Quy tắc đánh dấu thanh

23.09.2014
Huy Nguyễn

Quy tắc đánh dấu thanh

A) Ghi nhớ:

– Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ khoắn,…)

– Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng,…)

– Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát,…)

– Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến,…)

B) Bài tập thực hành:

Bài tập 1:

Điền dấu thanh thích hợp vào các tiếng trong các từ sau (giải thích cách điền):

Chiêc thuyên, thua nao, ngon mia, khuc khuyu, (khen) thương, (mong) muôn, thuơ nao, (con) sưa, khuya khoăt, (hoa) huê, (con) sêu,…

*Ghi chú: Những tiếng trong ngoặc đơn không phải điền dấu.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Tả cảnh ngày Tết ở quê em
Tả cảnh buổi sáng mùa xuân
Tả cây cối
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Bài văn gây xôn xao cư dân mạng