– Buồn lắm! Ở đây xem anh rửa chén.
– Có gì hay đâu mà xem?
– Em thích xem! Ý kiến gì?
– Thích thì vào rửa đi nè!
– Dạ! Nhỏ xắn tay áo lên, chen vào rửa cùng tôi. Con nhỏ buồn cười và khó hiểu thật.
– Mặt em dính gì nè. Tôi giả vờ lau cho nhỏ rồi tray xà bông lên cái mặt đáng ghét ấy.
– Dính ở đây nữa nè. Ở đây nữa.
– Dính gì mà tùm lum vậy? Mặt nhỏ ngu ngơ và hỏi. Nhỏ lấy tay sờ thử trên mặt nhỏ.
– Anh đáng ghét quá! Ở dơ quá đi! Nhỏ phát hiện ra tôi đang trêu nhỏ, nhó cắn và cáu xé tôi.
Hai đứa đứng đùa giỡn cả buổi mới rửa xong mớ chén ấy. Nhìn đồng hồ thì cũng gần 10 giờ, tôi chở nhỏ đi chợ mua đồ ăn.Nhìn cái bộ dang lựa thịt, lựa cá của nhỏ là đúng chất gái quê tôi rồi. Không thể tin được sự thay đổi chóng mặt như vậy. Lúc trước gặp nhỏ cứ tưởng là tiểu thư chỉ biết ăn và ngủ. Tôi cứ đi lẽo đẽo sau lưng của nhỏ để xách đồ vì tôi cũng chả rành mấy vụ này. Mua gì nhỏ cũng kì kèo trả giá, mà thường là nhỏ đều thành công. Có lẽ mọi người thấy con nhỏ xinh xắn dễ thương quá nên họ quý. Đi một vòng hết cái chợ cũng mua xong những thứ cần thiết. Thấy nhỏ đứng chu mỏ ở một cửa hàng, tôi đi lại hỏi.
– Xong chưa? Về thôi em! Đứng đấy làm gì?
– Em muốn ăn kem! Giọng nhỏ nụng nịu như con nít.
– Thích thì mua ăn đi! Cái con bé này.
– Anh mua cho em cơ!
– Haizz…thì ừ!
– Chị ơi! Bán cho em hủ kem này! Tôi gọi chị chủ hàng kem.
– Em thích kem que!
– Chị ơi! Đổi em kem que này nhe!
– Anh không ăn hả?
– Không! Anh còn no lắm!
– Em muốn anh ăn kem với em! Chà, nãy giờ nhỏ đi nắng quá nên giỡ chứng chăng?
– Lấy em 2 que kem luôn chi ơi!
– Kem của em đây. Cho chị xin 20 nghìn nhe! Em chìu chuộng vợ vậy là tốt đó. Chị chủ quán nhìn tôi cười.
– Hi hi…đi về thôi chồng ơi! Con nhỏ ghẹo tôi.
– À ờ…về thôi!
Dẫn xe ra khỏi bãi đậu, hai đứa ngồi giải quyết gọn 2 que kem vừa mua. Để ý mỗi lần ăn kem, mặt nhỏ cười tươi đáng yêu lắm. Chắc đây là món khoái khẩu của nhỏ. Trời nóng nên ăn cái này cũng giải nhiệt được sự nóng nực của những buổi trưa hè Sài Gòn. Thoáng chốc tôi đã ăn hết que kem của mình và quăng que vào sọt rác. Nhỏ hớt hải ngăn tôi lại nhưng que kem đã bay vào sọt rác từ lâu. Nhỏ chạy lại mở nắp thùng ra và tìm kiếm.Tìm một hồi lâu vẫn không được, mặt nhỏ bì xị.
– Thôi em! Mất rồi thôi, chỉ là que kem thôi mà!
– Không chịu đâu! Em muốn cái que đó! Nhỏ nhăn mặt như sắp khóc vậy.
– Ừ ừ..để a tìm! Tôi đành săn tay áo lên mò mẫm trong sọt rác, rất nhiều ánh mắt của những người xung quanh đang nhìn tôi, ngại chết được.
– Của em nè! Mò một hồi lâu cũng tìm ra, may quá.
– Yeah! Nhỏ cười tít mắt, cầm lấy que kem, rửa lại bằng nước suối, lau khô rồi cất vào túi xách của nhỏ.
– Em làm gì mà cần mấy cái que đó dữ vậy? Em thích trúng thưởng đến vậy sao? Trên đường về tôi hỏi nhỏ.
– Ừ! Em thích trúng thưởng đó được không? Sau này ăn xong phải đưa em!
– Hả? Tức là sau này anh phải ăn dài dài nữa hả?
– Ừ! Hí hí. Nhỏ cười khoái chí.
– Em vào nhà đi! Anh đi công chuyện chút anh về! Về đến nhà thì tôi để nhò vào nhà và đi công chuyện.
– Chuyện gì? Gặp gái ha? Nhỏ chóng nạnh lên hỏi.
– Gái gì đâu, anh đi gặp thằng bạn cũ hồi cấp 3 thôi.
– Biết rồi, em đùa thôi. Anh đi nhớ về sớm, em ở nhà chờ cơm đó!
Quay xe ra, tôi chạy về nhà Linh để đón em. Hôm nay có hẹn với thằng Tuấn và thằng Nam uống café. Hai ông tướng dạo này bận ghê thật, hên mà lịch cứ đổi liên tục. Đến tận hôm này mới có chút thời gian ít ỏi để uống café chung. Đến gần nhà Linh, chạy từ xa đã thấy cô gái yêu kiều đứng chờ không biết từ bao giờ. Dạo gần đây có lẽ tinh thần của em tốt, ăn uống đàng hoàng nên thấy đầy đặn có da thịt hơn rồi.
– Hay ghê hé! Hẹn người ta mấy giờ mà giờ mới đến? Em phơi nắng nãy giờ nè.
– Anh xin lỗi! Tôi nói và gãi đầu.
– Da em mà bị cháy đen là anh cho em tiền đi tắm trắng lại đó! Em cười và leo lên xe ôm lấy tôi.
– Vậy anh không lo! Nắng nào làm em đen nỗi!
– Anh hay hé! Đi thôi anh! Em cười thật tươi, vẫn nụ cười quyến rũ với bờ môi hồng và nốt ruồi son làm điểm nhấn.
Tôi chở em ra một quán café ở quận Nhất như đã hẹn với thằng Tuấn. Đến nơi thì thấy thằng Tuấn đã ngồi đợi từ lúc nào, nhìn bao thuốc là thì chắc đốt cũng được vài điếu rồi.
– Thình thịch, thình thịch. Khi tụi tôi vừa đến, thì nó nói. Tay nó để lên ngực để diễn tả tim nó đang đập mạnh như những âm thanh mà vừa phát ra từ miệng nó.
– Mày bị khùng hả? Tôi hỏi thằng Tuấn.
– Linh! Em vẫn trẻ đẹp và hot như ngày nào! Ở em không có khái niệm tuổi tác sao? Em có thể cho anh một cơ hội không? Thằng Tuấn nhìn Linh và nói.
– Cái anh này đùa hoài! Linh đánh nó một cái và cười nói.
– Ha ha…đùa tí cho vui mà! Mà công nhận Linh bây giờ có khác gì Linh học lớp 10 ngày nào đâu!
– Haizz…thằng Nam đâu rồi mạy? Tôi ngồi vào bàn và hỏi.
– Nó nói nó tới liền.
– Ờ kìa…nó tới kìa. Thằng Tuấn chỉ tay xuông dưới đường.
Chúng tôi đang ngồi ở ban công của quán, nhìn theo hướng thằng Tuấn chỉ thì thấy hai người đi xe đến.
– Đâu? Tao không thấy?
– Cái thằng ngồi phía sau xe đó chứ ai.
– Hả? Thằng Nam đó hả?
Nó khác với những hình ảnh trong trí tưởng tượng của tôi quá. Tôi cứ nghĩ cái dáng thầy giáo thì phải lịch sự lắm chứ. Nó từ từ tiến về phía bàn của tôi, trong bộ dạng của nó không còn vẻ gì là thư sinh yếu đuối ngày xưa nữa. Nhìn phong trần và bụi bặm hơn nhiều dù vẫn mặc quần tây, áo sơ mi. Cổ áo thỉ không cái nút, để phanh ngực và thấy một công dây chuyền xích to đeo trên cổ. Đầu tóc chai bóng bẩy, nói tóm lại cứ như dân chơi, một tay anh chị nào đó.
– Hello! Khỏe không thằng Khanh lúa? Nó đi đến bắt tay, ôm lấy tôi và hỏi.
– Ừ! Tao khỏe.
– Chào Linh! Vẫn khỏe hả cưng? Nó quay sang Linh, nựng má Linh một cái.
– Dạ! Linh trả lời, khẽ quay mặt đi để tránh cái tay của thằng Nam.
– Mày uống gì?
– Thôi khỏi! Tao bận lắm, gặp chút rồi tao đi ngay. Để hôm khác mình nhậu nhe.
– Ừ! Tao biết mày bận mà! Gặp chút thì mày ở nhà luôn đi, tới làm gì. Thằng Tuấn có vẽ hơi cáu.
– Chà, anh Tuấn thiếu gia vẫn cứ nóng như ngày nào nhỉ? Thằng Nam nói. Vẻ mặt thằng Tuấn càng khó coi hơn, không biết giữa hai thằng xảy ra chuyện gì nữa.
– Cho mượn điếu thuốc mồi cái coi! Nó rút một điếu thuốc từ bao thuốc của thằng Tuấn, rồi mồi lửa từ điếu thuốc thằng Tuấn đang cầm trên tay.
– Dạo này công việc mày thế nào Nam? Dạy học ở trường nào? Tôi hỏi. Nhìn qua thằng Tuấn thì thấy nó phì cười một cái rồi lắc đầu, tôi càng thấy tò mò hơn.
– Dạy học? Giờ này mà tao dạy học thì chết đói lâu rồi, còn ngồi đây gặp 2 đứa bây sao? Nó hít một hơi thuốc thật sâu, ngẫng mặt lên trần nhà và phà những làn khói trắng mờ ảo. Mở ảo như cuộc sống của nó hiện tại vậy.
– Vậy mày học sư phạm rồi làm nghề gì? Nó lắc đầu và vẫn tiếp tục phì phèo điếu thuốc.
Ở dưới lầu có một thằng đi lên, đầu tóc, quần áo trông khá bặm trơn. Tay thì đầy những hình xăm quái dị, nó hùng hổ tiến về phía bàn của chúng tôi.
Chap 34:
– Thôi tao có việc rồi, có gì hôm khác anh em mình nói chuyện tiếp!
– Chưa gì hết mà về rồi mạy? Tôi hỏi nó khi nó vừa đứng dậy.
– Ừ! Tao cáo lỗi đi, hôm khác tao bù. Chầu nay tao trả luôn cho!
– Biến đi mày! Tụi tao không thích xài tiền của mày! Thằng Tuấn tỏ ra bực tức và quay mặt đi hướng khác. Thằng Nam cũng chả quan tâm gí tới thái độ của thằng Tuấn.
– Thôi anh về nhe cưng, cưng vẫn xinh như ngày nào! Thằng Nam lại nựng má Linh lần nữa, mặt nó trông rất gian xảo, hành động thì lạ lùng. Khác xa với khuôn mặt hiền lành và nhát gái ngày nào.
Rồi nó và thằng mặt mày bặm trợn đó rời khỏi quán. Nó leo lên một chiếc xe, đi cùng một đám xâm trỗ khác. Cả bọn nó lao đi thật nhanh giữa lòng Sài Gòn đông đúc.
– Chắc mày cũng thấy rồi đó, giờ mày hiểu ý táo rồi phải không. Thằng Tuấn nhìn tôi, lắc đầu và nói.
– Tóm lại mọi chuyện là như thế nào? Tại sao một thằng sinh viên Sư Phạm lại trở thành như vậy? Tôi vẫn chưa khỏi bàng hoàng về những gì mình vừa thấy
– Năm hai Đại Học, con bồ nó bỏ nó đi theo một thằng đại gia nào đó. Nó buồn bã rồi đâm ra cờ bạc, rựơu chè. Bị trường đuổi học rồi còn mang nợ nữa. Cuối cùng thì nó sa ngã vào cái giới giang hồ, xã hội đen đó. Nghe đâu những năm gần đây, nó cũng có chút chiến tích rồi được giao quản lý nhà hàng, quán bar. Bây giờ cuộc sống của nó sung túc rồi nhưng tao không biết sẽ được bao lâu đây.Biết đâu ngày mai lại dính vào con đường tù tội. Gạt tàn thuốc một cái, thằng Tuấn kể mọi chuyện cho tôi nghe.
– Lúc đó mày ở đâu? Sao mày không giúp nó?
– Lúc đó tao cũng đi Singapore rồi, mà mày biết tánh nó sĩ diện mà. Tao có ở đây cũng chưa chắc gì nó nhờ tao giúp. Những chuyện này tao cũng nghe được từ bạn học của nó thôi.
– Sao mày không khuyên nó trong suốt thời gian qua?
– Khuyên? Mấy năm qua tao đã nói chuyện với nó không biết bao nhiêu lần rồi mà nó không nghe. Tao hiểu tâm trạng của mày bây giờ, nó giống tao khi tao mới biết tin về thằng Nam. Còn bây giờ, tạo cảm thấy bất lực thật sự rồi Khanh à! Ba anh em hội vườn đào hết thật rồi! Nó lắc đầu uống hết phần café đắng cuối cùng còn sót lại trong ly.
Tôi cũng chỉ biết lặng thinh, cảm thấy buồn mà không hiểu vì sao. Cảm giác như vừa mất đi một cái gì đó, một thằng chiến hữu, một thằng anh em. Tôi chở Linh về mà cứ suy nghĩ về hình ảnh của thằng Nam suốt dọc đường đi.
– Anh!
– Hả?
– Anh nghĩ gì nãy giờ vậy? Em gọi hoài mà không lên tiếng.
– Ừ! Không có gì.
– Anh đang nghĩ về anh Nam phải không?
– Ừ! Anh thấy buồn quá, nó thay đổi quá nhiều rồi!
– Em thấy tội nghiệp ảnh quá! Khi nào anh thử khuyên ảnh lần nữa coi sao.
– Ừ! Anh cũng định vậy.
– Anh chở em về nhà anh nhe, hôm này em muôn nấu cơm cho anh ăn. Mấy ngày không gặp, nhớ anh chết đi được ấy! Em vòng tay, ôm tôi chặt hơn.
– À…ờ…chắc để hôm khác nhe em, hôm này anh có việc bận rồi. Tôi chợt nhớ đến nhỏ Miu đang ở nhà.
– Ừ! Vậy cũng được. Giọng em có vẻ hơi buồn, nhưng tôi cũng đành chịu thôi. Hai cô nàng mà gặp nhau lúc này thì chả biết sẽ có chuyện gì xảy ra.
Về đến nhà thì thấy nhỏ đang nằm ngủ trên ghế sofa, nhìn lại đồng hồ thì đã gần 2h chiều. Chắc nhỏ ôm bụng đói chờ tôi, tội nghiệp thật.Thức ăn, cơm canh đã được bày ra sẵn. Tôi mang vào bếp để hâm nóng lại một lần nữa, trưa giờ cũng chưa ăn gì, bụng đói meo rồi. Chuẩn bị mọi thứ xong xuôi thì tôi lại ngồi cạnh nhỏ, khều khều nhỏ dậy.
– Khanh! Đừng đi! Đừng đi! Nhỏ nói mớ, người thì cứ ngọ nguậy.
– Miu! Dậy ăn cơm em! Tôi lạy nhẹ người nhỏ.
– Anh! Đừng đi có được không? Nhỏ nói mớ to hơn.
– Miu! Miu! Tôi lay người nhỏ mạnh hơn cho nhỏ tỉnh.
– Anh! Hix…hix.. Nhỏ mở mắt ra, bật dậy ôm tôi và khóc.
– Anh không thương em hả? Sao anh bỏ em? Nhỏ siết tôi chặt và khóc to hơn.
– Miu! Miu! Anh Khanh đây mà! Em bị sao vậy?
– Em xin lỗi! Nhỏ cũng từ từ tỉnh hẳn và nhận ra những hành động bất thường của nhỏ, nhỏ buông tôi ra.
– Em bị sao vậy?
– Em không sao đâu anh? Anh về lúc nào vậy?
– Anh vừa về thôi.
– Để em hâm đồ ăn nóng lại rồi ăn cơm nhe! Nhỏ lau vội những giọt nước mắt.
– Thôi được rồi cô nương, anh hâm nóng rồi. Em đi rưa mặt đi rồi ăn cơm.
– Dạ! Trên khuôn mặt nhỏ vẫn còn một chút buồn bã, âu lo.Không biết nhỏ mớ thấy chuyện gì nữa. Nhưng sao tôi lại cảm thấy những lời nhỏ nói quen thuộc đến lạ.
Nhỏ rửa mặt xong thì mặt mày đã vui vẻ trở lại, nhỏ chạy lại ngồi cạnh, ôm ngang hông tôi và nhìn thẳng vào mặt tôi.
– Vụ gì nữa đây gái? Tôi sờ trán nhỏ xem có nóng không.Nhỏ không nói gì, chỉ lắc đầu.
– Có ăn cơm không? Tôi hỏi. Nhỏ gật đầu.
– Ôm xà nẹo vầy sao ăn?
– Sao không? Bới cơm cho em đi! Nhỏ dở chứng gì đây.
– Nè, cơm của em đây.
– Gấp đồ ăn cho em! Nhỏ vẫn ôm tôi không nhúc nhích.
– Em muốn ăn gì? Sao anh biết mà gấp?
– Anh thích gấp gì thì gấp!
– Rồi nè, ăn chưa?
– Đút cho em ăn!
– Bị khùng hả? Tôi quay qua nhìn nhỏ, cười và nói.
– Ay da ay da. Nhỏ cắn tay tôi thật manh.
– Anh giỏi lắm, để em nằm ở nhà chở đói rã ruột! Nhỏ đây tôi ra xa.
– Anh xin lỗi! Sao em không ăn trước?
– Em đã nói là sẽ ở nhà chờ cơm mà! Nhỏ mếu, cái môi đỏ trề ra như cục xúc xích. Nhìn buồn cười và yêu lắm.
– Thôi cho anh xin lỗi nhe! Tôi véo má nhỏ, rồi đẩy cái môi đang trề cả thước ra vào vị trí cũ của nó.
– Không chịu! Chiều nay phải chở em đi ăn kem, đi chơi bù lại.
– Haizzz…được rồi! Ăn thôi, anh đói lắm rồi nè!
– Yeah…hì hì… Con gái là vậy đó.
– Vậy chiều đi mua vài bộ đồ mặc ở nhà luôn nhe! Tôi đề nghị.
– Xía…ích kỷ quá à, không cho người ta mượn áo mặc nói đại đi! Nhỏ khoanh tay giận lẫy.
– Ừ! Không cho đó, ăn cơm mau đi..hi..hi! Tôi cười và nói khi thấy cái mặt bí xị ấy.
Những ánh nắng của buổi chiều tà soi rọi khắp nẻo đường Sài Gòn, không khi trở nên mát mẻ hơn sau một buổi trưa hè nóng nực. Hai đứa tôi cùng nhau đi dạo chơi như đã hứa. Tôi chở nhỏ vào một shop nhỏ để chọn vài bộ quấn áo mặc ở nhà. Thực ra tôi cũng chả phải ích kỷ về chuyện cho nhỏ mượn quần ảo, chỉ muốn nhỏ ăn bận đàng hoàng hơn phòng khi có khách đến nhà. Họ mà thấy nhỏ ăn bận như vậy thì lại hiểu lầm linh tinh. Vậy mà mọi thứ lại đâu lại vào đấy, nhỏ vẫn chọn những cái quần ngắn nhất có thể. Chọn mua những chiếc áo nam to để dằn mặt tôi hay sao đó.Tôi khuyên nhỏ nhưng cứ nhận được lý do là thời tiết nóng, mặc càng mát mẻ càng tốt. Tôi cũng đành chấp nhận cái lý lẽ của nhỏ.
Nhịp sống người dân Sài Gòn là thế, cứ tất bật, hối hả từ những sớm bình minh cho đến chiều hoàng hôn. Sau một ngày đi học, làm việc mệt nhọc, mỗi người lựa chọn riêng cho mình một nơi để vui chơi, giải trí. Có người thì quay quần bên mâm cơm gia đình, người thì la cà hàng quáncafé, quán cóc vĩa hè. Người thì tranh thủ đi mua sắm, ăn uống tại các khu chơ đêm náo nhiệt. Tôi đang chở nhỏ vào khu chợ đêm Kỳ Hòa, cái chợ khá to với hơn 300 gian hàng gồm đầy đủ tất cả các loại mặt hàng. Hình như nó bắt đầu hoạt động từ những năm 2003 kéo dài từ đường Cao Thắng đến Lê Hồng Phong.
Nhỏ vào đây thì mê tít như lạc vào thế giới shopping của riêng nhỏ. Cứ nấm tay tôi kéo đi từ gian hàng này đến gian hàng khác thử đồ mà không biết mệt. Nhỏ đang dừng trước một gian hàng nữ trang, ngấm nghía những sợi dây chuyền một cách say mê. Nhưng bất chợt tôi nhận ra một điều, khi nhỏ cầm đến một sợi dây chuyền cũng khá đẹp thì nhỏ lặng người đi. Nụ cười đã tắt hẳn trên môi, mắt nhỏ hơi ứa lệ. Nhỏ đứng lặng yên và nhìn vào mặt dây chuyền.
– Miu! Miu!
– Miu! Sao vậy em? Tôi lay nhẹ vai nhỏ.
– Dạ! Nhỏ giật mình quay lại như vừa hoàn hồn, tay nhỏ cầm sợi dây chuyền nhét sâu vào đống trang sức khác.
– Xem gì mà chăm chú suy tư vậy? Cho anh coi với!
– Không có gì đâu anh! Mình đi qua chỗ khác xem nhe! Nhỏ kéo tay tôi đi, lau vội vài giọt nước mắt lưng tròng.
Không hiểu sao nhỏ lại như vậy, rõ ràng đang rất vui vẻ mà. Sợi dây chuyền đó có ý nghĩa gì với nhỏ nhỉ? Nhiều lúc tôi cảm thấy thắc mắc, muốn hỏi nhỏ nhưng lại thôi. Có thể là một chuyện riêng tư nào đó, một phần ký ức buồn nào đó mà nhỏ vẫn chưa thể quên. Ở Miu vẫn còn nhiều điều bí ẩn, tôi vẫn chưa thể hiểu hết được con người của nhỏ. Đôi lúc rất trẻ con, hồn nhiên, lúc thì chững chạc, sâu sắc và lạnh lùng.
Tôi chở nhỏ qua từng hàng cây, gốc phố của Sài Gòn đêm đã lên đèn. Nhỏ vẫn lặng im suốt từ lúc thấy sợi dây chuyền đến giờ. Có lẽ nhỏ có tâm sự, cần được chia sẻ. Tôi chạy một hồi thì cũng đến cầu Thủ Thiêm, một cây cầu nối hai bờ sông Sài Gòn thuộc Quận 2 và Quận Bình Thạnh. Trên cầu có hai dãy hành lang dành cho người đi bộ. Về đêm thì khá nhiều các bạn trẻ tụ tập ở đây hóng gió, vui chơi. Quanh cảnh xung quanh cũng rất đẹp và lãng mạng, thích hợp cho những đôi tình nhân hẹn hò. Tôi quyết định dừng xe trên cầu để hóng gió, ngắm nhìn Sài Gòn về đêm.
– Không khí ở đây thích thật anh nhỉ! Nhỏ và tôi đang ngôi ngang trên yên xe, đầu nhỏ khẽ tựa lên vai tôi.
– Á…lạnh quá! Nhỏ la lên khi đôi tay tôi đặt lên gò má của nhỏ.
– Sao tay anh lạnh vậy?
– Anh cầm kem nãy giờ nè! Ăn kem nhe!
– Ủa, anh mua lúc nào vậy? Hi..hi! Mặt nhỏ tươi rối khi thấy món ăn khoái khẩu của mình.
– Em có tâm sự gì hả? Anh mua kem lúc nào mà em cũng không biết?
– Không có gì đâu anh!
Nhỏ vừa ăn kem vừa nhìn về thành phố, mặt đã vui tươi hơn nhưng trong đôi mắt ấy vẫn chất chứa nhiều phiền muộn.
– Thật ra hôm nay em thấy được vài thứ, và nhớ lại những kỷ niệm xưa! Nhỏ cất vội 2 que kem vào túi xách như mọi lận và nói.
– Kỷ niệm buồn hả em?
– Em cũng không biết là vui hay buồn nữa?
– À…ừ! Tôi cũng không nói gì thêm, thả mình vào những cơn gió vi vu.
– Anh không muốn biết là chuyện gì sao?
– Anh đâu phải bà tám! Tôi véo mũi nhỏ một cái và nói.
– Rồi sẽ đến lúc anh biết thôi! Nhỏ vòng tay ôm lấy tôi.
Ngồi lặng yên được một lúc thì tôi quay sang nhìn nhỏ, nhỏ đã ngủ từ lúc nào không biết. Cái con bé này sao mà dễ ngủ vậy nhỉ? Khuôn mặt lúc ngủ càng đáng yêu hơn, đôi môi đỏ nhỏ xinh mím chặt lại. Gò mà trắng hồng phúng phính như em bé. Một vài sợt tóc phấp phới bay trong gió.Không hiểu sao mỗi khi bên nhỏ lại có một cảm giác bình yên lạ thường. Nó khác với Linh, người con gái tôi từng yêu. Ngày xưa khi ở bên Linh, tôi luôn có cảm giác hơi bất an, lo sợ về chuyện tình cảm của cả hai đứa. Có thể Linh chưa từng mang lại cho tôi sự an tâm.
Mặc dù không phải là gì của nhau, nhưng ở cạnh nhỏ, tôi cảm thấy được sự quan tâm, lo lắng. Nhìn thấy nhỏ, có thể quên đi những phiền muôn trong cuộc sống. Một người con trai luôn là một bờ vai, điểm tựa cho một người người con gái. Nhưng con gái có biết? Đôi lúc người con trai cũng có những phút giây yếu mềm, cần được quan tâm, chia sẻ. Cần một vòng tay của người con gái, không hẳn là điểm tựa, nhưng nó đủ tiếp thêm nghị lực cho người con trai bước tiếp. Tôi cảm thấy được cảm giác này khi ở bên nhỏ, một cảm giác một chút lạ và một chút quen thuộc, sự quen thuộc khi tôi cũng từng có được từ một người.
Mắt nhỏ vẫn nhắm nghiền, chắc do hậu quả của buổi chiều tung tăng đi bộ trong chợ đêm. Khuôn mặt nhỏ sáng ngời như những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm. Nhỏ vẫn ôm tôi không rời, tôi cảm thấy một chút vui và một chút lo sợ. Vui vì không biết tại sao cô bé đáng yêu này lại bước vào cuộc sống của tôi một cách lạ lùng như vậy. Lo sợ vì không biết mối quan hệ này sẽ đi đến đâu, mục đích của tôi ngày từ đầu về lại Việt Nam là rất rõ ràng, nó không phải dành cho việc nảy sinh tình cảm với bất cứ ai.
– Miu à! Cứ như thế này hoài, anh sợ anh sẽ có tình cảm với em mất! Tôi khẽ thì thầm, vén những sợi tóc lòa xòa trước trán của nhỏ. Chạm nhẹ vào đôi mắt, cái mũi, đôi môi chúm chím.
Tôi chợt giật mình khi thấy nhỏ khẽ cười, nép sát đầu và ngực tôi. Ôm tôi và tiếp tục giấc ngủ của nhỏ. Không biết nãy giờ nhỏ có thật sự ngủ không nữa. Tôi vòng tay ôm lấy nhỏ, cho nhỏ một ít hơi ấm khi trời dần se lạnh. Nhìn về cái thành phố thân thuộc mà tôi sống mỗi ngày. Ở gốc nhìn này, tôi lại thấy được một thành phố khác, không còn quá tất bật, hối hã. Xa xa, có những con thuyền lung linh ánh đèn chạy trên sông Sài Gòn. Cũng không hiểu cảnh vật thật sự bình yên, hay là cảm giác bình yên chỉ xuất hiện khi nhỏ ở cạnh. Mọi sự việc xung quanh đều diễn ra rất chậm rãi, như lắng đọng lại.
… Lại một ngày êm ả nữa trôi qua…
Chap 35:
– Ê! Về nhà ngủ thôi em! Tôi lay nhẹ mũi nhỏ.
– Không! Đang ngủ ngon mà! Nhỏ lắc đầu.
– Ngủ ngon mà còn nói chuyện?
– Hi..hi! Nhỏ cười nhưng vẫn nhắm mắt.
– Anh về quê nội với em được không? Nhỏ hỏi và tròn xoe mắt nhìn tôi.
– Không được! Anh có nhiều việc phải làm lắm!
– Nhưng…! Môi nhỏ lại trề dài ra cả thước.
– Thôi ngoan đi, lần tới anh mua kem nữa cho ăn nhe! Không biết dụ nhỏ cách này có hiệu quả không.
Sài Gòn đã về khuya, đường xá vắng vẻ. Những ánh đèn đường hiu hắt, có lác đác những quán ăn đêm. Con đường vắng lặng chỉ còn tiếng động cơ phát ra từ chiếc xe. Nhỏ vẫn ngồi phía sau tựa đầu lên vai tôi, hai con người lướt đi qua từng hàng cây, con phố trong tiết trời trở lạnh về đêm.
Chúng tôi về nhà thì đã quá nữa khuya, lúc này thì tôi cũng cảm thấy mệt mỏi rã rời. Có lẽ nằm xuống thì ngủ luôn một giấc đến trưa mai.
– Anh Khanh! Định ngã lưng ra thì thấy nhỏ đứng một đống ngoài cửa ôm hai cái gối to đùng.
– Sao chưa ngủ vậy em?
– Em sợ! Nhỏ chu mỏ tiến lại gần giường và nói.
– Sợ gì?
– Phòng bên đó có âm thanh gì đó thấy ghê quá à! Nhỏ nhăn mặt nói. Tôi chợt nhớ ra là do cái cửa sổ bị hỏng, có một vài khe hở tạo ra những âm thanh kì quái khi gió thổi vào.
– Ừ! Vậy em ngủ ở phòng này đi! Anh sẽ qua bên đó!
– Anh! Ở lại đi! Vừa bước xuống giường đi được vài bước thì nhỏ nắm tay tôi kéo lại.
– Hả? Sao được?
– Nhà này em ngủ không quen, một mình sợ lắm!
– Nhưng sao ngủ chung giường được?
– Xía… Ai cho anh ngủ chung giường? Anh nằm đất á!
– À…ờ! Kiểu này không biết nằm đất bao lâu nữa đây.
Trải một tấm nệm ra đất, vừa ngả lưng ra nằm một chút thì tôi đã đi luôn vào giấc ngủ.
Một buổi sáng không ánh nắng mặt trời, đêm qua do về nhà khá trễ, tôi ngủ một giấc thật sâu thì cũng đã gần 8 giờ sáng. Trời hôm nay hơi âm u, mới sáng sớm mà đã mưa rồi. Mọi thứ trong nhà đều được dọn dẹp ngăn nắp như mọi ngày, tôi biết đó là nhờ bàn tay của nhỏ. Nhưng sao hôm nay yên lặng quá, không có âm thanh nào phát ra từ nhà bếp. Tôi bước vào bếp thì đã thấy có sẵn những món ăn sáng do nhỏ làm, tôi thử đến phòng của nhỏ xem nhỏ đang làm gì thì thấy cửa phòng mở. Bước vào phòng, không có ai cả,ra nệm thì đã được xếp lại ngăn nắp.
Không biết nhỏ đã đi đâu từ sáng sớm thế nhỉ? Tôi quay lại nhà bếp cùng những món ăn nhỏ nấu. Một mẫu giấy được kẹp dưới đáy của một ly cà phê đen.
“Chào buổi sáng!
Em có việc phải đi, thấy anh ngủ ngon nên không dám đánh thức anh dậy. Em đã chuẩn bị sẵn đồ ăn sáng cho anh rồi đó. Nhớ là phải ăn cho hết! Nếu không em nghỉ chơi đó!… ( ^. ^ )
… Nhớ anh nhiều…!!! ( >. < )” Đọc xong mẫu giấy mà cảm thấy buồn cười cái con bé này, có gì thì cứ nhắn tin, còn viết thư giấy nữa chứ. Nhìn những món ăn nhỏ nấu mà cảm thấy thương nhỏ hơn, chắc là dậy rất sớm để làm đây mà. Rồi đi đâu giờ này, không biết có bị mắc mưa không. Nhìn qua ô cửa sổ, những hạt mưa rơi tí tách trên mái hiên, lòng lại thầy buồn và thiếu thiếu cái gì đó. Chỉ có vài ngày thôi mà tôi đã quen với cái không khí có những tiếng động trong bếp, khi bước vào là thấy một cô bé đang hăng say công việc nấu nướng của mình. Trời bên ngoài thì mưa, càng làm tăng thêm sự cô đơn trống vắng trong ngôi nhà nhỏ. Đến giữa trưa thì trời đã tạnh mưa, lúc này những tia nắng mới dần ló dạng khi những đám mây đen tan đi. Tôi nghe có tiếng chuông ngoài cửa. - Miu hả em? Cửa chưa mở hết thì tôi đã hỏi. - Hả? Chị nè. Là vợ anh Đen đang đứng bên ngoài, tay cầm cái gà mênh to. - Dạ chào chị! Sao hôm nay chị đến vậy? - Ừ! Con Miu con mèo gì đó nói với anh Đen nhờ chị mang đồ ăn trưa qua cho em. - Dạ chị vào nhà đi! Phiền chị quá! - Có gì đâu phiên em? Mà con nhỏ chu đáo ghê nhỉ? Nó thích em rồi phải không? - Dạ!...hì...! Tôi cũng không biết trả lời thế nào. Chị vào bếp, dọn các món ăn ra cho tôi xong cũng vội vã về nhà để lo cơm nước cho anh Đen. Tôi ăn cơm trưa xong thì cũng chỉ biết ngồi đọc báo mạng, viết một vài dòng vào quyển nhật ký. Thời gian cứ thế trôi đi về chiều một cách nhàm chán. Tôi lại nghe có tiếng chuông ngoài cửa. Mở cửa ra thì không khỏi bàng hoàng khi thấy Linh trong bộ dạng quần áo xốc xếch, tóc tai rối bù và gương mặt thất thần. - Anh! Em chảy đến ôm tôi khóc nức nở. - Sao vậy em? Từ sự bàng hoàng tôi chuyển qua lo lắng tột đột, tôi dìu em vào nhà ngồi. - Hix..hix.. Em vẫn khóc và không nói gì, không biết em gặp chuyện gì. - Có chuyện gì vậy em? Em bị làm sao vậy? Em chỉ lắc đầu và tiếp tục khóc. Tôi dùng khăn lau mặt đã tèm lem nước mắt của em, em khóc một cách tức tưởi. Dỗ một hồi lâu thì em mới chịu nói. - Anh Nam...anh Nam... - Thằng Nam thế nào? - Anh Nam nói muốn nói chuyện với em về anh, nên kêu em đến nhà ảnh. Rồi ảnh giở trò đồi bại với em. - Cái gì? Thằng khốn đó dám làm vậy hả? Anh sẽ đi giết nó. Tôi điên cuồng lên, đấm xuống bàn kính một cái thật mạnh làm kinh vỡ loãng xoãng. Máu từ từ rỉ ra từ những vết đứt nhưng tôi lại không có cảm giác gì. Bây giờ trong lòng chỉ thấy như lưa đốt, muốn tìm ngay thằng chó Nam để tính sổ. - Anh! Đừng đi mà! Anh Nam chưa làm gì hết, em đã dọa sẽ tự tử nếu anh làm bậy, rồi ảnh cũng buông em ra. Ở lại đây với em đi! Em sợ lắm! Em kể trong nấc nghẹn và kéo tay tôi khi tôi bước đi. Tôi cũng dần lấy lại bình tĩnh và ngồi xuống, lúc này thì máu từ tay chảy ra khá nhiều. Cảm giác đau của da thịt mới dần dần cảm nhận được. Em chạy đi lấy bông băng và băng lại vết thương cho tôi, nhưng nước mắt em vẫn rơi không ngừng. - Thôi vào phòng anh nằm nghỉ đi, nhìn em mệt mỏi lắm rồi đó! Tôi dìu em vào phòng, cho em nằm ra giường và ngồi cạnh nắm lấy tay em. Sao mọi chuyện lại trở nên như vậy? Tại sao thằng Nam lại có thể làm như vậy với em. - Hix..hix...em sợ lắm anh ơi! Em ngồi dậy, vùi đầu vào lòng tôi mà khóc.Tôi biết em sợ lắm chứ, vì em đã từng một lần bị như vậy mà. Tại sao hạnh phúc chưa thấy đâu mà chỉ toàn những chuyện không hay xảy đến với em. - Nín đi em, đừng sợ, anh sẽ ở cạnh em mà! Tôi ôm lấy em, xoa đầu em. - Anh có ghê sợ em không? Chắc em không còn cơ hội nào đến với anh nữa phải không? - Em khờ quá! Đâu phải lỗi do em. Tôi ôm em chặt hơn, cho em một bờ vai để tựa vào. Bỗng tôi nghe có tiếng động lạ bên ngoài. - Thôi em nắm xuống nghỉ một tí đi! Anh đi lấy nước cho em! Nhẹ nhàng đặt em nằm ra giường. Khi tôi bước ra ngoài thì thấy cửa nhà mở toang hoang lúc nào, trên nền nhà thì những quả trái cây rơi lăn lốc khắp nơi. Hình như có ai vừa đến đây thì phải. Tôi bước vội ra cửa trước và nhìn xung quanh, mọi thứ đều bình thường. Tôi đóng cửa lại và quay vào trong, rót cho em một cốc nước lọc và quay về phòng. Bước vào thì em đã thiếp ngủ từ lúc nào. Tôi ngồi xuống cạnh em, dùng khăn ướt để lau mặt và lau tay cho em. Tôi cảm thấy đau đớn vô cùng khi để cho người con gái này phải khổ sở đến vậy. Chợt nghĩ về những lời hứa với mẹ Hiền là sẽ quan tâm, lo lắng cho em. Vậy mà giờ đây em lại gặp phải chuyện này, cơn nóng giận của tôi lại bắt đầu dâng lên. Không suy nghĩ thêm một phút giây nào nữa, tôi phải đi tìm nó để nói chuyện. Sau khi em vừa chợp mắt, tôi bước vội ra phòng khách. Tôi gọi ngay cho thằng Tuấn để nhờ nó chỉ nhà thằng Nam. Thằng Tuấn biết có chuyện không hay xảy ra nên đề nghị sẽ qua chở tôi đi. Nữa tiếng đồng hồ sau thì chúng tôi đã có mặt trước cổng nhà nó, một căn nhà khá khang trang ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7. - Mày ở lại xe đi, tao vào nói chuyện với nó tí rồi ra ngày. Tôi cố giữ bình tĩnh hết sức để không cho thằng Tuấn biết chuyện về Linh, nếu không nó lại làm lớn chuyện hơn. - Thật ra là có chuyện gì? Suốt dọc đường đi, nhìn sắc mặt của mày là tao thấy không ổn chút nào! - Không có gì đâu, tao chỉ cần nói với nó vài chuyện thôi. Tôi vỗ vai nó trấn an. Mở cửa bước xuống xe, tôi đi lại đứng trước cổng nhà thằng Nam và bấm chuông. Một thằng mặt mày bặm trơn, có đeo khuyên mũi đi ra. - Tìm ai đó thằng kia? Nó nhìn tôi vả hỏi. - Đây có phải nhà của Nam không? Tôi là bạn nó, cần gặp nó nói chuyện. - Đợi tao chút! Nó lấy điện thoại ra gọi cho ai đó. - Vào nhà đi! Nói được vài câu thì nó mở cửa. Tôi đi từ từ vào nhà, trong sân thì có 2 chiếc mô tô đang dựng. Bước đến phòng khách thì thấy bốn thằng kể cả thằng vừa mở cửa đang ngồi cạn ly. Trên bàn toàn là mồi nhậu, sàn nhà thì lon bia lăn lốc. - Mày ngồi chờ đại ca tao chút! Một thằng khác nói với tôi. - Ừ! - Ủa? Khanh lúa. Đến có việc gì không mạy? Thằng Nam bước ra, nó gặp tôi và có chút bất ngờ, giọng nói hơi e dè. Tôi nghĩ nó cũng đoán được lý do tôi đến đây. Nó đi từ từ lại phía tôi, khuôn mặt nó đã thay đổi quá nhiều. Không còn là thằng Nam thư sinh hiền lành bạn tôi nữa. Bây giờ tôi chỉ thấy trước mặt là một thằng đểu cán, khốn nạn. Nhớ lại hình ảnh Linh khóc, máu nóng của tôi dâng trào lên. Tay tôi bóp thật chặt nấm đấm lại mặc do vết thương lúc nãy đang rỉ máu. Nó định mở miệng ra nói thì tôi đã đứng thật nhanh dậy, dùng hết lức vào tay phải đấm thằng vào mặt nó một đấm như trời giáng. Nó bật ngữa ra sau lăn mấy vòng. Tụi đàn em của nó thấy có biến liền lao về phía tôi. Thằng khuyên mũi lúc nãy tung chân lên đạp tôi, tôi lách người qua né và quơ lấy két bia nhựa ném thẳng vào mặt nó. Tôi định chạy về phía thằng Nam cho nó thêm vài đạp nữa thì cảm thấy tê tái cả lưng. Cảm giác như vừa bị một ống tuýp đập vào người. Tôi đổ khụy ra đất, lúc này cả vai và tay phải như tê liệt. Quay người lại thì thấy một thằng khác đang cầm ống tuýp định bổ từ trên xuống... Chap 36: Khi quay người lại thì thấy một thằng đang cầm ống tuýp bổ từ trên xuống, tôi chỉ còn biết đưa tay ra đỡ. Ỗng tuýp đến rất gần bỗng ngưng lại, thằng Nam la lên. - Dừng lại! Ai kêu tụi mày đánh nó? - Nhưng đại ca... - Biến! Biến hết ra ngoài cho tao! - Vậy tụi em ra ngoài đợi, có gì anh cứ hú một tiếng. No lấy tay quệt ngang mũi để lau máu rồi đứng dậy tiến về phía tôi. Tôi thở phì một cái vì cảm thấy may mắn khi không phải ăn cái ống tuýp đó. Không biết nếu thằng Nam không lên tiếng, tôi sẽ như thế nào nữa. Bờ vai thì tê tái lên, máu ở tay lại rỉ ra nhiều làm đỏ cả miếng băng trắng. - Cái thằng chó này! Mày hơi mạnh tay đó! Nó vừa nói vừa đỡ tôi đứng dậy. - Thằng khốn nạn này! Tôi gượng hết sức đứng dậy, túm lấy cổ áo nó, đẩy ép nó vào tường, giơ nắm đấm đang rỉ máu lên định cho nó thêm vài đấm để nó tỉnh ra. - Mày muốn giết tao thì làm đi! Nó cười nhạt, một sự bất cần đời. - Tại sao mày làm vậy hả Nam? - Tại vì tao cũng thích Linh như tụi mày, được chưa? Nó nhìn thẳng vào tôi và quát. Tôi trố mắt nhìn nó ngạc nhiên, rồi hạ từ từ nắm đấm xuống. - Thích Linh? Anh em với nhau từ xưa giờ, tại sao tao chưa bao giờ nghe mày nói? - Phải nói thế nào? Tao có cái chó gì mà dám nói? Nó hất tay tôi ra khỏi cổ áo nó. - Mày nói gì vậy? - Ừ! Tạo chã phải đại gia như thằng Tuấn, tao cũng chã bảnh bao, lãng tử như mày. Tao từng là một con mọt sách, nhà nghèo, xấu trai thì tao có quyền thích ai? - Mày nói vậy mà nghe được hả Nam? Bây giờ mày đem anh em ra so sánh như vậy đó hả? - Mày câm mẹ cái mồm mày lại đi! Anh em gì cái thứ tụi bây? - Tao không ngờ bây giờ may biến chất như vậy đó Nam? - Ha ha...tao không trở thành như vầy thì tao còn cái mạng đứng đây nói chuyện với mày hả? Anh em cái chó gì mà lúc tao thập tử nhất sinh, thằng nào có ở đây để cứu tao hả? - Mày... Tôi lại giơ nấm đấm lên, nghiến răng và bóp thật chặt tay. Nó đã thay đổi quá nhiều, phải đấm nó bao nhiêu cái mới giúp nó tỉnh được chứ? - Mày đàn bà từ khi nào vậy Khanh? Có một cú đấm mà cũng không dám đấm, cứ đưa lên hạ xuống hoài. Nó nói và cười nhếch mép. - Á...á... Tôi la lớn và đấm liên hồi vào tường. Khóe mắt cay đỏ, tôi cảm thấy bất lực thật sự rồi, chẳng lẽ tôi đã mất nó thật rồi sao? - Dừng lại đi Nam à! Mày đi quá xa rồi, quay lại đi Nam! Học một cái nghề, rồi tìm một công việc khác đi! - Ha ha...mày nói chuyện buồn cười quá! Học nghề? Tìm việc làm? Rồi cho người ta khinh tao, rồi những con bồ tao nó lại đi theo những thằng đại gia khác nữa hả? Nó xô tôi ra, tiến lại phía bàn. Cầm chai Ken nốc ừng ực. - Trước đây tao là một thằng khờ, một thằng nghèo chã có gì hết. Chính vì vậy cuộc đời nó mới chó đẻ với tao như vậy. Bây giờ tao có tất cả rồi, tiền bạc, địa vị, gái gú. Tao ngu hay sao mà bỏ hết? Tao phải trả thù đời mày biết không? Nó quát lớn, ném thật mạnh chai Ken xuống nên nhà. - Đại ca...có chuyện gì vậy? Nghe tiếng động, tụi đàn em của nó chạy vào hỏi. - Tụi bây cút hết! Tao chưa kêu, ai cho tụi mày vào đây? Nó trừng mắt nhìn máy thằng đàn em, tụi nó rụt đầu quay lại ra ngoài. - Mày không được chọn nơi sinh ra, mày không được sống trong một gia đình khá giả. Nhưng mày được quyền lựa chọn cách sống của mày Nam à. Tất cả chỉ là ngụy biện, đâu phải ai nghèo, ai bị phụ bạc cũng trở thành con người như mày? - Thôi nín đi! Tao không muốn nghe! Mày ôm cái mớ sách vỡ đó rồi biến con mẹ mày dùm tao đi! Đừng có ở đây dạy đời tao! - Nam... - Biến cho khuất mắt tao! - Nam... - Tao nói biến đi! Thở dài một cái, tôi quay đầu bước đi ra cửa. Tôi dừng lại và nói vài câu cuối cùng. - Được rồi, mày sống như thế nào thì tao mặc xác mày. Nhưng đừng bao giờ để tao biết có thêm bất cứ chuyện gì xảy đến với Linh. Tao sẽ giết mày đó! Tôi bước thật nhanh ra khỏi nhà nó, những tiếng thét lớn, đập phá đồ đạc của nó vang dội liên hồi. Tôi lê từng bước mệt mỏi về xe của thằng Tuấn đang đơi. - Làm gì mà lâu vậy? Tay mày làm sao mà ra nhiều máu thế? - Không có gì đâu! - Nói tao nghe, mày làm cái gì trong đó? - Tao đã nói không có gì hết mà! Tôi quát thật to vào mặt nó, nó ngạc nhiên với thái độ của tôi. - Tao thấy mệt lắm! Làm ơn chở tao về nhà giùm đi. Tôi nhắm mắt, ngồi bật ra ghế. - Mặt mày tái xanh rồi, có cần đi bác sĩ không? - Cho tao điếu thuốc đi Tuấn! - Mày sao vậy? Mày có bao giờ hút thuốc đâu. Tôi lặng thinh không nói gì cả. Mở cửa kính và phà từng làn khói trắng ra ngoài, chúng bị cuốn ngay trong gió một cách yếu ớt. Nhìn về cái xã hội phức tạp này, chưa lúc nào tôi lại thấy nó đen nhèm như vậy. Nó có thể dễ dàng thay đổi một con người chỉ trong một thời gian ngắn. Nó biến một thằng nhà quê hiền lành thành một con quỷ biến chất. Nó đã cướp đi của tôi một thằng bạn thân từ lúc nào rồi. - Cuối tuần này về thăm ngoại thằng Nam với tao đi Tuấn! - Ừ! Tao cũng định rủ mày, cũng lâu rồi không về. Để tao ráng thu xếp công việc. Những ngày trong tuần đó, tôi cũng vẫn chỉ ở nhà và không có gì để làm. Thỉnh thoảng ghé qua nhà Linh chơi để an ủi em. Tinh thần của em cũng ổn định trở lại. Tôi nghĩ sau lời cảnh cáo của tôi, thằng Nam cũng chả bao giờ dám làm phiền Linh nữa. Dù cho nó bây giờ có là tay anh chị, nhưng tôi nghĩ nó hiểu tính tôi, nói được là làm được. Và dù sao trong cái con người biến chất ấy, tôi tin đâu đó vẫn còn một chút tình bạn. Hôm ấy có nói cứng là mặc xác cái cuộc sống của nó, nhưng tôi vẫn còn lo cho nó nhiều lắm. Nếu thật sự nó có gặp khó khắn gì, hy vọng nó còn nhớ đến cái tình ba huynh đệ ngày nào mà tìm chúng tôi để được giúp đỡ. Không chỉ quan tâm về cuộc sống của nó, mà tôi còn cảm thấy buồn và lo cho bà của nó nữa. Đó chính là lý do mà tôi và thằng Tuấn quyết định về Bến Tre để thăm bà nó. Nhớ về cái ngày ba thằng mới quen biết nhau, không hiểu sao hai thằng tôi lại ham vui chịu đi theo nó về tận quê nó chơi. Tan học ra, trời nắng chang chang, 3 thằng nhảy lên xe khách đi luôn về Bến Tre trong bộ đồng phục học sinh của trường vẫn chưa thay. Ngày đó ngồi trên xe lo cười nói, tám chuyện không quan tâm đường sá nên bây giờ mới khỗ. Thằng Tuấn thì than mệt nên nằm ngủ khò từ lúc nào, vậy nên tôi là người cầm lái. Vừa chạy tôi vừa hỏi thăm từ từ con đường gần 90 cây số đi về hướng Tây của Sài Gòn. Đến thành phố Mỹ Tho rồi đi về cầu Rạch Miễu theo quốc lộ 60 về thành phố Bến Tre. Cuối cùng qua cầu Bến Tre 2 cũng đến được cái huyện Ba Tri ngày nào. Trước mắt tôi là chợ Ba Tri, nhìn lại cái hình ảnh cũ của 9 năm về trước mà cảm thấy chạnh lòng. Cảnh vật nó vẫn vậy nhưng lòng người thì đã khác đi nhiều. Cái ngày mà 3 thằng oắt con trong bộ đồ đồng phục học sinh hồn nhiền vui vẻ lại xuất hiện trước mắt tôi. Cũng chính từ cái ngày đó mà tinh nghĩa huynh đệ bắt đầu nhen nhóm trong 3 đứa chúng tôi. Ngoại của nó có một xe đẩy nước uống bán ở chợ này, ngày đó 3 thằng vừa đến là nó đã kéo ngay về xe nước uống của ngoại. Nó thương ngoại nó lắm, cũng dễ hiểu thôi, vì ngoại nó là người nuôi nấng nó từ nhỏ đến lớn. Nó chưa bao giờ được thấy mặt ba mẹ của nó, lý do vì sao thì tôi cũng không biết. Chỉ biết nó, ngoại và một thằng em nữa nương tựa nhau mà sống qua những ngày tháng cơ cực. - Ngoại! Nam chạy đến ôm bà nó, rồi nó đấm lưng cho bà. - Dạ! Chúng con chào bà ạ! - Bạn của Nam hả? Ngồi đi máy con. - Uống nước nè hai đứa bây? No mang ra 2 chai 7 up và 2 ly đá. - Thôi đi bố! Lấy 1 chai thôi, uống kiểu này lỗ vốn bà mày. Tôi nói. - Mày coi thường tao hả? Thằng này có nghèo nhưng không lẽ không đãi nổi 2 thằng bây 2 chai nước. Rồi hôm đó ngoại nghỉ bàn sớm vì có mặt của chúng tôi, ba đứa tôi giúp bà dọn hàng và đẩy xe nước về nhà. Ở nhà của thằng Nam, được ngoại đãi những món ăn bình dân thôi, nhưng không hiểu sao lại thấy ngon khó tả. Mùi vị của sự giản dị quê hương. - Ê...ê.! Nghĩ gì đó? Đi thôi. Thằng Tuần ngồi kế bên vỗ vai tôi, làm ngắt đi những dòng ký ức cũ. - À...ờ...Đi! Tôi và nó xuống xe, men theo những con đường nhỏ trong chợ để tìm về cái xe nước cũ ngày nào. Cũng không chắc là ngoại vẫn còn bán hay không? Tôi nghĩ dù sao bây giờ thằng Nam cũng có tiền, cũng giúp đỡ được ngoại nó phần nào. Hai thằng đang bước đi thì khựng lại và lặng người nhìn vế cái góc nhỏ ấy. Một bà lão tóc đã bạc phơ, khom lưng lau dọn những chiếc bàn ghế mũ. Lâu lâu bà lại lấy tay che miêng ho từng cơn. Hai thằng tôi nhìn nhau, mắt cả hai cũng bắt đầu thấy cay và hoe đỏ. Thằng Tuấn vỗ vai tôi một cái rồi hai thằng cùng đi vế phía ngoại. - Ngoại! Tôi gọi bà, một tiếng gọi thân thường mà từ rất lâu rồi tôi không có cơ hội để gọi. - Hai chú là? Ngoại cố mở to mắt ra nhìn chúng tôi với sự ngạc nhiên. Có lẽ ngoại không nhận ra chúng tôi. Khuôn mặt đầy nếp nhăn, đôi mắt ngoại đã mờ đi nhiều. - Thằng Khanh và thằng Tuấn của ngoài đây mà! Tôi bước lại đỡ ngoại ngồi xuống và đấm lưng cho ngoại. Thằng Tuấn thì rót nước cho ngoại uống. - Trơi! Hai cái thằng! Bẵng một cái ngần ấy năm trời giờ mới về thăm ngoại. Tụi bây giờ cao lớn chững chạc quá, ăn mặc áo quần lịch sự. Ngoại đâu có dám nghĩ là quen với tụi bây. Ngoại nói chuyện chậm rãi, xoa đầu hai thằng tôi. - Thôi hôm nay nghỉ bán sớm nhe ngoại! Tụi con có mua đồ ăn nhiều lắm, mình cùng về nhà ăn nhe? Thằng Tuấn nói. Vậy là hai thằng tôi lại xắn tay áo lên giúp ngoại dọn dẹp rồi 3 bà cháu đẩy xè về nhà như ngày nào. Nhà cửa thì vẫn lụp xụp, không có dấu hiệu gì đã được tu sửa cả. Tôi thật không hiểu cái thằng Nam này sống thế nào. Tại sao có thể để ngoại nó khỗ cực như thế này. - Sao thằng Nam nó không về với tụi con? Công việc dạy học của nó vẫn tốt chứ? - Dạ...dạ... Thằng Tuấn ú ớ, tôi nhìn nó và lắc đầu ra hiệu. - Dạ Nam dạo này bận lắm ngoại à, học sinh đang vào mùa thi mà. - Bộ thằng Nam nó không gửi tiền về cho ngoại hay sao mà ngoại lại sống cực khỗ như vậy? Tôi hỏi khi lòng chua xót nhìn về căn nhà lụp xụp, mái ngối dột lổ chỗ. - Không con ơi! Đừng trách nó tội nghiệp! Nó vẫn gửi tiền về đều lắm, nhưng ngoại để dành. Ngoại biết lương giáo viên không bao nhiêu, ngoại để dành sau này cho nó lấy vợ. Chứ ngoại già như vậy rồi, có cần nhiều tiền làm gì? Nghe ngoại nói xong, tôi chỉ biết quay mặt về hướng khác. Để che vội những giọt nước mắt. Lòng thấy tội lội khi dối ngoại về cuộc sống của thằng Nam. Tự trách bản thân mình vì không thể giúp nó, để nó trở thành như ngày hôm nay. Nhìn xa xăm ra phía ngoài và nghĩ đến viễn cảnh tương lại chợt thấy lo sợ. Nếu một ngày thằng Nam có làm những việc phi pháp, không biết ngoại sẽ đau buồn đến nhường nào. Tôi vòng tay ôm lấy ngoại thật chặt, như một người cháu ruột sau bao nhiêu năm xa cách. Chiều hôm đó hai đứa tôi tạm biệt ngoài để về Sài Gòn, năn nỉ suốt mới để lại cho ngoại được ít tiền. Bọn tôi cũng nhờ người sửa sang lại căn nhà. Rồi thằng Tuấn có hứa sau này tao điều kiện cho em của thằng Nam về Sài Gòn học. Tôi không còn ở Việt Nam lâu nữa, cố gắng lo được cho ngoại bao nhiêu thì lo. Dọc đường về tôi cũng thường xuyên nhắc thằng Tuấn ở lại xem chừng thằng Nam. Dù sao cũng từng là anh em kết nghĩa sống chết có nhau. Tối hôm đó tôi về quê luôn để ăn cơm với gia đình dì. Lịch ngày mai là sẽ chở nhóc Ly đi làm PG cho hội chợ triển lãm tại Phú Thọ. Đang ngồi ăn cơm thì điện thoại con nhóc reo lên. - Alo! - Ừ! Ngày mai... - Ừ! Hội chợ triển lãm... - Ok! Có gì mai gặp. - Nói chuyện với ai vậy con? Dì hỏi. - Dạ! Con Miu, bạn con. Nó bảo mai nó cũng đến hội chợ. Tôi cảm thấy bồi hồi khi biết rằng ngày mai sẽ gặp Miu. Chả biết cái con bé này đi đâu mà mất hút từ hôm đó. Nhắn tin cũng không trả lời, điện thoại thì không bắt máy. Mấy hôm nay không hiểu vì sao cứ nghĩ về nhỏ hoài. Tự nhiên lại muốn gặp nhỏ quá, không biết đó là cảm giác gì nữa. Cứ mỗi lần có chuông cửa bấm thì lại hy vọng là nhỏ xuất hiện, nhưng lần nào cũng như lần nấy, toàn là vợ anh Đen mang cơm qua. Nhắc về chuyện bấm chuông thì mới phát hiện, có bao giờ nhỏ vào nhà mà bấm chuống đâu. Chã hiểu nhỏ lấy đâu ra chìa khóa mà ra vào tư nhiên như nhà của mình. Trong lòng lúc này thì bớt lo hơn ví ít nhất biết được nhỏ vẫn ổn, để xem ngày mai nhỏ lại có trò gì nữa đây... Chap 37: Sáng hôm nay, thằng Huy qua nhà từ sớm. Nó với con Ly cứ rần rần suốt để chuẩn bị cho chuyến đi. Nhìn tụi nhóc hớn hở lắm, sau buổi triển lãm tôi đã hứa sẽ chở chúng đi chơi. Hôm nay là một buổi triển lãm công nghệ thường niên hàng năm, quy tụ nhiều các ông lớn trong các lĩnh vực thiết bị điện tử. Nếu không phải đưa nhóc Ly đi làm PG hôm nay, tôi cũng có ý định đến đó để tham quan thử vì cũng có sở thích hàng điện tử. Tôi dự định sẽ mua tặng cho chú một cái máy Cannon nếu giá cả tốt. Chú tôi là một người khá thích chụp ảnh, hình như ngày xưa cũng định theo nghiệp nhiếp ảnh gia mà không thành. Nhìn ổng cứ dùng cái máy cũ kĩ hoài cũng thấy tội. Vẫn con đường thân thuộc 30 cây số về Sài Gon. Hai đứa nhóc ngồi sau cứ đùa giỡn suốt đường đi, nhìn tụi nó vẫn còn trẻ con, hồn nhiến quá. Tôi thì cứ im lặng tập trung chạy xe, để ý mỗi lần đi trên tuyến đường này, cảm xúc nó thường như vậy lắm. Trong cuộc sống tất bật hằng ngày, không phải lúc nào cũng có được những khoảng thời gian rảnh rỗi để ngồi suy nghĩ, trầm tư về một điều gì. Chỉ có những lúc chạy xe trong những chuyến đi như thế này, mới có cơ hội làm việc đó. Tuy suy nghĩ nhiều thứ, nhưng sự tập trung an toàn giao thông vẫn đặt lên hàng đầu. Thời gian trôi qua nhanh thật, vậy là cũng hơn một tháng kể từ ngày tôi đáp chuyến bay về Việt Nam. Ngẫm nghĩ lại thì hơn một tháng qua, cũng biết bao nhiêu là chuyện xảy ra. Tóm lại, mọi việc cho đến lúc này đều ổn. Hy vọng trong thời gian ngắn còn lại, sẽ không có thêm những chuyện không hay nào đến. Nhìn nhóc Ly qua kính chiếu hậu, khuôn mặt vui tươi hồn nhiền đáng yêu của con nhóc khiến tôi nhớ đến cuộc nói chuyện với dì ban sáng. Con nhóc làm cái nghề PG này cũng được gần 1 năm, nhưng dì tôi thì lại không thích chút nào. Chỉ vì qua nuông chìu, thương con mà đến giờ vẫn lo lắng, khó chịu mỗi khi con nhóc đi làm. Dì nhiều lần nhờ tôi khuyên nhóc bỏ nghề này, chú tâm học hành cho nghề nghiệp chính của bản thân hơn. Nói về cái nghiệp PG này thì cũng lắm truân chuyên, không thiếu những cạm bẫy. Công việc PG hiện đang hot trong giới trẻ ngày nay, các cô gái kha khá về ngoại hình đều có thể đăng ký vào làm trong một đội nhóm chuyên cung cấp PG nào đó cho các sự kiện, triển lãm. Chính vì là việc làm phổ biến trong giới sinh viên mà lượng PG ngày càng đông, nêu các yêu cầu tuyển lựa ngày một khắt khe hơn. Con nhóc nhà tôi thì khá đa tài, không chỉ có ngoại hình đẹp, nó còn hát hay, nhảy đẹp, biết cách ăn nói. Chính vì cái sự đa tài này mà cũng khiến tôi không khỏi lo lắng. Nếu như chỉ có một vài ưu điểm thì con nhóc có thể đứng tiếp thị hàng hóa là xong. Đằng này nó giỏi ở nhiều lĩnh vực nên sẽ được phân công đi làm thêm nhiều mảng khác rộng hơn, như việc tiếp khách, xin tài trợ. Nhưng công việc này đòi hỏi phải giao tiếp nhiều với các ông lớn, đại gia. Những buổi tiệc rượu là điều không thể tránh khỏi. Xa hơn nữa là những cuộc tình một đêm chỉ để đổi lấy lợi ích vật chất. Con nhóc vẫn còn quá trẻ và ít kinh nghiệm, rất dễ sa vào những cạm bẫy không lường. Một lúc nào đó, anh em tôi nên có một cuộc nói chuyện rõ ràng về tình trạng của nó. Bây giờ lôi ra nói thì lại khiến nó mất vui cả chuyến đi chơi. Vào giờ trưa, chúng tôi có mặt tại showroom. Nhóc Ly thì đã thay đồng phục làm việc. Nhìn con nhóc thật đẹp và quyến rũ trong bộ cánh của công ty Sony, gái quê nhưng chả thua kém những cô nàng thành thị nào. Thằng Huy thì chỉ biết đống cột yên vị tại gian hàng Sony của con nhóc làm, lý do vì sao thì cũng dễ hiểu. Tôi thì vô cùng phấn khích với không khí trong buổi triển lãm hôm nay. Có rất nhiều nhãn hàng sản phẩm tôi yêu thích, với nhiều loại mẫu mã mới ra. Dạo bước một vòng như chìm trong thế giới của công nghệ. Những cô PG chân dài sexy trong những chiếc váy ngắn, những tiếng nhạc sôi động làm hội chợ thêm phần náo nhiệt. Điện thoại tôi rung lên với số máy của Linh.