Thình lình, có một thằng nhóc đang quơ tay quơ chân như bị vợp bẻ ở khu vực hồ sâu. Cứu hộ thì không thấy đâu, tôi bèn bơi ngày đến và kéo nó vào bờ.
– Có sao không nhóc? – Thằng nhóc không trả lời, ho sặc sụa.
– Có người nhà ở đây không, nhỏ xíu mà đã bơi ở chỗ sâu rồi?
– Dạ! Anh hai của em ngồi đằng kia kìa. – Nó chỉ tay về cái thằng đang ngồi trên thành hồ gần nhỏ Miu. Hình như cũng là một thằng mê gái đang cưa cẩm nhỏ.
Tôi bực mình dẫn thằng bé lại đó giao cho anh nó.
– Thằng kia, sao mày không lo coi chừng em mày? Nó xém chết đuối kìa. Thằng anh nó lúc này mới sực nhớ đến em nó và chay lại thăm hỏi. Xong nó dẫn thằng em nó ra về luôn.
Tôi tiến lại gần, ngồi xuống cạnh nhỏ Miu.
– Em tên Miu hả? – Tôi hỏi nhỏ.
– Biết rồi còn hỏi. – Trả lời và không nhìn tôi.
– Sao đi chơi mà có vẻ buồn vậy?
– Lo cho em gái anh kìa, quan tâm “tui” làm gì?
Nói dứt câu thì nhỏ xuống hồ và bơi đi chỗ khác. Một hồi thì chúng tôi cũng chuẩn bị về.
– Ai chở em về? – Tôi hỏi nhỏ Miu.
– Có người rồi, không cần lo. – Nhỏ Miu trả lời và không thèm nhìn tôi một cái, đi ra cổng thì leo lên xe của một người đàn ông chờ sẵn. Đúng là người đàn ông mấy hôm trước đi cùng với nhỏ. Ôm eo người đàn ông đó như tình nhân, rồi chiếc xe phóng đi.
Tối về định lên phòng con Ly hỏi chuyện thì nó đã ngủ sớm vì quá mệt do hôm nay bơi nhiều. Quay về phòng, tôi ngã lưng ra giường và suy nghĩ ngày mai sẽ làm gì tiếp. Có lẽ là trở lại cái đất xô bồ xô bộn, gặp lại một vài người đã lâu không gặp. Ngắm lại cảnh vật xưa xem có thay đổi như người đã thay đổi không. Bỗng nhiên điện thoai có tin nhắn từ nhỏ Miu.
– Về nhà chưa?
– Anh về rồi.
– Đang làm gì?
– Đang nằm thôi.
– Mai làm gì?
– Mai anh đi Sài Gòn em à.
– Chi vậy?
– Anh thăm vài người bạn cũ.
– Bạn cũ hay người yêu cũ?
– Em nói bậy gì vậy? Nhưng em là ai? Mình có quen nhau trước kia à? Ly chỉ cho anh biết em là đồng nghiệp của nó và tên Miu. Đó là tất cả những gì anh biết về em.
– Đang ghét, đáng ghét, đáng ghét…! – Miu nhắn lại.
Chap 6:
– Đang ghét, đáng ghét, đáng ghét…! – Miu nhắn lại.
– Là sao? – Tôi nhắn. Và không một tin nhắn nào nữa. Tôi cũng chìm vào giấc ngũ.
Tờ mờ sáng hôm sau, tôi dậy khá sớm. Dì đang lom khom quét sân, thấy vậy tôi bèn chạy ra.
– Di để con làm cho! Dì cũng có tuổi rồi, việc nặng trong nhà cứ để tụi trẻ nó làm.
– Cái thằng, ngoan quá! Hôm nay con đi Sài Gòn hả? Rồi đi bao lâu?
– Con đi vài hôm rồi về dì à.
– Đợi dì chút nhe. – Dì chạy vào nhà trong khi tôi đang tiếp tục công việc quét sân.
– Nè, cầm lấy ít tiên để đi Sài Gòn có mà tiêu. – Dì nhét vội tiền vào túi áo tôi.
– Trời! Sao dì đưa nhiều vậy? Con có tiền của con rồi mà. – Tôi lấy ra xem thì khoảng 10 triệu.
– Tiền của con cứ giữ để mang về bên đó xài, khỏi phải mang đi đổi mất công. Khi nào cần nữa thì nói cho di biết. Ở Sài Gòn bây giờ tốn kém lắm, con lựa khách sạn tốt mà ở, rồi ăn uống cho thiệt là ngon vào, mày ốm hơn xưa nhiều quá! – Dì lại rơm rớm nước mắt.
– Nhưng…
– Không nhưng gì hết! Mày đi biền biệt 6-7 năm trời, dì có cơ hội nuôi mày được ngày nào đâu? Dì để hợp cơm sườn mới mua ở trên bàn đó, ăn xong rồi uống ly cà phê sữa đá kế bên cho tỉnh ngủ rồi đi.
– Dạ! – Tôi đi vào nhà.
– Nè, chạy xe chậm thôi nhe con! Đường xá giờ ghê lắm.
– Dạ! – Dì tốt với tôi quá, quyết định ra đi ngày xưa là đúng hay sai?
Ngồi nhấm nháp ly cà phê và ngắm những chậu cây kiểng trong vườn, tối nhớ lại ngày xưa vì chúng mà bị chú tôi đánh gần chết. Hôm đó tôi vừa đi học về, thấy 2 con nhóc Ly và Trinh béo đứng khóc. Thì ra tụi nó chạy giỡn thế nào mà làm vỡ chậu kiểng chú tôi rất thích. Vậy là tôi đã nhận tội thay tụi nó và bị chú đánh đòn không thương tiếc. Chú tôi đi rồi thì 2 con nhóc chạy lại ngồi cạnh tôi, mỗi đứa ôm một tay tôi rồi khóc bù lu bù loa.
– Hai con điên! Có bị gì đâu mà khóc? – Tôi nhăn mặt đau đớn hỏi.
– Tụi em xin lỗi! Xin lỗi! – Tụi nó vừa nói vừa khóc, nhìn thương lắm.
Đang ngồi suy nghĩ thì chợt nhớ nên đi Sài Gòn sớm, đi lúc này vắng xe mà nhóc Ly cũng không đòi theo vì chưa thức.
– Đang nghĩ gì đó? – Đằng sau, nhóc Ly khoác cổ tôi.
– Sao dậy sớm vậy? – Tôi quay lại hỏi, mặt con nhóc như vừa mới thức, tóc tai bù xù.
– Anh tưởng hôm nay trốn đi Sái Gòn một mình được à? – Nó lè lưỡi.
– Anh đi công chuyện, không có đi chơi đâu. Em ở nhà đi!
– “Hong”. (Từ miền Nam của không.)
– Mày ở nhà dọn dẹp phụ me! – Dì tôi nói vào. Con nhóc giận dỗi bỏ vào trong.
Từ quê lên Sài Gòn mất khoảng một tiếng đồng hồ. Tranh thủ trời tờ mờ sáng thì tôi dắt xe ra đi luôn. Đường quốc lộ về thành phố tầm 5 – 6 giờ sáng rất ít xe. Đường vắng nên chạy dễ dàng và khí hậu lúc này cũng hơi se lạnh, ít bụi đường của những xe cơ giới lớn khác. Ngày xưa tôi thích nhất là về thành phố vào khoảng thời gian này, không gian thật bình yên.
Con đường 30 km về thành phố vẫn vậy, không hề thay đổi gì nhiều. Hôm nay tôi mới có cơ hội nhìn kỹ lại mọi thứ. Con đường nay tôi đã từng đi về không biết bao nhiều lần rồi. Tôi nhớ như in từng hàng cậy, cánh đồng, quán xá, cua quẹo, đèn giao thông…mọi thứ. Mỗi lần đi trên con đường này là lại mang một tâm trạng khác nhau. Những ngày đầu bỡ ngỡ về chốn phồn hoa, xa lạ. Những ngày chạy như tên bắn trong đêm về để kịp giờ học. Những ngày chạy về thành phố để săm sưa quần áo mới khi xuân về. Những ngày bình yên chạy về thành phố chỉ đơn giản muốn ăn một cái gì đó, gặp những người bạn.Tâm trạng bây giờ là thế nào nhỉ?
Tôi đã chạy đến những cách đồng ở huyện Hóc Môn. Phía xa chân trời, mặt trời đang dần dần ló dạng. Những tiếng gà gáy râm rang trong những xóm nhỏ. Tâm trạng bậy giờ là sự bình yên của cuộc sống. Không có mục đích thật sự đi về thành phố như những lần trước. Không phải sợ trễ học. Không phải để ăn chơi nhậu nhẹt. Không đi để sắm sửa đồ đạc. Không phải hẹn hò càng không phải sợ một ai đó đứng chờ tôi tại một gốc đường chỉ để gặp nhau mỗi khi tôi từ quê lên.
Vậy mục đích chuyến đi hôm nay là gì? Có lẽ chỉ đơn giản là muốn tìm lại, tìm lại những cảm xúc đã ngủ yên từ lâu. Tìm lại không có nghĩa để đạt được nó một lần nữa, chỉ là một sự nhìn lại để biết được tôi còn lại những gì của cái quá khứ ấy. Mặt trời đã lên cao, những tia nắng ấm áp đã bắt đầu xuất hiện. Hàng quán ven đường bắt đầu dọn ra để chuẩn bị cho một ngày mới. Xe cộ bắt đầu đông đúc hơn.
Sẽ là một ngày mới bình yên phải không…?
Từ quốc lộ 22 theo đường Trường Chinh và có 2 ngã rẽ vào thành phố, tôi quyết định đi đường Âu Cơ để gặp lại người anh chí cốt ngày xưa, anh Đen. Theo lời chỉ dẫn của thằng Huy thì anh Đen đang làm chủ một cây xăng trên đường này.
Chạy một hồi thì cũng đến nơi, từ xa nhìn vào thì có thể dễ dàng nhận ra anh ấy. Anh nhìn chững chạc và già dặn hơn ngày xưa nhiều. Thân hình không phải thật sự to cao, nhưng nhìn rất rắn rỏi. Nước da hơi ngâm đen, khuông mặt có một chút khắc khổ vì cuộc sống kém may mắn hơn những đứa trẻ khác từ nhỏ. Đi chơi với anh từ nhỏ, tôi đã cảm nhận được anh là một người anh nghĩa khí, luôn xả thân giúp tôi những lúc khó khăn. Sẵn xe cũng gần cạn xăng nên tôi chạy vào đổ. Mũ bảo hiểm, khẩu trang, kính mát vần còn trên mặt, có lẽ anh sẽ không nhận ra tôi.
– Hết tiền rồi, đổ xăng không trả tiền có sao không? – Tôi nói với thằng lính đổ xăng, nhưng cố nói thật to để ông anh nghe thấy.
– Anh cứ đùa vui. – Thằng lính cười và nói.
– Anh à, chỗ chúng tôi không cho đổ xăng thiếu. Anh có thể gọi điện nhờ người thân đến đây trả tiền giúp. – Anh Đen từ tốn nói, quả nhiên đã chững chạc hơn ngày xưa. Nêu ngày xưa gặp trường hợp thế này, có khi tôi đã ăn vài cước của ông ấy.
– Bây giờ em có mấy lít dầu ăn mới mua, anh cầm xài đỡ coi như tiền xăng được không. – Tôi nói với giọng điệu bỡn cợt.
– Mày là thằng nào? Dám tới địa bàn của tao quậy hả? – Anh Đen túm lấy cổ áo tôi xách lên, mắt trợn trừng như muốn ăn tươi nuốt sống tôi.
– Khanh nhỏ đây Đen đại ca. – Tôi tháo kính và khẩu trang ra, có lẽ đùa đên đây thôi. Không khéo tí nữa lại vào viện.
– Khanh…- Anh Đen nhìn tôi dò xét trong vài giây.
– Trời, thằng Khanh nhỏ. Mày nhìn khác quá, anh nhận không ra. Thằng Huy có nói mày về mấy bữa trước, anh định về quê thăm mày. – Anh Đen tay bắt mặt mừng, khoác vai tôi.
– Em út phải đến trình diện đại ca chứ.
– Tụi bây kêu vợ tao chuẩn bị đồ nhậu rồi mang qua nhà cũ cho tao. – Anh Đen nói với mấy thằng lính ở đó. Anh Đen gác lại mọi công việc, leo lên xe tôi và chỉ đường cho tôi về nhà cũ.
– Anh vẫn còn ở căn nhà đó à. – Tôi hỏi anh Đen, vì ngày xưa có thời gian tôi từng sống ở đó chung với anh và bạn gái của anh.
– Không, lâu lâu tao về đó nhậu với mấy đứa bạn, hoặc giận vợ chạy ra đó ngủ.
– Thằng em giờ không có chỗ tá túc, ợ tạm nhà cũ của anh một thời gian được không?
– Cái thằng, mày coi tao là ai vậy? Cho mày luôn còn được. – Vừa nói anh vừa nhét chìa khóa nhà vào túi tôi.
Căn nhà nhỏ trong một con hẻm của đường Đặng Thế Phong, cách cây xăng khoảng 5 phút đi xe. Tôi vẫn còn nhớ chính xác nó ở đâu, nó là một trong những nơi thuộc về phần ký ức mà tôi không bao giờ quên được.
Ngồi trong nhà trò chuyện một lúc thì điện thoại có tin nhắn. Tin nhắn đến từ số máy của nhỏ Miu.
– Anh đang ở đâu? Tối nay tui cần gặp.
– Anh thăm người anh nhà ở Quận 11.
Vừa tính nhắn hỏi nhỏ gặp làm gì thì chị vợ anh Đen bước vào và chuẩn bị rượu thịt. Chị cười tươi khi gặp tôi, nhìn chị khá dịu dàng và đằm thắm. Tôi nghĩ ông anh tôi cũng may khí cưới được người vợ như vây. Nhưng tôi cũng có một chút buồn, vì chị không phải là người bạn gái mà ngày xưa ở cùng tôi và anh Đen trong nhà này. Người con gái đó bây giờ đã đi đâu nhỉ, hy vọng đã tìm được một bến đỗ tốt cho cuộc đời mình. Không còn phải đau khổ vì anh của tôi nữa.
Hai anh em rượu vào nói chuyện trên trời dưới đất, kể về những thời trẻ trâu lúc nhỏ. Tôi nhớ có một dịp mùa gió về, người ta hay thả diều vào chững buổi chiều mát. Thế là tôi, Huy, Ly và Phước bạn tôi rủ nhau xuống những cánh đồng ở Huyện Hóc Môn thả diều. Thực ra ở quê tôi thì ruộng lúa đầy ra, những tụi nhỏ bảo muốn tìm cảm giác mới. Thế là 4 đứa đón xe buýt đi thả diều. Buổi thả diều ấy sẽ thực sự rất vui nếu không xảy ra sự cố đánh nhau của chúng tôi với một nhóm ở huyện này.
Sự việc là một thằng nhóc con tầm tuổi thằng Huy thích con Ly, nó chạy theo chọc ghẹo con nhóc làm diều của con nhóc bay mất. Nhóc Ly đứng khóc nhè ầm trời. Thằng Huy nổi máu anh hùng, chạy lại tán đầu thằng đó té chúi nhũi. Tôi chạy lại can hai đứa ra thì thằng nhóc con chỉ vào mặt cả đám nói.
– Tụi bây ngon lắm, có ngon thì ở đây chờ tao.
Thấy nó chỉ là thằng nhóc nên cũng không quan tâm những gì nó nói, chúng tôi tiếp tục thả diều. Khi đi theo con đường nhỏ ra đường lộ để đón xe buýt về thì tụi tôi bị một nhóm khoảng 10 thằng chặn đầu. Trong đám có thằng nhóc con hồi nãy, nó chỉ chúng tôi rối nói gì với một thằng cỏ vẻ như là cầm đầu băng đó.
– Lúc nãy thằng nào đánh em tao? – Thằng cầm đầu nghênh mặt hỏi.
Con nhóc thì bắt đầu khóc nhè rồi, thằng Huy thì mặt mày xanh lét. Nhận thấy sắp có chuyện không hay, tôi đẩy 3 đứa nhóc ra phía sau. Tôi nói nhỏ với thằng Huy, kêu nó dẫn hai con nhóc chạy ra đường lộ đón xe buýt về trước. Thằng cầm đâu định chạy tóm thằng Huy lại thi bị tôi đẩy ngược văng ra.
Biết là sẽ khó tránh khỏi phải động tay chân với tụi này. Lòng thầm nghĩ Vovinam của tôi và thằng Phước cũng đến lúc mạng ra thực chiến rồi. Tôi và nó học Vovinam từ hồi tiểu học, 2 thằng đi đánh giải huyện, giải Hội Khỏe Phù Đổng thành phố mỗi năm. Huy chương không nhiều nhưng cũng có khá nhiều kinh nghiệm. Không biết thằng Phước thế nào chứ đối với tôi, đây là lần đầu tiên đánh lộn thật sự. Có nhiều người bảo rằng học võ để làm gì, vì khi đánh nhau thật sự thì có áp dụng được gì đâu. Suy nghĩ đó là không đúng, các bài quyền mà tôi từng học như: Nhập Môn Quyền, Thập Tự Quyền, Long Hổ Quyền, Tứ Trụ Quyền địch thị là học chỉ để biểu diễn nhưng họ không biết rằng ngoài những bài quyền biểu diễn đó, võ sinh còn có hàng giờ luyện tập đấu đối kháng và thể lực. Vì vậy mà thể lực và sự linh hoạt trong các đòn thế đều tốt hơn người không học. Nhưng ở trong tình trạng như thế này, 2 thằng thì không thể nào mà chội được với 10 thằng. Chắc chỉ còn nước tìm một góc tường nào đó nép vào để tránh phải đánh trực diện với cả 10 thằng.
– Tụi nhóc con giỡn với nhau thôi, có gì từ từ giải quyết. – Tối nói với thằng cầm đâu.
Không nói không rằng, thằng cầm đầu định bay lên đạp tôi. Tôi nhảy về sau một bước để tránh cái đạp đó, chuyển trụ từ chân phải sang chân trái, dồn hết lực vào chân phải để tung một đòn đá tạt ngang tầm ngực của nó. Nhưng không hiểu vì sao nó lại cuối đầu xuống và cú tạt dính vào mặt nó. Chân tạt chưa chạm đất thì tôi định tung tiếp một cú đấm thẳng nhân lúc nó chệch choạc thì từ phía sau có một thằng khác bay dậm vào gáy tôi làm tôi chúi nhũi xuống đất. Tôi đứng dậy, chạy lại túm lấy đầu nó đè xuống bằng tay trái rồi cắm thật mạnh cùi chỏ phải vào lưng nó. Đây là một đòn hiểm cấm kỵ trong thi đâu nhưng bắt buộc phải sử dụng lúc này. Nó vừa gục xuống thì một thằng khác đạp thẳng vào mặt tôi bật ngữa ra sau. Thằng Phước thấy vậy chạy lại đạp thắng đó rớt mương, rồi túm áo thằng kế bên vật nó ra đất. Lúc này cả bọn như nóng máu, 3 -4 thằng còn lại chạy ra bụi tre, cầm tre quất túi bụi vào thằng Phước.
Thằng Phước cũng gục xuống chịu trận…
Chap 7:
Chưa bao giờ lâm vào tình thế nguy kịch như vậy, thật sự tôi cũng chả biết phải làm gì bèn chạy lại kéo thằng Phước ra khỏi những cây tre phang liên tục vào người. Cố gắng bình tĩnh lại.
– Anh tha cho tụi em, tụi em lỡ dại. Lần đầu tới đây chơi nên không biết mấy anh. – Tôi cố nhẹ giọng và nhịn nhục.
– Tha này, tha này. – Thằng cầm đâu vừa quát vừa quất những ống tre vào người tôi, tôi chỉ biết dùng tay đỡ chứ không chống cự lại nữa. Đánh một hồi thì tụi nó cũng thôi.
– Từ này để tạo gặp hai thằng mày ở cái đất này nữa thì chết mẹ tụi bây với tao. – Thằng cầm đầu quát to vào mặt tôi.
Khi tụi nó bỏ đi rồi, tôi đỡ thằng Phước dậy và cố ra đường lộ đón xe buýt về. Ngồi trên xe buýt ai cũng nhìn hai đứa tôi vì áo quần rách rưới, tay chân bê bết máu. Lúc ngồi lên xe rồi mới cảm thấy buốt đau. Tụi nó đánh chúng tôi đến tét những ống tre, ống tre bị tét nên rất bén cắt đứt da thịt. Tôi chở thằng Phước đi trạm xá để băng bó, rồi về cũng ráng giấu gia đình chỉ nói là do té ngã khi đi thả diều. Anh Đen nghe thằng Huy kể lại, đùng đùng nổi giận đòi chở tụi tối kéo xuống dưới tìm tụi nó tính sổ ngay trong đêm đó. Nhưng cuối cùng là dời lại hôm sau vì tụi tôi cũng không còn sức mà đi.
Đến ngày hôm sau, chúng tôi cũng không thể đi cùng. Anh Đen chở thằng Huy đi tìm tụi nó. Tôi được nghe kể lại là lần đó đi 20 chiếc xe chở 2. Lùng sục khắp khu vực đó cả buổi sáng nhưng không tìm được. Anh Đen thì ngày xưa tính tình rất nóng nảy dễ lên cơn điên. Vậy là ổng cứ ra lệnh cho mấy thằng lính là gặp bất cứ thằng nào choai choai là đè xuống đánh không cần biết lý do. Đánh đến chiều tà mới chịu kéo về.
– Ngày xưa tao khùng lắm phải không chú mày? – Anh Đen lúc này cũng ngà ngà say và cười nói với tôi.
– Ông là điên có số má luôn đó. – Tôi trả lời, lúc này trời cũng về chiều. Đầu cũng bắt đầu xoay mồng mồng.
Khi trời gần nhá nhem tối thì anh Đen về cũng với một thằng lính ghé qua chở đi. Lúc này rượu đã thấm, nhức đầu kinh khủng. Tôi mò tư từ đến giường và nằm xuống, để lại bãi chiến trường dọn dẹp sau vậy. Trong lúc mắt nhắm mắt mở mơ màng, cửa nhà kéo mở, một người con gái xuất hiện. Tôi không nhận ra đó là ai, chỉ thấy bóng em ấy thu dọn mọi thứ. Một lát sau thì em ấy đến ngồi cạnh tôi, rót một cốc nước để kế bên. Khẽ chạm bàn tay mịn màng của em ấy lên trán tôi rồi vuốt nhè nhẹ xuống má. Khẽ chạm tay vào mắt tôi, mũi tôi và môi của tôi rồi thúc thích như đang khóc. Tôi quá mệt mỏi, không thể phản ứng gì được. Mắt bắt đầu khép kín và chìm sâu vào giấc ngủ.
Sáng thức dậy vẫn còn hơi dư âm men rượu của ngày hôm quá. Đứng dậy vương vai và bắt đầu một ngày mới. Bất chợt thấy nhà cửa được dọn dẹp tươm tất, bênh cạnh thì có một cốc nước lộc. Dưới bếp thì cơm canh đã được nấu sẵn và để trong tủ lạnh. Vậy là hôm qua thực sự đã có một người con gái đến đấy chứ không phải là giấc mơ. Đó là ai nhỉ?
Tắm rửa vệ sinh cá nhân xong, tôi lấy xe dạo quanh phố phường Sài Gòn vào buổi sáng sớm. Tên đường thì tôi đã quên khá nhiều, tuy nhiên tôi vẫn nhớ cách đi. Nhớ lại những ngày lên Sài Gọn học cấp 3 thật là bỡ ngỡ. Tôi đúng chất là một thằng nhà quên lên tỉnh. Đạp xe khắp phố phường Sài Gòn, không biết lạc đường biết bao nhiêu lần. Có lẽ nhờ vậy mà về sau tôi đã tường tận mọi ngõ khách của cái thành phố đất chật người đông này. Tôi thật sự yêu cái thành phố này, tôi muốn sinh sống và lập nghiệp tại đây. Già đình tôi sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình rồi được chính phủ trợ cấp chi phí học tập, thực chất cũng không phải nhà có điều kiện gì. Ngày xưa tôi cũng không quan tâm nhiều vế vấn đề này, cũng chả có định hướng là sẽ sang Mỹ học. Những ngày đầu nhập học ở trường THPT Lê Quý Đôn Quận 3, tôi cứ lớ ngớ vào trường như hai lúa lên tỉnh. Ngày xưa khá ác cảm với học sinh thành phố, tôi nghĩ chúng nó là một lũ, ừ thì học giỏi nhưng cũng rất kiêu căng. Có lẽ cuộc sống của chúng từ nhỏ ở đất thành thị nên chẳng hiểu được sự cơ cực của người dân quê. Vì vậy tôi luôn có một quan niệm, nhất định chỉ yêu con gái quê tôi dù có thể không xinh đẹp bằng con gái thành phố.
Học và chơi chung với tụi bạn một thời gian thì tôi đã có suy nghĩ khác. Thức chất con người ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào thì cũng có người này người khác. Chủ yếu là do cách giáo dục từ nhỏ, tôi tìm được khá nhiều người bạn tốt nơi đây. Nhưng cũng gặp khá nhiều những thành phần con nhà giàu không xem ai ra gì. Những loại đó thì tôi không bao giờ chơi. À, mà có muốn chơi thì chúng cũng không xem tôi cùng tầng lớp với chúng.
Ngắt vội dòng suy nghĩ và quay lại vấn đề chính của ngày hôm nay. Tôi chạy đến một cửa hàng hoa ở quận nhất để mua một lẳng hoa tươi thắm. Hôm nay là sinh nhật cô, người cô mà tôi vô cùng yếu quý ngày xưa. Người đã giúp tôi lấy lại căn bản của môn Hóa, được ăn cơm, được học ở nhà cô. Đã có lúc tôi xem cô như người mẹ, mẹ vợ tương lại…Thở một hơi dài về ký ức cũ, tôi nghĩ cũng đã đến lúc phải đối diện với quá khứ. Chắc chắn hôm nay, tôi sẽ gặp lại ai đó. Người đã để lại trong tôi mọi cung bật cảm xúc, thương yêu và thất vọng. Đã lâu rồi không gặp, không biết ai đó sống ra sao? Có hạnh phúc như ai đó đã từng mờ? Có vui vẻ với con đường mà ai đó lựa chọn? Nếu bây giờ gặp lại, những cảm xúc ấy có sống lại một lần nữa không? Tôi hy vọng là không, chỉ muốn nó ngủ yên mãi mãi.
Con đường quen thuộc vào ngôi nhà nhỏ của cô, nơi mà tôi thường đưa đón em ngày ấy. Cô trò gặp lại với bao nhiều dòng cảm xúc không nói nên lời, có nhiều lúc tôi lỡ lời gọi cô bằng mẹ, cô cười hiền lành và nhân hậu. Nhưng tôi biết đằng sau nụ cười ấy, cả tôi và cô đều đọng lại một chút buồn. Hôm nay có nhiều hoa trong nhà lắm, điều này không có gì lạ vì cô là một người luôn được nhiều học trò kính mến. Hôm nay lại được ăn cơm trưa nhà cô, cứ tưởng như là không bao giờ còn cơ hội này nữa. Vẫn món ăn tôi thích quen thuộc, cô vẫn không quên sở thích của tôi. Thoáng chút lại muốn hỏi một ai đó bây giờ ra sao, nhưng miệng thì lại không mở được lời nào. Có lẽ hôm nay không gặp ai đó, như vậy cũng tốt. Ăn xong bữa cơm và ngồi tâm sự với cô một hồi thì cũng xế chiều. Tôi tạm biệt cô để hôm nào rảnh lại ghé chơi. Bước chân khỏi ngôi nhà nhỏ, từng bước khá nặng nề giống như lần cuối cùng tôi đên đấy nhiều năm trước.
– Cảm ơn mẹ…vì tất cả. – Tôi nói thầm trong miệng, đúng câu mà tôi đã từng nói khi lần cuối cùng đến thăm cô. Chỉ có khác một điều, ngày ấy nước mắt tôi rơi khá nhiều, còn hôm nay thì sao nhỉ?Đặt ngón tay vào khóe mắt cay cay, chỉ là cay mắt thôi, không có nước mắt. Nước mắt à, mày làm đúng lắm, mãi ngủ yên trong đó nhé.
Bước vội ra ngõ để lấy xe, một nhóm con gái từ ngoài ngõ đi vào. Bất chợt tôi nhìn thấy ánh mắt ấy một lần nữa. Không ai khác, đó là em. Cuối cùng điều gì đến cũng đến, tôi lại được thấy hình ảnh người con gái ấy sau ngần ấy thời gian không gặp. Vẫn khuôn mặt xinh xắn ấy nhưng không còn nét tinh nghịch của ngày xưa. Vẫn mái tóc dài, má hồng và đôi môi đỏ ấy. Những đặc điểm khiến một thằng nhà quê phải thay đổi quan điểm yêu đương của mình. Hít một hơi thật sâu, nuốt đi mọi cảm xúc đang có để trở lại với lớp băng giá được hình thành trong thời gian sống nơi đất khách. Tiến về phìa em vì biết là không còn đường nào để tránh mặt.
– Anh…Khanh…- Tiếng nói nấc nghẹn của em phát ra. Đôi mắt long lanh của em đỏ dần và rưng rưng trên khuôn mặt xinh xắn đượm buồn. Tôi đã đứng trước mặt em, con người mà em đã quyết định không đi chung một con đường lại một lần nữa xuất hiện trước mặt em.
Làm ơn, những giọt nước mắt ấy đừng rơi. Nếu không, mọi sự giá lạnh mà tôi xây dựng nãy giờ sẽ đổ vỡ.
– Anh Khanh hả, trời ơi…sao bây giờ đẹp trai lịch lãm vậy?–Giọng nói điệu đà, điêu ngoa phát ra từ miệng con Tú. Đứa con gái xấu nết mà tôi chưa bao giờ xem là bạn. Nhưng cũng phải cảm ơn nó. Nghe giọng nói của nó thì tôi đã điều khiển được cảm xúc của mình.
– Không dám, vẫn là thằng hai lúa thôi mà. – Con Tú có vẻ ngượng mặt khi tôi khẽ cười và nói với nó.
– Linh vẫn khỏe chứ? – Tôi hỏi em một cách lạnh lung.
– Em vẫn khỏe. – Linh trả lời khá bối rối.
– Uhm, anh đến tặng hoa cho mẹ…mẹ của Linh.Anh bận rồi, hôm nào có thời gian sẽ nói chuyện sau nhe. – Vẫn giữ nét lạnh lùng và tôi bước nhanh khỏi em. Tôi biết em vẫn đang dõi theo từng bước chân của tôi.
Bước được vài bước thì ở đầu ngõ, nhỏ Miu đứng đó từ lúc nào. Nhỏ tiến lại gần tôi, khoác lấy tay tôi và kéo đi.
Chap 8:
– Ấy ấy, xe anh để ở nhà sách bên này. – Tôi kéo ngược nhỏ Miu lại và nói.
– Em đi đâu đây? – Tôi quay sang hỏi nhỏ với vẻ ngạc nhiên. Hôm nay vẫn tóc buối cao, môi hồng tự nhiện căng mộng và cặp kính mát, vẫn phong thái thu hút có chút kiêu kì ấy. Váy màu vàng nhạt, ngắn vừa phải đủ để làm nổi bật thêm nước da trắng hồng. Con gái lúc nào cũng phải rạng ngời khi ra đường vậy sao?
– Lấy xe đi rồi biết.
– Nón bảo hiểm đâu? – Tôi hỏi em. Con nhỏ cắn môi như vừa nhận ra là mình quên một thứ cần thiết khi ra đường.
– Trời!Vậy tiểu thư đến đây bằng gì vậy? – Tôi cười và trêu nhỏ.
– Hỏi nhiều quá, chở em đến phía trước tìm chỗ mua nón đi. – Nhỏ cuối mặt xuống đất rồi nói lí nhí. Sao hôm nay nhỏ hiền vậy nhỉ, còn xưng em với tôi nữa.
– Mặc áo khoác của anh vào đi này.
– Thôi không cần đâu.
– Vậy thì đen da đừng trách sao không nhắc. – Em vội láy áo tôi mặc vào, còn gái ai mà không sợ đen khi đi nắng.
Chay một hồi lâu thì tôi cũng quên đi những chuyện gặp phải lúc sáng, mọi thứ lại yên bình trở lại. Lại tiếp tục ngắm cảnh phố phường nhộn nhịp.Dọc đường đi thi gặp nhiều ánh mắt soi mói của những gã thanh niên, sực nhớ phía sau xe đang chở một cô tiểu thư kiêu kì.
– Vậy giờ đi đâu đây tiểu thư?
– Chạy vòng vòng dạo phố đi.
Rồi cứ chạy và chạy, từ con phố này qua con phố khác, từ quận nọ đến quận kia. Tôi có đủ thời gian để tìm hiểu về Miu, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn muốn im lặng.Tôi không muốn nói gì cả vào lúc này, tôi nghĩ rồi sớm hay muộn tôi cũng sẽ biết nhỏ là ai nếu nhỏ muốn điều ấy.Những cảm xúc ban sáng đã vơi đi phần nào nhưng tôi không phủ nhận vần còn bộn bề những suy nghĩ. Khi chay trên đường, hết cảnh vật này đến cảnh vật khác quen thuộc hiện ra trước mắt. Nhiều lúc có cảm giác như tôi đang đạp chiếc xe cọc cạch ngày nào chở em qua từng hàng cây góc phố.
Bỗng nhớ đến chiếc xe đạp, tài sản duy nhất của một thằng nhà quê lênh tỉnh:“Bây giờ mày ra sao rồi nhỉ? Có thay đổi nhiều như tao và ai đó không?”.Phía xa, trường THPT Lê Hồng Phong xuất hiện, vẫn những gánh hàng rong trước cổng trường. Học sinh trường thì tụm năm tụm bảy ngồi ăn hàng cười nói hồn nhiên vui tươi. Rồi đến những tiệm photocopy, internet, cd. Tôi lại nhớ cái thời vác xe đạp đên đây để học thêm vào các buổi chiều tối. Hồi ấy tôi rất thích khám phá phố phường Sài Gòn, thích đi đến một điểm đó những bằng nhiều con đương khác nhau. Rồi lạc biết bao nhiêu lần, phải nhờ các chú xe ôm chỉ đường về.
Nhớ lại mùa tựu trường năm ấy, sau khi chi tay bạn bè cũ vì không tiếp tục học cấp 3 tại huyện nữa. Thằng hai lúa mang trong mình hoài bảo quyết tâm chuyển về Sài Gòn học.Nhưng tôi không ngờ chuyến đi ấy lại ảnh hướng lớn đến cuộc sống về sau của tôi như vậy.Tôi sống cùng gia đình cậu ruột, là anh của mẹ tôi.Cuộc sống mới ở đất thành thì thật sự không hề dễ dàng chút nào.Không còn được sự chăm sóc tận tình của dì. Không còn nhiều cơ hội để đi chơi với bạn bè cũ. Đường phố thì lạ lẫm, xe cộ đông đúc. Học sinh trong trường thì học lực rất cao.
Tôi từng là học sinh lớp chọn của trường ở huyện nhưng khi học ở đây, cố gắng lắm mới chạy theo kịp những đứa khác. Học được vài tháng ở môi trường mới, tôi cũng dần thích nghi với mọi thứ.Trong lớp, tôi chơi thân nhất với thằng Tuấn thiếu gia và thằng Nam mọt sách.Cái tên có thể nói lên tất cả đặc điểm của hai thằng này. Thằng Tuấn đích thị là một thiếu gia con nhà giàu, tuy nhiên lại là một thằng chơi được và nghĩa khí. Nó giúp tôi hiểu ra nhiều điều về học sinh chốn thành thị, cứ không phải ai giàu thì cũng đều bố đời coi thường người khác.Tôi quen thằng Nam từ những ngày đầu, vì nhìn nó tri thức, cũng hơi quê quê và dễ chơi.Nó đến bắt chuyện làm quen tôi trước.Năm lớp 10 qua nhanh một cách nhanh chóng, vừa phải lo học để theo kịp trình độ tụi học sinh thành thị, vừa phải lo nhiều thứ khác trong cuộc sống mà tôi hoàn tất năm học lúc nào không hay với học lực khá. Vậy là kỉ lục học sinh giỏi 9 năm liền bị ngắt đứt từ đây.Thời gian đầu bị sốc khá nhiều về việc này nhưng rồi cũng quen và tự nhủ sẽ cố gắng hơn trong những năm học tới.
Rồi mùa tựu trường của năm 11 cũng đến.Lớp học đa số vẫn giữ nguyên, chỉ có một vài đứa mới chuyển trường đến và một vài đứa khác chuyển đi.Năm ấy, cô Hiền dạy hóa là cô giáo chủ nhiệm của lớp tôi.Đấy là lần đầu tiên tôi học cô nên cũng chả biết tính cách của cô thế nào. Một điều đặc biệt mà tôi được biết về cô thông qua thằng Tuấn là cô có một cô con gái cực kì xinh xắn và dễ thương vừa nhập học khối lớp 10. Thằng Tuấn này thì thuộc dạng mê gái có tiếng trong lớp tôi, hầu như nó biết tên tất cả những đứa con gái trong trường.
– Ê Khanh lúa, đi với tao qua khối 10 địa con gái của cô chủ nhiệm. – Thằng Tuấn thiếu gia khều tôi nói với giọng nham nhỡ. Nó luôn kêu tôi là lúa vì biết tôi ở quê lên, tôi cũng chả bao giờ chấp nó vì hiểu nó chỉ đùa vui chứ không ác ý.
– Mày rảnh quá, rủ thằng Nam mọt sách đi đi. – Tôi chả hứng thú lắm với gái thành phố, vì quan niệm cũ là chỉ yêu gái quê tôi.
– Thằng đó chỉ thích địa trai thôi, đi với tao đi mà!
– Ok, vậy chầu ăn sáng này mày trả đó nhe. – Có cơ hội bào tiền của nó thì bào thôi, thằng này tuy giàu nhưng đôi lúc cũng keo kiệt lắm.
– Khè khè. – Thằng Tuấn cười nham nhở.
Hai đưa bước vội vào lớp học sau khi ăn sáng xong. Trong tiết hóa hôm đó, tôi cứ ngắm cô Hiền rồi suy nghĩ không biết con gái cô có giống cô không nhỉ?
– Khanh…ê Khanh…cô gọi mày kìa. – Thằng Nam mọt sách khều tay tôi thì tôi chợt bừng tỉnh và đứng dậy với vẻ mặt ngu ngơ.
– Em trả lời câu cô vừa hỏi. – Cô nhìn tôi nghiêm nghị và nói.
– Dạ…dạ em không nghe cô hỏi gì hết ạ. – Tôi ấp úng đáp.
Một viên phấn bay vèo vào đầu một cái cốc từ tay cô.
– Em đứng đó hết tiết học cho tôi. – Trời! tôi bắt đầu có ác cảm với môn Hóa rồi. Sao cô Hiền đối lúc lại dữ thế.
Bất chợt ngưng dòng ký ức năm lớp 11.Nhỏ Miu đang vỗ vào vai tôi.
– Nè, đang nghĩ gì vậy? Em kêu nãy giờ không nghe?
– Không có gì, có việc gì vậy em?
– Em nói là anh chạy lố rồi, cho em xuống ở cái khách sạn gần ngã tư vừa chạy qua.
Tôi quanh xe lại và em bước xuống, tháo nón và áo khoác đưa cho tôi.
– Sao em không giữ nón đi, nón em vừa mua mà?
– Mỗi lần ra đường thì mang theo, để khi tui cần thì co cái mà đội. – Em nói giọng chanh chua.
– Cơ mà nhà đâu không về, lại vào khách sạn giờ này?
Em bỏ đi không thèm quay lại trả lời câu hỏi của tôi. Lúc này đã 5 giờ chiều, tôi quyết định quay về căn nhà nhỏ của anh Đen. Vừa về thì đã thấy anh Đen bày sẵn rượu thịt ngồi đợi.
– Gì nữa đây ông, nhậu nữa hả?
– Mày ngồi xuống đây, tâm sự với anh một chút.- Nhìn ổng có vẻ buồn, tôi đành xả thân thêm một đêm nữa.
Cả buổi tối, anh Đen chỉ tâm sự về Nhung, người bạn gái trước kia sống chung nhà. Tôi cũng từng nói chuyện với chị khi đến đây ở. Thì ra anh Đen có vợ rồi nhưng ở một góc khuất nào đó trong tâm hồn, vẫn còn hình bóng của chị Nhung.Anh Đen rất hối hận vì ngày xưa đã đối xử tệ với chị. Đến một ngày chị bỏ đi, anh không bao giờ tìm thấy chị nữa.Nốc từng ly rượu cay đắng của cuộc đời, mặt anh trầm ngâm và nhìn về một hướng vô định nào đó.
Trời về khuya, rượu thịt cũng cạn dần.Chị vợ anh Đen đến đưa ảnh về nhà. Vậy là một bãi chiến trường lại hiện diện cùng với những cơn đau đầu, chóng mặt ùa đến. Lại lết từng bước loạng choạng đến giường và nằm xuống. Bóng dáng người con gái hôm qua lại xuất hiện một cách mờ ảo…
Chap 9:
Lại bóng dáng người con gái ấy bước vào, lom khom thu dọn đồ ăn thức uống bừa bãi trên sàn nhà. Cô ấy lại tiến lại ngồi cạnh tôi, lại đặt bàn tay mịn màng khẽ chạm môi tôi. Bất chợt, cô ấy đặt lên môi tôi một nụ hôn nhẹ nhàng. Một giọt nước rơi xuống má tôi từ khuôn mặt của cô ấy. Cố ấy đang khóc sao? Tôi không cảm thấy được vị ngọt của đôi môi vì dư âm của rượu chát nhưng nó lại rất ấm. Một mùi hương thơm dễ chịu lan tỏa từ mái tóc và đôi môi ấy. Tôi chìm sâu vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Sáng hôm nay trời khá đẹp, tôi pha một tách cà phê nóng và ngồi vào laptop đọc tin tức bóng đá như mọi ngày. Khi online yahoo thì thấy một vài tin nhắn offline.
– Anh Khanh! Khỏe không? – Tôi ngồi suy nghĩ một hồi lâu thì nhớ ra đây là nick của Trinh béo. Đã lâu rồi không thấy cái nick này liên lạc, cứ nghĩ em đã đổi nick từ lâu rồi.
– Trinh hả em? Anh khỏe…Sao lâu rồi không nhắn tin cho anh? – Tôi vội vàng trả lời ngay.
– Anh có online hả?
– Ừ, anh vừa online và thấy tin nhắn của em đây.
– Hi hi, Ly nói anh vừa về Việt Nam được vài hôm hả?
– Ừ, anh vừa về. Anh cũng nghe nói em sẽ vào đây thăm anh hả?
– Dạ! Em thu xếp mọi việc xong sẽ vào chơi với anh và Ly ngay.
– À…ừ…uhm…vậy…?
– Chuyện gì vậy anh?
– Ừ…em còn giận anh chuyện ngày xưa không?
– Chuyển gì anh?
– À…ừ…
– Chuyện xưa em không nhớ gì hết, thôi bỏ qua đi anh.
– Thiệt không? Tôi hỏi, và đợi một hồi lâu thì không thấy Trinh trả lời…
– Em bây giờ sao rồi, anh muôn thấy em bây giờ có được không? – Tôi đành lái qua một chuyện khác, không biết có thật sự con bé đã quên chuyện ngày xưa hay chưa. Nhưng thôi, khi nào gặp nó rồi tính tiếp.
– Em thì vẫn ú nu dễ thương như xưa thôi, hi hi.
– Em mở webcam cho anh xem ú cỡ nào được không, anh nhớ em gái của anh quá.
– Thôi, vài hôm nữa gặp luôn cũng được mà.
– Thôi ma! Mở đi! Em ngại anh hả?
– Thôi em send anh vài tấm hình em đi chơi này. Con nhỏ ú nu đứng bìa phải đó, hi hi.
– Đâu có ú lắm đâu, cũng mi nhon mà. – Thật sự rất ú, nhưng tôi không muốn nói sự thật để nó buồn.
– Thôi, em đi có tí việc. Chat sau nhe anh.
Ngồi tiếp tục nhắm nháp ly cà phê, tôi cảm thấy cũng an tâm được phần nào. Ít ra bây giờ anh em cũng đã nói chuyện được với nhau. Nhìn qua ô cửa sổ và bắt đầu những dòng suy nghĩ.
…Những mảnh vỡ ký ức thời trung học…
– Dẹp, tao không đi đâu. Mẹ nó dữ vậy thì nó cũng không hiền gì đâu. – Tôi quát vào mặt thằng Tuấn trong giờ nghỉ.
– Thôi mà, đi đi.
– Không.
– Bố mày bao mày ăn sáng rồi bây giờ chứng hả con. – Nó đập bàn vào lôi đầu tôi đi cho bằng được.
Cứ xô đẩy một hồi thì cũng đến lớp của con cô chủ nhiệm.
– Ê nhóc, ra đây anh bảo. – Thằng tuấn gọi một thằng trong lớp ra cứ như anh hai của nó.
– Đứa nào là con cô Hiền, chỉ anh mày cái. – Nó nói dọng bố láo.
– Dạ, con nhỏ đó tên Linh. Là hot girl của lớp…à không…là hot girl của trường mới đúng. Nhưng nó xuống sân trường rồi anh à. Trước khi anh đến cũng cả chục thằng ngu ngu tơi đây tâm tia rồi.
– Này thì ngu này. – Thằng nhỏ chạy vào lớp sau khi bị thằng Tuấn sút vào mông.
– Ê kìa, nó về rồi kìa anh. – Thằng nhỏ chỉ với ra ngoài.
Hai thằng tôi nhìn về hướng tay nó chỉ. Từ xa một cô bé buột tóc đuôi gà có gắn một chiếc nơ nhỏ màu hồng. Xinh xắn trẻ trung với chiếc váy đồng phục của trường và đôi giày búp bê. Má hồng hào và môi đỏ tự nhiên, lại có một nốt rùi son nhỏ trên gò má phải. Đôi mắt long lanh và miệng tươi cười với những đứa con gái khác. Hai thằng tôi thì mồm chữ O, chữ U đứng như trời tròng nhìn em không chớp mắt. Quả không hổ danh như lời đồn đại của trường. Lòng tôi tự nhiên cảm thấy xao xuyến với nét đẹp ấy kì là. Một nét đẹp rất trong sáng và hôn nhiên chả khác gì con gái quê tôi. Phải chăng quan niệm chỉ yêu con gái quê tôi là sai rồi.
– Giới thiệu với em, anh là Tuấn lớp 11, con nhà giàu, đẹp trai, học giỏi, viết chữ bự. – Thằng Tuấn sổ sàng chạy đến bắt chuyện với con nhỏ trong khi tôi vẫn còn đang mơ màng.
– Thằng kia là Khanh, con nhà nghèo, xấu trai, học dở, viết chữ nhỏ. – Tôi nghe mà như lộn ruột gan với thằng khốn này. Bất cứ thằng con trai nào đứng trước em, cũng muôn khoe những ưu điểm của mình. Vậy mà nó kể một tràng chả có điểm gì hay ho hết. Lại còn thêm vụ viết chữ bự chữ nhỏ chả ăn nhập gì cả.
Em ấy mặt lạnh như tiền, đi phớt qua hai thằng không thèm nhìn rồi bước vào lớp. Thằng nhóc trong lớp khi nãy nhìn chúng tôi và cười đểu.
– Được, càng chảnh thì anh càng khoái. Em nhất định là của anh. Về thôi nông dân. – Thằng Tuấn lại tỏ vẻ tư tin và đi về lớp.
Tôi cũng bước theo nó, nhưng cố quay vào nhìn em một lần cuối. Bỗng nhiên tôi phát hiện em ấy cũng đang nhìn tôi rồi cười mỉm một cái. Thôi chết rồi, tim tôi lại đập liên hồi, tôi vội vã quay mặt đi về. Vậy là giờ tan học cũng đến, vác chiếc xe đạp ra về như mọi ngày. Trên đường về cứ nhớ đến nụ cười mỉm của em ấy, như là một chấy gây nghiện, không thể dứt ra khỏi đầu. Thở phào một cái và nghĩ lại thân phận của mình. Một thằng hai lúa bình thường như tôi làm sao có được trái tim của em ấy. Thằng Tuấn có điều kiện như vậy thì còn may ra. Sực nhớ chiều này phải đi học guitar, mà dây đàn đã bị đứt mấy hôm trước. Tôi chạy về phố guitar ở Nguyễn Thiện Thuật để mua dây đàn. Tôi học guitar cũng được vài năm rồi, ba tôi bảo rằng nên tập chơi một thứ nhạc cụ nào đó, tâm hồn sẽ thoải mái hơn. Nó cũng sẽ là một ưu điểm giúp ích nhiều về sau này.
Mây hôm nay, thằng Tuấn ngày nào cũng tâm tia qua lớp em Linh. Nhưng chỉ một kết quả duy nhất là mặt chù ụ đi về. Cũng gần được một tuần hơn rồi mà em ấy vẫn chưa nói một lời nào với nó. Phần tôi thì vẫn thầm trộm nhớ Linh, nhưng lại không dám tiếp cận vì tự ti. Chỉ dám nhìn em từ xa, nuôi một mối tình đơn phương hồn nhiên tuổi học trò. Nhưng càng thích em ấy bao nhiêu, tôi lại càng ghét cô Hiền bấy nhiều. Tinh luôn cả bài kiểm tra miệng hôm này thì tôi đã sưu tập được 3 con dưới trung bình. Thật khó hiểu tại sao tôi lại ngu Hóa đến vậy, để lại ấn tượng xấu trong mắt mẹ Linh thì cái ước mơ làm quen em lại càng trở nên viễn vong.
Như mọi buổi tối sau khi học guitar xong, tôi cùng một vài người bạn chạy ra công viên 30/4 để hóng gió. Sai Gòn về đêm đẹp lắm, nhìn về phía bên kia là một nhà thờ Đức Bà cổ kính. Trong công viên thì có đủ mọi lứa tuổi đang tập thể dục. Các đôi trai gái yêu nhau đang ngồi tâm sự. Đôi lúc có những thằng bé bán sin-gum, kẹo ngọt đến mời mọc. Những gánh hàng rong được các học sinh tụm lại ăn hàng. Tôi và mấy đứa bạn rất thích không khi nơi này, thường ra ngồi bệt xuống đất rồi đàn hát rất vui vẻ.
Hát ca thỏa thích một hồi thì chúng tôi chia tay nhau ra về. Đang chuẩn bị cất đàn vào thì tôi nghe có tiếng thút thít ở ghế đá bên góc tối bên kia. Tôi thử tiến lại gần nhìn thì giật mình, đó là Linh. Người con gái tôi thầm thương trộm nhớ suốt một tuần nay đang ngồi khóc. Đứng sững sờ không biết phải làm gì, vội chạy đi mua bịt khăn giấy rồi quay lại. Cầm bịt khăn giấy trên tay rồi nhưng không dám chạy lại đưa em. Tôi đi từ từ lại gần ghế đá của em, cách đó tầm vài mét. Ngồi xuống bực thềm, tôi rút cây đàn ra và bắt đầu hát.
“Mưa về trên khúc hát lắng u buồn đợi bóng hình ai
Như tìm về thoáng hương xa, con đường giờ là kỉ niệm.
Giọt sương lặng lẽ bên em đọng trên đôi mắt vô tư
Để buồn cho con phố nhỏ để một người đến vấn vương.
Đi bên em chiều trên lối vắng
Phố xa phố xa ngỡ như thật gần.
Đôi vai em gầy trong chiếc lá
Giờ là đợi chờ nhớ mong mùa xuân…”
Đang hát say xưa thì tôi không còn nghe tiếng khóc nữa, nhìn qua ghế đã thì em đã không còn ở đó nữa. Tôi lại giật bắn người một lần nữa, em Linh đang đứng miếu máo trước mặt tôi.
– Anh hát bài khác vui hơn có được không? – Em thúc thít và nói.
– Ờ…à…ờ. – Tôi lớ ngớ trả lời.
Tôi vội suy nghĩ xem nên hát bài gì vui nhỉ? Tôi thì chỉ thường nghe nhạc buồn thôi. Bài Phố Xa vừa hát cũng lâu đời rồi, nhưng vừa tập hôm này nên hứng hát luôn. Lúc này em đã ngồi xuống cạnh tôi và chờ đợi. Tiếp tục chơi thêm một bài cũng khá cũ, Gốc Phố Dịu Dàng. Một bài khá vui, khả dĩ nhất mà tôi biết.
“Hỡi chiếc lá me xanh rơi trên đường xưa nắng hoa.
Còn nhớ góc phố thân quen bâng khuâng chờ nhau thiết tha.
Hỡi góc phố dịu dàng và hàng me anh đưa em đi ăn kem mỗi chiều.
Hỡi góc phố dịu dàng và nụ hôn tan êm rất mau trong ly chè kem.
Phố có nhớ đôi mèo con năm xưa
Vẫn hay nô đùa mỗi ngày và hay hái me cho nhau.
Phố có biết câu chuyện yêu vu vơ
Như thể con mèo dịu hiền thường hay cắn đôi tay tôi.
Hỡi góc phố dịu dàng,
Mà giờ đây sao con miu ơi đi hoang nơi nào?
Hỡi góc phố dịu dàng,
Và tình yêu ngây thơ vẫn thơm hương ly chè kem.”
Tôi nhìn sang em thì thấy đã hết khóc. Đã dần có những nụ cười trên môi. Người thì nhịp theo từng tiếng đập nhả của guitar. Khi tiếng đàn vừa dứt thì em cười rất tươi và vỗ tay.
– Anh hát và chơi đàn hay quá. – Tôi nghe mà cảm thấy sướng lân lân, tôi biết mình đàn và hát cũng bình thường thôi. Nhưng mỗi lần chơi là tôi lại đặt hết cảm xúc vào bài hát.
– Sao dạo này em chỉ gặp bạn anh mà không gặp anh nữa. – Em tròn mắt hỏi tôi. Chắc là em đang nhắc đến thằng Tuấn trời đánh qua lớp em tăm tia mỗi ngày.
– Em vẫn còn nhớ anh hả? – Tôi ngạc nhiên hỏi em.
– Tất nhiền rồi. Anh là người con trai…
Chap 10:
– Anh là thằng con trai nhà nghèo, học dở, xấu trai, viết chữ nhỏ chứ gì. – Em vừa nói vừa dùng ngón tay chỉ và ấn sâu vào má tôi.
Tôi trố mắt nhìn em và em cũng vậy. Bất giác em vội rút tay lại như vừa làm một việc gì hơi quá lố. Tôi không buồn vì những lời em nói, nhưng cảm thấy bối rối vì lần đầu tiên có một ngón tay con gái để lên mặt tôi như vậy.
– Anh buồn em hả? – Em nhìn tôi hỏi như hối hận vì vừa nói những lời hơi quá.
– Đâu có, tại lần đầu có người con gái chạm vào mặt anh. À à…không…người con gái trừ mẹ anh, dì anh…à à…không họ có phải con gái không nhỉ?. – Tôi nói cứ ấp úng như gà mắc tóc, một thằng hai lúa ngồi kế một cô tiểu thư thành thị xinh đẹp, vô cùng bối rối. Em nhìn tôi cười tít mắt.
– Em nói giỡn thôi, anh đâu có xấu trai đâu, còn những thứ khác em sẽ tìm hiểu sau. – Em sẽ tìm hiểu tôi sao? Nghe xong tim lại đập liên hồi.
– Nhưng hồi nãy tại sao em khóc? Lấy lại bình tình và tiếp tục trò chuyện với em.
Em chìa điện thoại ra, tin nhắn của một người nào đó. Nội dung đại loại là muốn chia tay em. Chợt cảm thấy buồn và thất vọng, thì ra em đã có bạn trai rồi. Chợt nghĩ thằng nào lại ngu dại đòi chia tay một cô gái xinh xắn như thế này nhi? Tôi thật sự cảm thấy ghen tị với nó. Tôi cũng chả biết phải khuyên em điều gì, vì tôi không có kinh nghiệm nhiều trong mấy chuyện tình cảm trai gái cho lắm.
– Thôi tối rồi, em phải về nhà đây. – Em vội vàng đứng dậy và nói.
– Nhà em ở đâu, có cần anh…anh chở về không? – Tôi hơi ấp úng.
– Em cảm ơn, nhà em sát đây thôi, đi bộ một tí là tới à.
– À…ờ…anh tên Khanh, rất vui được gặp em.
– Em tên Linh, gặp anh sau trong trường nhe. Em chào tôi và bước đi.
Tự nhiên lòng cảm thấy vụi, vì em nói sẽ gặp lại tôi trong trường. Nhìn gương mặt em, tôi biết vẫn còn buồn nhiều lắm. Tôi chả biết làm gì cho em vui và tôi cũng chả là gì của em mà. Vẫn bộ váy đồng phục trường, kẹp tóc màu hồng nhạt. Gương mặt trắng hồng và đôi môi đỏ. Em bước đi xa dần và xa dần. Lòng thấy hận thằng nào lại bỏ rơi em, cô gái xinh xắn như em phải được yêu thương và chăm sóc mới đúng chứ. Tôi cất đàn vào, đạp xe về nhà lúc trời đã tối. Đường thành phố về đêm thật lung linh huyền ảo, bắt đầu cảm thấy yêu hơn cuộc sống ở đất thành thì nạy. Có phải vì có em?
…Ngày hôm sau
Hôm nay mừng quá, không có tiết Hóa. Không biết từ khi nào mà tôi cực ghét mộn hóa dù yêu con gái cô dạy Hóa. Ông trời sao trớ trêu thế. Đang ngồi ăn sáng với hai thằng Tuấn và Nam trước giờ học.
– Tao quyết định rồi, chắc tao bỏ cuộc quá. – Thằng Tuấn nói với tôi, nghe là biết em Linh vẫn bơ nó.
– Coi vậy mà thích con trai như thằng Nam lại hay. – Nó quay qua thằng Nam cười đểu. Thằng Nam nóng máu, tán vào đầu thằng Tuấn.
– Bố láo, hôm nay mày ngon.- Thằng Tuấn điên lên định nhào vào xử thằng Nam.
– Anh Khanh, cho anh này. – Từ xa em Linh chạy về hướng tôi, chìa ra một chai nước cam.
– Hôm này anh có ra công viên nữa không? Em tròn xoe mắt hỏi.
– À…ờ…chiều này anh không có lớp guitar. – Vẫn còn đang bất ngờ vì chai nước cam.
– Tiếc quá, em thích nghe anh hát nữa.
– Thôi gặp anh sau nhe, em về lớp trước đây, à…số điện thoại em này. Em chìa một mảnh giấy cho tôi, rồi đi về lớp.
Cầm chai nước cam ép mà vẫn còn bất ngờ vì mọi chuyện vừa diễn ra. Bỗng quay mặt qua nhìn 2 thằng kia thì lại giật mình một lần nữa. Hai ông tướng như đứng hình, miệng thì u o nhìn tôi.
– Thì ra mày phổng tay trên của ông. – Thằng Tuấn tán đầu tôi và nói.
– Thôi đi ba, con người ta có bạn trai rồi. Làm gì đến lượt tao.
– Nhưng sao mày quen được nó hay thế.
– Thôi lên lớp học đi rồi tao kể sau. – Giờ học cũng sắp đến, lại thấy tiếc vì sao lúc nãy không bảo em là chiều này sẽ ra công viên.
Thằng Tuấn vừa đi về lớp vừa lườm tôi. Nó giựt mảnh giấy số điện thoại của em từ tay tôi rồi bỏ vào túi. Tôi cũng không dành lại nữa, vì tôi cũng có điện thoại đâu mà cần số làm gì. Tự nhiên bây giờ lại ước có điện thoại dùng. Và một ngày lại diễn ra bình thường như bao ngày.
Những ngày tiếp theo, không hiểu sao không còn thấy em xuất hiện nữa. Dạo này nhiều bài vở quá chăng? Tôi đang gửi xe chuẩn bị vào lớp thì từ xa, em xuất hiện, đi cùng với một vài người bạn. Vẫn khuông mặt xinh xắn ấy, nốt ruồi trên mà là một thương hiệu. Từng nụ cười của em làm bao thằng con trai trong sân trường phải điêu đứng. Em nhìn thấy tôi thì nụ cười tắt vội, quay đi như người không quen biết. Tôi đang cười với em thì mặt cũng xụ lại. Khó hiểu vì sao em lại như vậy, mới vài hôm trước vẫn rất thân thiện với tôi mà. Chợt nghĩ lại bản thân, cũng đúng thôi, tiểu thư và hai lúa ở hai tầng lớp khác nhau mà. Tôi buồn bã lê bướcvề lớp học.
Tiết Hóa hôm này khá căng thẳng, bài kiểm tra 1 tiết mấy hôm trước đang được phát ra. Ngồi thấp thỏm lo âu chờ nhận bài. Đời người bất cứ ai cũng trải qua cảm giác như vậy, suốt thời cấp sách đến trường. Vậy mà lần nào cũng cảm thấy lo. Có lẽ vì tôi sợ môn Hóa hay có thể vì tôi làm bài không được.
– Bài của mày này. – Thằng Nam quăng bài qua cho tôi.
Đúng là tôi đoán không sai, lại dưới trung bình nữa rồi. Cài đà này thì chắc cuối năm này tiêu môn này quá. Hôm này không biết ngày gì, đủ thứ chuyện buồn. Lúc hết tiết, cô Hiền còn bảo phụ huynh của tôi gọi điện nói chuyện với cô nữa. Vậy là chết chắc rồi.
Trưa tan học, tôi không chạy về nhà mà lại chạy ra công viên 30-4. Bình thường giờ này là cảm thấy rất đói bụng rồi, nhưng sao hôm nay chả muốn ăn gì cả. Ngồi thừ người ra một góc, ngắm dòng xe qua lại. Nhiều lúc tôi ước gì có một con kênh ngay đây, tôi sẽ nhảy xuống tắm một trận cho mát. Giải tỏa hết buồn phiền vớ vẫn của cái lứa tuổi học trò này.