Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

22.09.2014
Huy Nguyễn

Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Nhớ lại các kiến thức đã tìm hiểu về hai kiểu văn bản đề nghị và báo cáo. Trả lời các câu hỏi:

1. Văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có khác nhau về mục đích viết không? Cụ thể là gì?

2. Nội dung và cách thức trình bày của hai loại văn bản này có gì giống và khác nhau?

3. Cần tránh những sai sót nào khi viết hai loại văn bản này?

Gợi ý: Xem lại các ví dụ và Gợi ý tìm hiểu trong các bài về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Ngoài các tình huống đã được giới thiệu trong các bài học, hãy nêu ra một tình huống thực tế đòi hỏi phải viết văn bản đề nghị và một tình huống đòi hỏi viết văn bản báo cáo.

2. Hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo theo tình huống đã lựa chọn.

Gợi ý: Dựa theo các văn bản đã dẫn trong các ví dụ để viết.

3. Chỉ ra các lỗi trong những tình huống sau:

a) Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí.

b) Thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc học tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một học sinh thay mặt lớp đã viết giấy đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên.

c) Cả lớp đều khâm phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ của bạn H. Bạn ấy xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặt lớp viết đơn xin Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H.

Gợi ý:

– Tình huống (a) phù hợp với văn bản đơn;

– Tình huống (b) phù hợp với văn bản báo cáo;

– Tình huống (c) phù hợp với văn bản đề nghị.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Bình luận câu tục ngữ ‘Có chí thì nên’
Viết đoạn văn miêu tả con gà trống có câu mở đoạn như sau: “Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp”
Nghị luận xã hội về mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Phân tích bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương