– Cảm hứng lãng mạn:
+ Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây.
+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.
+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.
+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại.
– Tinh thần bi tráng:
+ Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng.
+ Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường.
– Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.