Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương

18.09.2014
Huy Nguyễn

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Than ôi! Sống đẹp là gì hỡi bạn?”. Vâng! Sống đẹp là sống có ích, sống biết yêu thương và sống có trách nhiệm. Con người sinh ra trên đời đều mang trên mình trách nhiệm và nghĩa vụ. Đó là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với quốc gia, dân tộc và trách nhiệm đối với chính công việc mà mình đã lựa chọn. Nhà văn Nam Cao đã viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là sự bất lương”. Phải chăng ông muốn đề cập đến vấn đề trách nhiệm của con người đối với công việc của mình?

“Cẩu thả” trong công việc là thái độ làm việc không chuyên tâm, không nghiêm túc, không dành hết tâm huyết cho công việc mà mình đang làm.Hai từ “Bất lương” mà tác giả nói ở đây nghe có vẻ khá nặng nề, nó dường như là một tiếng chửi đối với những ai không có tinh thần trách nhiệm trong công việc, gây ra ảnh hưởng xấu đối với mọi người.

Vâng! Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả rất đúng đắn. Con người làm việc một cách cẩu thả, sơ sài nghĩa là không có tinh thần trách nhiệm, không có cái tâm với nghề, điều đó quả thật đáng chê trách bởi lẽ sau cái sự cẩu thả đó là biết bao nhiêu hậu quả xấu. Sự cẩu thả của một bác sỹ trong khi phẫu thuật có thể sẽ cướp đi cả sinh mạng của một con người. Một vị thẩm phán cẩu thả trong quá trình điều tra, kết luận một vụ án sẽ gây ra hàm oan cho một số người, gây bất bình trong xã hội. Người giáo viên không hết lòng với nghề, không nghiên cứu kỹ tài liệu, cẩu thả truyền cho học sinh những kiến thức sai trái. Học sinh vốn là tương lai của đất nước và bạn hãy thử tưởng tượng xem hậu quả sẽ ra sao nếu chúng được giáo dục sai kiến thức?
Trong cuộc sống, bất cứ một nghành nghề nào, dù thấp bé hay cao sang, tất cả đều cần có tinh thần trách nhiệm cao. Một lao công nếu không có tinh thần trách nhiệm, cẩu thả khi làm việc sẽ gây mất mĩ quan đô thị, gia tăng ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Ngay cả trong chính nghề văn của tác giả cũng vậy, nếu nhà văn cứ tùy tâm trạng mà viết, không có sự chọn lọc, nghiên cứu kĩ lưỡng thì sẽ mang đến cho đọc giả những tác phẩm không có chất lượng, có thể làm người đọc hiểu sai ý nghĩa, tiếp thu những thứ không lành mạnh, làm thay đổi suy nghĩ của con người theo chiều hướng tiêu cực. Văn học vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng của con người, thế nên việc cẩu thả trong nghề văn quả là điều đáng chê trách.

Tóm lại, con người đối với công việc của mình cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải có cái tâm với nghề. Làm tốt công việc của mình cũng có nghĩa là ta đã sống có ích cho xã hội. Câu nói của Nam Cao vừa thể hiện quan niệm của ông về tinh thần trách nhiệm trong công việc, vừa là lời nhắc nhở chân thành những ai đã và đang cẩu thả trong công việc hãy nhìn lại.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh Huấn Cao “cho chữ”
So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao
Bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội; giữa một người và mọi người
Bạn em chưa hào hứng tham gia kỳ thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Hãy tâm sự với bạn về ý nghĩa kỳ thi này để bạn em tích cực tham gia
Tác giả Ngô Tất Tố