Bạn Đồng Hành

27.10.2014
Admin

– Đấy! Sướng nhé…

Em líu lo hát câu gì đó vừa đi vừa nhún nhảy xuống cầu thang. Tôi chỉ mỉm cười và một lần nữa thấy bình yên. Tôi không hề hối tiếc về cuộc hành trình này, dù chỉ một chút.

Chap 18:

Cuộc hành trình của chúng tôi từ đây mới thực sự bắt đầu. Trả tiền phòng và làm thủ tục xong xuôi tôi tranh thủ đổ xăng và chất đồ lên xe. Trước khi bắt đầu tôi cẩn thận hỏi mọi người xung quanh và cả em lễ tân về cung đường sắp tới. Hôm nay chúng tôi sẽ chỉ cố tới được Lũng Cú, Đồng Văn mà thôi.

– Em có thích chụp cột mốc số 0 không? – Tôi hỏi em.
– Chụp cũng được, thế nó ở đâu hả anh, có trên đường đi không?
– Nếu chụp thì quay lại tầm 1km nữa, còn đi thì mình đi đường này – Tôi chỉ hướng đi cho em.
– Thế thì thôi anh ạ! Muộn rồi lắm người quá! Mình đi luôn kẻo trễ.
– Okie. Ngồi cho chắc nhé.
– Ngồi chắc là sao ta? – Em cười khúc khích.
– Thì là ôm đó, anh chả tuyển ôm cho xe anh còn gì. – Tôi trêu
– Khỏi cần ôm em vẫn vững nhé. Anh mơ đi – Em lại bắt đầu cái giọng ấy.
– Ái chà! Người yêu mà thế đấy! Biết thế này chả yêu cho xong.
– Hehe! không yêu không được, mà không yêu thì sao nhờ
– Thì như tối qua đó – Tôi nhăn nhở.
– Này này. Cấm nhé. – Em nhéo mạnh vào hông tôi

Tôi la lên thất thanh vì em nhéo quá mạnh, rồi sau đó phải ngồi ôm sườn một lúc muốn chảy nước mắt vì đau mất. Em thì cứ ngồi mà khanh khách cười theo thôi.

Hừ, đã thế thì… Tôi vê ga rùi bỗng vọt đi một cái thật nhanh làm em hoảng hồn không kịp chút nữa thì ngã ngửa người ra, em vội bấu lấy tôi ôm thật chặt. Giật mình em lại nhéo tôi thêm phát nữa, tôi mặc dù bị đau nhưng vì điệu bộ của em vẫn làm tôi buồn cười nên cứ cười ha hả.

– Chết nè, chết nè – Em vẫn liên tục véo.
– Úi cha đau. Ai bảo em không ôm. Haha
– Anh chơi xấu quá! Không chơi nữa – Em lập tức ngồi xa tôi ra không ôm nữa, khoanh tay trước ngực.
– Thôi mà… ôm đi – Tôi nịnh
– Không! – Em ngoảnh mặt đi

Hì. Tôi nhẹ nhàng vòng tay ra sau gỡ lấy tay em rồi đưa ra vòng ra trước bụng tôi, đặt tay em ở đó. Đầu tiên là tay trái, khi tôi gỡ thì em vẫn nguyên tư thế, sau đó tới khi tôi gỡ nốt tay còn lại thì lúc này mới thành một thế ôm hoàn chỉnh. Sợ em đổi ý nên tôi chả dám trêu em nữa, cứ thế mà phóng xe đi thôi. Dù gì thì cảm giác có người ôm sau lưng cũng tuyệt vời lắm lắm.

Chỉ mất độ mươi phút là chúng tôi đã bỏ lại cái thị xã HG đó ở lại sau lưng, những cung đường bắt đầu xuất hiện với đường đi trở nên nhỏ dần, dòng sông trong vắt, xanh ngắt chảy chậm rãi bên cạnh đường càng làm chúng tôi trở nên phấn khích. Tôi như sống lại thời trai trẻ, đường là đây, cảnh là đây, người là đây.

Nói là không chụp ảnh bỏ qua cột mốc số 0 thôi nhưng chúng tôi tiện đâu trên đường có cảnh đẹp là chụp ở đấy. Đầu tiên là cây cầu với cái biển Cao nguyên đá Đồng Văn trên đỉnh núi ở phía xa xa, có lẽ hầu như dân đi phượt như chúng tôi ai ai cũng chụp ở đấy thì phải. Em vẫn làm đủ trò với các kiểu chụp ảnh quái dị mà em nghĩ ra như thế, còn tôi thì phải loay hoay hết chụp rồi lại phải chỉnh, chỉnh rồi lại chụp, rồi lại phải chỉnh. Rất mệt, quãng đường vì thế cũng trở nên chậm hơn. Chỉ tới khi tôi dọa là chúng ta sẽ phải ngủ ngoài đường nếu cứ đi thế này thế này sau đó thì dụ khị em bằng cách còn nhiều cảnh đẹp phía trước thì em mới chịu xịu mặt xuống và nghe lời. Thật may quá đi mất vì tôi không phải theo cái kiểu chụp ảnh mà tôi cho là kỳ cục, còn em thì lại cho là nghệ thuật như thế. Được chụp ảnh em với tôi đúng là cực hình, đơn giản không phải là vì tôi không thể chụp mà là tại gương mặt, làn da, và đôi mắt rất có hồn của em sẽ làm cho bức ảnh trở nên rất tuyệt nếu em không có ý định chụp mấy kiểu bay nhảy kỳ cục đó.

Gọi tôi là ham mê chụp ảnh cũng chả phải. Tôi chụp chỉ là để ghi dấu lại những bước đường, những cảnh đẹp, những khoảnh khắc, tôi chụp bởi vì tôi thích chụp chứ không phải vì để post lên mạng và chờ mọi người khen, là đắm vào đó để chỉnh sửa đi lại cho thật lung linh và đôi khi có tí ảo. Cái thú này nó ở tôi vừa vừa đủ để tôi có thể cầm máy và trải nghiệm mà thôi. Em sau tôi như thế, chúng tôi như hai chú chim nhỏ nhảy chân sáo trên những chặng đường. Lúc em thì thào gì đó vào tai tôi không rõ để đến khi tôi hỏi lại thì em lại cười phá lên, thật bí hiểm. Lúc thì em lại gục mặt vào vai tôi nhìn những rặng cây, hòn đá vun vút đi qua trước mặt, lúc thì em đứng hẳn dậy ôm lấy cổ tôi nhìn thật xa con đường phía trước. Nhưng cũng có lúc tôi thấy hình như lưng mình cũng ướt vì nước mắt của em.

Những lúc như thế tôi chỉ biết im lặng và chạy, hay bằng cách nào đó tảng lờ và chỉ cho em những cảnh hay như đồi cao nguyên hùng vĩ, những đám mây hình thù kỳ lạ, hay là một vài bác dân tộc đang cày bừa ở phía xa xa…

Một hồi lâu sau khi con xe của tôi cũng bền bỉ ì ạch lê lết hai chúng tôi lên được tới cổng trời Quản Bạ, chúng tôi háo hức bao nhiêu khi dừng xe và đếm từng bậc thang lên tận đỉnh. Tại đây chúng tôi có thể ngắm toàn bộ thị trấn Tam Sơn, núi non cũng chưa đến mức trùng điệp cho lắm, nhưng cái chủ yếu ở đây là tôi đang tìm cái núi đôi Cô Tiên cơ. Chẳng thấy chúng ở đâu cả. Tôi quay ra bảo em:

– Này! Anh chụp cho em vài kiều nhé
– Có có! Anh chụp em đi – Em tạo dáng ngay tắp lự
– Rồi! Em đứng ra chỗ núi đôi cô Tiên đi anh chụp cho – Tôi nhăn nhở.
– Vâng! Nhưng mà núi đôi cô Tiên nó ở đâu hả anh? – Em dáo dác nhìn xung quanh tìm.
– Ở ngay đây mà không biết! Chán! Không thấy là anh không chụp cho đâu đấy
– Đâu đâu! Anh nói ngay không thì bảo – Em vẫn đang cố tìm
– Em không thấy à? Không thấy thì thôi khỏi chụp nhé.
– Này! không chơi thế đâu nhé, anh có nói ngay đi không! – Em dơ nắm đấm lên dứ dứ tôi
– Thôi được rồi! Em đứng ra phía này, lệch sang phải tí nữa, tí nữa… Được rồi! Giờ thì em thấy chưa? – Tôi chỉ đạo.
– Chưa! – toàn đồi với núi à? chả biết cái nào là núi đôi cả – Em ngây thơ.
– Chán em quá. Giờ thì thẳng mặt lên nhìn thẳng! Rồi rồi… Giờ cúi xuống, từ từ, cúi nữa đi, từ từ… vẫn phải nhìn thẳng nhé… không phải nhìn thẳng như thế… nhìn thẳng như ban đầu rồi vừa cúi vừa nhìn thôi, cúi tí nữa… thấy chưa??? núi đôi đấy! Há há – Tôi cười ha hả.
– Á! Dám lừa em này – Em hét lên lao về phía tôi.

Ha ha. Tôi vừa cười vừa phải chống đỡ cơn cuồng nộ của em. Em đúng thật là ngây thơ hết mức làm cho tôi cười đến giãn hết cả cơ mặt, chảy cả nước mắt. Đang chống cự thì đột nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng của ai đó:

– Tuổi trẻ có khác! Vui vẻ thật.

Chap 19:

Chúng tội giật mình nhìn lên. Hóa ra là một cụ ông mặc dù hói đến ba phần tư cái đầu, chỉ còn lưa thưa vài sợi tóc nhưng dáng vẻ hồng hào phương phi lắm. Cụ gùi một cái gùi to ở sau lưng, mặc bộ quần áo dân tộc cầm theo một cây gậy bước những bước nhẹ nhàng lên bậc cầu thang mà không hề mệt mỏi. Nhìn dáng vẻ của cụ khỏe mạnh như thế tôi thấy phục lăn, chả bù cho tôi mới gần 30 tuổi đầu mà leo muốn hụt hơi.

Hì hì! Chúng tôi nhìn cụ cười ngượng, cụ nhìn chúng tôi khá chăm chú nhưng nét mặt tỏ ra vui vẻ.

– Tụi bây hình như lần đầu tiên đến đây hả? – Cụ hỏi
– Dạ vâng! – Tôi trả lời cụ
– Ờ! Nhìn là biết ngay ấy mà – Cụ cười.
– Cụ ơi núi đôi ở đâu thế cụ? – Em lanh chanh hỏi ông già
– Ờ thì ở cái nơi thằng này vừa bảo ấy! – Ông cụ cười lên ha hả.

Tôi phá lên cười tiếp, ít ra thì cũng có đồng minh, còn em thì ngượng ngùng trước tình huống này nên không biết phải trả lời ra sao, ông cụ đúng là vẫn còn giữ khiếu hài hước của tuổi trẻ có khác. Thấy em vậy nên tôi cũng cố nín cười cho em bớt khó xử, đó là một phần thôi vì tay em cũng đang nhéo vào sườn tôi đau điếng.

– Cụ hình như là người ở đây hả cụ? – Tôi hỏi cụ đánh trống lảng khỏi chuyện vừa rồi.
– À không! Tao lên thăm con cháu nó đẻ, tiện lên đây chơi chút thôi. Nhà nó ở ngay gần đây ấy mà – Ông cụ trả lời.
– Vậy hả cụ!
– Ờ! Còn tụi bây là dân đi phượt phẽo gì đó hả? – Cụ nheo mắt
– Vâng! Mà sao cụ biết
– Ôi giời nhà tao ở Đồng Văn, mùa này cuối tuần bọn như chúng mày lên đây nhiều lắm – Ông cụ cười.
– À vâng! Thế hóa ra nhà cụ ở Đồng Văn à? Tí nữa tụi con cũng xuống đấy.
– Thế hả? Thế tối qua tao uống rượu không?
– Ơ… dạ

Tôi cũng không bất ngờ lắm với cách cụ tự nhiên mời chúng tôi như thế. Người dân tộc là vậy, họ hội đủ ba chữ chân trong tầm hồn, chân thành, chân tình và chân thật. Có thể các cụ phượt phẽo trên này còn chưa biết nhưng nếu ngày xưa khi còn sinh viên tôi cũng đi, có đôi khi để quên điện thoại ở một quán ăn (thời đấy giá trị lắm) họ còn gọi bằng được cho bạn tôi và nói tới để lấy về, nên cái chuyện họ mời mình một thứ gì đó đều xuất phát từ việc nhìn ưng con mắt, ưng cái bụng mà thành lời mà thôi, rất nhanh, không như dưới miền xuôi này.

Cụ thoải mái như thế nên chúng tôi cũng dễ dàng đồng ý thôi. Trò chuyện với cụ vui vẻ chúng tôi cũng biết được tên cụ là Lý A Dìn, người dân tộc Mông, cụ năm nay cũng đã 70 tuổi rồi, con trai cụ thì mừng đứa cháu mới sinh nên say rượu chưa đưa cụ về được, chờ nó tỉnh sẽ đưa cụ về, cụ bảo vậy. Nhà cụ cách Đồng Văn cũng không xa, tầm 5,7 km gì đấy nên cụ nói đi nói tầm 7h tối sẽ sai con trai ra ĐV đón chúng tôi về nhà uống rượu, cụ hay nhìn Khả Vân với ánh mắt khá lạ.

– Tụi bây nhớ phải qua đó
– Tụi cháu nhớ rồi mà

Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng phải tranh thủ, vì cũng còn khá nhiều nơi chúng tôi muốn đi và phải về tới ĐV trước khi trời tôi. Tôi chào cụ và hẹn gặp cụ ở ĐV sau đó.

Khả Vân nhí nhảnh lại nhảy chân sáo xuống bậc cầu thang, còn tôi thì tranh thủ cho cụ số điện thoại để con cụ tối nay còn biết đường mà qua đón chúng tôi, chứ vào nhà cụ thế nào làm sao mà chúng tôi biết được. Cụ cẩn thận nhét tờ giấy ghi số điện thoại vào trong áo mình.

– Thôi chúng con đi đây – Tôi chào cụ.
– Ừ! Đi chậm thôi nhé, hôm trước vừa có thằng như tụi mày ngã chết đấy. – Cụ nhắc
– Cụ yên tâm, tụi cháu đi ngắm cảnh chứ có phải đi lấy được đâu – Tôi cười.
– Ừ… Mà này – Cụ ngập ngừng.
– Cụ bảo gì cháu ạ? – Tôi ngạc nhiên.
– Ừ… mà thôi… Mày nhớ chăm sóc con Vân cho tốt nhé.
– Ơ… mà vâng – Tôi cảm thấy khó hiểu
– Không có gì đâu! Có gì tối qua tao tao nói cho.
– Vâng! Chào cụ ạ
Tôi yên tâm hơn đôi chút nhưng vẫn cảm thấy có đôi điều gì đó kỳ lạ.

Xuống dưới tôi thấy Khả Vân đang đứng mua đồ gì đó. Nhìn thấy tôi em chạy ra le te ngay tắp lự, chả bù lúc nãy chúng tôi nói chuyện em chỉ ngồi đó ngắm vu vơ chứ chả tham gia được gì nhiều.

– Anh! – Em nói hơi to làm tôi giật nảy mình thoát khỏi những suy nghĩ.
– Gì thế ngốc? Đi thôi
– Đi gì chứ! này giờ nói chuyện em quên xừ nó mất hỏi cụ là núi đôi ở đâu để còn chụp ảnh.
– Oài! Hay là em muốn lên lại chụp ảnh à? – Tôi le lưỡi
– Ừm, mà thôi nhỉ! – Em chắc cũng nản
– Chứ còn gì nữa. Đi thôi chứ còn bao nhiều thứ đẹp hơn kìa. Núi đôi gì mà tìm hoài chả thấy đâu.

Chúng tôi lại lên xe đi tiếp những cung đường êm ả. Thề với các bạn sau này nếu tôi biết cái núi đôi thực ra chỉ là cặp nhũ hoa của cô tiên để lại chăm con mình thì tôi còn trêu em tợn hơn nhiều. Mà kể ra chỉ là nhũ hoa nên bé thế cũng phải! Các bạn nhỉ!

Chap 20:

Cuộc sống cứ thế trôi, dòng người cứ thế đi. Có những giây phút được đắm mình trên những cung đường thế này có thể với những người như tôi, như em sẽ là những giây phút không thể nào quên. Chúng tôi được ngả mình theo những vòng cua, được cười hềnh hệch cùng nhau khi con xe khò khè leo từng chút một lên những con dốc lớn, được tận hưởng cái khí mát của trời đất phả vào khuân mặt rười rượi. Ở đây chả có gì ngoài thiên nhiên, ngoài trời đất và những con người còn chưa bị cái thị trường hối hả kia xâm nhập, đây là một thế giới khác, khác rất lạ.

Nhưng với riêng tôi thì ngoài những điều đó ra tôi còn có em. Có những bài hát đâu đó của em xen lẫn trong tiếng gió thoảng vào tai tôi. Em cùng với thiên nhiên giúp tôi tận hưởng cuộc sống này và cảm thấy cuộc đời còn tuyệt lắm. Nếu có thể được tôi muốn phút giây này kéo dài, mãi mãi.

Những hòn đá sỏi, hàng cây lần lượt được bỏ lại đằng sau, chúng tôi đã tới Sùng Là. Ở nơi đây bắt đầu có những ngôi nhà với hàng rào bằng đá tuyệt đẹp bao quanh. Nếu như ở dưới xuôi để làm những ngôi nhà với tường rào bằng đá thì chủ nhân phải bỏ ra số tiền không nhỏ, nhưng ở đây nơi được mệnh danh là cao nguyên đá đẹp nhất này thì đá ở khắp mọi nơi, mọi người chỉ việc bưng về mà dùng thôi, tạo nên một nét đặc trưng vùng miền không thể lẫn, đẹp tự nhiên mà không thể lẫn.

Địa điểm tiếp theo tôi muốn đưa em đến chính là khu nhà của Pao, chẳng là tôi đã xem bộ phim “chuyện của Pao” rồi và rất ấn tượng với miền đất này, đó cũng chính là một trong những lý do tôi chọn HG là điểm đến trong cuộc hành trình của mình.

Nhà của Pao thực ra là một khu nhà, chúng tôi không khó tìm vì ngay trên đường đã thấy có biển ghi rõ rồi. Lúc đầu tôi định để xe ở ngoài nhưng ngó lên thì thấy khu nhà còn khá xa nên chúng tôi phi thẳng xe vào đó cho tiện. Em ngồi sau tôi thì không thể yên ổn một chút nào cả, hết ngó sang phải rồi ngó sang trái, rồi lại nhỏm người lên nhìn con dốc chúng tôi chuẩn bị leo vào khu nhà.

– Đồng hoa cất lợn đẹp quá anh ơi! – Tôi tí sặc vì nhận định của em.
– Ờ! đẹp đấy, tên cũng đẹp nữa cơ – Tôi cười
– Đẹp mà! tí anh chụp ảnh cho em giữa đồng hoa này nhé!
– Ừa! phải nói là đồng hoa cất lợn, nó có tên mà! Haha
– Ừ thì hoa cất lợn, anh lắm chuyện quá!
– Hehe

Việc chụp ảnh để sau. Tôi phi lên dốc tìm nhà của Pao để thăm. Hình như giờ này mọi người đi làm hết rồi thì phải, đa số các nhà đóng cửa hết trơn, chỉ có hai ba nhà là mở cửa thôi, lũ trẻ thì nhìn ngó chúng tôi láo lơ, chưa quen lắm thì phải. Các ngôi nhà ở đây cũng có kiến trúc đặc trưng như tường rào bằng đá, tường nhà thì chít đất nhưng đượm nét cổ xưa với nhưng khung cửi và màu gỗ đã đen nhẻm theo thời gian. Khổ cái chả cổng nhà nào là đề nhà của Pao nên tôi không biết ngôi nhà mà đạo diễn H dê chọn để làm phim ở đâu.

Tôi chọn đại một ngôi nhà mà cánh cổng còn mở mà dừng lại. Quay lại nhìn em tôi đoán mò:

– Đây là nhà của Pao nè em
– Anh điêu thế! Sao biết đây là nhà của Pao – Em nghi ngờ, chắc bị tôi lừa nhiều lần nên em cảnh giác hẳn.
– Thật mà, đây là nhà của Pao đấy, anh xem film rồi thấy giống lắm – Tôi khẳng định chắc nịch.
– Chả tin! – Em vẫn nghi ngờ lắm, chắc tại tôi lòng vòng ngó lơ nãy giờ nên em đoán tôi chả biết nên vẫn chưa chịu.
– Hừm! Không tin à?

Tôi gọi mấy đứa trẻ đang đứng xa xa ngó chúng tôi nãy giờ rồi chỉ chỉ vào ngôi nhà bảo:

– Nhà của Pao? Nhà của Pao?
– Không! Nhà của Tao! Nhà của Tao – Một trong số những đứa trẻ kêu toáng lên.

Tôi với em giật mình rồi cười ha hả. Lũ trẻ ở đây nói tiếng kinh lơ lớ, bọn chúng tầm 7 tuổi là lớn nhất trong bọn rồi, chắc mới học ở nhà trường. Thấy vậy nên tôi lại trêu:

– Nhà của Pao? Nhà của Pao
– Nhà của tao! Nhà của tao! – lũ trẻ lại kêu lên.

Em khoái chí nhảy xuống xe trong khi tôi vẫn ngồi cười vui vẻ. Không hiểu sao em lấy ở đâu ra kẹo bánh chia cho tụi trẻ mỗi đứa một vài cái, chắc lúc nãy ở cổng trời em mua đây mà. Lũ trẻ nháo nhác vui vẻ lên hẳn, mỗi đứa cũng tầm được ba bốn cái. Em chỉ chỉ vào ngôi nhà rồi ra hiệu như muốn vào:

– Vào được không? – Em nói

Thằng bé dắt luôn tay em vào nhà. Tôi tiện thể cũng phi xe vào luôn. Dựng xe vào một góc tôi thấy em đang ngồi với bà cụ nào đó, chả biết em nói gì mà bà cụ ngoác miệng ra cười, khoe cả hàm còn đúng 2 cái răng đen.
Người dân tộc đúng là thú vị. Bà cụ thì không biết tiếng kinh và thằng bé thì cũng chỉ nói được vài từ nên rốt cục chúng tôi phải dùng thứ ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới là body language để nói chuyện. Ấy thế mà cũng hiểu nhau ra phết, bà cụ dẫn chúng tôi đi thăm thú vòng quanh nhà, tôi tranh thủ chụp vài kiểu ảnh với những thứ mà tôi thích, em thì thi thoảng cũng bắt tôi chụp ảnh với em với bà cụ và thằng bé. Chúng tôi thử dùng hết các thứ ở đây như khung cửi, rồi thử băm rau bèo, dùng cối giã gạo. Bà cụ và thằng bé thì đứng cười vui vẻ khi thấy chúng tôi lóng nga lóng ngóng dùng những thứ ấy. Tôi cũng khuyên bạn nào đi HG thì không nên bỏ qua địa danh điển hình của người Mông này, và cũng hy vọng con người nơi đây sau này sẽ không bị những dịch vụ và lòng tham làm cho họ mất đi bản sắc vốn có.

Tạm biệt bà cụ và thằng bé hiếu khách chúng tôi trở ra ngoài với đồng hoa cất lợn tuyệt đẹp của em. Thực ra chỗ này khá rộng, có vài cái cây thông ở phía xa xa nhưng cũng không làm mất đi đồng hoa cất lợn này. Em chỉ chờ tôi dừng xe là nhảy ngay xuống mà làm đủ trò cho tôi chụp ảnh, cả đồng hoa cất lợn bị em lấy làm nền cho những bức ảnh kỳ cục, tội nghiệp lắm thay, nhưng cũng hợp lắm thay.

Hỳ hục và chơi đùa nhiều quá nên tôi chắc mẩm không thể qua cột cờ Lũng Cú chơi được nữa. Chúng tôi xuất phát muộn, đi thì chậm và chơi thì nhiều. Tính toán đi lại thì chúng tôi thích thế này hơn là đi cố cho hết các điểm, và nếu em thích thì chúng tôi sẽ đi thăm vào ngày hôm sau cũng được. Chính vì cái suy nghĩ ấy nên tôi và Khả Vân tiêu tốn hơi bị nhiều thời gian ở khu nhà của Pao này.

Tôi và em lại tiếp tục lên đường. Những cung đường lại tiếp tục được trải dài, yên lặng và quyến rũ. Đi tầm được vài ba tiếng chúng tôi đã lên một đỉnh con dốc cao, tôi để ý thấy chỗ này rộng rãi và trong khi tôi đi giải quyết cái nhu cầu tự nhiên của con người tôi phát hiện ra nếu leo lên sườn đồi chút nữa tôi sẽ có thể chụp được toàn bộ nơi này, cả một thung lũng tuyệt đẹp.

Nghĩ là làm và cũng chẳng vội gì, tôi và em hăm hở vứt xe ở dưới và leo lên những hòn đá tai mèo nhọn hoắt, tôi luôn dịu dàng cầm tay giúp em leo qua những đoạn khó. Những lúc như thế khi tôi chìa tay ra thì em luôn nhìn vào mắt tôi và mỉm cười. Mất một lúc chúng tôi cũng tới được một hòn đá to và khá bằng phẳng, ở vị trí này tôi thấy toàn cảnh của thung lũng, những mái nhà và cả những cung đường uốn lượn, khung cảnh khá yên bình và bao la, chỉ tiếc là chưa đến giờ nấu cơm nên vẫn chưa có khói. Tôi loay hoay giở máy ảnh ra căn chỉnh và chụp liên hồi, cố gắng lấy những góc đẹp nhất của cái thung lũng này.

Khi tôi đặt máy xuống cũng là lúc em dí vào tay tôi cốc cafe nóng hổi, thật lạ là em không đòi tôi chụp ảnh như mọi khi. Em mông lung nhìn ra phía khoảng không trước mặt, ánh mắt lại trở nên buồn da diết.

Em thật lạ, lúc buồn lúc vui, cái nào em cũng hết lòng cả. Khi vui thì em cũng hết mình mà khi buồn em cũng làm cho khung cảnh trở nên thê thảm theo, tôi nhìn em mà cũng vậy, có chút chạnh lòng. Cafe ngon, và tôi cần điếu thuốc để có thể chìm vào trong suy nghĩ cùng em.

Đứng trước khung cảnh như thế này con người ta dễ cảm thấy yếu đuối lắm đây. Nơi người ta có thể nhìn được toàn cảnh thiên nhiên cũng là lúc người ta nhìn lại toàn cảnh số phận và cuộc đời mình, tôi chắc em cũng đang suy nghĩ như vậy nên ánh mắt của em cũng trở nên sầu thẳm. Tôi cũng vậy cũng có những điều của riêng mình, hai con người ngồi cạnh nhau, cùng nhâm nhi cafe và ngắm nhìn thế giới, thế giới của mỗi người.

– Nếu được anh muốn được như mẹ Kía hay mẹ Sim?

Chap 21:

Em có vẻ đang chìm trong những suy nghĩ miên man bất tận, em hỏi mà cũng chỉ như vu vơ, tôi trả lời cũng được mà không thì cũng chả sao. Nhìn em như thế tôi thấy hơi chạnh lòng, có lẽ em cũng vì một số chuyện buồn tình cảm nào đó mà trở nên như vậy, con người em vốn rất phức tạp.

Bản tính tôi xưa nay không bao giờ hỏi chuyện riêng tư một ai đó một cách trực tiếp. Những câu nói an ủi hầu như tôi cũng chẳng bao giờ nói ra. Nếu muốn quan tâm hay ai đó mà tôi yêu thương cần nói chuyện, lúc họ buồn tôi lại thường hay pha trò để họ quên đi, nếu họ muốn nói, cứ để họ nói, còn không tôi cũng không bao giờ hỏi cả, tôi luôn muốn mọi thứ thật tự nhiên.

– Anh có phải phụ nữ đâu mà em hỏi thế! – Tôi cười.
– Ừ nhỉ! em quên mất, làm đàn ông như các anh thật sướng – Em có vẻ như đã tỉnh lại sau tiếng cười nhẹ của tôi.
– Sướng gì mà sướng! Đàn ông tụi anh khổ bỏ xừ!
– Khổ gì mà khổ! Phụ nữ bọn em mới khổ – Hình như em muốn tranh luận với tôi thì phải.
– Này nhé! Bọn anh sinh ra đã phải mang trách nhiệm to lớn này, phải làm ra tiền nuôi ra đình này, lấy vợ thì phải có nhà cửa này, lại suốt ngày bị áp lực ngoại giao với công việc mệt bỏ xừ ra… – Tôi làm một tràng dài như muốn không dứt.
– Thì phụ nữ cũng thế mà, lại còn phải chăm sóc gia đình con cái nữa – Em nói
– Nhưng bọn em sinh ra đã không phải mang cái trách nhiệm ấy, đó là bọn em tự muốn như vậy thôi – Tôi thở dài.
– Ừm…
– Vậy nếu là em thì em muốn làm mẹ Pía hay mẹ Sim? – Tôi hỏi lại em.

Mẹ Pía hay mẹ Sim thì cũng đều là những người phụ nữ đau khổ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “chuyện của Pao” thì sẽ hiểu được điều này. Mỗi người một vẻ, người thì chấp nhận làm cục đá trong nhà, người thì chấp nhận làm vợ lẽ, âu cũng là cái tình thôi nhưng mỗi người cũng mỗi kiểu. Cuối cùng thì họ cuối đời cũng có một sự lựa cho riêng mình và hài lòng về nó.

– Mẹ Pía thì khổ mà mẹ Sim thì cũng khổ – Em thở dài.
– Chả phải về sau cũng không đến nỗi còn gì? – Tôi cười
– Nhưng lúc đó già rồi, gần cuối đời mới được một chút
– Có những người sống 1 trăm năm nhưng chỉ cần 1 ngày hạnh phúc thôi em ạ – Tôi ra vẻ triết lý.
– Cứ như ở đây có phải thích không anh nhỉ? Em thấy ở đây ai ai cũng vô tư và hài lòng với cuộc sống.
– Đấy là em chưa biết thôi chứ
– Ừm, cũng có thể?
– Ừ! Mỗi người tuy có thể hoặc không nói ra nhưng đều cho mình là khổ nhất, thực ra mình có là họ đâu mà hiểu được.
– Chắc vậy! – Em lại thở dài…

Tôi im lặng, tự dưng muốn cầm lấy bàn tay em. Nhưng tôi chưa kịp làm cái điều bé nhỏ ấy thì bàn tay em bé nhỏ của em cũng đặt lên tay tôi, em dựa vào tôi như thế, im lặng.

Cuộc đời là thế! Đôi khi bạn nghĩ mình là bất hạnh nhất, xui xẻo nhất, bạn làm nhiều điều vì người khác nhưng bản thân bạn luôn kỳ vọng vào việc bạn sẽ nhận lại những điều ít nhất là phải gần tương tự, và bạn tự chuốc lấy bất hạnh từ đó. Thực ra bạn vẫn cứ thế mà làm cũng được, nhưng đừng kỳ vọng mà làm gì, khi bạn kỳ vọng thì có nghĩa là bạn đang muốn người kia phải làm gì đó, hay phải thay đổi, đơn giản hơn là phải hiểu bạn, mà tôi nói thành thật là đến bạn còn chả biết được bản thân mình thế nào thì đòi hỏi người khác sao được, kỳ vọng vào người khác thì có nghĩa gì. Cuộc đời luôn thế, hãy sống như đứa trẻ vô tư 3 tuổi là hay hơn, không phải vì nó không biết đòi hỏi mà là vì khi không được đáp ứng nó chỉ khóc vài câu và lại quên luôn, không để lại những vết thương như người lớn.

Có lẽ đây là lần đầu tiên chúng tôi ngồi với nhau như thế này trong cuộc hành trình, em và tôi cùng im lặng ngắm đất trời bao la, xanh mướt cho tới lúc xẩm tối. Hãy cứ để em tự nghĩ về mình, tôi cũng vậy.

– Em thực sự muốn anh là người yêu em trong cuộc hành trình này, anh ạ! – Em đột nhiên nói.
– Ừ! Anh đang làm người yêu còn gì! – Tôi cười, gắng lấy lại trạng thái cân bằng vốn có.
– Anh biết là người yêu thì phải thế nào không mà chắc thế?. Hừ! – Em hừ mũi cái nhưng vẫn hỏi lại tôi
– Biết! – Tôi cười dê, mặt cố gắng trông có vẻ đểu đểu tí
– Này này! Đừng có mà mơ nhé! – Em cũng lại bật cười, lại nhéo tôi một cái đau điếng ở sườn.
– Anh biết thật mà! – Tôi cười
– Thật á? Vậy nói đi xem nào, xem có đúng là người yêu thật không!

Chẳng cần gì nhỉ! – Tôi nghĩ. Tôi nhẹ nhàng kéo em vào lòng mình, ấm áp.

– Để em dựa vào khi cần là được.

Em im lặng, tôi cũng thế nhưng em không dựa vào vai tôi nữa mà nằm hẳn vào lòng tôi. Em ngước nhìn lên bầu trời và lại khóc, em rất hay khóc. Tôi khẽ gỡ vài sợi tóc vương trên gương mặt thanh tú của em, lau khô những giọt nước mắt của em. Tôi hy vọng bầu trời em đang nhìn sẽ trong và xanh hơn lúc trước.

Chap 22:

Chúng tôi ngồi như thế cũng tương đối lâu, khi những ánh nắng đã ngả sang màu vàng cho thấy chiều sắp đến thì chúng tôi mới ngồi dậy. Tôi hơi vươn người ra ngó xuống đường xem con xe cùi của mình có còn ở nguyên vị trí ấy không và suýt tí nữa thì ngã vì hai chân đã tê rần, chắc tại lâu ngày nó không được làm cái nhiệm vụ thú vị này đây mà. Em thì thoáng tái mặt khi thấy vẻ loạng choạng của tôi bèn kéo ngay lại nhưng không kịp vì tôi đã tự lo được rồi.

– Anh làm em sợ chết khiếp – Em mặt cắt không còn giọt máu nói.
– Hì! Không sao đâu! Tại chân anh bị tê đó!
– Tê mà còn nhoài người ra như thế! sao không bảo em!
– Tại ai ấy nhỉ?! – Tôi cười nheo mắt tỉa em phát.
– Hừ! Anh lại đổ lỗi cho em chứ gì! Còn lâu nhé, tại anh tự nguyện thì có!
– Ô hay chưa kìa! Lại còn chống chế nữa! Tí là xèo cái mạng này của anh nhé, rơi xuống đó chắc toi hết, may ra giữ lại được mỗi một bộ phận
– Bộ phận gì anh?! – Em hỏi tò mò.
– Ừ thì cái quan trọng nhất ở trung tâm, nó được bảo vệ bởi hai cái thứ khác to hơn nên chắc rơi xuống là vẫn yên lành – Tôi cười.
– Hức hức! – Em bụm miệng cười thành tiếng.
– Sao mà cười? – Tôi tỉnh bơ
– Toàn đá tai mèo nhọn hoắt thế này anh lăn vài vòng là cái thứ đó nó đi luôn ấy chứ, ha ha – Em cười vui vẻ.
– Đấy! Thấy nguy hiểm thế mà nguyên nhân tại mình còn không lo bồi thường – Tôi càu nhàu.
– Bồi thường gì nào? – Em vẫn cười.
– Chả biết! – Tôi vừa nói vừa ngửa mặt lên trời huýt sáo.
– Chụt! thê nhá! bồi thường rồi nhá – Em hôn chụt phát lên má tôi rồi đi xuống
– Ơ! Thế là bồi thường xong rồi à?
– Ừa! Xong rồi!
– Hơ hơ! Có thế thôi à? – Tôi vẫn nhăn nhở
– Thế thôi! Còn muốn gì nữa – Em cười
– Vào chỗ khác cơ! hí hí – Tôi cười dê
– Thôi đi ông tướng – Em chu môi cười
– …
– …

Cứ thế chúng tôi leo xuống chỗ để xe. Tôi thầm nghĩ nãy giờ chắc cũng có người đi qua mà họ chỉ cần nhấc cái túi lên đi là ai biết đấy là đâu ngay. Ở đây được cái sướng như thế, bạn có thể vứt đồ bên vệ đường mà sẽ không ai đụng chạm gì tới đồ của bạn cả, thầm nghĩ nếu mà ở thành phố thì chỉ cần 10s là xong. Cái kinh tế thị trường nó làm cho nhu cầu của con người cao hơn, lòng tham cao hơn, kinh tế cao hơn, mọi thứ đều hơn và chỉ có đạo đức thì đi xuống.

Trời đã xâm xẩm rồi, từ đây chúng tôi về tới Đồng Văn chắc còn cỡ hơn 1h đồng hồ nữa. Cũng không kịp vào thăm nhà Vương với lên Lũng Cú rồi, thích thì mai đi cũng được. Với tôi thì bây giờ nếu thời gian là vàng thì tôi là tỷ phú nên cũng không quan trọng lắm. Cứ đi cho thích thôi, điểm đến thì với tôi chỉ có mỗi Xín Mần là quan trọng, nó quan trọng là bởi vì em, Khả Vân chứ không phải vì tôi.

Chúng tôi cứ tà tà vừa đi vừa ngắm cảnh chiều hôm, thi thoảng gặp mấy chị em bà cháu dân tộc vác củi với nứa đi về. Nhìn cái gùi toàn cây khô thế thôi nhưng khi tôi ngỏ ý muốn gùi thử thì lập tức chân khuỵu xuống vì nặng khi bà dân tộc bỏ tay ra không đỡ nữa. Công nhận là nặng dã man mấy người phụ nữ già trẻ này có thể vừa gùi vừa đi, vừa nói chuyện và leo lên dốc để về nhà dài hàng chục cây số. Thật ngưỡng mộ, trong tôi thầm nghĩ rằng sao các bố ở ủy ban thể thao quốc gia không lên đây mà chọn nhân tài về đào tạo nhỉ! Hehe. Chúng tôi trò chuyện với người dân tộc rất vui, nhiều khi chả hiểu họ nói gì, chỉ có tấm lòng và sự thân thiện là tỏa ra bên ngoài thôi. Thường thì sau khi gặp gỡ và nói chuyện như thế em hay biếu họ một ít kẹo bánh về cho lũ nhỏ ở nhà. Thật tuyệt.

Cuối cùng thì cái thị trấn Đồng Văn cũng hiện ra trước mặt, phố xá cũng không đông mấy so với các thị trấn khác. Tôi và Khả Vân tìm mỏi mắt mới thấy một vài nhà nghỉ, lần này tôi để cho em chọn. Em cuối cùng chỉ vào một cái nhà nghỉ ngay gần ngõ Phố Cổ ở trung tâm.

– Trông nó đẹp đẹp và chắc không có cái phòng tắm như hôm qua – Em bảo
– Sao em biết? – Tôi hỏi! Hóa ra là bị lộ rồi
– Hừ! Em còn chưa xử anh vụ đấy, dám nhìn em tắm mà em lại chẳng hề biết gì cả.
– Em cũng nhìn anh còn gì – Tôi nhăn nhở
– Xí! Không thèm, thấy thế em quay đi hướng khác luôn
– Chứ không phải dán mắt vào à? – Tôi châm chọc
– Thèm vào, chỉ có anh mới thế thôi. Dê già! – Em bĩu môi.
– Thì người yêu nhìn ngắm cũng được chứ sao. Hề hề
– Lúc đấy đã yêu đâu…
– Thôi không cãi nhau nữa, vào đăng ký phòng thôi.
– Hừm! Tí xử sau.

Tôi và em chui lên phòng làm thủ tục, sau đó mang đồ lên phòng. Tôi phì cười vì cái phòng nó cũng chả khác hôm qua là mấy, cái phòng tắm và cửa giả vẫn y như vậy, có chăng chỉ là nhỏ hẹp hơn tí thôi. Chúng tôi quyết định chọn phòng đơn, tại sao lại chọn phòng đơn thì lý do như sau:

Lễ tân: Anh chị lấy phòng đơn hay đôi ạ?

Tôi quay sang hỏi em:

Tôi: Đơn hay đôi em?
Em: Hâm à! Đôi chứ
Tôi: Đơn nhé, cho ấm cúng
Em: Đừng mơ, dê già, đôi
Tôi: Thôi mà, đơn là được rồi
Em: Hứ! Đôi! Phải tránh xa anh ra
Lễ tân: Chị ơi vậy lấy phòng đôi ạ?
Em: Đơn

Thế đấy, em luôn nói và làm rất khác nhau, dù sao thì tôi cũng chẳng phản đối gì. Chúng tôi sắp xếp đồ và ăn vài cái xúc xích cho đỡ đói chờ bữa cơm của cụ Dìn. Lần này cảnh giác nên khi chuẩn bị tắm tôi bị em đuổi xuống nhà, tôi cũng tặc lưỡi chấp nhận cơ bản vì cũng cần phải bơm xăng và chỉnh lại mấy thứ cho con xe cùi, hôm nay nó vượt dốc oải quá nên hơi kêu. Lúc tôi lên thì em cũng đã tắm xong và đang ngồi sấy tóc, tôi cũng tắm luôn cho nó sạch sẽ mát mẻ chút, tôi không thể nào như các bạn trẻ hay đi phượt có thể 3 ngày không tắm cả, chắc tại già cả rồi, hì.

Xong xuôi thấy vẫn còn sớm tôi rủ em đi dạo phố cổ Đồng Văn. Hôm nay không có nhiều người chắc tại là ngày thường, khu chợ xây được xây bằng đá cũng vắng hoe hoắt, mọi người về hết rồi thì phải. Em và tôi, hai người khoác tay nhau đi dạo trên con phố cổ Đồng Văn, nhẹ nhàng cười nói như đôi tình nhân trẻ tuổi giữa cái tiết trời dễ chịu đến thế này. Em hầu như không lúc nào rời tôi cả, tay em cứ phải khoác dính vào tay tôi mới thôi, chịu thật.

Khu phố cổ Đồng Văn, có lẽ là nơi đặc biệt nhất mà tôi từng đến, thoạt nhìn tôi nghĩ đây là khu phố của người Hoa vì cách xây nhà chỉ có hai tầng, với ở giữa trung tâm là một khoảng giếng trời khá lớn, lấy sáng cho toàn bộ căn nhà, nhưng khi ngắm kỹ thì hóa ra không phải, nó là một sự pha trộn kiến trúc rất đặc sắc giữa tổng thể nơi đây, chắc là tại ở đây tập trung nhiều dân tộc quá, từ người Kinh, Hoa, Tày, Mông… sống lẫn lộn với nhau.

Dạo vòng vòng một hồi cũng mỏi chân, miệng lại khát và thèm cafe, chúng tôi vào luôn cafe Phố cổ ngồi gọi ra 2 ly cafe uống. Được nghỉ ngơi thoải mái nên tôi cũng thư thái mà ngồi ngắm 1 số đoàn phượt khác cũng đang cafe tại đây. Cafe phố cổ có lẽ là ngôi nhà điển hình nhất ở cái dãy phố này, không phải vì nó là rộng nhất đâu mà vì kiến trúc của nó vẫn được giữ lại gần như nguyên vẹn, các bàn cafe hay đèn đóm cũng chỉ được treo sơ sài chứ không làm lại hoàn toàn như là cafe ở HN, trên tầng hai thậm chí còn có nơi cho mọi người đi phượt có thể ngủ qua đêm với giá là 50k/tối thì phải, tôi nhớ mang máng nhân viên phục vụ nói thế, trên tường nhà treo trang trí những vật dụng của người dân tộc nơi đây như là khèn và nỏ, etc…

Ngắm chán khung cảnh quán thì tôi quay ra ngắm em. Thú thật là từ khi gặp em tôi rất thích nhìn ngắm em, ngắm bất cứ khi nào có thể. Vẫn khuân mặt trái xoan thanh tú, vẫn bờ môi trái tim, vẫn giọng nói trong như nước suối ấy thì lần này tôi bị em mê hoặc bởi cái cách em gẩy gẩy chiếc thìa cà phê, môi hơi cắn vào trông thật đáng yêu biết chừng nào…

– Này! Ai cho phép anh nhìn hả? – Tôi bị em phát hiện ra rồi.
– Người yêu anh thì anh cứ nhìn – Tôi cười và trêu em
– Hừ! Ma lanh quá, toàn bắt nạt em.
– Ai bắt nạt em chứ, chiều em thế còn gì nữa – Tôi muốn làm không khí vui vẻ hơn.
– Chiều gì mà chiều… – Em phụng phịu, chắc là tại bí quá không nghĩ được phải nói với tôi thế nào.
– Hehe! Thấy chưa! – Tôi cười.


– Anh này!
– Anh yêu bao giờ chưa?
– Em có nghĩ nên hỏi một người đàn ông 28 tuổi câu này là hợp lý không? – Tôi cảm thấy hơi khó chịu.
– Vậy là rồi hả? – Em không buông tha
– Ừm…
– Anh yêu bao cô rồi – Em hỏi, tôi biết ngay là em sẽ hỏi câu này.
– Anh không tính số lượng, anh chỉ tính lần yêu thôi.
– Lần yêu là sao? – Em hỏi mắt mở to ra.
– Thì…
– Là sao?
– Đàn ông có hai lần yêu
– Hai lần như thế nào?
– Một lần như một giấc mơ, rất đẹp, có thể nói là tuyệt đẹp để nhớ mỗi khi đắng lòng. Lần còn lại là thực tại, là gắn chặt với cuộc sống cơm áo gạo tiền, hỷ nộ ái ố đủ cả.
– Em chẳng hiểu gì cả
– Thì mơ luôn rất đẹp nhưng luôn phải đến lúc tỉnh, nó không bền và ngắn. Còn thực tại thì chả đẹp chả xấu nhưng nó lại bền lâu em ạ.
– À em hiểu rồi! Mơ với tỉnh hà
– Ờ!
Tôi tặc lưỡi cho xong, chả lẽ lại gọi là Tình Mơ với Tình Tỉnh, nghe cứ củ chuối thế nào ấy, phải đặt tên tiếng anh cho nó hay mới được – tôi thầm nghĩ. Tính định hỏi lại em mấy câu vừa rồi cho thoát nạn thì lời chưa đến môi em đã hỏi:

– Thế anh xếp em vào loại nào?

Chap 23:

Thú thực một cách chân thành mà nói thì đàn ông không bao giờ chỉ bao gồm hai cái thứ tình trên, với họ thì có thể một số người không dám thừa nhận nhưng tự trong thâm tâm, trong họ có một thứ tình rất bản năng, đó là Tình dục. Vì thế với những người không thể xếp vào hai loại trên thì họ sẽ tự động chuyển vào phần còn lại này, thật đau đớn và bất hạnh cho phụ nữ nhưng đó lại là sự thật, một sự thật rất hiển nhiên và ta phải thừa nhận. Một cô gái đứng đường cũng như một cô thư ký sành điệu, hay một cô tiểu thư đài các nào đó cũng đôi khi chỉ là một thứ tình bản năng như thế với đàn ông.

Em hỏi tôi câu này tôi cũng không biết trả lời ra sao? Em hiện đang là người yêu tôi, một tình yêu ngắn gọn trong 1 chuyến hành trình tối đa 7 ngày, biết xếp em vào đâu bây giờ, lúc em bản năng, lúc em như mơ như ảo… Em thấy vẻ mặt tôi chắc cũng hiện lên đôi nét khó xử, nhưng em vẫn quyết liệt mà tra hỏi:

– Này! Anh nói đi chứ, anh xếp em vào loại nào nào?
– Sao em lại muốn biết thế, đàn ông thường không nói ra đâu – Tôi cố gắng tìm cách lảng.
– Nhưng em đang là người yêu anh mà? Em phải được biết chứ
– Ừm… em là… – Tôi chậm rãi, trong đầu cũng đã biết rồi.

Reng reng… May quá đúng lúc này thì chiếc điện thoại của tôi kêu lên. Nhanh như cắt tôi vớ lấy ngay lập tức và alo trong sự tức tối của em:

– Alo
– Tao A Dìn đây, chúng mày đã tới ĐV chưa? – Giọng cụ A Dìn sang sảng trong điện thoại.
– A! Cháu chào cụ! Tụi cháu tới rồi đang ở ĐV này cụ.
– Ờ thế à! tưởng tụi bây phải đi đâu nữa chứ hóa ra là đến luôn à
– Vâng! Mai tụi cháu đi thăm cũng được ạ
– Vậy tụi bây đang đứng chỗ nào. Tao đang ở chợ ĐV đây
– Tụi cháu đang uống cafe trong phố cổ nè cụ
– Thế hả! ngồi nguyên đấy đợi tí tao ra luôn – Cụ vui vẻ.

Chúng tôi chả phải chờ lâu, tầm chưa đến 1 phút cụ đã có mặt trong quán và dáo dác tìm chúng tôi. Giờ cụ đang đi cùng 1 thanh niên tầm hơn 20 tuổi, cả hai đều mặc đúng kiểu người mông là áo ngắn cài khuy và màu chàm. Cụ ông A Dìn hồ hởi tay bắt mặt mừng với chúng tôi ở quán, hỏi thăm chi tiết xem chúng tôi đã đi được những đâu, sau khi thấy chúng tôi thế cụ bảo:

– Vội gì! Ở lại đây chơi vài hôm uống rượu với chúng tao đã
– Vâng! Nếu cụ nuôi được tụi cháu – Tôi cười
– Tao là nuôi được tuốt – Cụ cười hề hề
– Vậy cậu này là… – Tôi chỉ sang cậu thanh niên đang đứng bẽn lẽn đằng sau cụ
– À quên mất tao chưa giới thiệu, đây là cháu tao tên Lý A Sinh, phải có nó đưa thì tao mới đến đi đây đó được chứ già rồi không đi xe máy được nữa. – Cụ chỉ vào thằng cháu, anh chàng chỉ cười xoa đầu, trông khá nhút nhát.
– Vậy à cụ, có cháu thế là nhất cụ rồi. Mà A Sinh lấy vợ chưa? – Tôi quay sang hỏi A Sinh.
– Mình chưa! Có ai chịu đâu mà lấy – A Sinh cười hiền.
– Thôi đi thôi, về nhà còn uống rượu – Cụ bảo hai chúng tôi.
– Vâng

Chúng tôi dạ vâng ngay và chuẩn bị lên đường luôn. Trong lúc cụ và A Sinh chờ chúng tôi lây đồ thì Khả Vân khẽ níu tay tôi nói nhỏ:

– Mình đi thế này có sao không anh?
– Không sao đâu! người dân tộc họ hiền và mến khách lắm – Tôi trấn an em
– Không phải! Tại em thấy cụ Dìn cứ nhìn em lạ lắm ấy – Em hơi cắn môi chút

Ừ nhỉ! Tôi cũng thấy thế. Khi thi thoảng nói chuyện với tôi cụ cũng quay ra nhìn em, nhưng tôi thấy trong đó là ánh mắt nhìn trìu mến chứ không phải là có chút gì đó hiểm nguy, cộng thêm với lời nói với tôi lúc ban chiều ở Quản bạ nói tôi phải chăm sóc em thật tốt làm tôi cũng tin ông gần như hoàn toàn. Chẳng chút đắn đo gì cả tôi trấn an:

– Người như cụ Dìn khó tìm lắm em ơi, mình cứ qua nói chuyện với cụ thôi, em cứ yên tâm. – Tôi khẽ nắm lấy bàn tay em.

Em không hỏi gì nữa và chúng tôi cùng nhau lên xe đi thăm nhà cụ Dìn, nhà cụ cách không xa ĐV mấy, chỉ khoảng vài km nhưng đường tương đối là khó đi. Cụ và A Sinh đi trước dẫn đường cho chúng tôi băng qua những con đường gồ ghề, có lúc còn qua một cây cầu nhỏ làm bằng gỗ mà khi đi qua tiếng lạch bạch của ván cũng làm tôi cảm thấy hơi ghê ghê. Cuối cùng chúng tôi phải phi lên một con dốc hẹp cũng chính là đường vào nhà cụ và phi thẳng vào sân.

Nhà cụ Dìn nằm giữa lưng chừng một con đồi nhỏ, nhà cụ phải nói là tương đối khá giả so với những ngôi nhà của người dân tộc trước tôi đã từng có dịp ghé thăm, cấu trúc nhà thì không có gì đặc biệt vỡi vẫn nét đặc trưng của người Mông là hai bếp lửa. Lúc này ngồi bên bếp lửa chính dùng để nấu ăn là một người con gái có vẻ như còn rất trẻ, khuân mặt cô bé bập bùng bên bếp lửa đỏ hồng như một nụ đào xuân.

– Tuệ An ra chào khách đi chứ! – Cụ Dìn bảo cô bé

Cô bé khẽ ngẩng lên rồi gật đầu nhìn tôi thẹn thùng, sau đó lại chạy biến vào trong.

Chap 24:

Chúng tôi ngồi quây quần bên bếp lửa. Hôm nay cụ Dìn đãi chúng tôi mấy món như gà đắp đất, đặc biệt cụ còn có món thịt heo rừng nướng, cụ nói thằng Sinh đặt bẫy được mấy hôm trước, giờ có khách quý mới đem ra nướng đãi chứ giờ thì kiếm con lợn rừng khó lắm. Cụ làm chúng tôi cảm thấy rất cảm động, con người họ thật thà chất phác, luôn nhiệt tình mà chả đòi hỏi một chút gì hết.

Chén rượu ngô làm ấm lòng người. Khả Vân cũng chỉ uống được vài ba chén là xin dừng vì không uống được nữa, em ngồi ăn một lúc rồi cùng Tuệ An đi đâu không rõ. Trên mâm giờ chỉ còn tôi, cụ Dìn và A Sinh, chúng tôi vừa uống rượu vừa trò chuyện với nhau. Tôi rất quý hai người này nên có một số chuyện còn chưa rõ nên tôi hỏi cụ:

– Cụ ơi cho cháu hỏi là sao cụ cũng ngần này tuổi mà vẫn gọi là A Dìn thế? – Vốn dĩ tôi hỏi vì rất ít người Mông khi già còn thêm chữ đệm là A, A chỉ là tên đệm mà họ gọi thời trai trẻ, về sau sẽ phải có thủ tục đổi tên.
– Ừ mày nói đúng đấy. Để tao kể cho mà nghe.

Hóa ra cụ quê gốc không phải là ở đây mà mãi tận trên mạn tây bắc LC, cụ đi bộ đội trong những năm chiến tranh và đóng quân ở miền trung, sau đó cụ đem lòng yêu cô thôn nữ nơi đây và hai người nên duyên vợ chồng. Những năm chiến tranh khói lửa đó làm cho cả tiểu đoàn của cụ tan tác, chết gần hết chỉ còn mình cụ còn sống. Thay vì về đơn vị báo cáo thì cụ lại đón vợ lúc này đang mang bầu lên lại LC để tìm người thân, nhưng người thân cũng không tìm được vì cả bản làng đã đi đâu hết nên cụ đành dắt díu sang cái đất này sống cho yên lành. Cụ không đổi tên được cũng là vì vậy.

– Thế vợ cụ đâu rồi hả cụ? – Tôi hỏi.
– Vợ tao chết lâu rồi, đẻ xong thằng con thì cũng đi luôn – Cụ ực chén rượu vào người.

Tôi cũng hầu cụ thêm một chén coi như lời chia sẻ. Đúng là thời trai trẻ cụ cũng sống và tiếp xúc với người kinh nhiều nên cũng có đôi nét ảnh hưởng. Ở nhà cụ điều đặc biệt là nếu con trai thì đặt tên theo người Mông, con gái thì đặt tên theo kiểu người Kinh. Lý Tuệ An, cháu gái cụ được đặt tên như thế chắc là do cụ muốn nhớ tới người vợ hiền. Nhà cụ xưa kia vốn có nghề làm thuốc nên cụ cũng có nghề này, cụ cũng hay bốc thuốc giúp mọi người xung quanh, kinh tế vì thế cũng khấm khá hơn những nhà khác. “Ở đây chúng nó nghèo lắm, biết bao giờ mới khá lên được” – Cụ nói vậy làm lòng tôi trở nên bâng khuâng không rõ. Một phần tôi muốn gìn giữ những con người ở đây chất phác, thuần hậu như những gì vốn có, một phần tôi lại muốn họ trở nên khá giả hơn. Nhưng quy luật là quy luật và logic thì là logic, nếu muốn những con người nơi đây trở nên giầu có thì có lẽ phải cho họ thêm thông tin, từ thông tin họ sẽ biết cách làm ăn, sẽ có kinh tế thị trường, sẽ có kẻ bán người mua, sẽ có sự lừa lọc, có sự giảo hoạt, etc… Và về sau không biết những ruộng bậc thang có còn được giữ lại? Những con người nhân hậu có còn giữ được phẩm giá của mình.

Mà thôi nghĩ nhiều để mà làm gì? Tôi đang ở nơi đây được uống rượu với những con người con người tuyệt vời còn chưa bị kinh tế thị trường tha hóa, giống như hiện tại là món quà tuyệt vời của cuộc sống vậy, vậy thì tôi cứ tận hưởng mà thôi. Rượu vào lời ra những con người trở nên thân mật hơn, chỉ đến khi A Sinh bị bạn bè tới gọi đi thì anh chàng vẫn còn quyến luyến không rời. Giờ chỉ còn tôi với cụ trà dư tửu hậu với nhau.

– Mày với con Vân là người yêu hả? – Cụ nhìn tôi hỏi
– Ừm… vâng! – Tôi trả lời hơi ngập ngừng, dù gì thì cũng đúng sự thật nhỉ.
– Mày với nó yêu nhau lâu chưa?
– Dạ mới thôi đó cụ
– À ra vậy? Đúng là mới yêu thì nồng thắm hơn rồi. haha – Cụ cười
– À vâng! – Tôi cũng cười và mời cụ thêm ly rượu
– Nó thì tao chả lo, chỉ sợ mày thôi, mày nên chăm sóc nó, đáng lắm – Tự dưng cụ trầm ngâm
– Cụ nói thế là…

Tôi lờ mờ hiểu ra ý nghĩ của cụ, cụ có thể đã nhìn thấu trong tôi đôi nét băn khoăn. Với tôi Khả Vân không chỉ là người bạn, người em, người tình, hay người yêu… Khả Vân ở trong tôi mỗi người một chút, là em để tôi che chở, là người tình đặt cho tôi những nụ hôn ngọt ngào buổi sáng, người bạn để tôi có thể chuyện trò, và người yêu để có thể nhõng nhẽo tôi mỗi lần. Tôi không biết em và tôi giờ tới sẽ ra sao nữa… tình cảm trong tôi mông lung, mờ ảo… em như một thiên thần đáp xuống ở với tôi vài ngày rồi cũng sẽ lại đi vậy…

– CỨU CỨU…

Tiếng Khả Vân thét lên cắt ngang dòng suy nghĩ khiến tôi rụng rời, cụ Dìn cũng vậy. Chúng tôi bật dậy lao nhanh như tên bắn về phía tiếng hét nơi Khả Vân, không biết có chuyện gì mà đang gào lên thảm thiết…

Chap 25:

Đập vào mắt tôi là một khung cảnh khiến tôi rụng rời tay chân. Một người đàn ông gày gò nhưng hoang dại, đôi mắt của hắn thì trắng lên hung dữ đang đè nghiến Khả Vân dưới đất. Khả Vân thì đang kêu gào dãy dụa nhưng không chống được sức mạnh của một người đàn ông trung t uổi, chỉ biết đập đập tay một cách hoàn toàn vô vọng.

Khả Vân như con mèo con đang bị vứt xuống lòng hồ, hoảng sợ, la hét nhưng tuyệt vọng. Con mèo bé bỏng của tôi đang bị kẻ khác gậm nghiến một cách mạnh bạo và đầy thô lỗ. Tôi và cụ Dìn đứng chết trân nhìn cảnh tượng ấy, hắn còn ngước đôi mắt trắng dã lên nhìn chúng tôi nhưng chỉ giây phút sau thì coi như không có và tiếp tục công việc ghê tởm ấy của mình.

Sau giây phút sững người thì tôi lấy lại tinh thần rất nhanh, tôi lập tức lao ra sút vào cái đầu đang gặm nhấm em ấy một cái thật lực, hắn văng ra khỏi em nhưng lại như con thú khát mồi, không hề quan tâm tới tôi mà lại lao vào em bằng hết sức có thể. Tôi lúc này cũng như một con thú dữ, lòng căm hận cũng lên được tới cực điểm, tôi lao vào ôm hắn, tách hắn ra khỏi em và cứ thế nện cho hắn những cú đấm thật lực.

Tôi cứ thế liên tiếp giáng xuống đầu hắn những đòn mạnh bạo nhất có thể, hắn thì chỉ biết ôm đầu và rú lên như một sói bị chọc tiết. Đúng lúc này thì một giọng nói đanh thép vang lên làm tôi dừng lại, ngước lên thì thấy một họng súng đen ngòm đang chĩa thẳng vào chúng tôi.

– Dừng lại – Cụ Dìn hét lớn.

Tôi buông hắn ra, dừng lại nhìn cụ. Hắn thì như một con chuột chịu trận, co ro khác hẳn với vẻ hung bạo vừa rồi ngồi ôm đầu với mồm đầy những máu.

– Mày đứng ra chỗ kia – Cụ bảo tôi

Tôi đứng dậy bước về phía Khả Vân, em khóc nấc lên lao ngay vào ngực tôi ôm chặt lấy. Nhẹ nhàng tôi ôm chặt em vào lòng, khẽ vuốt tóc em.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Chết mà vẫn cười
Vẫn như cũ
Nơi Ấy…Ngoảnh Lại
Thay Hồn Đổi Xác
Người giúp việc