<?php the_title(); ?>

Vẽ Em Bằng Màu Nỗi Nhớ

02.07.2014
Admin

-… Nhỏ thì thầm trong miệng, tôi chả nghe được gì.

– Hả?

-… Nhỏ lại lí nhí trong miệng.

– Là sao?

– Em sẽ nhớ anh lắm! Nhỏ khẽ nói bên tai tôi bằng tiếng gió, ôm tôi thật chặt và tựa đầu lên vai tôi.

– Xạo! Tôi cũng bắt chước nói khẽ bằng tiếng gió của nhỏ.

– Ấy da! Nhỏ cắn vào vai tôi một cái thật mạnh.

– Anh cho em xuống đây!

– Đâu? Em ở đâu? Anh chở đến đó luôn.

– Thôi ở đây được rồi, nhà cô em gần đầy thôi, em đi bộ về được.

– Chắc không đó?

– Dạ! Anh về quê cẩn thận nhe!

Tôi chạy đi một chút lại ngoái lại nhìn nhỏ, nhó vẫn đứng đó nhìn tôi. Thấy tôi quay lại, nhỏ vảy tay chào và cười. Nhưng nhìn trong đôi mắt ấy, dường như tâm trạng nhỏ không được vui.

Vừa chạy xe vừa suy nghĩ về nhỏ, vậy là sẽ không gặp nhỏ một tháng. Cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó, tôi không biết mối quan hệ này là gì nữa. Có phải là một thứ tình yêu vừa chớm nở, tôi có nên ngừng nó lại khi đang còn trong trứng nước? Thở dài một hơi khi nghĩ đến những chuyện tương lại, tôi lại thấy buồn và mệt mỏi. Có lẽ tôi lại suy nghĩ nhiều rồi, 1 tháng nữa thì mọi thứ sẽ trở lại như cũ thôi. Hy vọng mọi chuyện sẽ ổn.

Khí trời về đêm dần buốt lạnh, đường quốc lộ trở nên rông lớn vô cùng. Có những đoạn đường mà tưởng chừng chỉ có một mình tôi đọc bước.Tuy vẫn là con đường cũ, cảnh vật cũ nhưng cảm giác lại khác khi chạy từ thành phố về lại quê. Cảm giác như được chạy về vòng tay của mẹ, một cảm giác dễ chịu và thân quen. Cũng gần đến ngày giỗ của mẹ rồi, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân tôi quyết định trở lại Việt Nam lần này.

Về đến nhà dì thì đèn trong nhà vẫn sáng, chắc là dì đang đợi cửa tôi về. Dẫn xe vào nhà thấy gì đang ngồi gục ngủ trên ghế sofa.

– Dì! Dì! Tôi đánh thức dì.

– Về rồi hả con? Dì tôi lờ mờ mở mắt.

– Sao dì không vào phòng ngủ đi, con có chìa khóa mà.

– Không sao đâu con, đi chơi dữ quá ta! Hôm nay mới chịu về.

– Dạ! Con xin lỗi, Ly về nhà chưa dì?

– Nó về lâu rồi, chắc cũng ngủ rồi.

– Con muốn ăn gì không? Dì nấu cho!

– Dạ thôi! Di vào phòng ngủ đi! Con cũng đi ngủ luôn đây.

Tôi bước về phòng mình, mở cửa ra thì thấy cái mền trên giường cuộng tròn một cục. Nhìn là biết ngay con heo đang nằm trong đó. Tôi tiến lại giường, nhẹ nhàng kéo mền ra thì thấy con nhóc vẫn chưa ngủ. Nó đang nằm khóc trong đó, mắt đã sưng húp.

– Sao vậy em? Tôi hốt hoảng hỏi nó.

– Nói anh nghe đi! Nó vẫn không trả lời, tôi ngồi xuống cạnh nó và lau nước mắt cho nó.

– Em tức lắm! Tức lắm! Tại sao em thua chứ? Nhỏ nấc nghẹn và nói.

– Ừ! Tại anh làm không tốt, anh xin lỗi!

– Không phải tại anh, tại một mình em thôi.

– Thôi mà! Hạng nhì cũng là giỏi rồi.

– Không chịu đâu, em không thể thua con đó. Nước mắt nó lại chảy, tay nó thì bấu vào nệm.

– Thôi em ngủ đi! Tôi cũng chịu thua, không biết nói sao với nó.

Tôi ngồi vào bàn, lấy quyển nhật ký ra và ghi…

Ngày…Tháng…Năm..

Viết được một lúc thì tôi quay lại và thấy con nhóc đã ngủ. Tôi tiến lại, kéo người con nhóc nằm thẳng ra, kéo mền đắp cho con nhóc. Tôi ngã lưng ra sàn nằm, nhìn mặt con nhóc sưng cả lên mà thấy thương vô cùng. Anh em với nhau từ nhỏ, con nhóc rất háu thắng từ xưa đến giờ. Lúc nào nó cũng muốn là người số 1, luôn luôn cố gắng làm tốt hơn người khác. Hôm nay có lẽ là lần đầu tiên nó thất bại, thật ra tôi cũng có chút vui vì sự thất bại này. Con nhóc cần thêm nhiều lần thất bại nữa để biết bản thân mình đang ở dâu mà phần đấu hơn. Nó cần nhiều hơn những va chạm trong cuộc sống thì mới có thể trưởng thành được.

Chuyện thi hát hôm nay lại làm tôi nhớ đến những kỷ niệm lúc xưa khi đi xem con nhóc trình diễn ở trường tiểu học. Đó là một cuộc thi tổ chức thường niên ở trường, tiếng hát chim sơn ca hay cái gì đó. Ngôi trường tiểu học ấy cũng là nơi tôi từng học, ngày ấy tôi học lớp 9 nhưng cứ mỗi khi quay lại ngôi trường tiểu học này lại thấy bồi hồi khó tả. Đó là cái nơi mà tôi đã viết những nét chữ đầu tiên, vẫn là các thấy cô ngày nào nhưng trên khuôn mặt họ đã xuất hiện nhiều vết chân chim. Cứ mỗi nếp nhăn ấy lại tượng trưng cho sự hy sinh, tận tuy để nâng bước từng lớp trẻ nên người.

Ở trường hôm ấy vui như ngày hội, phụ huynh học sinh đến rất đông để cổ vũ cho con em họ. Tôi và dì cũng đi theo ủng hộ nhóc Ly. Con nhóc xinh xắn từ nhỏ nên thầy cô nào cũng biết và yêu quý nó. Nó thích ca hát từ nhỏ, nghe nó hát cũng thấy nó có năng khiếu.

– Ráng lên nhe nhóc. Làm cho anh nở mày nở mặt coi! Tôi động viên nó trước khi lên sân khấu.

– Dạ! Tất nhiên rồi. Cón nhóc khá tự tin, môi son má hồng đã được dì tôi đánh, nhìn dễ thương lắm.

Khi nó bước lên sân khấu thì tôi đã có niềm tin là nó sẽ được giải cao, tôi rất tự tin về nó trong những lần thi văn nghệ này. Và y như rằng tôi đoán, nhóc Ly đã đoạt được giải nhất toàn trường. Xong chương trình thì mọi người ăn liên hoan, tôi không thích lắm vì nhiều con nít quá cũng thấy ồn ào khó chịu, tôi bỏ ra ngoài ngồi ghế đá ngắm nhìn trường xưa.

Ở phía xa, tôi thấy một cô bé đứng một mình đang trông ngóng cái gì đó. Nhìn kỹ thì nhận ra đây là con bé xinh xắn đoạt giải nhì lúc nãy. Tôi đi đến gấn để xem con bé có cần giúp đỡ gì không.

– Em sao vậy? Sao không vào ăn liên hoan với các bạn?

– Dạ! Em chờ chị em.

– Hồi nãy em hát hay lắm.

– Cảm ơn anh! Những chỉ được giải nhì thôi.

– Em có buồn không?

– Dạ không! Con bé cười tít mắt.

– Không được lần này thì em sẽ cố gắng lần sau thôi. Con bé nói tiếp.

– Ừ! Em giỏi lắm. Thôi anh đi nhe, có cần anh giúp gì thì kêu anh.

Tôi lại tiếp tục đi dạo quanh trường cho đến khi tiệc tàn, mợ phải về trước nên tôi chở nhóc Ly về. Trời cũng bắt đầu chuyển mưa, tôi mua hai cái áo mưa nilong cho hai đứa rồi đạp xe về. Khi đạp được một đoạn thì thấy con bé lúc nãy đang đứng co ro trong mái hiên vì lạnh.

– Sao em còn ở đây? Ba mẹ em đâu?

– Dạ! Nhà em gần đây, ngày nào em cũng đi bộ về nhà. Hôm nay em không có mang theo áo mưa.

– Em đứng đợi anh chút! Anh chở em của anh về xong rồi sẽ quay lại rước em nhe!

– Dạ! Vậy em cám ơn anh lắm ạ!

Tôi chở Ly về đến nhà thì thấy thằng Hải với thằng Hoàng đang đứng chờ trước cổng.

– Đi đâu đây mấy cha?

– Ba mày nói mày qua nhà dì, tụi tao qua đây chờ mày nãy giờ.

– Để làm gì?

– Cái thằng này, tụi mình hẹn đi chơi game tối nay không nhớ hả?

– À ờ, tao nhớ rồi. Đợi tạo tí tao ra liền, vô nhà trú mưa đi!

– Khỏi! Dân chơi không sợ mưa rơi.

Vậy là 3 thằng dầm mưa, ướt như chuột lột ra quán ngồi chơi game. Ngồi chơi mà ông chủ quán cứ liếc liếc, ổng thấy cái bộ dạng ướt sũn của chúng tôi đã thấy khó chịu rồi. Có lẽ ổng sợ nước mưa làm hư máy của ổng. Chơi được một lúc thì tôi giật bắn người khi nhớ ra lời hứa với con bé lúc nãy.

Chap 29:

Mặc cho mừa ngày càng nặng hạt, tôi chạy thật nhanh về trường tiểu học. Không ngờ tôi có thể quên béng đi một việc quan trọng như vậy. Xưa giờ tôi ít khi thất hứa với ai, vậy mà bây giờ lại thất hứa với một đứa bé. Trên đường đi, sấm sét cứ chop giật dữ dội khiến tôi càng lo cho con bé hơn. Khi đi đến nơi thì con bé đã không còn ở đó nữa.

Tôi cố chạy vòng quanh trường tìm con bé nhưng không gặp. Có lẽ nào nó đã dầm mưa về rồi, lòng lại thấy hối hận vì sự đãng trí của mình vô cùng. Lặng lẽ dầm mưa về nhà luôn chứ không quay lại quán game nữa, hy vọng ngày mai vào trường sẽ gặp được con bé để xin lỗi.

Sáng hôm sau là lịch chở Trinh béo đi học, một tuần cứ phải thay phiên làm xe ôm cho hai đứa nhỏ. Tôi định trên đường đi hỏi Trinh béo xem có quen với bé gái đó không để còn tìm gặp xin lỗi. Chạy tới nhà con Trinh thì thấy nó đang ngồi uống sữa. Con nhóc tướng đã như con voi rồi còn uống sữa, nhiều lúc muốn góp ý với mẹ nó để giảm khẩu phần ăn cho nó mà lại ngai.

– Xong chưa Trinh ơi? Ra nhanh còn đi ăn sáng nữa, trễ học bây giờ!

– Dạ! Em ra liên nè. Con nhóc chạy ra và tót lên yên sau luôn, đằng sau phát ra tiếng rắc rắc.

– Trời! Anh nói bao nhiều lần rồi, lên xe từ từ thôi! Em còn vậy nữa hư xe là anh không chở em đi nữa đó!

– Dạ! Em biết rồi mà, đi thôi anh! Cỏn nhóc đánh bóp lưng cho tôi như xoa dịu sự bực tức.

Tôi chở con nhóc vào một quán hủ tiếu nhỏ gần trường để ăn và tiện cho con nhóc đi học luôn.

– Cho con 2 tô hủ tiếu, một người lớn, một em bé dì Hai ơi! Cũng nhờ ngày xưa ăn ở đây trường kỳ nên tôi quen với dì Hai luôn.

– Cho 2 tô người lớn nhe dì Hai! Con nhóc Trinh gọi lại lần nữa.

– Hay quá hé? Con nít mà ăn tô người lớn?

– Ai bảo em con nít, em 9 tuổi rồi nhe. Tô nhỏ em ăn sao đủ? Con nhóc lè lưỡi.

– Ăn ăn ăn hoài, giảm cân đi! Ú ù rồi kìa!

– Kệ em, em thích mập được không?

– Nhưng anh chỉ đủ tiền cho một tô nhỏ, một tô lớn thôi!

– Vậy anh ăn tô nhỏ, em ăn tố lớn hé! Ha ha! Con nhỏ cười khoái chí.

Hủ tiếu vừa mang ra thì con nhóc đã nhanh tay gấp ngay cục thịt to nhất trong tô của tôi.

– Ế ê, trả đây!

– Làm anh thì phải biết nhường nhịn em gái chứ!

– Haizzz…sợ nhóc luôn, ăn nhanh còn đi học. Con nhóc ăn khí thế, húp nước lèo rột rột, mạnh đến nỗi nhiều lúc nước lèo dính cả lên chiếc kính cận của nó. Nó lại lấy kính xuống lau rồi vui vẻ ăn tiếp.

– À Trinh nè! Em có quen con bé hôm qua đoạt giải nhì văn nghệ không?

– Dạ không! Có chuyện gì không anh?

– Cũng không có gì.

– Hình như nó học lớp 3A2, kế lớp em đó.

Ăn xong thì tôi đi theo con nhóc vào trường, sẵn tiện ghé quá lớp 3A2 tìm con bé hôm qua. Nhìn dáo dác quanh lớp thì không thấy con bé đâu, chắc con bé chưa đến lớp. Tôi đành phải quay lại vào lúc tan học.

Vào giờ tan học tôi quay lại tìm thì vẫn không thấy đâu. Tôi hỏi cô giáo chủ nhiệm lớp thì biết được con bé hôm này bị ốm nên không đi học.Tôi lại cảm thấy buồn hơn vì chính tôi là một phần khiến con bé bệnh, tôi hỏi ngay địa chỉ nhà con bé để đến thăm.

Từ trường chạy qua vài dãy nhà thì cũng đến được nhà của con bé. Theo lời miêu tả của cô thì ngôi nhà có mái ngói đỏ và cổng nhà màu trắng. Tôi bước vào thì chó sủa in ổi, không dám bước thêm bước nào.

– Con vào đi, không sao đâu! Một người cô trẻ đi ra xua đàn chó và gọi tôi vào.

– Con là ai vậy? Đến nhà cô có việc gì không?

Tôi kể mọi việc xãy ra hôm qua cho cô nghe, hy vọng cô tha lỗi cho tôi.

– Không sao đâu con, lỗi là do cô. Lo đi làm suốt mà quên quan tâm tới con bé. Nó đang nằm trong phòng đó, con vào thăm nó đi.

– Dạ!

– Ủa, mà con bé tên gì vậy cô?

– Nó tên Mai con à.

Tôi đi về phòng nó, đi ngang qua nhà bếp thì thấy con bé đang ngồi ăn và hát líu lo vang vọng căn bếp.

– Chào em!

– Dạ! Chào anh.

– Em ăn gì đó?

– Em ăn cháo.

– Hôm qua cho anh xin lỗi nhe! Anh quên béng đi mất, chắc em dầm mưa về hả?

– Là sao? Anh là ai vậy? Mặt con bé ngơ ngác.

– Hôm qua mình gặp nhau ở trường rồi mà?

– À! Anh đang nói đến con Mai đó hả? Nó là em gái của em, em là My.

– Hai chị em sinh đôi hả? Sao giống nhau vậy?

– Dạ! Nhưng em xinh hơn..hí hí. Con bé cười tít mắt.

– Anh ăn cháo không?

– Không cần đâu em! Anh cảm ơn!

– Cháo này là nấu cho nó ăn nè, nó bị sốt hôm qua tới giờ. Em chỉ ăn ké thôi..hì. Con bé này hay cười thật, nhìn cũng trắng trẻo xinh xắn như cô em.

– Phòng Mai ở đâu vậy My? Anh vào thăm chút được không?

– Dạ! Để em dẫn anh vào.

Bước vào phòng đã thấy bé Mai đắp mền, trán vẫn còn chuồm khăn. Thấy tôi đến con bé hơi bất ngờ, nhưng sau đó thì quay mặt đi chỗ khác.

– Chào Mai! Con bé vẫn im lặng quay mặt đi nơi khác.

– Anh xin lỗi vì thất hứa hôm qua, tự nhiên anh quên khuấy đi mất. Con bé vẫn lặng thinh không nói tiếng nào. Có lẽ nó đang giận tôi.

– Thôi kệ nó đi anh! Nó trẻ con lắm, anh ra ngoài chơi nhe! Con bé My nói với tôi.

– Ừ! Tôi cũng không biết phải nói thế nào, nên đành đi ra vậy. Trẻ con mà, cũng mau hết giận lắm, đanh chờ thời gian thôi.

– Anh ăn cháo nhe, em lấy cho anh một tô! Con nhóc vừa nói vừa nhón chân chồm lấy tô trên một cái kệ nhỏ đựng chén bát.

– Thôi anh không ăn đâu em, chắc anh phải về đi học rồi. Con bé định lấy cháo cho tôi thì tôi bước tới và nói.

Nhưng vô tình chân tôi lại đá vào một cục gạch nhỏ kê ở dưới chân kệ, làm cho kệ mất thăng bằng và đỗ nhào ra.

Chén bát trên kệ rơi vỡ loảng xoảng, cón bé My sợ quá khóc òa lên. Mẹ con bé chạy ngay vào bếp.

– Mẹ nói con bao nhiêu lần rồi, muốn lấy gì thì gọi mẹ lấy, bây giờ đổ vỡ hết rồi thấy chưa? Cô ấy vừa nói vừa đánh con bé. Con bé nhìn tôi và khóc, trong ánh mắt nó tỏ ra ngơ ngác không biết chuyện gì. Có lẽ nó cũng không biết vì sao kệ chén bát lại ngã. Nó nhìn tôi như chờ đợi một sự giải thích với mẹ nó.

– Cô…ô…cô..dạ thưa cô con phải vể đi học ạ! Tôi hơi bối rối. Nửa muốn nói ra hết sự thật, nửa lại cảm thấy lo sợ. Cuối cùng tôi quyết định chạy nhanh về nhà luôn.

Kể từ hôm đó tôi luôn suy nghĩ và hối hận về việc ấy, nhiều lần muốn qua xin lỗi nhưng lại sợ. Rồi thời gian trôi qua, tôi chuyển về Sài Gòn học, tôi cũng quên luôn việc ấy lúc nào không hay.

Giờ nằm đây nghĩ lại, thấy ngày xưa cũng làm nhiều chuyện khó ngờ thật! Nhưng đó là một phần tuổi thơ mà, tôi nhắm mắt và đi vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau thức dậy khi nghe những tiếng gà gáy răm rang đằng sau nhà. Cũng gần 6 giờ sáng rồi. Nhìn con nhóc Ly thì vẫn ngủ ngon lành. Có lẽ hôm qua khóc nhiều quá nên hôm nay vẫn còn mệt. Lại giường kéo chăn lại cho con nhóc, nựng cái gò má phúng phính của nó một cái rồi tôi vào toilet đánh răng rửa mặt.

Xuống nhà giúp dì làm công chuyện lặt vặt trong nhà một chút rồi tôi ngồi vào bàn ăn sáng. Ăn được tí thì đã nghe tiếng dép chạy lạch bạch từ trên lầu chạy xuống. Không cần phải đoán cũng biết con nhóc Ly.

– Anh xấu nhe! Ăn sáng một mình. Sao không gọi em? Hôm nay trong vẻ mặt có vẻ tươi tỉnh hơn hôm qua rồi.

– Thấy nhóc ngủ ngon quá nên để nhóc ngủ mà.

– Xía…Chứ không phải sợ em giành đồ ăn của anh hả? Nó chạy lại xà vào bàn ăn luôn. Còn giành thức ăn với tôi nữa.

– Em quen nhỏ Miu lâu chưa? Tôi vừa ăn vửa hỏi nó.

– Cũng lâu rồi anh.

– Nhỏ Miu có vẻ rành tính cách của em nhỉ?

– Kệ nó đi! Em không quan tâm.

– Hình như hôm nay Miu về quê rồi.

– Sao cứ nhắc Miu hoài vậy? Bộ thích nó rồi hả? Nhóc Lỳ lườm tôi.

– Đâu có, thôi ăn đi. Tôi cười trừ.

– À, có lộc ăn rồi! Thằng Huy đi vào bếp và nói. Không biết nó đến từ lúc nào. Nó cũng xà vào bàn ăn luôn.

– Ế…người vô duyên, đồ ăn của Ly mà.

– Cho Huy ăn với.

– Không! Qua ăn chung với anh Khanh kìa!

– Thôi! Huy thích ăn với Ly thôi.

Mệt với hai đứa này ghê, tôi tranh thủ ăn nhanh rồi ra phía sau vườn cây ăn trái nằm võng hóng gió. Chú tôi trồng nhiều cây ăn trái lắm, muốn ăn gì cũng có. Năm võng há miệng ra là có trái rớt xuống để ăn, cư như há miệng chờ sung vậy. Tuy vậy mà hồi nhỏ cứ thích rủ nhóc Lý với Trinh béo đi ăn trộm vườn nhà người ta. Nằm chơi một lúc thì nhận được tin nhắn của Miu.

– Anh đang làm gì đó?

– Đang nằm há miệng chờ sung rụng nè em. Tôi đùa.

– Là sao?

– Anh đùa thôi! Đang nằm võng ở vườn cây sau nhà. Không có làm gì hết. Em về tới quê chưa?

– Dạ rồi! Nhưng ở đây chán quá anh à! Không biết làm gì hết nên nhắn tin cho anh nè.

– Thôi ráng lên em, ở một tháng lận đó. Mới chưa đầy một ngày đã than rồi.

– Một tháng lâu thật, chắc sẽ nhớ người nào đó lắm!

– Nhớ ai vậy em?

– Đáng ghét..đáng ghét. Một tin nhắn ngập tràng chữ đáng ghét của nhỏ.

Bỗng Linh gọi điện thoại cho tôi, em đang khóc, tiếng nói hốt hoảng.

– Anh Khanh! Đến bệnh viện gần nhà em ngay được không anh? Em sợ quá!

Chap 30:

Có nhiều người không thích Linh nhỉ? Nhưng đối với tác giả, Linh là cô gái đáng thương, đáng được trân trọng. Quá khứ chỉ là những sai lầm của tuổi trẻ. Trong các độc giả, chắc không ít những người cũng từng phụ bạc một ai đó, những độc giả này sẽ hiểu và cảm thông cho Linh hơn.

– Em bị làm sao mà vào bệnh viện?

– Dạ không phải em. Là mẹ bệnh, anh vào liền được không?

– Ừ! Anh đang ở quê, nhưng anh sẽ chay lên ngay.

Nghe tin mẹ phải nhập viện, lòng tôi như lửa đốt. Tôi chạy ngay về Sài Gòn mà quên luôn việc thưa gửi dì tôi. Mẹ Hiền là một trong những người phụ nữ tôi yêu quý nhất, trước giờ tôi thấy mẹ vẫn khỏe, đây là lần đầu tiên tôi nghe tin mẹ bệnh. Sau 1 giờ đồng hồ chạy miệt mài từ quê lên, tôi đã đến được bệnh viện. Linh đang đứng trước cửa phòng với vẻ mặt âu lo.

– Linh!

– Anh Khanh! Em ôm lấy tôi và khóc.

– Sao rồi em? Mẹ bị thế nào?

– Em không rõ nữa, lúc nãy thình lình mẹ ngất xĩu. Em gọi cấp cứu đưa mẹ vào đây luôn. Giờ bác sỹ đang kiểm tra trong đó.

– Nín đi em, mẹ sẽ không sao đâu. Tôi ôm em chặt hơn để chia sẻ sự âu lo cùng em, nhìn vào bên trong thì thấy mẹ đang được khám và truyền nước biển.

– Không sao đâu, đừng lo nhe em! Mẹ sẽ khỏe mà! Tôi động viên viên em, dìu em ngồi xuống ghế. Em nắm chặt tay tôi, tay em lạnh lắm. Tôi biết rằng em đang rất lo, em chỉ còn mẹ là người thân duy nhất quan tâm em lúc này thôi.

Ngồi đợi một hồi thì bác sỹ đi ra.

– Bác sỹ ơi! Mẹ em có sao không bác sỹ? Linh vừa thấy bác sỹ ra là chạy lại hỏi ngay.

– Bác ấy bị ngất do bị hạ canxi máu. Thời gian tới cho bác ấy tịnh dưỡng, ăn uống đủ chất hơn. Chúng tôi đang truyền canxi cho bác, bác sẽ được theo dõi đến chiều, nếu không co gì nghiêm trọng thì có thể xuất viện rồi. Mọi người đừng quá lo!

– Dạ em cám ơn bác sỹ! Tôi nói.

Hai đứa tôi đi vào phòng bệnh thì thấy sắc mặt mẹ đã khá hơn. Linh đến ngồi cạnh mẹ Hiền và khóc, nhìn cảnh tượng khiến tôi không khỏi xúc động. Trong căn nhà nhỏ ấy, suốt nhiều năm nay chỉ có hai mẹ con sống đùm bọc lẫn nhau. Không có lấy một bờ vai của người đàn ông làm điểm tựa. Nếu hôm nay tôi vẫn đang ở Mỹ, thật sự không biết Linh sẽ nương tựa vào ai.

Càng nghĩ tôi lại càng cảm thấy thường hai mẹ con hơn. Tôi tiến lại gần, ngồi xuống cạnh mẹ, nắm lấy bàn tay người phụ nữ đã từng quan tâm, dạy dỗ tôi suốt quãng thời cấp 3. Tôi hy vọng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và sống thật lâu hơn nữa.

– Mẹ! Mẹ cảm thấy khỏe hơn chưa? Tôi nắm lấy tay mẹ và hỏi.

– Mẹ không sao đâu con? Lúc mẹ bệnh mà có cả hai đứa ở đây chăm sóc, mẹ vúi lắm! Mẹ rơm rớm nước mắt.

– Để con đi mua cháo cho mẹ ăn, hồi trưa mẹ vẫn chưa ăn gì hết. Linh nói xong bước thật nhanh đi mua thức ăn.

– Khanh! Nhiều lúc mẹ sợ lắm Khanh à! Mẹ sợ gặp phải chuyện gì, không biết con Linh nó sẽ thế nào? Ba nó đã có người đàn bà khác rồi, không có ai quan tâm nó hết. Lúc này nước mắt mẹ đã thành dòng, tôi biết đó là cả một đại dương tình thương của một người mẹ.

– Mẹ đừng nói vậy mà! Mẹ sẽ khỏe và sống trên 100 tuổi với tụi con mà. Tôi bắt đầu nghẹn ngào.

– Con Linh nó lờn đầu rồi mà vẫn còn khờ dại lắm! Mẹ cố gắng bù đắp cho nó nhiều lắm, nhưng ráng gấp mấy thì cũng không thể nào cho nó hơi ấm của một người cha được. Cuộc đời mẹ đã không được may mắn trong chuyện tình cảm rồi, mẹ chỉ mong nó tìm được một người con trai đàng hoàng tử tế để sau này mẹ mất đi, nó có một chỗ dựa vững chắc. Mẹ nói và khóc nhiều lắm, tôi có thể lau hết nước mắt cho mẹ nhưng chắc khó mà lau hết được sự âu lo của mẹ lúc này.

– Khanh! Mẹ hy vọng con tha lỗi cho Linh được không con? Cho nó một cơ hội nữa thôi được không con?

– Dạ…con…con sẽ cố gắng hết sức để quan tâm Linh. Mè đừng lo mà ảnh hưởng sức khỏe!

– Mẹ đừng khóc nữa! Mẹ nằm nghĩ tí đi nhe mẹ! Tôi dìu mẹ nằm xuống giường, dùng khăn lau mặt, lau tay cho mẹ.

Tôi đứng dậy và đi đến cửa sổ phòng, nhìn xa xăm ra ngoài và suy nghĩ về những gì mẹ nói. Tôi cảm thấy buồn vì không biết có thể quan tâm cho Linh suốt cuộc đời này không, vẫn còn đó bộn bề những thứ trước mắt mà tôi phải đối mặt. Nhìn ra phía ngoài, tôi thấy Linh đang mang thức ăn về, em bước những bước vội vã. Khuôn mặt em vẫn lộ rõ sự lo lắng, những giọt mồ hôi nhễ nhại.

Nghĩ lại thì không biết người con gái nhỏ nhắn ấy sống thế nào suốt 6 năm qua nhỉ. Tại sao em không thử tìm một người con trai nào đó để nương tựa, chờ đợi tôi để làm gì? Tuổi xuân quan trong với người con gái biết bao, vậy mà em đã uổng phí đi sáu năm qua chị vì sự dằn vặt, ân hận. Tôi qua đó, tôi vẫn sống tốt và có nhiều lúc tôi đã quên em luôn đó chứ, việc gì em phải tự làm khổ mình như vậy? Em xứng đáng được yêu thương, đùm bọc nhiều hơn Linh à!

Mẹ ăn cháo xong thì đã ngủ, tôi và em ra bên ngoài ngồi đợi, hy vọng mẹ có thể xuất viện sớm. Khuôn mặt em lúc này cũng bớt lo lắng hơn rồi.

– Anh! Mẹ sẽ không sao phải không anh?

– Tất nhiên rồi!Mẹ sẽ sống với em đến 100 tuổi. Đừng lo! Tôi ngắt mũi em một cái.

– Hồi trưa em sợ thật đó Khanh à! Trước giờ mẹ đâu có bị như thế! Khuôn mặt em bất an và đôi bàn tay bấuchặt vào nhau.

– Thôi em đừng lo! Khi nào về nhà mình tẩm bổ cho mẹ nhiều hơn là được mà. Tôi kéo em vào lòng, xoa bàn tay lạnh buốt của em.

– Dạ! Mấy hôm rồi anh đi Vũng Tàu có vui không?

– Ừ! Cũng vui em à! Lâu rồi không được đi chơi với mọi người mà.

– Đi chơi vúi quá chắc quên em luôn phải không?

– Làm gì có! Anh có mua đồ ăn cho em và mẹ nhiều lắm, định vài hôm nữa ghé nhà đưa. Tôi véo cái gò má trắng hồng trên khuôn mặt đang bí xị của em.

– Mấy hôm này, em ở nhà có ngoan không?

– Xía…làm như em con nít vậy, em vẫn đi làm bình thường thôi. Còn anh đi chơi, chắc có nhiều con gái bên cạnh lắm, đâu có thèm nhắn tin hỏi thăm em.

– Lớn rồi nhe, nhõng nhẽo là không phải Linh xinh đâu đó.

– Cho em hỏi thiệt nhe? Ngày xưa anh thích em chỉ vì em đẹp thôi hả?

– Trời! Tự tin quá nhỉ? Hôm nay tự khen mình đẹp nữa kìa.

– Thì cũng anh nói không chứ bộ. Em làm mặt giận quay đi hướng khác.

– Anh giỡn mà! Ừ thì ngày xưa lúc đầu thích em vì em xinh, nhưng sau đó thì phát hiện ra nhiều tính tốt của em nữa. Nhắc mà nhớ lại cái cảm giác tim đâp loạn xạ ngày xưa khi lần đầu nhìn con bé này,suốt ngày cứ mơ mộng nghĩ về em.

– Nhưng bây giờ anh đâu còn thích em nữa đúng không? Em nhìn tôi buồn bã và hỏi.

Tôi không nói gì, chỉ cười nhẹ một cái. Ôm lấy cô gái xinh xắn nhỏ bé vào lòng như muốn cho em một cảm giác được che chở, cái mà em xứng đáng có được suốt nhiều năm qua. Chiều hôm đó mẹ được ra viện sớm, tôi quyết định qua nhà Linh ở vài ngày để tiện việc chăm sóc mẹ khi Linh đi làm.

Mỗi ngày tôi đều giành hết những công việc năng nhọc trong nhà, tôi bắt mẹ phải tịnh dưỡng và ăn uống đầy đủ. Cho đến một buổi chiều, khi nghe có tiếng chuông cửa, tôi ra mở cửa thì giật mình vì thấy thằng Tuấn thiếu gia đứng tòng ngòng trước cửa và đang lườm tôi.

– À, cái thằng này láo lắm! Về đây lâu rồi mà không tìm tao, Linh không nói chắc mày cũng im re không gắp luôn hả?

– Tuấn! Khỏe không mạy? Tôi hớn hở vì được gặp lại thằng bạn thân lâu năm.

– Vào nhà nói chuyện! Tôi khoác tay nó, dẫn vào nhà.

– Em chào cô! Thằng Tuấn lễ phép chào mẹ.

– Tuấn đó hả em, hai đứa vào nhà nói chuyện đi!

– Mẹ vào nhà nghỉ đi, để tụi con tự nhiên được rồi!

– Ngồi xuống đây nói chuyện đi mày! Tôi và nó ngồi xuống bậc thềm trước cửa.

– Mày dạo này sao rồi? Nhìn ăn mặc bảnh bao, chắc công ăn việc làm ổn định hả?

– Tất nhiên rồi, Tuấn thiếu gia mà mạy! Nó vẫn nổ như ngày nào.

– Thực ra cũng không có gì đáng nói, tao chỉ hưởng lại cái thành quả của ông bà già thôi. Học hành cũng quãi lắm, trả nợ môn miệt mại. Ráng lết ra khỏi trường rồi về quản lý công ty cho ông già.

– Còn mày?

– Tao cũng mới tốt nghiệp gần đây, giờ đi thực tập thôi.

– Thằng Nam sao rồi mạy?

– Haizz… Nó thở dài một cái rồi lấy điếu thuốc ra hít một hơi.

– Sao vậy?

– Tao cũng không biết nói sao, thôi thì tuần sau ba đứa mình hẹn gặp mặt rồi mày sẽ hiểu thôi. Tôi cảm thấy hơi bất an về câu nói của thằng Tuấn, nhưng thôi, nó nói vậy có nghĩa là thằng Nam vẫn khỏe.

– Thôi vào nhà ăn uống gì đi!

– Tao ghé gặp mày chút, tạo phải đi công chuyện bây giờ, cho tao gửi lời hỏi thăm Linh luôn nhe. Nói rồi no đứng dậy chào tạm biệt tôi.

Tôi ra đóng cổng, nhìn nó đi từ từ ra khỏi con hẻm và lên xe đã có người chở sẵn. Cái thằng bây giờ trông chững chạc hơn xưa rồi, không còn loai choai ham chơi nữa. Tôi cảm thấy mừng cho nó, ngày xưa ba mẹ nó cứ rầu rĩ vì nó tối ngày. Cứ gọi điện hỏi thăm tôi về nó riết, nhìn thấy nó được như hôm nay, ba mẹ nó chắc vui mừng lắm.

Nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy lo lắng cho thằng Nam, không biết nó giờ thế nào. Nó là thằng hiền lành và học giỏi, thậm chí là luôn đứng nhất lớp, tôi nghĩ với khả năng của nó thì chắc chắn bây giờ cũng thành công lắm.

– Làm gì đứng thờ thẩn vậy chàng? Để ý thì thấy Linh đã đi làm về từ lúc nào.

– Về rồi đó hả em? Vào nhà đi, anh dẫn xe vào cho.

– Dạ! Cảm ơn anh!

– Hôm nay chàng cho mẹ con em ăn món gì đây?

– Vào xem đi rồi biết, bảo đảm là em và mẹ sẽ thích.

Vào bàn dùng cơm tối với mẹ và Linh, nhìn em ăn rất ngon lành. Chắc em đi làm cả ngày vất vã lắm, rồi không biết có ăn uống đầy đủ không?Vừa ăn tôi vừa nhìn về cuốn lịch treo trên tường, vậy là cũng đến ngày rồi. Ngày mai tôi phải về lại quê…

Chap 31:

Vậy là cũng 15 cái mùa mưa trôi qua, kể từ ngày phải rời xa người phụ nữ mà tôi yêu quý nhất cũng vào một buổi chiều mưa, mẹ của tôi. Tôi trở về quê để cùng dì tôi làm đám giỗ cho mẹ, buổi chiều hôm đó tôi đã đi viếng mộ mẹ. Tôi mang tất cả những loại trái cây mà mẹ thích ăn nhất. Lặng lẽ một mình bước trên những con đường làng, đi qua từng con kênh để về với mẹ. Vẫn là những con đường quanh co, khúc khuỷu ngày nào, cái ngày mà tôi chỉ là một thằng nhóc tuổi ăn, tuổi học đi đưa mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Cánh đồng mà tôi đang đi qua có biết bao kỷ niệm về mẹ. Hai mẹ con ngày xưa đèo nhau trên chiếc xe đạp cũ thường đi qua đây. Cứ mọi lần qua đây, mẹ con tôi lại ngồi dưới gốc cây hóng mát.

– Mẹ ơi! Mẹ thích gì? Sau này con lớn lên, con làm có tiền sẽ mua cho mẹ.

– Mẹ không muôn gì hết Khanh à! Mẹ chỉ hy vọng con trưởng thành và nên người. Con có thế bay cao như những đàn chim kia. Mẹ tôi chỉ về đàn chim bay lượn trên bầu trời. Tôi vẫn không hiểu gì hết, tôi chui vào lòng và ôm mẹ.

Mẹ tôi là một phụ nữ rất xinh đẹp, ngày xưa mẹ hay cười lắm. Mẹ bảo tôi cũng phải thường cười hơn, cười thật nhiều dù cuộc sống này có khó khăn, sóng gió đến đâu. Tôi thích đôi tay của mẹ, nó không được mịn màng nhưng nó rất ấm áp. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác ấm áp từ đôi tay mẹ khi mẹ đặt nó lên gò má của tôi mỗi khi đi làm về.

Có lần tôi ham chơi, tắm mưa với lũ bạn trong xóm và bị ngất xĩu. Mẹ tôi ngồi bên giường bệnh khóc nhiều lắm, lúc đó tôi thật vô tâm, có hiểu vì sao mẹ lại khóc. Ngày xưa gia đình tôi rất khó khăn, mẹ luôn cố gắng tiết kiệm, chả bao giờ mua cho mình được thứ gì cả. Chỉ toàn lo cho cha con tôi, cơm nhà lúc nào cũng đầy đủ thịt cá cho hai cha con, nhiều lúc mẹ phải nhịn ăn mà tôi nào biết.

Ngồi bên mộ mẹ, tôi khẽ chạm vào di ảnh của mẹ. Người đàn bà tảo tầng nuôi nấng tôi ngày nào vẫn là người phụ nữ xinh đẹp nhất đối với tôi. Tôi bày hoa quả ra cho mẹ. Tôi nhớ ngày xưa mẹ thích ăn cam lắm, mẹ nói mẹ hy vọng một ngày nào đó, tôi có thể mang cam về cho mẹ. Tôi còn quá nhỏ,đâu có hiểu được những lời nói của mẹ. Vậy là vào một hôm, tôi đi đến vườn của người ta, hái trộm thật nhiều cam cho mẹ. Tôi bị người ta bắt, người ta dẫn tôi về và chửi mẹ tôi rằng mẹ không biết dạy con.

– Khanh! Tại sao con lại đi ăn trộm cam nha người ta? Mẹ vừa nói vừa cầm rôi đanh tôi đau lắm. Tôi chỉ biết lặng thinh mà khóc.

– Tại sao ha? Trả lời đi? Mẹ tôi đánh tôi nhưng nước mắt mẹ lại chảy, tôi cũng không hiểu vì sao nước mắt mẹ lại chảy? Người bị đau mới chính là tôi mà.

– Tại vì mẹ thích ăn cam, con chỉ muốn mang cam về cho mẹ ăn thôi ma! Tôi chịu hết nỗi và nói thật to. Mẹ tôi khụy xuống, ôm lấy tôi khóc nức nở.

– Con khờ lắm! Con khờ lắm Khanh à! Mẹ tôi ôm tôi và khóc, tôi nào có hiểu được ý nghĩa của những câu nói ấy.

– Mẹ chỉ muốn một ngày con mang cam về cho mẹ bằng chính những đồng tiền con làm ra thôi Khanh à!

– Con biết rồi! Con sai rồi mẹ à! Mẹ đừng ghét con nhe mẹ! Mẹ đừng bỏ con nhe mẹ! Tôi nép vào lòng mẹ, ôm mẹ thật chặt.

– Làm sao mà mẹ bỏ con trai mẹ được? Mẹ phải sống với con trai để chờ ăn cam chứ! Mẹ xoa đầu tôi và nói.

Rồi đến cái thời khắc hấp hối bên giường bệnh, tôi chỉ là một thằng nhóc khờ khạo chã biết gì. Cứ nghĩ mẹ chỉ hơi mệt, mẹ chỉ nằm ngủ chút thôi. Nhưng nào ngờ, đó là một giấc ngủ mãi mãi. Tôi cố gọi mẹ hoài nhưng mẹ vẫn không mở mắt ra. Tôi chạy khắp phòng hỏi mọi người, tại sao mẹ tôi không thức dậy? Không ai nói một lời nào, họ chỉ đứng lặng thinh. Dì tôi ôm tôi và khóc.

– Tại sao dì lại khóc? Mẹ con chỉ ngủ một tí thôi phải không dì?

– Khanh ơi! Dì xin lỗi! Dì xin lỗi con! Dì tôi ôm tôi vào lòng, tôi vẫn không hiểu gì cả.

– Mẹ con mất rồi Khanh ơi! Ba tôi đổ quỵ ra đất. Người đàn ông trụ cột của gia đình ấy cũng không thể đứng vững trước mất mát này.

Thật tuyệt vời cho nhưng ai vẫn còn mẹ bên cạnh, đó là niềm ao ước lớn lao của tôi suốt 15 năm qua. Tôi chỉ hy vọng có thể gặp lại mẹ tôi, dù chỉ là vài giây ít ỏi để cho mẹ biết, con trai mẹ đã trưởng thành. Tôi vẫn chưa quên được cái khoảnh khắc khi nhìn thấy mẹ tôi từ từ được hạ sâu xuống cái lòng đất tối tâm mờ mìt ấy. Có lẽ mẹ sẽ rất lạnh phải không? Tôi đã òa khóc nức nở, tôi đã cô gắng ngăn mọi người lại, tôi muốn giữ lấy mẹ tôi lâu hơn nữa. Nhưng một thằng nhóc thì có thể làm được gì chứ? Tôi chỉ biết ôm ba tôi mà khóc, tôi van xin ba hãy mang mẹ tôi trở lại.

Giờ đây, đứng trước mộ mẹ là một thằng con trai đã nên người, trên tay những trái cam nó mua được bằng chính những đồng tiền nó làm ra. Những có lẽ đã quá muôn, mẹ tôi bây giờ không còn cơ hội để ăn những quả cam này nữa rồi.

– Mẹ ơi! Khanh của mẹ đã về rồi đây.

– Mẹ biết không? Bây giờ con trai mẹ đã trưởng thành rồi, con trai mẹ đã là một kỹ sư rồi mẹ à!

– Đây là cam mẹ rất thích ăn, con mua nó bằng chính đồng tiền con làm ra. Tôi nói chuyện với mẹ tôi, tôi hy vọng mẹ vẫn ở quanh đây, có thể nhìn thấy và nghe được tôi nói.

– Con có lỗi với mẹ quá! Con đi biền biệt 6 năm trời, giờ mới về thăm mẹ được.

Nước mắt của tôi bắt đầu chảy dài, một cảm giác lo sợ ùa đến với tôi. Tôi sợ rằng sẽ không còn cơ hội quay lại viếng mộ mẹ nữa. Những hạt mưa bắt đầu rơi, như trời thấu hiểu được nỗi lòng của tôi. Hoặc đó là những giọt nước mắt của mẹ, những giọt nước mắt hạnh phúc khi thấy con trai mẹ đã khôn lớn.Mặc cho trời mưa ngày càng to hơn, tôi vẫn ngồi đó bên cạnh mẹ. Nước mắt tôi bây giờ có lẽ đang hòa cùng nước mắt của mẹ.

Tôi nghe có tiếng bước chân từ phía sau, khi quay người lại thì thấy Miu đang cầm dù che cho tôi. Nước mắt của nhỏ cũng đang lăn dài trên má.

– Em ghét mưa lắm! Thật sự ghét lắm!

Nhỏ đã buông dù đi và ôm chầm lấy tôi. Nhỏ dùng thân người nhỏ để che mưa cho tôi, có lẽ nhỏ biết được lúc này tôi cần một bờ vai hơn bao giờ hết. Trời mưa vẫn không ngớt hạt, có hai con người vẫn ngồi đó khóc trong mưa…

Chap 32

Ngồi dưới mưa cũng được một lúc, tôi thấy người nhỏ run lên vì lạnh. Nhỏ vẫn ôm tôi thật chặt không rời.

– Em lạnh lắm hả? Nhỏ không nói gì.

– Người em lạnh run rồi kìa. Thôi mình về nhe! Kẻo em lại bệnh đó.

Nhỏ gật đầu nhẹ một cái, tôi dìu nhỏ đứng dậy, chúng tôi đi đến chỗ mà tôi gửi xe lúc nãy.

– Bây giờ mình về nhà dì anh thay đổ nhe? Bận đồ ướt dễ bệnh lắm! Nhỏ lắc đầu.

– Vậy em muốn sao?

– Mình về Sài Gòn luôn anh nhe! Nhỏ ngồi lên xe, ôm và tựa đầu vào vai tôi nói.

– Vậy mặc áo mưa vào đi!

– Không cần đầu, em muốn tắm mưa một bữa! Nhỏ lắc lắc đầu và nói.

– Lỡ em bệnh rồi sao?

– Cũng ướt như chuột lột hết rồi, mặc áo mưa chi nữa? Nhỏ trề môi nói.

– Thôi được rồi, hôm nay em chứng lắm nhe! Tôi lắc đầu và chấp nhận đề nghị của nhỏ.

Vậy là hai đứa tôi dầm mưa chạy luôn về thành phố. Xe lướt đi trong mưa một cách êm ả. Đã từng đi dưới mưa không biết bao nhiêu lần, nhưng sao hôm nay lại có một cảm giác lạ. Mưa thì vẫn rơi không ngớt hạt, gió vẫn thổi từng cơn, nhưng lòng lại thấy ấm áp. Không phải là sự cô đơn như những lần dầm mưa trước, không có những giọt nước mắt đau khổ, không có sự giận hờn, ghen tuông. Một cảm giác bình yên mà tôi cứ muốn được như thế này mãi mãi.

– Ủa? Mà không phải em về quê rồi sao? Sao giờ lại ở đây? Chạy được nữa chặng đường thì tôi hỏi nhỏ.

– Em trốn về…hi hi.. Nhỏ cười và nói.

– Thiệt hả?

– Thiệt mà! Em tự ra đón xe bus về đó.

– Rồi em nói với gia đình thế nào?

– Em nói qua nhà con bạn thân ở quê nội chơi, có thể ngủ lại vài ngày.

– Mà sao lại trốn về? Không phải nói đi một tháng sao?

– Thì nhớ ai đó quá! Chịu không nỗi thì phải trốn về chứ sao? Giọng nói em nhỏ lại, đầu em nép sát vào người tôi.

– Nhớ ai vậy?

– Ui da… Em nhéo hông tôi một cái.

– Anh! Anh! Chạy vào cái vũng nước gần lề đường đó đi!

– Chi vậy?

– Làm đi mà, đừng hỏi!

– Ừ! Tôi chạy vào đó theo lới nhỏ.

– Á…á… Tiếng của một đám con nít đang tắm mưa trong lề đường la lên. Thì ra khi tôi chạy vào cái vũng nước lớn này, xe bắn nước tung tóe vào người của chúng.

– Hai ông bà mất nết! Cả đám chửi với theo chúng tôi, có đứa còn lấy dép phang nữa.

– Hí hí..! Con nhỏ ngồi phía sau cười khoái chí.

– Haizzz… hôm nay mưa rửa trôi mọi thứ, lộ nguyên hình rồi hé. Tôi lắc đầu thở dài vì trò tinh nghịch của nhỏ.

– Nguyên hình gì? Nhỏ lườm tôi.

– Thì quậy quá đó chứ gì!

– Kệ em, em thích! Nhỏ lè lưỡi nói.

Mưa cũng dần tạnh, chúng tôi cũng sắp về đến Sài Gon. Trời cũng đã về chiều, quần áo cũng được gió sấy khô một phần nhưng cũng còn hơi ẩm. Tôi chở nhỏ vào một shop quần áo gần nhà để mua vài bộ đồ cho nhỏ, cái kiểu trốn về của nhỏ là biết chắc không mang theo thứ gì đâu.

– Chị mua đồ hả? Em có vài mẫu mới hợp với chị lắm! Vừa bước vào shop thì con nhỏ bán đồ đã xà vào chào hàng. Nó dẫn nhỏ lại khu vực quần áo nữ để lựa đồ. Tôi thì tìm cái ghế ngồi xuống chờ, mấy chuyện shopping này tôi nghĩ chắc không mau đâu.

– Em mua cho người yêu thôi hả? Không mua gì cho mình sao? Chị chủ quán hỏi tôi, nhỏ Miu thì đang cười mỉm không hiểu vì sao.

– Không chị ơi! Chị cứ tư vấn cho bạn em nhe, em ngồi đây đợi được rồi!

Ngồi đợi cả buổi vẫn chưa xong, nhỏ cứ chạy từ gian này qua gian hàng khác. Thử hết bộ này đến bộ khác, tôi bắt đầu thấy tê chân, mỏi gối.

– Anh! Anh! Bộ này đẹp không? Nhỏ mặc một cái váy suôn cotton xám, làm tôn lên nước da trắng hồng của nhỏ. Đứng xoay một vòng rồi hỏi tôi.

– À…ừ…đẹp! Tôi như đứng hình vài giây vì nét đẹp trẻ trung, năng động của nhỏ.

– Anh! Anh! Bộ này đẹp không? Một hồi sau nhỏ lại chạy đến hỏi.

– Đẹp! Đẹp! Em mặc gì cũng đẹp hết! Nhanh nhanh đi cô nương. Không biết đây là bộ thứ mấy nhỏ thử rồi.

– Xía…ngồi có tí mà than rồi… Mặt nhỏ vẫn hớn hở tiếp tục lựa quần áo.

– Ê nhóc! Mày sướng ghê! Có con ghệ bá cháy bồ chét chó quá! Ông chủ shop nói với tôi và cười gian.

– Bồ chét chó này! Bồ chét chó này! Vợ ổng đánh ổng chát chát. Tôi chỉ biết cười khi nhìn cảnh tượng hài hước của hai vợ chồng.

– Em! Em!… nhanh đi còn về, lần sau ra lựa tiếp. Anh đói quá! Tôi khều khều vai nhỏ khi nhỏ vẫn đang lựa quần áo.

– Nhưng em chưa lựa xong mà! Mặt nhỏ nụ một cục, nhìn thật đáng yêu, không nỡ làm nhỏ buồn chút nào.

– Lấy đại mấy bộ về mặc tạm thôi, tối rồi! Hôm khác anh chở đi mua nữa!

– Dạ! Nhỏ lấy một hai bộ gì đó rồi tôi tính tiền luôn.

– Em muốn ăn tối món gì? Tôi dẫn xe ra khỏi shop quần áo và hỏi nhỏ.

– Mình về nhà nấu cơm đi anh! Vừa ngon vừa đỡ tốn!

– Uh! Vậy cũng được. Con nhỏ ngoan ghê.

Chạy về đến nhà, nhỏ bước vào bếp chuẩn bị thức ăn ngay. Tôi thì đi mua một số đồ dùng cá nhân cho nhỏ. Khi quay trở về thì đã nghe dậy mùi thơm của thức ăn dưới bếp. Bước vào bếp, tim tôi ngưng đập vài giây khi thấy bộ dạng của nhỏ. Nhỏ đang mặc áo thun của tôi, size áo tôi khá to nên dài xuống tới đùi của nhỏ. Nhìn chiếc áo che phần dưới một cách hững hờ như không mặc quần vậy, lộ ra một cặp đùi trắng nõn nà.

– Nhìn gì vậy?

– À… ờ…không có gì! Tôi hơi ngượng khi nhìn thấy bộ dạng này của nhỏ, còn nhỏ thì chỉ cười mỉm như đang chọc quê tôi.

– Ê…mà sao lấy áo anh mặc? Tôi kiếm chuyện để phá tan không khí ngượng ngùng nãy giờ.

– Hồi nãy em lựa toàn váy, quên mua đồ bộ mặc ở nhà rồi. Mặt nhỏ tỏ ra tội nghiệp.

– À ờ…em làm gì làm đi! Tôi không biết nói gì nữa nên lên phòng khách.

Mang cuốn nhật ký ra và tiếp tục viết như mọi ngày…

Ngày…Tháng…Năm…

– Ngày nào anh cũng viết cái đó hết hả? Viết được một hồi thì nhỏ đã dọn thức ăn ra bàn xong xuôi.

– Ừ! Không có gì làm nên viết đỡ buồn thôi.

– Viết gì vậy, có viết gì về em không? Cho em xem với! Nhỏ tiến lại bàn và định lấy quyển nhật ký của tôi.

– Thôi ăn cơm đi! Anh đói quá! Tôi cất vội quyển nhật ký vào túi xách và kéo nhỏ lại bàn ăn.

Buổi cơm hôm này thật thịnh soạn, có một món mặn, một món xào và một món canh, lại thêm ít trái cây tráng miệng nữa. Đúng là có bàn tay con gái vào là có khác ngay. Mọi ngày tôi có ăn ngon như vậy đâu, chỉ duy nhất một món là cùng, lâu lâu làm biếng nấu thì cứ mì gói cho gọn lẹ.

Dọn đồ ăn xong, nhỏ chạy đến ngồi cạnh tôi. Vẫn cái bộ dạng áo che hững hờ đó, nhỏ vô tư ngồi từ kiểu này đến kiểu khác. Lúc kín lúc hở khiến tôi cảm thấy một chút ngại ngùng, một chút bồi hồi rạo rực. Càng ngày tôi càng thấy nhỏ xinh đẹp và hiền dịu hơn, hơn rất nhiều cái dáng vẻ tiểu thư kiêu sa lạnh lụng trong quán hủ tiếu nhỏ ngày nào. Đúng như người ta thường nói, đừng đánh giá con người ta khi chị gặp vài lần. Phải tìm hiểu, tiếp xúc nhiều thì mới biết được bản tính thật của người ấy.

Nhiều lúc tôi cũng muốn hỏi nhỏ về những chuyện khó hiểu mà nhỏ làm. Hỏi về gia đình của nhỏ nhưng lại thôi. Cứ xem như nhỏ là một người bạn mới quen, cứ tiếp xúc dần dần rồi sẽ hiểu được con người nhỏ. Biết được mọi sự thật. Không việc gì phải cố gắng điều tra, tìm tòi. Nếu thật sự có một chuyện gì đó không bình thường, thì sớm hay muộn, mọi thứ cũng sẽ được phơi bày.

– Ăn cơm đi! Nhìn hoài nhe. Nhỏ cóc đầu tôi một cái, nói và cười mỉm.

– Nhìn hồi nào? Ai thèm nhìn. Tôi cố nói vài câu để chữa ngượng.

Tôi bắt đầu cầm đũa lên, thử từng món thức ăn. Thật sự không muốn khen, nhưng phải nói tay nghề nấu ăn của nhỏ thuộc dạng có thể mở nhà hàng ăn chứ chẳng đùa. Đi khắp các nhà hàng ở tiểu bang của tôi ở chắc cũng chỉ tìm được một vài người đầu bếp nấu ăn ngon như nhỏ. Đồ ăn không quá mặn, cũng không quá lạt, tóm lại rất vừa khẩu vị của tôi. Ăn cơm của nhỏ nấu mà cứ nhớ đến những món ăn của mẹ. Mẹ tôi ngày xưa cũng nấu ăn ngon lắm, có lẽ đó là một trong những điểm quyến rũ của mẹ trong mắt ba tôi.

– Anh ăn cơm hay suy nghĩ linh tinh lắm hả? Nãy giờ em nói gì anh không nghe sao? Nhỏ khều khều tôi và hỏi.

– Sao? Em nói gì?

– Anh ăn thấy được không?

– Ừ! Ngon lắm em à! Em nấu ăn giỏi thật! Em bắt đầu nấu ăn tư khi nao vậy?

– Từ nhỏ rồi, em hay phụ mẹ nấu ăn mà. Nên cũng học được ít nhiều.

Ăn xong buổi cơm thì tôi kêu nhỏ nằm nghỉ để tôi rửa chén. Cũng đúng thôi, nhỏ đã quần quật trong bếp suốt rồi, chắc nhỏ cũng mệt lắm. Mỗi lần rửa chen là cứ nhứ cực hình với tôi, rửa chén thì không có gì khó, nhưng không hiểu sao tôi lại không thích công việc này. Cứ mỗi lần có tiệc, tôi đều giành phần nấu để sau đó cho đám bạn rửa. Một điều thú vị mà tôi nhận ra rằng, thà cực trước, nấu đồ ăn, ăn no nê xong rồi lăn ra nằm nghỉ cho sướng cái thân. Chứ ăn no xong mà còn lết đi dọn dẹp, rửa chén thì mệt lắm.

Rửa chén xong, tôi quay trở lại phòng khách thì thấy nhỏ đã năm ra ghế sofa. Mặt nhỏ hơi tái, thân người thì hơi run. Tôi thấy không được bình thường nên đến ngày xem có chuyện gì. Tôi đặt tay lên má nhỏ, nắm lấy tay nhỏ thì thấy da của nhỏ lạnh tái.

– Em ơi! Em sao vậy? Tôi nắm lấy tay nhỏ và hỏi.

– Em thấy lạnh quá! Em nói và run lên.

– Em lạnh thế nào? Tôi hốt hoảng không biết nhỏ bị gì.

– Em thấy hơi mệt! Giọng nhỏ líu nhíu.

– Không được rồi, để anh đưa em đi bác sỹ!

– Không cần đâu! Em nghỉ tí là hết mà, ở đây với em đi! Nhó níu tay tôi lại.

Tôi gọi cho một đứa bạn làm trong bệnh viện và hỏi nó về tình hình của nhỏ. Nó bao tôi đừng quá lo, chắc là do dầm mưa nhiều nên cảm lạnh thôi. Tôi cũng an tâm phần nào, tôi làm theo lời nó, lấy chăn đấp kín người nhỏ để ra mồ hôi. Vào bếp nấu cháo và một ít canh gừng cho nhỏ.

Nghĩ lại thì thấy tôi bậy thật, tôi là đàn ông khỏe mạnh, dầm một tí mưa thì không sao. Vậy mà lại để thân gái yếu đuối của nhỏ phải chịu ướt mưa như tôi. Lúc này tôi cảm thấy thương nhỏ vô cùng. Cái cô bé này thật là không biết lo cho sức khỏe của mình gì hết.

Tôi bế nhỏ vào giường trong để nằm, tay nhỏ thì cứ nắm chặt lấy tay tôi. Tôi đắp thêm chăn cho nhỏ, ngồi xuống cạnh nhỏ. Ôm nhỏ để giữ ấm và tôi cũng ngủ thíp đi…

Chap 33:

Mặt trời dần ló dạng, những tia nắng ấm áp xuyên qua ổ cửa sổ đánh thức một giấc ngủ khá dài của tôi. Thân người trở nên uể oải vì có lẽ dầm mưa hôm qua. Tay tôi mò mẫm chiếc điện thoại để xem bây giờ là mấy giờ. Chỉ mới 6h30 thôi, đúng là đêm của những tháng này chưa nằm đã sáng. Thình lình tôi nhớ về nhỏ Miu và bật dậy, nhìn xung quanh không thấy nhỏ đâu. Mọi thứ trong phòng đã được dọn dẹp. Tôi nằm ngay ngắn trên giường, được đắp chăn cẩn thận. Lạ thật, không phải nhỏ bệnh sao? Mới sáng sớm mà đâu mất tiêu rồi.

Sau khi vệ sinh cá nhân xong, tôi vào bếp vì nghe có những tiếng động phát ra. Thì ra nhỏ ở trong đây từ nãy giờ, vẫn kiểu ăn mặc như tối qua, nhưng bây giờ lại chuyển qua một cái áo sơ mi khác của tôi. Nếu nhỏ ở đây luôn, chả lẽ hai đứa sẽ cùng chia sẽ áo cho nhau để mặc à? Một suy nghĩ buồn cười lướt qua trong đầu tôi. Nhỏ đang cặm cụi ở cái bếp ga để nấu những món gì đấy. Vừa làm vừa hát líu lo như chim sáo.

– Anh dậy rồi hả? Vừa thấy tôi vào bếp nhỏ đã hỏi, khuôn mặt tưởi tỉnh, rạng ngời hơn rồi. Nhưng nhìn buồn cười thật, mặt nhỏ bị dính lọ, dính tương gì đó, như mặt mèo vậy.

– Anh cười gì đó?

– Không có gì…hì.! Mặt em dính lọ kìa, để anh lau cho! Tôi dùng khăn giấy lau cho nhỏ, cái gò má hồng hào mọi ngày từ từ hiện ra.Mặt nhỏ hình như ửng đỏ lên vì ngại.

– Sao em dậy sớm vậy? Em còn mệt không?

– Em đâu có sao, em khỏe rồi nè!

– Hôm qua em làm anh lo quá, lạnh run cầm cập luốn đây!

– Phải rồi, lo cho tui quá! Lo đến nỗi ngủ ngon lành luôn mà…hi hi.! Nhỏ trề môi trêu tôi.

– Anh lại đây! Ngồi xuống ăn sáng nè! Nhỏ chạy lại kéo tôi vào bàn.

– Ăn sáng thôi mà, kiếm cái gì nhẹ nhẹ ăn đại cho rồi! Nấu chi mất công vậy em! Cơ bản là 6 năm qua tôi đã quen cái kiểu ăn sáng nhẹ ở phương tây, vài lát bánh mì, bơ, sữa, vậy là xong.

– Em thích nấu cho anh ăn! Nói nhiều quá, có ăn không? Em chóng nạnh, phùng má chu mỏ hỏi.

– Dạ! Ăn ạ!

– Giỏi…hi hi…! Nhỏ dọn chén đũa, đồ ăn ra bàn.

Nhỏ xào nguyên một chảo hủ tiếu mì thơm phức, có cà rốt này, cải xanh, giá hẹ. Nhỏ còn pha nước mắm chanh đường để ăn nữa. Chả biết dậy lúc nào mà làm nhiều việc quá. Công nhận không có ăn thì thôi, chứ trước mặt đồ ăn thế này thì quên luôn kiểu ăn sáng nhẹ Tây phương. Chỉ muốn lao đầu vào mà chén cho sướng cái miệng.

– Ủa? Sao không có thịt gì hết vậy em? Tôi gấp được vài đũa, thì phát hiện toàn rau và đậu hủ.

– Thịt hôm qua mình ăn hết rồi còn đâu, hôm nay cho anh ăn chay một bửa. Nhỏ cười tít mắt.

– Ừ! Mặt tôi có tí thất vọng.

– Chút nữa mình đi chợ nhe, mua thêm đô ăn! Tủ lạnh trống trơn rồi.

– Ừ! Ăn xong anh chở em đi.

– Xuỵt! Có tiếng điện thoại reo, nhỏ ra hiệu cho tôi im lặng.

– Alo! Con nghe nè ba. Ba của nhỏ gọi.

– Dạ! Con ở nhà bạn chơi vài bữa nữa con về.

– Dạ! Ba đừng lo. Nhỏ cúp máy điện thoại.

– Haizz..nói xạo không chớp mắt luôn! Tôi chọc nhỏ.

– Tại ai mà em phải nói xạo?

– Tại em chứ tại ai?

– Không dám đâu, tại anh đó.

– Biết rồi, ăn đi rồi đi chợ.

Ăn xong thì tôi tiếp tục công việc rửa chén đáng ghét, nhất định lần sau phải giành nấu để nhỏ rửa chén. Đang hì hục chà rửa thì cảm thấy ấm ấm phía sau lưng. Quay lại sau lưng thì hết hồn khi thấy nhỏ Miu đứng ở phía sau từ lúc nào, nhỏ đang đứng ép sát gò má vào lưng tôi.

– Làm gì vậy gái?

– Có làm gì đâu?

– Sao đứng đó, không lên phòng khách nghỉ đi!

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Đều
Thụy Vân
Trọng Thủy Mỵ Châu
Đám cưới sắt
Chưa chi đã đau