I. Tác giả – Tác phẩm
1. Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)
– Xuất thân trong một gia đình nhà nho, thông minh, học giỏi, đỗ đầu cả ba kì thi (Hội – Hương – Đình), còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ
– Là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng.
– Sáng tác của ông bao gồm thơ, văn, câu đối, nhưng phần lớn là thơ.
– Nội dung thơ Nguyễn Khuyến.
+ Bộc bạch tâm sự
+ Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và người dân quê.
+ Châm biếm đả kích tầng lớp thống trị và bọn xâm lược.
2. Tác phẩm: Thu điếu nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
– Là bài thơ Nôm theo thể Đường luật thất ngôn bát cú.
– Bài thơ ghi lại cảm nhận và gợi tả tinh tế cảnh sắc mùa thu ở làng quê Bắc Bộ đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên đất nước, tâm sự thời thế kín đáo của Nguyễn Khuyến.
II. Đọc hiểu
1. Điểm nhìn của tác giả
– Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ đặc điểm nhìn của một người ngồi trên chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trởi nhìn tới ngõ vắng rồi lại trở người về với ao thu, nhà thơ đã quan sát không gian, cảnh sắc thu theo người lương thật thật sinh động. Mặc khác, mở đầu là ao thu. Chiếc thuyền câu, cuối cùng là người câu cá trong tư thế “tựa gối ôm cần lâu chẳng được” và tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo càng làm nổi bật chủ thể trữ tình. Trong không gian tĩnh lặng, nhàn nhã đó ông đang say cảnh hay nặng lòng suy tư?
2. Nét riêng của cảnh sắc mùa thu
– Sự dụi nhẹ thanh sơ của cảnh vật.
+ Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.
+ Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng….
– Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc….
Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo”… đúng là thanh sơ.
3. Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn
– Miêu tả trực tiếp:
+ Nước “trong veo”, sóng “gợn tí”, mây “lơ lửng” lá “khẽ đưa vèo” các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.
Đặc biệt câu kết “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động! nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ cỏ.
4. Không gian trong “thu điếu” góp phần diễn tả tâm trạng của chủ thể trữ tình. Bài thơ có nói đến việc câu ca nhưng thực ra nhà thơ không tập trung vào việc đó. Câu cá chỉ là một trong những thú nhàn của nho sĩ. Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cái tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân, khiến ta cảm nhận có nỗi cô đơn, uẩn khcú trong lòng ông. Cảnh thanh vắng, người thanh nhàn trong khi bản thân ông là một người mang nặng hoài bãi. Trí quân tạch dân. Mà không thực hiện được. Tâm sự u uất, buồn bã len vào lúc ngắm cảnh là điều dễ cảm nhận được.
5. Cách gieo vần. Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần “eo” “từ vốn” rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.