Người bạn của tôi là Lionel Dacre cư ngụ ở đại lộ Wagram, thủ đô Paris, trong một căn nhà nhỏ có hàng rào lưới sắt và một thảm có khiêm nhường nằm trên hè phố bên trái khi ta đi từ Khải hoàn môn xuống. Tôi cho là căn nhà này đã có từ lâu trước khi đại lộ được kiến thiết, vì đã có rêu mọc trên các hòn ngói màu xám và những bức tường mốc meo phai màu. Từ ngoài phố nhìn vào, nó có vẻ nhỏ bé: năm cửa sổ ở mặt tiền, nếu tôi nhớ đúng; nhưng tại nó kéo dài ra phía sau bằng một căn phòng dài tại đó Dacre đã xếp đặt bộ sưu tập các sách về khoa học của anh và thu thập những món đồ vặt vãnh hay những vật kỳ dị vốn là sở thích của anh và là những thứ làm khuây khỏa các bạn hữu của anh. Là một người giàu có, tao nhã, cổ quái, anh đã giành một phần đời của anh và tài sản của anh để quy tụ một bộ sưu tập riêng độc nhất vô nhị các tác phẩm nói về Do Thái Pháp điển và về ma thuật, trong đó có nhiều vật hiếm có và rất đắt. Các sở thích của anh đã làm cho anh thiên về phía những sự kỳ diệu và quái đản, người ta đoan chắc với tôi rằng các kinh nghiệm của anh hướng tới thế giới xa xăm vượt qua mọi ranh giới của nền văn minh và các nghi thức.
Với những be bạn người Anh, anh không hề thốt ra một tiếng về công việc đó nhưng một người Pháp, người có cùng sở thích với anh xác nhận với tôi rằng những sự thái quá tệ hại của những buổi lễ quỷ quái đã từng được thực hiện trong văn phòng lớn này có bày biện sách vở và các tủ kính.
Khía cạnh thể chất của Dacre đã bộc lộ tính chất sự chú tâm mà anh giành cho các vấn đề tâm linh trước hết là phương diện trí tuệ. Bộ mặt nặng nề của anh không có một chút gì của con người khổ hạnh cả, nhưng cái hiếm hoi của anh như là một chỏm núi bên trên một khu rừng thông, đã làm cho ta thấy một sức mạnh đáng kể về tinh thần. Các kiến thức của anh nhiều hơn sự khôn ngoan của anh một cách rõ rệt, những con mắt nhỏ, sáng của anh nằm sâu trong bộ mặt nung núc thịt long lánh vẻ thông minh và một sự tò mò không bao giờ thỏa mãn, nhưng đó là những con mắt của một kẻ đầy nhục cảm và tự kỷ trung tâm. Nói về anh ta như vậy là khá đủ rồi, vì ngày nay anh đã chết rồi, cái con quỷ xấu số đó: chết ngay đúng vào lúc mà anh tin rằng cuối cùng anh đã khám phá ra nước thuốc trường sinh, ngoài ra tôi không có ý định nói với các bạn về tính tình phức tạp của anh; tôi muốn kể lại với các bạn một sự việc không thể giải thích được đã xảy ra trong một lần tôi đến thăm anh hồi đầu xuân năm 1882.
Tôi biết Dacre ở Anh quốc vì tôi đã bắt đầu các việc sưu tầm của tôi trong căn phòng về Assyrie tại viện bảo tang Anh quốc vào thời kỳ mà anh đang cố gắng gán một ý nghĩa thần kỳ và bí truyền cho các biển của Babylon và sự cùng chung quan tâm này đã đưa chúng tôi lại gần nhau, những ý kiến ngẫu nhiên đã đưa tới những cuộc tranh luận hàng ngày và rút lại chúng tôi đã kết bạn với nhau. Tôi hứa với anh rằng tôi sẽ tới thăm anh trong chuyến qua Paris sắp tới của tôi, ngay cả khi tôi sắp thực hiện lời hứa, tôi cũng ở trọ tại Fontainebleau, vì thường không có các chuyến xe lửa buổi chiều nên anh mời tôi ngủ lại đêm ở nhà anh.
– Tôi chỉ có cái giường này để mời anh, anh nói với tôi trong khi chỉ một cái đi-văng lớn trong căn phòng rộng của anh. Tôi hy vọng rằng dù sao anh cũng sẽ có thể ngủ một cách thoải mái ở đó.
Thật là một căn phòng đặc biệt để người ta nằm ngủ, căn phòng với những bức tường cao được che phủ khắp nơi bằng những cuốn sách màu nâu! Nhưng với một người ham mê sách cũ như tôi, lối trang trí này rất thích thú và tôi quý trọng cái mùi thanh thoát bốc ra từ một cuốn sách cũ. Tôi trả lời anh rằng tôi không ước muốn một căn phòng nào vui mắt hơn thế này cũng không mong ước một khung cảnh nào có nhiều cảm tình hơn thế này.
– Nếu sự thiết trí này cũng kém vẻ thực tế như kém tính chất ước lệ. Ít nhất nó cũng bắt tôi phải trả một cái giá đắt, anh nói với tôi trong khi đảo mắt nhìn một vòng trên các ô tủ của anh. Tôi đã tiêu tốn tới một phần tư triệu để có được tất cả những thứ ở chung quanh anh. Những quyển sách, những khí giới những viên đã quý và những bức điêu khắc, những tấm thảm, những bức họa… mỗi vật đều có lịch sử riêng của nó và thường là một lịch sử thú vị.
Anh ngồi ở một bên lò sưởi và tôi ngồi một bên khác cái bàn mà anh dung làm mắt giấy thì ở về mạn tay phải của anh, trên bàn là một ngọn đèn rất mạnh tở ra một vòng ánh sáng vàng óng, một tấm da mới trải ra một nửa nằm ở giữa bàn, vây quanh bởi những thứ linh tinh chỉ đáng làm đồ lạc soong. Trong đám những đồ này nọ có một cái phễu như là thứ phễu mà ta thường dung để đổ rượu vang vào đầy các thùng, nó có vẻ như bằng gỗ đen và nó được đánh đai chung quanh bằng một khoạn trên bằng đồng đã phai màu.
Tôi nói với anh:
– Đây là một vật kỳ dị. Lịch sử của nó ra thế nào?
– A! đó chính là câu hỏi mà tôi đã nêu lên nhiều lần, xin anh hãy cầm lấy nó trong bàn tay và xem xét nó…
Tôi làm theo những gì anh bảo và tôi thấy rằng cái phễu không phải bằng gỗ mà bằng da nhưng bị thời gian là cho khô đi tới một mức đô quá thái. Nó khá lớn; khi đổ đầy nó phải chứa được một lít chất lỏng. Chiếc khoen đồng bao quanh cái phần lớn nhất nhưng phía dưới cổ phễu cũng có một vòng kim loại.
– …Anh nghĩ sao về cái phễu này? Dacre hỏi tôi.
– Tôi cho là nó thuộc về một anh hàng rượu hoặc một anh làm kẹp mạch nha thời trung cổ, ở Anh quốc, tôi đã nhìn thấy những cái chai phình bụng rất lớn bằng da có từ thế kỷ thứ mười bảy: người ta gọi chúng là những cái “roi bọc da”, những cái vồ đập chết trâu chúng cũng cùng một màu và cùng một sức to bền như cai phễu này.
– Tôi nghĩ rằng cái phễu này chắc cũng có vào khoảng cùng một thời kỳ đó, người chủ của cái phễu trả lời tôi và chăc chắn là nó được dung để đổ đầy một cái lọ. Nhưng trừ khi có sự lầm lẫn về phần tôi, đây là một nhà buôn rất đặc biệt đã dung cái phễu này để đổ đầy một cái thùng cũng không kém phần đặc biệt. Anh không nhận thấy gì khác thường ở phía dưới cổ phễu à?
Tôi nhìn cái phễu dưới ánh sáng của cây đèn và lúc đó tôi nhận thấy ở một chỗ phía trên cái khoen đồng nhỏ độ mười phân, cỏ phễu bị sây sát, có rạch, như đã bị một người nào cắt khía với một con dao cùn, chỉ có tại chỗ đó cái bề mặt đen mới mất vẻ xù xì.
– Một người nào đó định cắt cái cổ phễu
– Cắt nó, anh nghĩ vậy à?
– Hình như nó bị xé rách ra. Bất kể người ta dùng một khí cụ nào, phải có sức mạnh mới gây được các vết tích này lên một vật cứng như vậy! Nhưng về phần anh, ý kiến anh ra sao? Tôi tin rằng anh đã biết nhiều hơn là điều mà anh đã nói.
Decre mỉm cười và cặp mắ nhỏ ranh mãnh của anh ta đã tiết lộ cho tôi thấy là tôi không lầm.
Anh hỏi tôi:
– Trong các cuộc nghiên cứu về triết học của anh , anh có quan tâm tới môn tâm lý học về các giấc mơ không?
– Tôi không biết là đã có một khoa tâm lý học về loại này.
– Quan ngài quý mến của tôi, anh có trông thấy cái ngăn ở phía trên tủ kính đựng các đá quý không? Nó chứa đầy ắp các sách từ thời Albert le Grand (một nhà thần học và triết gia ở thế kỷ thứ mười ba) nói về chủ đề này, môn tâm lý học về các giấc mơ là một khoa học giống như các môn khoa học khác.
– Một khoa học của các tay phương sĩ ảo thuật!
– Nhà phương sĩ bao giờ cũng là người tiền đạo. Từ nhà chiêm tinhđã nảy sinh ra nhà thiên văn học, từ nhà luyện đan, nảy sinh ra nhà hóa học, từ nhà chữa bệnh bằng khoa thôi miên nhân điện nảy sinh ra nhà tâm lý học kinh nghiệm, nhà phương sĩ ảo thuật ngày hôm qua là giáo sư của ngày mai. Sẽ có một ngày mà cả những điều tế vi không thể sờ mó được mà chúng ta gọi là những giấc mộng sẽ được xếp loại, chia ra từng bộ, hệ thống hóa. Tới ngày đó, những sự sưu tầm của những người bạn của chúng ta đang nằm choán tất cả cái ngăn này, sẽ không còn là một đề tài mua vui cho người thích chuyện thần bí mà sẽ là nền tảng cho một môn khoa học.
– Cho rằng sự việc là như vậy đi thì khoa học về các giấc mơ có dính líu tới một cái phễu lớn bằng da có đánh đai đồng?
– Tôi sẽ nói với anh về chuyện đó. Anh biết rằng tôi đã trả lương cho một nhân viên, người này lúc nào cũng theo dõi những đồ hiếm có và kỳ lạ giành cho bộ sưu tập của tôi, cách đây vài ngày ông ta được biết tin một lái buôn ở các bến tàu mới mua được một số cổ vật, các cổ vật này được tìm thấy trong tủ tách chén căn nhà cổ tọa lạc chỗ tận cùng một phố của Khu phố La tinh. Phòng ăn của căn nhà đã được trang hoàng một tấm biển huy chương với các huy hiệu: những hình chữ V và gạch đỏ trên nền bạc, một cuộc sưu tra nhanh chóng chứng tỏ rằng đó là huy chương của Nicolas de la Reynie, một trong những quan chức cao cấp của vua Louis thứ XIV. Không ai được phép nghi ngờ điêu gì nữa: những cổ vật khác trong tủ tách chén đã có từ lúc khởi đầu triều đại Đức vua Mặt trời. Do đó, tôi suy đoán rằng tất cả các cổ vật này đều thuộc về ông Nicolas de la Reynie đó, ông là sĩ quan cảnh sát trưởng do đó phụ trách sự áp dụng và đôn đốc việc thi hành các luật lệ khắc nghiệt của thời đó.
– Và sao nữa?
– Bây giờ xin anh hãy cầm lấy cái phễu và xem kỹ cái khoen đồng ở phía trên. Anh không nhìn thấy một cái gì giống như một chữ à?
– Chắc chắn là đã có những bế trầy trên cái khoen bằng đồng, thời gian đã gần như xóa nhòa chúng. Đúng, xó thể thật sự đã có những chữ, chữ cuối cùng có vẻ phảng phất giống chữ B.
-… Anh có phân biệt rõ một chữ B không?
– Có.
– Tôi cũng vậy, ngoài ra tôi tin chắc đó là một chữ B.
– Nhưng quý nhân mà anh nói tới đã có một cái tên bắt đầu bằng chũ R?
– Đúng thế! Đó là chỗ ly kỳ của câu chuyện. Ông ấy sở hữu vật kỳ lạ này, vậy mà vật đó lại mang những chữ bắt đầu bằng tên của một người nào khác, tại sao?
– Tôi không biết chút gì về việc này cả. Còn anh?
– Chúng ta hãy cố đoán xem, ở xa hơn một chút trên cái khoen đồng, anh không nhìn thấy một thứ hình vẽ à?
– Có một cái mũ phải không?
– Đó là một cái mũ, không chối cãi được, nhưng nếu anh nhìn nó lúc ban ngày, anh sẽ thấy đó không phải là một cái mũ thường. Đó là một cái mũ có huy hiệu, biểu trưng cho một địa vị xã hội, nó được cấu tạo bằng sự xen kẽ của bốn viên ngọc trai và những lá dâu, đó là mũ của một vị hầu tước. Do đó, chúng ta có thể suy luận ra rằng người mà chữ tắt cuối cùng là một chữ B đã có quyền đặt cái mũ nhỏ này.
– Vậy là cái phễu da vô tích sự này đã thuộc về một vị hầu tước à?
Decre mỉm cười.
– Hay thuộc về một người trong gia đình một hầu tước, chúng ta đã suy diễn tất cả mọi việc đó từ chiếc khoen được chạm trổ này.
– Nhưng một lần nữa, có liên quan gì với những giấc mơ? Liệu tôi có nên gán một cảm giác đột ngột của sự ghê tởm, sự kinh hãi vô lý đang xâm chiếm người tôi, lúc đó cho một cái nhìn mà tôi tưởng là tôi đã phát hiện ra ở Decre hoặc cho một cái gì mà tôi không biết rõ đã ngấm ngầm trong thái độ của anh.
– Đã hơn một lần, tôi nhận được những thông tin rất quan trọng qua một giấc mơ, anh bạn trả lời tôi với cái giọng thầy giáo mà anh ưa thích. Bây giờ tôi đã đặt thành quy luật là mỗi khi tôi ngần ngại về một chi tiết vật chất thì tôi đặt cái vật đó bên cạnh tôi trong khi tôi ngủ và nhất quyết hy vọng một sự thiên khải. Đối với tôi, phương pháp này không có vẻ tối tăm lắm, mặc dù nó không được sự tán thưởng của khoa học chính thức vào thời buổi này, theo giả thuyết của tôi, bất kể vật nào có liên hệ mật thiết với bất kỳ một sự xúc động cao độ nào đó của con người, dù vui vẻ hay đau khổ, đều lưu giữ được một không khí hay một sự thấm nhiễm có thể truyền thông cho một tâm hồn bén nhạy và dễ cảm thụ. Với những tâm hồn bén nhạy, tôi tuyệt nhiên không có ý định nói tới một tâm hồn bình thường, tôi chỉ nói tới một tâm hồn có rèn luyện và có học vấn, như anh hay tôi là những người đã có một tâm hồn như vậy.
– Thí dụ ý anh muốn nói là nếu tôi nằm ngủ bên cạnh thanh gươm cổ treo ở trên tường này thì tôi có thể nằm mộng thấy một vụ đổ máu mà thanh gươm đã tham dự vào à?
– Anh đã rất khéo chọn ví dụ của anh! Quả thật tôi đã dùng phương pháp mà tôi vừa nói với anh đối với thanh gươm này và trong một cơn mộng tôi đã chứng kiến cái chết của người chủ của nó; ông ta đã chết trong một cuộc giao tranh nhỏ mà tôi không thể biểt rõ rệt là ở nơi nào, nhưng nó đã xảy ra vào thời chiến tranh “Bắn nhau bằng các hòn đá”. Nếu muốn suy ngẫm kỹ càng, một vài tín ngưỡng trong dân gian đã chứng tỏ rằng tổ tiên chúng ta cũng đã nhìn nhận sự thật này, mà với sự khôn ngoan của chúng ta, nay chúng ta đã liệt vào loại các dị đoan.
– Thí dụ?
– Chẳng hạn khi người ta đặt chiếc bánh hôn lễ bên dưới gối để cho người ngủ có được những giấc mơ vui thích. Anh sẽ tìm thấy nhiều trường hợp tương tự khác trong một tập sách nhỏ mà tôi đang viết. Nhưng xin quay về với vấn đề lớn của chúng ta, một đêm tôi đã nằm ngủ với cái phễu này ở bên cạnh mình và tôi đã có một cơn mộng chiếu một ánh sáng kỳ lạ vào nguồn gốc và công dụng của nó.
– Anh đã nằm mộng thấy gì?
– Tôi đã mộng thấy…
Anh ngừng lại và anh đột nhiên có vẻ rất chú tâm.
-…Lạy Chúa, đây là một ý kiến mà tôi tin là tốt, anh nói tiếp, thật sự đây là một cuộc thí nghiệm rất bổ ích. Anh là một người thiên về tâm linh, anh có những giây thần kinh phản ứng cấp kỳ được với bất cứ một cảm giác nào…
– Tôi chưa bao giờ thực hiện những cuộc thử nghiệm kể trên.
– Được, chúng ta sẽ thử nghiệm anh tối hôm nay! Liệu tôi có thể yêu cầu anh coi như anh giúp tôi một việc lớn, vì anh sẽ ngủ ở đây tối hôm nay, nằm ngủ với chiếc phễu cũ kỹ này để bên cạnh gối của anh không?
Đối với tôi, lời thỉnh cầu có vẻ vô lý, buồn cười, nhưng một trong những mặc cảm của tôi là sự khao khát vô biên về tất cả những gì liên quan tới sự kinh dị và kỳ lạ. Tôi không tin ở thuyết của Decre tí nào và tôi không nghĩ gì tới sự thành công trong cuộc thí nghiệm của anh, tuy nhiên không co gì làm tôi bực bội khi đem làm thử cuộc thí nghiệm này. Với vẻ nghiêm trọng, Decre đem tới đầu đi-văng của tôi một cái ghế đẩu trên đó được đặt cái phễu. Chúng tôi còn truyện trò ba hoa một lúc, rồi anh chúc tôi ngủ ngon và để tôi một mình.
Tôi còn ngồi lại một lát bên bếp lửa để hút một điếu thuốc lá và tôi suy ngẫm tới cuộc nói chuyện của chúng tôi. Tôi thấy mình hoài nghi quá, đã có một cái gì lúng túng trong sự vững lòng của Decre; tôi cảm thấy xúc động vì khung cảnh hơi khác thường mà tôi đang sống vì căn phòng rộng mênh mông chứa các đồ vật rất lạ lùng và đôi khi quái gở này. Sau cùng tôi cởi bỏ quần áo, tắt đèn và nằm xuống. Sau nhiều lần trằn trọc trở mình, tôi ngủ thiếp đi. Xin các bạn cho phép tôi cố sức mô tả với một sự chính xác nhất khả dĩ có được về giấc mộng mà tôi đã thấy; những tình tiết của nó tồn tại trong ký ức của tôi rõ ràng hơn bất cứ một cảnh trí nào mà tôi thực sự tham dự.
Về khung cảnh thì nó là một căn phòng vòm cong. Ở những góc, bốn cổng tường leo tới một cái mái có cạnh sắc. Lối kiến trúc thô kệch nhưng vững chắc là căn phòng này thuộc về một tòa nhà đồ sộ.
Ba người đàn ông mặc đồ đen, đội những cái mũ nhung đen có vẻ nặng nề ngồi xếp hàng trên một cái bục có trải thảm đỏ. Họ có vẻ rất nghiêm trang, rất buồn bã. Phía bên trái, hai người đàn ông mặc áo dài, mỗi người cầm một cái ví nom như nhét đầy giấy tờ. Phía bên phải, một người con gái bé nhỏ tóc nâu với cặp mắt kỳ dị màu xanh trong sáng, những con mắt của trẻ con đang nhìn về phía tôi. Cô không còn trong tuổi hoa niên nữa, nhưng cô vẫn còn trẻ, người mập, tròn trĩnh, cô có một phong cách kiêu hãnh vững vàng, khuôn mặt tái xanh nhưng tinh khiết. Khuôn mặt kỳ dị, dễ thương với một cái gì có vẻ giả dối như một đôi chút tàn độc trên cái miệng mỏng và thẳng và cái cằm đầy thịt. Cô quấn mình trong một thứ áo dài rộng và trắng. Bên cạnh cô một tu sĩ gày guộ đầy nhiệt tình đang nói nhỏ vào tai cô, co quay đầu đi và nhìn một cách chăm chú, ngoài tầm cây thánh giá, ba người đàn ông mặc đồ đen mà tôi cảm thấy hẳn là các vị quan tòa xử cô.
Ba người đàn ông đứng dậy và nói một vài tiếng mà tôi không nghe rõ, đó là người đàn ông ngồi giữa nói. Rồi họ đi ra khỏi căn phòng, hai người đàn ông mang ví đi theo họ. Ngay cùng lúc đó nhiều người mặc quần áo chẽn đi vào trong phòng, cuốn tấm thảm đỏ rồi tới những tấm ván là thành cái bục, nhanh chóng thu dọn gọn gàng. Khi màn cảnh đó biến mất rồi, tôi nhận thấy sự hiện diện của những đồ vât kỳ dị; một thứ nom giống như một cái giường với những bánh xe nhỏ bằng gỗ ở hai đầu và một cái cân quay tay để điều chỉnh chiều dài, một thứ khác là một con ngựa gỗ; cũng có cả những dây thừng treo lủng lẳng bên trên các bánh xe lăn, người ta có thể nói đó là một phòng tập thể dục tối tân.
Khi căn phòng được chuẩn bị sẵn sàng, một nhân vật mới xuất hiện trong khung cảnh đó. Đó là một người đàn ông lớn và gầy gò, mặc toàn màu đen. Khuôn mặt xương xẩu và khắc khổ của ông ta làm tôi phát run lên. Quần áo của ông lóng lánh chất mỡ và đầy những vết bẩn. Ông đi đứng với một vẻ đường bệ, mực thước, oai nghiêm, như thể từ lúc bước vào căn phòng ông đã nắm quyền điều khiển mọi công việc. Bất kể tới cái dáng điệu thô vụng và những y phục bẩn thỉu của ông, lúc này là phần vụ của ông, căn phòng này là của ông và chính ông là người ra mệnh lệnh. Cánh tay trái của ông mang một cuộn dây thừng nhỏ người đàn bà nhìn ông với một cái nhìn dò xét, nhưng sắc diện của cô ta không hề thay đổi chút nào, chỉ có đôi chút thách thức phụ thêm vào vẻ tự tin vững vàng. Về phần vị tu sĩ thì mặt ông tái đi, tôi nhìn thấy mồ hôi nhỏ giọt trên vầng trán cao và gồ của ông. Ông chắp tay cầu nguyện, ông luôn luôn cúi xuống người đàn bà để thì thận với cô ta những lời khích lệ.
Người đàn ông mặc đồ đen tiến lên, cầm một trong những sợi dây thừng nhỏ và buộc hai bàn tay người đàn bà lại với nhau. Cô ta dịu dàng chìa hai tay cho ông. Rồi ông nắm lấy vai cô ta một cách hung bạo và ông đưa cô ta tới trướccon ngựa gỗ, con ngựa gỗ cao hơn thân mình cô một chút. Ông nhấc bổng cô lên trên, đặt cô nằm dài lên lưng con ngựa, cô nhìn lên trần nhà. Vị tu sĩ tứ chi run rẩy, chạy ù ra khỏi phòng, cặpmôi của người đàn bà mấp máy một cách mau lẹ; tôi không nghe thấy gì cả nhưng tôi biết cô đang cầu nguyện, hai chân cô bỏ thõng ở hai bên mình con ngựa, tôi trông thấy những tên phụ việc mặc quần áo chẽn đã cột các cổ chân cô và buộc đầy dây thừng vào những cái khoen sắt gắn ở ván lót nền phòng. Tim tôi se lại trước những sự chẩn bị hiểm ác này. Tuy nhiên bị đờ đẫn ra vì sự kinh hoàng, tôi không thể quay mắt đi khỏi hoạt cảnh này, một người đàn ông đi vào, mỗi tay xách một thùng nước. Đến lượt người thứ nhì đi vào với một thùng nước thứ ba.
Họ đặt những cái thùng bên cạnh con ngựa gỗ, người đàn ông thứ nhì cũng mang một cái chậu nhỏ bằng gỗ có cái cán thẳng. Y đưa cái chậu gỗ nhỏ này cho người đàn ông mặc đồ đen. Cùng trong lúc đó, một trong những tên đầy tớ tiến lại gần, hắn cầm một vật sẫm màu mà vừa nhìn thấy, dù là trong giấc mơ của tôi, nó đã nhắc tôi nhớ tới một cái gì. Đó là một cái phễu bằng da. Với một sức mạnh đầy tội lỗi, hắn cắm sâu cái phễu… Nhưng tôi không thể chịu đựng cảnh này nhiều hơn nữa. Tóc tôi dựng đứng lên vì kinh hãi. Tôi co quắp người lại, tôi giãy giụa, tôi làm đứt đoạn giấc ngủ của tôi và tôi tỉnh dậy kêu lên một tiếng lớn…
Tôi tỉnh lại kinh hoàng trong cái thư viện rộng lớn mắt trăng trải anh sáng xanh xao qua cửa sổ và chiếu ra những lằn màu đen và màu bạc trên bức tường đối diện. Ôi , thật là khoan khoái biết bao khi cảm thấy được trở lại thể kỷ XIX, khi nhận ra tôi đã rời bỏ căn phong của thời trung cổ đó để trở về một thế giới mà những cư dân đã có một trái tim khả dĩ gợi ra cho họ những tình cảm của con người! Tôi ngồi trên đi-văng, người vẫn còn run rẩy, tâm thần pha trộn giữa sự tri ân và nỗi kinh hoàng. Nghĩ ngợi tới những việc như vậy đã được thực hiện, đã có thể thực hiện được mà đấng thượng đế không trừng phạt những kẻ vô lại đã thi hành các việc đó! Phải chăng, đó là một truyện giả tưởng nảy sinh ra bởi trí tưởng tượng của tôi, hay đó là một sự việc đã thật sự xảy ra trong những ngày u ám độc ác của lịch sử thế giới. Tôi gục đầu vào hai bàn tay run rẩy của tôi. Và rồi bỗng nhiên tim tôi ngừng đập và ngay cả tôi không thể cất tiếng kêu lên được khi mà tôi kinh khiếp quá. Qua bóng tối của thư viện, có một người nào đó đang tiến lại chỗ tôi. Sự kinh hoàng được chồng chất thêm làm tiêu hủy lí trí con người. Không còn đủ sức để suy luận, để cầu nguyện, tôi chú mục nhìn cái bóng người đen sẫm đang bước tới gần. Cái bóng đen đó vừa đi qua một tia ánh trăng; lúc đó tôi lấy lại được hơi thở. Đó là Decre, trên mặt anh tôi thấy rằng anh cũng kinh hãi như tôi.
– Có phải anh đấy không? Nhân danh thượng đế, việc gì xảy ra thế? Anh nói với tôi với một giọng nói hốt hoảng.
– Ồ, anh Decre! Tôi sung sướng được thấy anh! Tôi mới xuống địa ngục, thật là khủng khiếp!
– Vậy chính anh mới kêu lên đó anh?
– Tôi nghĩ là vậy.
– Tiếng kêu vang dội khắp căn nhà. Bọn đầy tớ bị kinh hoàng…
Anh bật một que diêm và đốt đèn lên.
-… Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nhóm lại lửa…
Anh quăng một vài khúc củi lên đống than hãy còn đỏ hồng.
-… Trời ơi, anh có vẻ xanh xao quá này, anh bạn quý. Người ta sẽ nghĩ là anh vừa mới nhìn thấy ma.
– Tôi đã nhìn thấy ma… nhiều ma!
– Vậy là cái phễu da đã đóng vai trò của nó?
– Dù cho tôi tất cả vàng trên thế giới tôi cũng không muốn ngủ một lần bên cạnh vật quỷ quái này.
Decre bật ra một tiếng cười nhỏ. Anh nói với tôi.
– Tôi đã trù liệu rằng anh sẽ có một đêm nơi náo động, nhưng anh đã trả thù rồi, vì tiếng la hét của anh không phải là rất êm ái để mọi người nghe vào lúc hai giờ sáng, theo lời anh nói, tôi tưởng tượng là anh đã nhìn thấy tất cả sự việc khủng khiếp đó phải không?
– Sự việc khủng khiếp gì?
– Sự hành tội bằng nước. “vấn đề dị thường”như người ta đã nói dưới thời Vua Mặt trời. Anh có chịu đựng được cho tới cùng không?
– Không, lạy chúa tôi! Tôi đã thức dậy trước khi việc đó khởi sự.
– À, càng hay cho anh, tôi thì tôi đã cầm cự tới thùng nước thứ ba. Dẫu sao thì đó cũng là câu chuyện từ cổ xưa, những vị anh hùng giờ đây đã bị chôn vùi dưới đất rồi! Chắc chắn là anh không có một chút ý kiến gì về cái quang cảnh mà anh đã chứng kiến phải không?
– Việc hành tội môt nữ phạm nhân nào đó. Hẳn cô ta đã phạm những trọng tội ghê gớm nên mới phải chịu một hình phạt như vậy!
– Việc đáng kể là chúng ta đã có được sự an ủi nhỏ nhoi này, Decre trả lời tôi, trong khi cuộn mình trong chiếc áo ngủ và bước lại gần lò sưởi, những tội ác của cô ta tương xứng với hình phạt của cô ta. Ít nhất nếu tôi không lầm về lý lịch của người đàn bà này.
– Làm thế nào mà anh có thể khám phá ra lý lịch của cô ấy.
Thay cho câu trả lời, Decre lấy từ kệ tủ ra một cuốn sách cổ.
– Hãy nghe điều này! Anh bảo tôi. Anh sẽ tự mình phán đoán xem có phải tôi đã tìm ra lời giải đoán của việc bí ẩn. “Người nữ tù nhân bị đem ra xét xử trước Đại Pháp Viện của Tối Cao Pháp Viện họp tại tòa án với tội danh là đã ám sát ông Dreux d’Anbray, thân sinh ra cô và hai anh trai cô, các ông d’Anbray, một người là tài phấn dân sự và người kia là Ủy viên Tối Cao Pháp Viện. Hình như khó mà tin rằng cô là thủ phạm của những tội ác quái gở như vậy, vì cô có vẻ dịu hiền, cô người nhỏ nhắn, cô có một màu da nâu và những con mắt màu xanh. Tuy nhiên tòa án đã phán quyết cô là thủ phạm, buộc cô phải chịu sự thẩm vấn thường và sự thẩm vấn đặc biệt ngõ hầu bắt cô phải khai tên tuổi những kẻ đồng lõa, rồi bị dẫn giải bằng xe bò tới công trường Genève, ở đó cô sẽ bị chém đầu, xác cô sẽ bị thiêu và tro tàn bị trải tung cho gió cuốn”
“Ngày tháng của sổ đăng lục này là ngày mười sáu tháng bảy năm 1676”
– Thú vị đó! Tôi trả lời. Nhưng không đủ sức thuyết phục. Làm thế nào anh chứng minh được rằng là đó là cùng một người đàn bà này?
– Tôi chứng minh được, câu chuyện kể lại thái độ của người đàn bà trong cuộc thẩm vấn: “Khi kẻ hành tội đến gần cô, cô nhần ra hắn ta vị những dây thừng nhỏ mà hắn ta cầm trong tay và ngay tức thì cô chìa những bàn tay cô cho hắn trong khi mắt nhìn hắn từ đầu tới chân mà không thốt ra một câu nào”. Có đúng vây không?
– Đúng.
– “Cô thản nhiên nhìn con ngựa gỗ và những khoen là những thứ đã vặn gãy rất nhiều tay chân và những tiếng kêu đau đớn. Khi mắt cô nhìn tới ba thùng nước đã được chuẩn bị sẵn, cô mỉm cười nói: “Tất cả số nước này được mang tới đây với dụng ý làm tôi chết chìm, thưa ông. Tôi cho rằng ông không nghĩ tới việc bắt một người nhỏ bé như tôi phải nuốt hết chỗ nước này chứ?”. Tôi có cần đọc cho anh nghe những chi tiết của sự hành tội không?
– Không, vì lòng lành của Thượng đế!
– Đây là một câu chứng tỏ cho anh thấy rằng những gì được kể trong quyển sách này đúng là cái cảnh mà anh đã chứng kiến hôm nay: “Đạo sư Piror hiền hậu không thể đứng nhìn những sự đau khổ mà người đàn bà bị hành tội sắp phải chịu đựng, đã bước vội ra khỏi căn phòng”. Điều này có thuyết phục anh không?
– Hoàn toàn thuyết phục. Không còn nghi ngờ gì, đây đúng là cùng một việc, nhưng như vâỵ thì cái người đàn bà rất duyên dáng này là ai mà phải chịu một kết cục quá khủng khiếp như thế?
Decre bước lại gần tôi và anh đặt cây đèn nhỏ trên cái bàn ở đầu giường, cầm nâng cái phễu chết tiệt lên, anh quay cái khoen bằng đồng lại để cho ánh sáng soi rõ nó. Khi nhìn như vậy tôi thấy những hình chạm rõ hơn là vào buổi tối.
– Chúng ta đã nhận xét rằng đây là biểu trưng của một vị hầu tước hay là một nữ hầu tước, chúng ta đã xác định rằng chữ cuối cùng là một chữ B.
– Đúng, không thể chối cãi được.
– Bây giờ tôi chưa đưa ra một ý kiến, những chữ khác từ trái qua phải, không phải là một chữ M, một chữ M nữa và một chữ d nhỏ, một chữ A, một chữ d nhỏ rồi một chữ B tận cùng hay sao?
– Đúng, tôi nghĩ rằng anh nói có lý. Tôi nhận ra hai chữ d nhỏ một cách hoàn toàn rõ ràng.
– Những gì mà tôi vừa đọc cho anh nghe, Decre tuyên bố, là sự ghi chép chính thức về vụ án Marie Madeleine d’Anbray, nữ hầu tước đất Brinvillien, một trong những người đàn bà can tội đầu độc chứ danh nhất của mọi thời đại.
Tôi đứng yên không nói được lời nào. Tôi bị choáng váng vì tính chất kỳ dị của sự việc và vì tính cách hình thức của bằng chứng mà Decre đã cung cấp cho tôi. Tôi nhớ lại một cách mơ hồ một vài chi tiết về sự nghiệp của người đàn bà này, sự trụy lạc buông thả của cô ta, những sự hành hạ có tính toán và cố ý mà cô đã bắt ông bố ốm đau của cô phải chịu; việc ám sát hai người anh trai của cô vì những lý do quyền lợi trong nhà. Tôi cũng nhớ tới sự dũng cảm mà cô đã biểu lộ vào những giờ phút cuối cùng của cô và sự dũng cảm mà cô đã chuộc lại một phần những tội ác của cô, cũng như mối cảm tình mà tất cả thành phố Paris đã bày tỏ với cô lúc cô bị hành hình; một vài ngày sau khi chửi rủa cô là kẻ đầu độc, những người dân thành phố Paris lại thực sự tôn sùng cô như là một vị thánh tử vì đạo. Có một điều phản đối và một điều thôi đã nói lên trong đầu tôi:
– Làm thế nào mà các chữ viết tắt của tên cô và huy hiệu của cô lại có thể được khắc trên cái phễu? Tôi nghĩ rằng người ta không đưa sự sùng kính thời trung cổ đối với các bậc quý phái tới mức phải đi trang hoàng các dụng cụ để hành tội họ với các danh vị của họ, phải vây không?
– Điều này đã làm tôi suy nghĩ, Decre công nhân, nhưng nó chỉ có thể có một sự giải thích. Thời đó, vụ này đã gây ra một mối quan tâm đáng kể, không có điều gì tự nhiên hơn là cái việc ông La Raynie, vị phán quan về cảnh sát đó, đã giữ lại cái phễu làm kỷ niệm. Việc một nữ hầu tước của nước Pháp phải chịu cuộc thẩm vấn đặc biệt đâu phải là chuyên thường xảy ra. Chắc chắn ông đã sai khắc lên trên những chữ bắt đầu của từ Brinvillien để thỏa mãn những kẻ tò mò; hẳn là ông ta có thói quen làm những thể thức đó.
– Và còn cái này? Tôi hỏi và chỉ vào những dấu vết trên cổ cái phễu.
– Cô La Brinvillien là một con cọp cái hung ác, Decre vừa trả lời tôi vừa bỏ đi ra. Tôi nghĩ rằng cũng như những con cọp cái khác, cô ta có những cái răng nhọn và cứng.