I. HOÀN CẢNH RA ÐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ÐOÀN
Từ năm 1932-1945, Tự Lực Văn Ðoàn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đàn công khai, sách báo của họ in đẹp nhất, bán chạy nhất, có một ảnh hưởng nhất định trong giới trí thức tư sản và tiểu tư sản thành thị.
“Tự Lực Văn Ðoàn chính thức thành lập năm 1933, gồm có Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khải Hưng (Trần Khánh Giư). Hoàng Ðạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mở (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ). Về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu (em Khải Hưng)” (theo tài liệu của Trương Chính). Còn có một số nhà văn cộng tác chặt chẽ với Văn Ðoàn này đó là Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Ðoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của Văn Ðoàn là tờ báo Phong hóa, khi Phong hóa bị đóng cửa năm 1936 thì có tờ Ngày nay thay thế.
Sách Tự Lực Văn Ðoàn in đẹp. Phần lớn in ở nhà in Trung Bắc Tân văn, bấy giờ có Ðỗ Văn học nghề in ở Pháp về phụ trách. Sau, họ mở nhà in riêng, nhà in Ðời nay. Bìa, tranh minh hoạ đều nhờ những họa sỹ nổi tiếng trông coi: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân. Có thể nói trong các nhà xuất bản thời bấy giờ, Nam Ký, Tân Dân, Mai Lĩnh, Cộng Lực, Minh Phượng, Lê Cường, Tân Việt…chẳng nhà in nào tranh dành được với họ.
Khi ra đời, Tự Lực Văn Ðoàn có đề ra tôn chỉ mục đích rõ ràng: “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Ðem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam”
Sau khi những phong trào Cách mạng Yên Bái vào đêm mồng 9 tháng 2 năm 1930 do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Ðức Chính bị thất bại, một không khí chán nản, u hoài, yếm thế bao trùm đời sống. Thanh niên lớn lên không còn có lý tưởng để phụng sự. Con đường yêu nước bế tắc, họ thoát ly trong những tình cảm cá nhân nhất là yêu đương. Thơ văn ái tình lãng mạng bắt đầu từ đấy. Chính thời 1930 văn học đã đẻ ra những nhân vật điển hình như Tố Tâm, Ðạm Thủy. Rồi thơ của bà Tương Phố, ông Ðông Hồ, người chết chồng, kẻ chết vợ, họ khóc lóc nỉ non, khơi mào cho các nhà văn lãng mạn lớp sau đi sâu vào tình yêu để rồi phô diễn thành vần thành điệu.
Tự Lực Văn Ðoàn đề ra mục đích tôn chỉ “lúc nào cũng trẻ, yêu đời” là muốn phá tan cái không khí u uất, sầu thảm kia. Trong hoàn cảnh xã hội thời Pháp thuộc, cái nhân văn tiểu tư sản đó tiến bộ nhiều hơn so với cái nhân văn cổ hủ, hẹp hòi thời Phong kiến. Trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn thanh niên chưa dám đứng lên cứu nước, đang tìm mọi cách thoát ly thực tế đời sống. Vui, cũng để mà quên. Ðối với họ than vãn là lạc hậu, nói như Nhất Linh trong lời tựa cuốn “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng. Tâm hồn họ “Phản phất vui lẫn buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa”. Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
II. QUAN NIỆM VỀ CÁI TÔI TRONG TỰ LỰC VĂN ÐOÀN
Như trên đã trình bày, văn học lãng mạn 1930-1945 khác văn học lãng mạn trước đó, là do sự tư sản hóa của ý thức và sự âu hóa của thẩm mỹ đã đến độ cao.
Trước 1930, người ta cũng đã muốn được hưởng tự do tư sản, nhưng còn vướng mắc đạo đức Phong kiến nên chủ nghĩa cá nhân đành khuất phục giáo lý Khổng-Mạnh. Thời phong kiến cái tôi” hầu như bị giam cầm, bị kìm hãm, bị toả chiết và có lúc như bị giết chết. Con người không tự chủ được mình, luôn lệ thuộc vào những triết lý hà khắc. Tư tưởng chính thống của chế độ Phong kiến đã giết chết “cái tôi” của từng con người, cũng là giết chết cái chủ nghĩa cá nhân. Sau năm 1930, chủ nghĩa cá nhân tư sản xuất hiện ở Việt Nam. Ðây là một loại chủ nghĩa cá nhân mang tính nhân bản trong buổi đầu phát triển của tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn. Nên nhớ rằng vào thời kì sau năm 1930 chủ nghĩa cá nhân tư sản là một bước tiến bộ trong quá trình con người dành quyền sống. Xã hội Phong kiến Việt Nam chưa hề có quan niệm về cá nhân- cái tôi”. Không có cá nhân, chỉ có gia đình, quốc gia. Cá nhân và hạnh phúc cá nhân, bản sắc cá nhân chìm hẳn trong gia đình trong quốc gia, “như giọt nước trong biển cả”. Một sinh viên trong trường Cao đẳng đọc hết sách Tây như Ðạm Thủy, mà không dám chống lại những tập tục cũ, yêu Tố Tâm nhưng bị ràng buộc bởi lời hứa hôn của gia đình, không tìm được cách nào giải thoát cho mình và cho Tố Tâm. Bà mẹ Tố Tâm buộc nàng phải lấy một cậu B nào đó môn đăng hộ đối. Không những thế, Ðạm Thủy không có một phản ứng nào đáng kể. Anh ta vẫn cho tình gia quyến là “tối thiêng liêng”. Anh ta phục tùng gia đình một cách vô điều kiện. Cho là “bổn phận” là “danh dự”.
Chúng ta không bênh vực những cá nhân ích kỷ, hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm đối với gia đình, đối với xã hội, nhưng chúng ta cũng không tán thành những ai cứ nghe nói đến”chủ nghĩa cá nhân” tưởng là cái gì tồi tệ nhất. Xuân Diệu khi bàn về văn học lãng mạn, cũng nói: “trong nền văn học của các dân tộc, nằm chung trong lịch sử văn hóa nhân loại. Khi cái tôi” bắt đầu có ý thức là có mình thì theo tôi khái niệm có phần cũng tương tự như khi một em thiếu niên, đồng thời với sự dậy thì, thời trong tâm tình em ấy cũng từ trạng thái hồn nhiên vô tâm, chuyển sang tự giác, tự ý thức, tự biết là “mình đây” có một sự phấn chấn nhạy cảm, ham sống, yêu đời…” (tìm hiểu Tản Ðà).
Bởi vậy khi cá nhân đòi hỏi quyền sống, đòi quyền được phát triển nhân cách, khả năng của mình, đấu tranh cho quyền được yêu, chọn người xứng đáng để chung sống suốt đời thì không thể gọi là chủ nghĩa cá nhân tư sản hưởng lạc, cho là “xa rời với truyền thống dân tộc” được.
III. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ÐOÀN
1. Tinh thần chống lề giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, đề cao hạnh phúc cá nhân
Tác phẩn Tự Lực Văn Ðoàn đều chĩa mũi nhọn đã kích lễ giáo Phong kiến và nếp sống đại gia đình Phong kiến: “Nửa chừng xuân”, “Ðoạn tuyệt”, “Lạnh lùng”, “Ðôi bạn”, “Gia đình”, “Thoát ly”, “Thừa tự”… Họ hô hào giải phóng phụ nữ khỏi cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, cảnh thủ tiết của những người đàn bà trẻ góa bụa. Họ đòi cho nam nữ có quyền được hưởng hạnh phúc riêng.
Chống lễ giáo Phong kiến, đòi hạnh phúc lứa đôi và quyền sống con người là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong văn học việt Nam: “Sơ kính tân trang” (của Phạm Thái); thơ Hồ Xuân Hương; “Truyện Phan Trần” (truyện Nôm khuyết danh); “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)… ở mức độ khác nhau đều đã lên tiếng tố cáo thứ lễ giáo khắc nhiệt đó. Cái chết của Tố Tâm (tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách) nói về khách quan cũng là một thái độ phản ứng chống lễ giáo Phong kiến. Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn tiếp tục truyền thống ấy của văn học dân tộc trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa nửa Phong kiếnViệt Nam ở thành thị đang trên đà Âu hóa.
a/ Chống lễ giáo Phong kiến
Ơí Việt Nam lễ giáo Phong kiến đã ngự trị lên đời sống xã hội hàng ngàn năm với biết bao những kỷ cương hà khắc để làm một cuộc “Cách mạng” xóa bỏ cái cũ, hàng loạt tác phẩm Tự Lực Văn Ðoàn đã chĩa mũi nhọn đả kích vào lễ giáo của đại gia đình phong kiến. Những nhà văn có công lớn nhất trong việc này phải kể tới Nhất Linh và Khái Hưng.
Qua tác phẩm “Nửa chừng xuân” (Khái Hưng) nhà văn đã xây dựng được nhân vật Mai đương diện đấu tranh với lễ giáo Phong kiến. Lễ giáo Phong kiến đã chà đạp lên hạnh phúc của mình.
Nhân vật Mai trong truyện là một nạn nhân, một nạn nhân đau khổ và tự trọng, chỉ biết đem cái chính nghĩa, cái thanh cao của mình ra mà chống đỡ.
Sở dĩ tác phẩm là một trận đánh vào giáo lý và tập tục Phong kiến, là vì nó làm cho người ta ghét bà Aïn, nhân vật đại diện cho thế lực Phong kiến, mà người ta yêu Mai- hiện thân của tình yêu thanh sạch, chung thủy. “Nửa chừng xuân” đã làm cho người ta khóc than Mai nhiều kể cả khi nó được diễn thành kịch trên sân khấu.
Xây dựng nhân vật Mai, Khái Hưng muốn xây dựng một nhân vật lý tưởng, một tình yêu lý tưởng; Mai dẫu đã có con với Lộc, dẫu vẫn thiết tha yêu Lộc, dẫu đã được bà Aïn yêu cầu về chung sống với Lộc, nhưng Mai không trở về. Với lòng tự trọng Mai không thể về làm vợ lẽ Lộc được. Thái độ của Mai là một khía cạnh chống chế độ đa thê và là một cách bảo vệ tình yêu lý tưởng.
Khái Hưng chưa thực sự mài ngòi bút cho sắc để chống lại bà Aïn. Tác giả chỉ muốn xây dựng một “mệnh phụ” có đầu óc đầy quan niệm cũ chỉ vì con mà phải già tay giằng buộc. Nhưng cái hiện thực mà tác phẩm phản ánh còn mạnh hơn ý muốn của tác giả: chỉ cái thủ đoạn gởi thư tình giả mạo, chỉ cái í định tìm cho Lộc một người vợ ở nơi quyền quý có lợi cho việc tiến thân của Lộc về sau cũng đủ nói lên cái bản chất của bà Aïn – bản chất của một con người quỷ quyệt. Ðối với hạnh phúc của Lộc-Mai, bà Aïn là một kẻ phá hoại. Những bà mẹ có lòng nhân hậu không làm như bà Aïn được; tác dụng khách quan của nhân vật là ở đó. Ðược như thế không phải tác giả đã nhìn thấu suốt nhân vật phong kiến đã lột trần được cái bản chất phong kiến của bà Aïn đâu. Chính là nhờ ý nghĩa của một số chi tiết hiện thực, mà cũng là nhờ sức lôi cuốn của nhân vật Mai nữa.
Hai lần Mai trực tiếp đấu lý với bà Aïn ích kỷ xảo quyệt và cả hai lần Mai luôn cho bà bẽ mặt dồn bà Aïn đến chổ đuối lý. Trong xã hội thực dân Phong kiến lúc bấy giờ, chúng ta tìm được một cô gái như Mai không phải nhiều lắm. Song cũng không phải là không có. Mai không hẳn giống các cô gái thị thành. Mai có cái mạnh dạn táo bạo của một “cô gái tân thời” nhưng cũng có cái dịu dàng, nết na, chân chất của một cô gái thôn quê. Những đức tính của mai gần với đạo đức nhân dân. Cái tôi” của chủ nghĩa cá nhân thời kỳ đầu mới ra đời đã mang lại được tính nhân bản của nó.
Nhân danh chống lễ giáo phong kiến, tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn ở thời kỳ đầu được phát triển cả về hình thức và nội dung.
“Ðoạn tuyệt” của Nhất Linh là cuốn tiểu thuyết tặng những thanh niên nam nữ đang đau khổ vì cuộc xung đột mới- cũ như lời tác giả viết trên đầu sách.
Nhất Linh muốn chứng tỏ rằng tình yêu cùng chí hướng đều bị đại gia đình Phong kiến kìm hãm, chỉ có một lối thoát là đoạn tuyệt với đại gia đình Phong kiến. Truyện lấy tên là “Ðoạn tuyệt” vì thế.
Trong cách xây dựng truyện, ta nhận thấy cái khó khăn này: bị ràng buộc trong cái xã hội cũ, Loan không bao giờ thoát khỏi cảnh làm dâu nhà bà Phán Lợi. Loan mà thoát được là do một sự tình cờ, một vụ ngộ sát đưa đến một vụ xét xử. Tác giả phải mượn đến trường hợp ngẫu nhiên ấy để mở đường cho Loan.
Câu chuyện Nhất Linh viết khá cảm động. Loan thông minh biết điều, yêu sâu sắc, tha thiết tự do, tự lập. Nàng bị ép lấy Thân. Người chồng quá lạc hậu, không hiểu vợ; mẹ chồng ác nhiệt, hành hạ con dâu, em chồng xúi dục mẹ thêm. Cả một đại gia đình chống lại những ý nguyện tốt đẹp nhất của Loan. Ngày lại ngày, một chuỗi đau khổ đến với Loan. Loan có lúc đã nghĩ rằng thà đi hoạt động phiêu lưu như Dũng, người yêu của nàng, “nếu có gặp cái chết chăng nữa, cái chết cũng không đáng thương bằng cái chết dần chết mòn”. Cả tác phẩm là một bản cáo trạng. Loan tiêu biểu cho “cái mới”. Người đọc theo dõi Loan, thương mến Loan, vui mừng khi thấy Loan ra tòa được tha trắng án. (cái mới đã thắng). Giá trị đương thời của tiều thuyết là ở đó.
Ðối với phong tục tập quán cổ hủ, những cảm tưởng chua chát, những mẩu đời thực, những tấn kịch xảy ra giữa Loan và Thân, giữa Loan và bà Phán Lợi, có tác dụng phê phán mạnh. Chẳng hạn bị cha mẹ ép gả cho Thân, khi lợn quay nhà trai dẩn lễ, Loan đã đem chia cho bà con họ hàng, Loan ngẫm nghĩ “thịt quay mình đây. Bây giờ cứ ở mỗi nhà quen trong mâm tất có món thịt quay. Mỗi nhà một miếng thế là đối với cái xã hội nhỏ này mình đã nghiễm nhiên là vợ thân, là con dâu bà Phán Lợi. Ðố chạy đâu thoát”.
Quả vậy, “việc nhân duyên của nàng chỉ là việc mua bán. Trước kia cha mẹ Loan giao ước cho nàng làm vợ Thân là đã làm một việc bán linh hồn của con mình, nay cha mẹ bắt nàng làm vợ Thân là đã bán xác thịt của nàng, bán nàng vì một số tiền ba ngàn bạc”.
Tưởng rằng, Loan chấp nhận sự đời éo le nhưng Loan đã đấu tranh quyết liệt Loan đã thắng lễ giáo phong kiến trở về được với Dũng- người yêu cũ của Loan. “Ðoạn tuyệt” ra đời báo chí lúc bấy giờ hoan nghênh. Nếu như cách đó mười năm “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, gia đình còn có một sức mạnh thiêng liêng, khiến Ðạm Thuỷ và Tố Tâm phải thừa nhận thì “Ðoạn tuyệt” chế độ gia đình hà khắc bị lên án kịch liệt. Vì sau mười năm làn gió mát ” Âu hóa” đã tràn vào Việt Nam, cái “tôi” của chủ nghĩa cá nhân đã tự khẳng định được mình.
Cái thế giới tâm tư của cá nhân từ xưa ít được khám phá. Cá nhân không được đếm xỉa đến, nên người cầm bút e ngại bộc lộ những nổi niềm riêng. Với văn học lãng mạn, cá nhân là đề tài chủ yếu. Dưới hình thức này hay hình thức khác, các nhà văn chăm chú biểu hiện cái tôi”. Cái tôi của họ còn được giành cho họ và cho độc giả nhiều điều mới mẻ.
Cũng là một hình thức chống lại lễ giáo Phong kiến nhưng tác phẩm “Gia đình” của Khái Hưng lại biểu hiện ở một khía cạnh khác. Những cái thối nát của đại gia đình, những cái thối nát trong quan trường, đó là cái phần hiện thực trong tác phẩm của Khái Hưng. Tá giả muốn chứng tỏ rằng khuất phục đại gia đình, dấn thân vào quan trường (mà đi làm quan trường cũng là vì đại gia đình phong kiến). An là nhân vật chính của “Gia đình”. Anh cảm thấy đời mình trống rỗng vô vị “chàng không còn tin ở cái quan niệm sự sống và cách bày trí tương lai của chàng. Và chàng cảm thấy sự trống rổng vô vị dần dần lấn sâu mãi linh hồn. Hôm nay cũng như hôm trước đây, chàng vác súng đi săn là để cố lấp kín sự trống rỗng đó.
An lấy vợ, “lấy vợ không phải vì chàng mà chỉ vì gia đình, vì tổ tiên, vì những người chết…”
An đi học thêm ở trường luật rồi ra làm quan vì mẹ vợ (bà Aïn Báo), vì anh rể (Huyện Viết), vì em vợ, vì vơ, vì những ghen tị khích bác trong đại gia đình.
Một lần nữa đại gia đình tấn công An. Những tấn bi hài kịch mà tác giả miêu tả có một ý nghĩa đã phá rõ rệt.
Còn vấn đề quan trường? Hãy nghe mấy lời An tự nhủ: “ta phải bình tĩnh sau được! thời nay hai chữ “quan trường” đã trở nên cái ý nghĩa ghê sợ, huyền bí. Ðến nay, ta cũng rùng mình mỗi khi ta nghe kể những câu chuyện về quan trường, những công trình tàn ác của một vài viên tri huyện, tri phủ bất lương mà mục đích làm quan là để bóc lột dân quê ngu dại. Ta biết thế mà ta còn đâm đầu vào !… chẳng qua chỉ tại vợ ta, chú ta và cậu ta, chỉ tại gia đình ta cả !”.
An vô cùng khổ sở trong cảnh làm quan của mình, đến nổi có lúc phải thốt lên: “Làm quan ! trời ơi, sao tôi lại làm quan !”.
Viết “Gia đình” thái độ của tác giả thù ghét đại gia đình, thái độ đã kích của tác giả đối với quan trường và thái độ mến chuộng của tác giả đối với cuộc sống của địa chủ “văn minh” và “nhân đạo” đã rõ.
Những nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến là đối tượng phê phán của tác phẩm “Nửa chừng xuân” Khái Hưng làm cho người đọc công phẩn với bà Aïn-hiện thân của quan niệm “môn đăng hậu đối”. Tuy bà rất thương con, có khi biết ăn năn về hành động của mình nhưng những hành động tàn nhẫn, những thủ đoạn toan tính bỉ ổi đã làm cho người đọc không những căm ghét bà Aïn cụ thể mà còn căm ghét cả một nền luân lý lễ giáo phong kiến. Bà Aïn Báo trong “Gia đình” là một người hám danh vị đánh mất cả lương tâm và bổn phận làm mẹ.
Viết được các tác phẩm trên , các nhà văn Tự Lực Văn Ðoàn có ý thức dương cao lá cờ nhân đạo chủ nghĩa, mang đến cho chủ nghĩa cá nhân một màu sắc hấp dẫn của chính nghĩa.
b/ Ðề cao hạnh phúc cá nhân
Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn đòi quyền tự do yêu đương cho thanh niên. Các nhà văn đã tự đưa ra một quan niệm mới mẻ về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu, xem đó là lẽ sống duy nhất của con người.
_Tình yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn là muôn hình vạn trạng. Có tình yêu “bất vong bất diệt” của Lan và Ngọc dưới bóng từ bi phật tổ (hồn bướm mơ tiên) – Khái Hưng. Ðây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Ðoàn. Nó được thanh niên thành thị đón chào như một người bạn chờ đợi từ lâu. Nó nâng ái tình lên một triết lý, miêu tả tỉ mỉ những băn khoăn của lòng yêu.
Ðề tài của cuốn tiểu thuyết lấy trong cuộc sống của tiểu tư sản thành thị: Ngọc là sinh viên Trường Cao Ðẳng Canh Nông, đọc tiểu thuyết Pháp và biết hội họa. Lan là một cô gái có học, không “quê mùa” chút nào, bỏ nhà đi tu vì chẳng muốn lấy một người chồng bị ép buộc.
Ngọc gặp chú Tiểu Lan dưới chùa Long Giáng, kiều diễm dưới bộ áo tu hành. Ngọc ngờ lan là gái, để tâm theo dõi. Càng thấy mình đoàn trúng, Ngọc càng đem lòng yêu. Lan không khỏi bồi hồi: ái tình nảy nở trong tâm hồn cô gái đi tu ! lan đấu tranh để khỏi sa ngã. Thái độ muốn dứt khoát, nhưng lòng vẫn cứ yêu. Ngọc cũng chẳng gạt bỏ được mối tình. Kết cục hai người xa nhau mà “yêu nhau trong linh hồn trong lý tưởng”… và vẫn có thể gặp nhau. Câu chuyện chỉ có thế : một chuyện tình “dưới bóng từ bi Phật tổ”
Khái Hưng muốn miêu tả cuộc xung đột giữa ái tình và tôn giáo. Trong cuộc xung đột hồi hộp và đau đớn ấy, ái tình hẳn phải thắng. Dù không thắng hẳn, nhưng cũng là thắng. Aïi tình thắng vì ái tình là “bản tính con người “, chỉ có ái tình mới đem lại hạnh phúc.
Viết “hồn bướm mơ tiên”, Khái Hưng đã đề cao ái tình trong trắng, cao thượng, tránh những dục vọng thường tình. Ngọc yêu Lan, một tình yêu chung thủỷ: :”tôi xin viện Phật tổ, tôi thề với Lan rằng suốt một đời tôi, tôi sẽ chân thành thờ ở trong tâm trí, cái tâm hồn dịu dàng của Lan”. Chúng ta hãy biết rằng, bất cứ bao giờ, đối với một tình yêu chân chính, lòng chung thủy vẫn là tốt đẹp và cảm động. Nhưng phải chăng ở đời ái tình là trên hết ! Phải chăng suốt đời, người ta chỉ nên sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình dù là cái ái tình lý tưởng, ái tình “bất vong bất diệt” như lời văn vẻ của Ngọc.
Thanh niên hồi bấygiờ, tuy đã lấy ái tình làm lẽ sống, nhưng chưa đến nổi trụy lạc, trác táng, cái lãng mạng của họ có chất mộng ảo, không tưởng nhiều. Cố nhiên cái mộng ảo của thanh niên mất nước chỉ có lợi cho bọn cướp nước.
“Hồn bướm mơ tiên” ca tụng ái tình, ái tình trong sạch, chung thủy, ấy là dạo lên một khúc nhạc được thanh niên mong chờ và một lý tưởng cao cả bao trùm nhân loại và vũ trụ, mà lại không loại trừ tình yêu hẳn là được bạn trẻ vồ vập lấy. Sách không hề đả kích Phật giáo, có chỗø hầu như đề cao, thì bọn thống trị chẳng cần ngăn cấm.
_ Tình yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn có tình “trong giây phút mà thành thiên thu” như Loan và Dũng trong “Ðoạn tuyệt”.
Dũng bất mãn về hoàn cảnh gia đình, yêu mà không lấy được Loan, dọn đi ở một căn nhà tồi tàn ở xóm lao động hẻo lánh. Người ta có gặp Dũng dăm ba lần: lần Dũng bị tai nạn ô tô trong rừng, tình cờ gặp xe Loan một lần trong dịp tết,một lần Dũng ngồi trên khoan thuyền bùi ngùi nhớ tới Loan, một lần Dũng đứng lẫn trong đám công chúng dự phiên tòa và lần cuối cùng Dũng lại gặp Loan tại nhà chị giáo Thảo, hai người hiểu rõ lòng nhau rồi gắn bó với nhau như sở nguyện.
Viết “Ðoạn tuyệt” Nhất Linh đề cao tình yêu lứa đôi, đó là tình cảm tự giác, tự nguyện đến với nhau dù chỉ là giây phút ngắn ngủi nhưng trong trắng và thủy chung.
_Tình yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn, có tình yêu mộc mạc thuỷ chung của Liên trong “Gánh hàng hoa” của Nhất Linh và Khái Hưng.
Liên là một cô gái thùy mị, nết na, chăm chỉ làm lụng, giàu lòng vị tha và đức hy sinh. Liên đã kéo chồng tội lỗi ra khỏi vòng trụy lạc, sa đọa trở về với tình yêu chân chính. Liên biết trân trọng và gìn giữ hạnh phúc lứa đôi của mình.
Viết về tình yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn, các nhà văn đã đề cao tình cảm trong sáng thủy chung của những chàng trai cô gái. Tình yêu của họ phải vượt qua bao nhiêu những ràng buộc, khắc khe nhưng họ luôn đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình. Ðó chính là điểm tiến bộ của tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn.
Song bên cạnh những mối tình cao đẹp, thủy chung thì cũng có những tình yêu “không còn có cái gì gọi là thiên liêng nữa”.
Ðó là tình yêu lén lút, vụng trộm của Nhung trong “Lạnh lùng” của Nhất Linh. Tình yêu bông lông tài tử của Nam “Ðẹp” của Khái Hưng. Khái Hưng muốn miêu tả một tâm hồn nghệ sĩ: nghệ sĩ tôn thờ cái “Ðẹp” chỉ vì nó là đẹp và thực hiện cả cái triết lý ấy trong đời sống của mình “Vẽ để mà vẽ .Ðó là nguyên tắc của chành về hội họa. Ðược vẽ là đủ rồi, là sung sướng rồi, chàng không cần phải hỏi và phải biết: vẽ để làm gì ? .Một bức tranh chỉ có giá trị khi mình còn đương vẽ, vẽ xong nó là cái khung vải bôi sơn”.
Trong tình yêu, Nam cũng có những quan niệm khác người: hoặc lấy vợ và thôi vẽ, hoặc vẽ tranh và đừng lấy vợ. Trong “Ðẹp” tâm trí của Nam là một tâm trí chẳng lành mạnh. Ðiều đó cũng thể hiện đúng cái thế giới quan của các nhà văn lãng mạn ở thời kỳ cuối. Tầm mắt của văn học lãng mạn chẳng phóng xa nữa, nhà văn càng lui vào thế giới bên trong, xa hẳn thực tại xã hội. Với họ, phong trào quần chúng và cuộc đấu tranh về nghệ thuật đã là chuyện cũ rồi. Ðời sống của dân nghèo thành thị và thôn quê chẳng lưu ý họ nữa. Chẳng còn những băn khoăn, thấp thỏm, ít nhiều dính liúu đến thời đại đến dân tộc ! Tất cả nhân sinh, tất cả xã hội chỉ thu hình trong Cái Tôi” bé nhỏ ốm yếu. Ðề tài eo hẹp lại, chủ đề quanh co đi, nội dung bắt đầu đã thấy khó khăn bế tắc.
Nếu cuốn “Tối tăm” của Nhất Linh đã vạch cái vô nghĩa của xu hướng nghệ thuật vị nghệ thuật, thì truyện “Ðẹp” của Khái Hưng ra đời sau, lại điểm tô cho xu hướng ấy. Nếu Hoàng Ðạo đã tìm “Con đường sáng”, nếu Nhất Linh đã tạo “Ðôi bạn” thoát li gia đình để làm Cách mạng (dù là cách mạng để mua cái quên) thì chính Nhất Linh lại viết “Bướm trắng” chuyên tả một thanh niên xa đoạ.
Nam ít ra còn hâm mộ cái đẹp, cái đẹp hình thức, phần nào cái đẹp tinh thần. Trương của Nhất Linh trong “Bướm trắng” thì độc đáo đến thành quái gở. Nhân vật khác thường này đã tụt xuống hố sâu nhơ bẩn.
Trương yêu Thu “Trương nghĩ lại mới thấy tình chàng yêu Thu không có một lí nhẽ gì sâu xa, một căn bản gì chắc chắn cả. Chỉ là một ảo tưởng gây nên một vài sự rủi ro; lần đầu trông thấy Thu là Thu đẹp não nùng trong bộ áo tang … Thu lại có vẽ đẹp giống Liên, người mà trước kia chàng đã yêu…”.
Ơí tù ra chàng hy vọng Thu vẫn yêu chàng và chàng tính toán như sau “… giờ chỉ còn một cách là rủ Thu đi trốn. Phải đấy, không xong thì ta sẽ về làng lấy Nhan”. Trương đã thay người yêu như thay áo và Trương luôn luôn có ý muốn lạ lùng “làm cho nhân phẩm mình mất dần đi”. Trương đặt tình yêu lên trên cả dư luận xã hội, trên cả nhân phẩm: ” yêu nhau đến không cần gì cả, không kể đến cha mẹ, đến xã hội. Chẳng biết Thu có là người yêu đến bậc ấy không. Mình thụt két mà Thu yêu mới là yêu.
Nhân vật Cảnh trong “Thanh đức” cũng giống Trương, hai nhânvật này bổ sung cho nhau để hoàn thiện bản chất thô bạo, đểu cáng một cách trắng trợn. Cảnh thay đổi tình nhân như thay đổi áo sơ mi. Hắn dùng vũ lực, dùng tiền bạc để chiếm đoạt tình nhân của bạn. Ðối với hắn ở trên đời này “không còn cái gì đáng gọi là thiên liêng nữa, nếu ta muốn dành chữ thiên liêng cho một cái gì”.
Tình yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn đi từ lãng mạn đến suy đồi là một hiện tượng có tính quy luật và dễ hiểu.
Từ những nhân vật tích cực như Mai, Loan, từ những tình cảm tốt đẹp Ngọc, Loan, Liên, tác giả mau chóng chuyển sang những nhân vật do dự, giỏi chịu đựng hơn là ít đấu tranh như Hồng, Nhung … vấn đề chống lễ giáo phong kiến chỉ một vài năm sau lùi dần vào dĩ vãng. Và cuộc đấu tranh bằng văn hóa chống phong kiến chỉ xảy ra trong phạm vi lễ giáo. Ðối với chế độ chiếm hữu ruộng đất cái gốc của lễ giáo phong kiến tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn không đề cập đến. Tiểu thyết Tự Lực văn Ðoàn chỉ chống đối với bộ phận hủ bại nhất của giai cấp phong kiến ngăn trở hạnh phúc cá nhân.
Về văn học lãng mạn, Ðặng Thai Mai nhận định: “Phần đông các nhà văn vẫn sung sướng ẩn nấp sau cái biểu ngữ “không làm chính trị” để lao đầu vào con đường “tự do chủ nghĩa” và ca ngợi tự do ái tình, tự do cá nhân và chủ nghĩa anh hùng viển vông. Tất cả cống hiến của văn chương thời này là những tìm tòi về kỹ thuật biểu hiện và những cố gắng để phân tích tâm lý của con người tiểu tư sản” (nghiên cứu văn học số 1-1960)
2. Xu hướng bình dân:
Thời kỳ mặt trận dân chủ do Ðảng công khai lãnh đạo. Trên văn đàn công khai, văn học lãng mạn không còn ưu thế nữa. Nó không phù hợp với thực tế xã hội sôi nổi với quần chúng lao động đấu tranh, với tâm lý độc giả ít nhiều đổi thay. Nhưng nó vẫn còn ít nhiều độc giả tư sản và tiểu tư sản thành thị, do đó những tac phẩm lãng mạn vẫn kế tiếp nhau ra đời.
Mặt khác, cho khỏi lạc lõng, văn học lãng mạn chạy theo phong trào bình dân: nó gượng thích nghi với hoàn cảnh mới để dễ tồn tại.
Tự Lực Văn Ðoàn dù muốn “tự lực” đến thế nào cũng chịu sức tác động của Mặt trận dân chủ. Họ phải khuôn theo sự chuyển hướng trong công chúng. Họ thêm mục “Bùn lầy nước đọng” chuyên viết về dân quê. Năm 1939, Hoàng Ðạo, tác giả cuốn “Con đường sáng”, công bố “10 điều tâm niệm” bàn về đạo làm người : con người phải hoàn toàn theo mới, tin ở sự tiến bộ, sống theo một lý tưởng và làm việc xã hội. Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn trong thời kỳ này, muốn tỏ ra nặng khuynh hướng xã hội, băn khoăn đền bình dân. Nói chung gọi là “xu hướng bình dân” của họ chỉ vươn lên được đến cái mức cải lương xã hội mà thôi.
“Hai vẻ đẹp” của Nhất Linh, nó đặt lên câu hỏi: giữa hai vẻ đẹp, vẻ đẹp vị nghệ thuật và vẻ đẹp vị nhân sinh, thì vẻ đẹp nào đẹp hơn ? và nó giải đáp rằng đẹp vị nhân sinh mới thật là đẹp.
Vốn con nhà nghèo, Doãn vào làm em nuôi bà Thượng, được sang Pháp du học, thi đỗ cử nhân luật . Nhưng chàng không chịu ra làm quan, suốt ngày chỉ mải mê vẽ tranh. Dần dầìn Doản đi về nông thôn để vẽ, hóa ra gần gũi với những nỗi khổ của dân quê, như cảnh khổ cực, tiều tụy của nông dân hiện ra trước mắt: “mấy mảng bè rau rút màu xanh già, mùa thu rắc hoa vàng lấm tấm, lại càng tăng vẻ bẩn thỉu của cảnh ao tù…” .Và cảnh : “một đứa bé con trần truồng đi ra cầu ao bụng to và hai chân lẳng khẳng trông tựa một con nhái dựng đứïng”.
Lòng thương người ở Doản ngày một tăng, Doản không thể dửng dưng trước cuộc đời. Cuộc đời mải mê hình sắc trước kia đối với Doản thanh cao biết bao ! nay Doản không dám tự hào về nó. Cuộc đời như thế đã trở thành vô nghĩa. Không những thế Doãn còn thấy nghệ thuật thuần túy của mình là bước tường ngăn cách của mình với cuộc sống thực, cũng như cuộc sống giàu sang của bà mẹ nuôi Doãn là một bức tường ngăn Doãn với người bình dân “Doãn so sánh túp nhà lụp xụp ở hai bên vệ đường với mái nhà gạch cụ Thượng đỏ tươi lẩn sau chùm lá hoàng lan”.
Cho nên Doãn phải sống một cách khác! Phải sống vì dân quê, để phục vụ dân quê. Thế là tâm hồn Doản trở về với dân quê, tự nguyện xây dựng hạnh phúc cho dân quê. Doãn tìm thấy bạn chí tình của mình ở dân quê lầm than, khác nào Doãn tìm thấy nguồn sống ở cái hình ảnh dịu dàng của người mẹ đau khổ.
Giữa hai vẻ đẹp, vẻ “đẹp vì đẹp” của người họa sĩ không biết gì khác ngoài hội họa, với vẻ đẹp của người đem tân trí hoạt động vì bình dân. Doãn không do dự đã trả lời vẻ đẹp nào là đẹp hơn, ít ra, Doãn cũng thấy vẻ đẹp sau quả là đáng quý và có thể đem lại hạnh phúc cho mình.
Chủ đề tác phẩm tốt vì nó mượn ở cuộc đấu tranh tư tưởng do Ðảng lảnh đạo. Ở đây vẫn là câu chuyện cái “tôi”, cái “tôi” đi tìm hạnh phúc. Không tìm hạnh phúc được ở nghệ thuật thuần túy thì tìm hạnh phúc ở con đường phục vụ bình dân. Hiện thực khách quan miêu tả trong tác phẩm chỉ là mấy cảnh nghèo thường thấy ở thôn quê. Tất cả là những diển biến trong tâm hồn nhân vật. Sự thay đổi chí hướng quá mau, phần nào gượng ép: một số điều mắt thấy tai nghe, gợi lên những cảm nghĩ cần thiết, dẫn đến sự đột biến trong tư tưởng! Tâm lí của một thanh niên đi chệch hướng, nay chợt tỉnh, ù té chạy theo phong trào! Doãn gần gũi người nghèo, vì Doãn vốn là con nhà lao động. Nhưng Doản đã sống xa nông thôn từ thuở bé, cần phải được tiếp nhận cái sức nóng hổi của cuộc sống thực, cần được rèn luyện trong thực tế đấu tranh mới có thể đi tới một chí hướng sâu sắc được. Người ta thấy thiếu cái sức nóng hổi ấy, thiếu cái cơ sở hiện thực quí giá ấy. Hình tượng ở đây khuôn theo luận đề, mới minh hoạ được mệnh đề, chứ chưa biến cái luận đề thành một chất sống.
Hơn nữa, Doãn trở lại với nông dân, mà còn đứng trên sẳn sàng ban ơn xuống, không để nông dân như “xác còn vờ” chẳng ai chăm sóc tới. Hẳn Doản nghĩ đó là nhiệm vụ của người tài trí và sẳn tiềún !. Ðiều dự định của Doản gắn chặt với tình thương mẹ, một người cố nông đau khổ, nó khiến ta cảm động song nó không khỏi làm ta còn dè dặt.
Sau những suy nghĩ lao lung, Doản mới có một lời tự hứa, chưa rõ Doản sẽ làm gì. Tác phẩm chấm hết, để lại cho người đọc một mổi băn khoăn là bởi cái hướng còn mơ hồ quá, chính tác giả cũng chẳng rõ Doãn sẽ làm gì !.
Doản cũng đến như Duy trong “Con đường sáng” như Hạc và Bảo trong “Gia đình”
“Con đường sáng” của Hoàng Ðạo viết năm 1938. Hoàng Ðạo quan niệm : thanh niên trụy lạc thì đau khổ. Họ phải sống có lí tưởng. Họ phải thóat con đường tối, con đường trụy lạc, đi tìm “Con đường sáng” . Con đường sáng ấy là ở cuộc sống phục vụ dân quê. Nó gập ghềnh khúc khuỷu. Phải kiên trì đi tới mới thành công và có hạnh phúc. Ðó là tư tưởng chủ đạo của Hoàng Ðạo, tác giả truyện “Con đường sáng”, người đã viết “mười điểu tâm niệm”
Duy một thanh niên có học, con nhà giàu và đã lao vào con đường trụy lạc. Nhưng Duy sớm nhận ra được sự trống rổng trong cuộc đời. Có lúc Duy muốn quyên sinh. Duy lo sợ những ngày sắp tới Duy mơ ước một cuộc đời giản dị, trong sạch. Duy tha thiết sống và tình yêu của thơ khiến cho Duy càng tha thiết với sự sống hơn.
Gần thơ, gần cuộc sống nơi thôn dã, dần dần Duy đã nhận thấy : ” cái vui ở trong công việc ngày mùa, cái vui trong sạch nó đợi chàng từ lâu …” Duy thoáng nghĩ tới “Con đường sáng” : “những người thợ mạnh khỏe kia đã vô tình đem lại cho chàng một lối sống mới, một con đường đi đến hạnh phúc”.
Muốn rứt bỏ đời trụy lạc, Duy tưởng đến tìm hạnh phúc ở thôn quê, ở “sự trong sạch ở linh hồn và thể phách” , “Chốn thôn quê yên tĩnh này sẽ làm cái tổ ấm áp của con chim bấy lâu bay mỏi ở những rừng xa, xứ lạ, vẩn vơ tìm cái hạnh phúc nó vẫn đợi sẵn ở đây”
Quan tâm đến đời sống của nông dân, Duy buồn rầu nhận thấy những nổi khổ cực của họ. Cảnh “hai đứa bé gầy gò như hai cái que, bụng ỏng chảy xuống, thò tay vào rá bốc cơm, một thứ cơm bay lên một mùi mốc như mùi của rơm rác”, làm cho chàng phải nghĩ ngợi.
Duy đi tìm lí tưởng, lí tưởng đó là :”làm dịu nổi đau khổ của nông dân, đưa những người sống tấm thảm kịch kia đến một đời êm đẹp”
Thế là Thơ và Duy bắt tay vào công việc. Nhưng công việc to lớn, khó khăn quá :”xung quanh thành kiến mạnh mẽ và kiên cố quá, sự ngu độn dày đặc quá. Duy có cái cảm tưởng rằng mình chỉ là một con ruồi mắc trong một cái mạng nhện, vùng vẫy mãi không sao thoát ra được.
Duy thấy cái nguyên nhân của mọi sự đau khổ của nông dân là ở sự ngu dốt, mà ngu dốt là tại không được học :”Duy nghĩ đến dân quê, nhớ lại gian phòng sách và vui mừng đã hiểu nguyên nhân giản dị của sự ngu muội đè lên tâm trí người nghèo khổ…. và Duy đã nhận thấy : “nổi thống khổ của dân quê chàng trông như một trái núi lớn, sừng sững, bất di bất dịch và sự ngu muội của dân quê như mây đen bao phủ lấy ngọn không biết tự bao giờ nhưng dày đặc như đêm tối … chàng cảm thấy cái yếu đuối, cái hèn mọn của con người trước trái núi sừng sững ấy…”. chính bởi cái xu hướng “bình dân” của tác phẩm không phải là xu hướng cách mạng, cho nên :”sau một giây mộng tưởng ngắn ngủi. Duy càng thấy vô vị chua cay của thực tế; ở đây chỉ có chàng với cái yếu đuối cái hèn mòn …”
“Con đường sáng” của Hoàng Ðạo viết vào thời kỳ mặt trận dân chủ, giữa lúc quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi của mình, “Con đường sáng” con đường cải lương tư sản – chỉ đem lại một ảo tưởng nguy hiểm. Chúng ta mong thanh niên thoát con đường tối nhưng cũng mong họ đi vào “con đường sáng thực sự “
Cũng như Doãn trong “Hai vẻ đẹp”, Duy trong “Con đường sáng”, Bảo, Hạc trong “Gia đình” của Khải Hưng viết 1936. Khải Hưng đã đối lập cuộc sống được miêu tả như là sự thanh thản, đầy hạnh phúc của cặp vợ chồng Hạc, Bảo “làm ruộng”, với cuộc sống nhỏ nhen, kình địch về địa vị xã hội của những anh chị em trong một đại gia đình phong kiến. Hạc đang học “Ðốc tờ”, bỏ về ấp cùng với Bảo thực hiện những công cuộc cải cách ở ấp mình để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần dân quê. Họ tuy vẫn thu tôì nhưng sau khi đã nạp đủ thuế còn lại bao nhiêu đem dốc cả vào công việc cải thiện đời sống cho tá điền như phát thuốc, đắp đường, xây trường học, sân vận động và dựng cả một khu nhà nghỉ mát. Như tất cả những nhân vật thơ mộng khác của Khái Hưng, Bảo và Hạc đã thành công một cách dễ dàng. Khái Hưng dựng lên một hình ảnh hạnh phúc của Bảo như sau:
“Bảo ngước nhìn con chim chích chòe đương phưỡn ngực cất đuôi hót từng nhịp dài. Bảo so sánh cái sung sướng hồn nhiên của mình với tiếng hót vui vẻ của con chim một buổi sáng xuân êm mát…”
Bảo và Hạc sống thỏa mãn, thanh thản trong công cuộc từ thiện ấy :”Hạnh phúc của họ tức là hạnh phúc của ta… còn gì sung sướng bằng trông thấy ở trước mắt những người dân quê mặt mũi sạch sẽ, nô đùa trò truyện thảnh thơi…”
Các nhân vật trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn cũng có khi họ nhìn thấy đại gia đình phong kiến đang bóc lột những người dân quê. Thu cảm thấy: ” cốc sâm banh ngon ngọt. Chiếc áo sa tanh bóng nhoáng, chiếc nhẫn kim cương mà ta tặng cho Liên, những thứ xa hoa ấy là do tá điền của ta, do mồ hôi của bọn sống lam lũ cầm hơi ấy mà ra cả …” (Mái nhà tranh) . Doãn nghĩ : ” tiền ăn học của mình, cuôc sống vật chất của ba cô em là của nông dân súc tích lại” ( Hai vẻ đẹp). Dũng ngậm ngùi nhận xét : “trong gia đình không có một người làm một việc gì cả mà người nào cũng sống phong lưu sang trọng” (Ðôi bạn).
Tóm lại trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, trước cảnh nông dân bị bóc lột tàn tệ, những suy nghĩ nói trên là tiến bộ. Nhưng dù sao nó cũng chỉ mới là những nhận thức của những trí thức bất tự trọng. Những nhận thức ấy chưa thóat khỏi quĩ đạo tư sản và những nhận thức ấy không ít những phức tạp, chính đó là sự phức tạp của tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn. Có lúc thì tỏ ra trân trọng quí mến người nông dân, có lúc lại tỏ ra khinh bỉ miệt thị người nông dân. Doãn cho rằng : “xã hội dân quê bao giờ cũng nghèo xơ, nghèo xác như bây giờ. Hai mươi năm trước đây cũng vậy. Hai mươi năm sau nữa cũng thế này thôi. Không có chút hy vọng gì về một sự đổi thay và kịch liệt như một trận gió mạnh nổi lên thổi sạch hết bụi cát, rơm rác”. (Hai vẻ đẹp) đối với Dũng thì cho nông dân quen sống với cảnh khổ :”không hề khao khát một cuộc đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tươi đẹp hơn ngày hôm nay”. (Ðoạn tuyệt). Những nông dân ấy còn là Hai Lẫm bị địa chủ đánh đau chết cha chết mẹ, sưng bươu cả đầu lên mà vẫn đinh ninh rằng “cụ lớn đánh con là cụ lớn thương…thế mới biết cụ lớn còn khỏe” (Ðôi bạn). Ðó là những người nông dân Nhiêu Tích (trong truyện ngắn May quá) Sửu (trong truyện ngắn hai cảnh Ngoài phố) khờ khạo đến ngớ ngẩn, thật thà đến dại dột. Ðó còn là Bìm (trong truyện ngắn Hai chị em). “An phận như một con lợn không tư tưởng… mà đời nàng với những con lợn kia không biết đằng nào gía trị hơn đằng nào đáng sống hơn”
3. Người “Chiến sĩ cách mạng” :
Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn bao giờ cũng muốn thể hiện vai trò lịch sử của mình. Vai trò của ý thức hệ tư sản Việt nam bao gồm hai mặt: phản đế và phản phong. Ðến thời kỳ này đối với đế quốc ý thức đó hoặc tìm cách thỏa hiệp hoặc lẩn dài, chạy trốn. Tính chất thoát li của văn học lãng mạn thì đã rõ, đủ các nẻo đường như thoát ly vào tình yêu, vào mộng ảo, tiên giới. Cuộc đấu tranh bằng văn hóa chống lề giáo phong kiến hoặc ước mơ cải lương tư sản đều mang tính chất thoát li ấy. Xu hướng ấy Dũng và những người “đồng chí” của anh hiện lên như Trúc, Thái, Tạo, Xuân, Cận… (Ðôi bạn)
Dũng “Ðoạn tuyệt” được miêu tả như là một thanh niên “có tâm trạng” sau khi bải khóa bỏ học về nhà, Dũng đau khổ vì “phải sống trong một cảnh giàu sang không đích đáng” tự cho mình “không có quyền hưởng và không muốn được hưởng”, “Dũng thấy sự giàu sang của bản thân và của cả nhà như là một cái nhục”. Dũng bất mãn vì mối quan hệ không hợp lý giữa cha mình và những người tá điền. Với tâm trạng day dứt ấy, Dũng đã ra đi, bỏ lại cuộc sống sung sướng đầy đủ mà những kẻ tầm thường cho là hạnh phúc, bỏ lại mối tình của Loan. Dũng cùng với Trúc vượt biên giới sang trung Quốc và định sang cả Liên Xô.
Người cách mạng trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn là tính chất lãng mạn. Ðộng cơ yếu ớt, cái nhìn bi quan, tấm lòng phiền não như ta đã nhận xét.
Thái đi làm cách mạng vì “không biết làm gì nữa thì liều lĩnh”, vì “chán cả sự đời, không tin ở sự việc của mình nhưng lúc nào cũng hoạt động để cố vượt khỏi sự buồn nản bao phủ dày đặc quanh mình”
Tạo bỏ nhà đi hoạt động vì ghét ” các bà gì quanh năm hạch sách, vì chê vợ mình vừa béo, vừa rỗ, vừa đen” họ chạy theo một thứ hạnh phúc đặc biệt khó kiếm. Ðể thoả mãn thất vọng, họ tìm, tìm mãi. Tìm mãi chẳng được họ đành mưu cái quên bằng con đường khác thường, cuộc sống mới lạ. Ðời cách mạng là nơi trú ẩn cá nhân. Ðời cách mạng là một ước mơ huyền ảo: đến khi thực hiện họ thấy đau khổ và chán nản : “họ đối với nhau chỉ có một giây liên lạc chung là tình bạn hữu, còn ngoài ra mỗi người đi theo một ngã đường, sống theo một cảnh đời riêng, yếu ớt, rời rạt. Thỉnh thoảng lại nghe tin một người trong bọn chết đi hay bị tù tội, rồi ai nấy trước số mệnh chỉ việc cúi đầu yên lặng nơm nớp đến lượt mình”. Vốn là sản phẩm của một ý thức hệ tư sản và tiểu tư sản đương thời bạc nhược đầu hàng, những hoạt động của Dũng và những đồng chí của anh ta không hơn “một tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa” (Trường Chinh).
Một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam “muốn hành động để cho đời mình và đời những kẻ khác có thể đẹp đẻ hơn , tươi sáng hơn” (Ðôi bạn) thì chỉ có một con đường duy nhất là đánh đổ đế quốc và phong kiến theo đường lối của Ðảng thì mới hạnh phúc được.
Con đường cách mạng mà giai cấp tư sản đã tự gạt bỏ mình từ sau khời nghĩa Yên Bái thất bại. Nhìn vào thế giới quan và nhân sinh quan của các nhà văn Tự Lực Văn Ðoàn thì làm sao làm được cách mạng. Chính vì thế mà hành động của Dũng và các “đồng chí” của Dũng khá mơ hồ. Họ cũng bí mật, cũng xuất dương, cũng vuợt ngục. Nhưng mục đích cách mạng thế nào, đối tượng cách mạng ra sao thì hoàn toàn không biết: “…lần này nhảy ra cũng là nhảy ra chổ mờ mờ không biết rỏ. Nhưng cần gì, đời là thế, mình có khi cũng phải liều chơi…” (Ðôi bạn)
Ðây là hành động của một kẻ liều lĩnh, không tin vào mình không tin vào ngày mai. Họ hoàn toàn bi quan luôn mang một tâm lí thất bại chán chường. Họ khác xa những người cách mạng chân chính về tâm tư, ý nghĩ và hành động. Người chiến sĩ cộng sản trong “Từ ấy”, trong “Nhật ký trong tù” theo đuổi một đường lối cách mạng đúng đắn, gắn mình với quần chúng, họ có một tư thế hiên ngang, một niềm tin sắt đá, một thái độ tự hào, một tinh thần lạc quan của những người chiến thắng. Tóm lại, những nhân vật “cách mạng” là những đứa con tinh thần của Tự Lực Văn Ðoàn. Họ cũng là những con người khí khái, có lòng tự trọng đã để lại trong lòng người đọc nỗi ngậm ngùi tủi cực của những kẻ chiến bại. Những nhà văn Tự Lực Văn Ðoàn mang ý thức hệ tư sản, vốn ốm yếu bạc nhược làm sao tạo dựng được những nhân vật có sinh khí để chống đế quốc. Ðiều đó là tất yếu.
IV. NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ÐOÀN
Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn là sản phẩm ý thức hệ tư sản Việt Nam những năm 1930- 1945 văn học của ý thức hệ tư sản do yêu cầu phải biểu hiện những con người của giai cấp nó đòi hỏi phải có một sự đổi mới cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
Trong Tự Lực Văn Ðoàn nghệ thuật của Nhất Linh vững vàng nhất. Các nhà văn của nhóm này, học hỏi nhiều ở văn học Tây phương, một trình độ tương tự nhau, họ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc chủ nghĩa lãng mạn Tây phương.
Ðối với cái thực tại xã hội, thái độ của nhà văn lãng mạn là thái độ chủ quan không phải cuộc sống thế nào thì họ nhận thức thế ấy, trái lại tác giả nhìn đời qua lăng kính của mình, qua những khát vọng, những một tưởng của mình. Không lý giải được hiện thực, không thấy rỏ con đường phát triển của hiện thực, người cầm bút đưa ra những quan điểm trừu tượng, những giải pháp không tưởng.
Khái Hưng thêu dệt “ái tình bất vong bất diệt”, nói đến “nhân loại” man mác, “vũ trụ” bao la, hình dung những điền chủ “chỉ sung sướng khi làm cho những người khác sung sướng”. Với Hoàng Ðạo cũng như với Nhất Linh muốn giải phóng cho dân quê thì chủ yếu phải làm cho dân quê có học. Hai truyện ngắn “Cái tẩy” và “Bóng người trên sương mù” của Nhất Sinh gợi lòng tin vào thuyết định mệnh. Ðó chính là những hạn chế về tư tưởng triết học của tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn.
Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn đã có những đóng góp nhất định về nghệ thuật: cách xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật, phân tích tâm lí, hành văn.
Một đặc sắc của Nhất Linh là đã bằng một nghệ thuật chắc chắn, hình tượng hóa những luận đề xã hội những quan niệm trừu tượng. Truyện là truyện sống, ở đó toát lên cái ý nghĩa xã hội, không phải là một cái gì gó ép lên khuôn, để chứng minh cho một định đề. Nhà văn đã quan sát một cách tỉ mỉ công phu nhân vật trong tác phẩm “Hai vẻ đẹp” rất sống với tâm hồn của họ , ngôn ngữ cử chỉ hành vi của họ. Tâm sự của Dũng là tâm sự của Nhất Linh, vơ chồng chị giáo Thảo, Trúc, Thái , Tạo… những bạn thân của Nhất Linh. Khi đọc tác phẩm người ta ít cảm thấy cái phần hư cấu, cái phần giả tạo. Cố nhiên là cái hiện thực có mức độ, có giới hạn, qua con mắt và tâm tưởng của người trí thức tư sản xuất thân từ gia đình phong kiến. Về điểm này Nhất Linh cũng giống như Khái Hưng nhưng Nhất Linh vận dụng lý thú hơn, có những ý định táo bạo hơn. Cho nên cùng với những ưu điểm của Khái Hưng, Nhất Linh còn nâng cao ý nghĩa xã hội và tác dụng đả phá của tác phẩm lên một mức. Luận đề ở đây thúc đẩy nghệ thuật thêm sắc bén. Luận đề không gò ép hình tượng; trái lại hình tượng làm nổi bật luận đề, làm cho luận đề có máu thịt và sức sống.
Văn của Nhất Ling có nhiều tính chất lí trí nhưng không khô khan. Ngọn bút vẫn được điều khiển chắc tay; mỗi lời viết ra đều qua sự kiểm tra thận trọng. Trên trang giấy, dòng tư tưởng chảy từ từ dưới một hình thức bình dị mà điêu luyện. Không rườm rà chi tiết, không ôm đồm tham lam, bao giờ cũng hợp lý và sáng sủa. Nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét: “văn Nhất Linh nửa giản dị nửa đài điếm” (nhà văn hiện đại) theo Trương Chính: “Lối hành văn của Nhất Linh là lối hành văn thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời” (lược thảo văn học lịch sử Việt Nam ). Chúng ta hãy đọc một vài đoạn văn dưới đây của Nhất Linh: “gió bỗng thổi mạnh hơn. Một chiếc buồm hiện ra in lên nền trời như cánh một con bướm nâu khổng lồ. Một ít nắng vàng nhạt rung động trong nếp cánh buồm” (Ðôi bạn)
Ðã từng sống ở thôn quê, Nhất Linh tả tiếng động như thế này: ” ở ngoài vườn tiếng ếch, nhái ran lên từng loạt, thỉnh thoảng có tiếng chẫu chuộc nghe lõm bõm như tiếng chân rút mạnh của một người lội trong bùn” (Bướm trắng)
Bày tỏ một cảm tưởng, một phán đoán, tác giả vận dụng cả thị giác và vị giác, làm cho hình ảnh thêm rõ nét và đậm đà: “nết mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và vẻ kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp của thiếu nữ có ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ” (Bướm trắng)
Và đây là nét tinh vi của một tâm hồn lãng mạn, diển tả bằng một hình ảnh thanh tao. Dũng có người yêu nhưng dấu cả bạn thân : “Dũng thấy rằng tấm tình yêu của chàng như một ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp, riêng quí đối với chàng và chính chàng đã chọn nó và không cho ai biết”
Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn, trong tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình như “Ðoạn tuyệt”, “Ðôi bạn”; chí hướng và hoàn cảnh như “Ðôi bạn” lòng ham sống và bệnh hoạn “Bướm trắng”; trụy lạc và nhân phẩm như “Bướm trắng”; tinh thần nghệ sĩ và đầu óc hoạt động “Hai vẻ đẹp”. Ðặc biệt cuộc xung đột giữa mới và cũ, sự đối lập giữa cảnh giàu và cảnh nghèo được tác giả chú trọng miêu tả với một giọng văn chua chát và ý nhị.
Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn đã loại bỏ lối kết cấu chương hồi tìm đến với lối kết cấu hiện đại. Ðó là lối kết cấu không theo trật tự thời gian, không lần lượt nối tiếp nhau. Câu chuyện có thể men theo tâm lý nhân vật và cũng có thể đột ngột chuyển từ nhân vật này qua nhân vật khác. Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn thường kết thúc một cách tự nhiên, có khi ở chỗ đáng hết nhưng cũng có khi đột ngột dở dang. Tác phẩm đã chấm hết mà hình như câu chuyện vẫn còn. Kết thúc có thể vui cũng có thể buồn, có khi cả vui lẫn buồn, có khi không vui không buồn. Khuynh hướng chung của tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn là lãng mạn tiêu cực về tư tưởng, cải lương thỏa hiệp về chính trị. Do đó các kết cấu gần giống nhau đơn điệu, gượng gạo.
Các nhà văn Tự Lực Văn Ðoàn đã thành công trong kỹ thuật xây dựng nhân vật và có ý thức xem nhân vật là trung tâm của tác phẩm. Họ đi sâu vào tâm lý nhân vật, chú trọng đến cuộc sống nội tâm nên nhân vật có hồn như nhân vật Doãn “Hai vẻ đẹp”; Duy “Con đường sáng”; Dũng “Ðôi bạn”. Các tác giả chú ý đến lớp người mới như ông Tham tá; ông đốctờ; sinh viên cao đẳng; họa sỹ; thiếu nữ đẹp thông minh duyên dáng…Các nhà văn đã miêu tả lời nói, cử chỉ một cách tỷ mỷ và mô tả một cách sinh động nên khắc họa được rõ nét từng mẫu người nhất định. Viết về các cô gái, các nhà văn miêu tả một cách đa dạng: Loan thông minh sắc sảo, Liên dịu dàng nết na, Mai kính đáo thâm trầm, Tuyết thì lả lơi, Nhung thì nhẩn nhục, chịu đựng.
Sự đóng góp của tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn là ở chổ biết khám phá nội tâm nhân vật, đưa ngòi bút đi sâu vào phanh phui mổ xẻ những khía cạnh tinh vi sâu kín của tâm hồn và đã biểu hiện được một cách sinh động ro îràng, gợi cảm trên mặt giấy những tâm hồn lắc léo, phức tạp ấy.