng đền Sòng ở đâu, chỉ có ngàn nội xanh um, cây cỏ cao ngất, đường đi thì chỉ là một vệt lờ mờ giữa một bụi rậm rạp, hoang vụ Ba anh em lúc ấy lo ngại đến cực điểm cùng vừa đi vừa niệm Phật, mong sao ra khỏi bãi lau sậy để được thấy bóng đền Sòng.
Đi giờ lâu nữa, thì ra khỏi bụi lau, đến một khu đất rộng, cỏ không cao lắm, cây mọc cũng thưa, nhưng toàn là cổ thụ rườm rà xanh thẳm, to đến vài ôm cả. Chung quanh khu bình địa ấy, bốn bề là sườn đồi thoai thoải, rừng rú um tùm, ngàn lau trắng xóạ Ngoảnh đầu tìm đường cũ vừa đi buổi sáng, chả biết nó ở tận đâu đâu, kiếm bóng một ngôi đền hay một tòa nhà để nghỉ chân, tìm đến mỏi mắt thì thôi, chớ chẳng có ngôi nào! Thực là rừng hoang cảnh vắng, chơ vơ ba kẻ nhỡ đường; không còn biết nương tựa vào đâu nữa!
Giữa đám bông lau gió rung phơi phới, một đàn cò trắng từ đâu vỗ cánh bay về. Tùng lớp một, chúng nó bay đến đấy hàng ngàn hàng muôn, lượn vòng trên không kêu quang quác, lượn mãi rồi mới bay xuống. Xem có vẻ tối, cũng đủ biết lúc đó đã chiều rồị Quả vậy, chỉ loáng một chốc, màu trời thấy sẩm lại, chả bao lâu nữa tối bây giờ!
Trong chốn thung lũng hẻm này, chung quanh đều là ngàn sâu, nội thẳm, ba anh em biết chạy đàng nàỏ Biết lấy chỗ nào nương thân cho khỏi sợ vuốt hùm móng báỏ Một màu cỏ cao, cây rậm, thực là hết kế thoát thân. Oanh Cơ biết rằng khó lòng sống hết đêm nay, nghĩ thương anh chị và thương thân, òa lên khóc. Huyền Cơ mủi lòng cũng khóc; Văn Quản không can đảm được nữa, ứa hai hàng nước mắt; song cố trấn tĩnh để lo tìm một kế trong trường hợp tối nguy nàỵ
Đương khi than thở, cả ba anh em bỗng đâu nghe tiếng gọi, làm cho Oanh kinh sợ thất đảm, mặt tái mét đi, ngừng không khóc nữa, chỉ rú lên ôm lấy chị. Huyền cũng sợ hãi như Oanh, cả hai ôm chặt lấy nhau, tưởng đâu ma quỉ trong rừng thiêng hiện lên dọa nạt. Duy Văn Quản, tuy thấy rợn gáy rùng mình, mà vẫn cố giữ lấy vẻ táo bạo, gọi to lên rằng:
– Ai đó, xin làm phúc cứu anh em tôi với!
Quản vừa dứt lời, thì thấy ngay trên cây cổ thụ mọc giữa chỗ ba anh em ngồi nghỉ, một người tráng sĩ vạm vỡ nhảy xuồng hỏi chàọ Tráng sĩ nói:
– Các ngài cao danh quí tính là gì? Đi đâu mà sa lạc vào đâỷ
Văn Quản vội vàng đem họ tên và câu chuyện định trẩy ra Nho Quan thế nào nói một lượt cho tráng sĩ rõ. Tráng sĩ nghe xong lắc đầu:
Chết nỗi! Đường đi Nho Quan phải theo hướng đông đi ra chợ Ghềnh, sao ông lại không biết ! Ở đây là hạt Đồng Giao, nhưng ở phía tây, cách đền Sòng còn xa, phải theo lối khác mới tới được. Đường này là đường xuyên sơn đi lên Mường lên Mán, kia mà! Thôi, ông trót nhỡ đường rỗi, thì phải ngụ tạm ở chốn này một đêm, mai tôi sẽ đưa giúp ông qua đèo Tam Điệp. Tôi quê ở vùng Nam Định, tên là Lê Trọng Việt, bình sinh chi thích nghề săn bắn mà thôị Tôi vào đây săn báo và săn hươu, nên có làm một cái nhà sàn trên cây này, định đêm nay nằm rình các ác thú đến thung lũng này uống nước thì sửa một mẻ. Vả nay gần ngày vọng, có trăng sáng, bắn sẽ thú lắm.
Tráng sĩ nói đến đây ngừng lại ngoảnh đầu nhìn lên ngọn câỵ Bỗng chàng hít hơi rõ mạnh, rồi nhăn trán lại có vẻ lo nghĩ. Chàng vội vã bảo Văn Quản:
– Bây giờ tôi leo lên trước, thả dây xuống. Ông buộc chặt chẽ vào nách một cô em, tôi kéo lên xong lại dòng dây xuống cho cô khác lên. Sau cùng đến lượt ông. Nếu ông leo được thì, khi tôi đem hai cô lên cả trên cây rồi, ông nên trèo lên ngay đừng chậm trễ nhé! Mà khi thả dây xuống, ông cố làm cho lẹ tay một chút, xin ông nhớ kỹ đấy!
Đoạn tráng sĩ nhảy lên cây thoăn thoắt; chỉ một chốc đầu dây đã xuống đến gốc cây rờị Quản và Huyền cùng đồng lòng để Oanh lên trước, bèn túm nhau lại buộc dây vào nách Oanh. Xong dặn Oanh nắm chặt lấy dây, không được thả. Vừa buộc cho Oanh xong bỗng thấy một mùi hôi thối ở đâu xông lên sặc sụa, rồi tiếng một đàn chim khướu ríu rít kêu, bay đậu cả vào cây cổ thụ. Tráng sĩ đứng trên cây, ra sức kéo Oanh Cơ lên tận nhà sàn dựng ở gần ngọn. Oanh vừa sắp tới nơi, một quang cảnh bi đát, khủng khiếp và thê thảm bỗng hiện ra trước mắt nàng và tráng sĩ.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Sài Gòn. Sau Ngày Mưa!
Cùng một loại
Còn buồn hơn
Chạy Đi Em, Đừng Ngoảnh Lại
Bài diễn văn hay chết người