1. THAM KHẢO CÁC ĐỀ VĂN SAU
Đề 1: Cây lúa Việt Nam.
Đề 2: Một loại cây ở quê em.
Đề 3: Một loài động vật hay được nuôi ở quê em.
Đề 4: Một nét đặc sắc trong một di tích, thắng cảnh ở quê em.
2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý
– Xác định đối tượng (về sự vật nào? vấn đề gì?) thuyết minh và thao tác dùng để thuyết minh (giới thiệu, trình bày, giải thích,…)
– Tìm hiểu đối tượng cần thuyết minh (quan sát, đọc tài liệu,…)
– Lựa chọn phương pháp thuyết minh: xem lại những kiến thức về phương pháp thuyết minh, lựa chọn các phương pháp sẽ sử dụng cho phù hợp với đối tượng cần thuyết minh và với từng nội dung dự định sẽ thuyết minh.
– Lập dàn ý theo bố cục ba phần:
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh;
+ Thân bài: thuyết minh lần lượt từng nội dung về đối tượng (công dụng, xuất xứ, đặc điểm,…);
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình về đối tượng vừa thuyết minh, và bài học về việc phải làm đối với đối tượng ấy.
– Viết trước một số đoạn văn chính của văn bản: Mở bài, Kết bài và một số đoạn văn thuyết minh về những nội dung quan trọng của đối tượng.