Sang Thu

19.09.2014
Huy Nguyễn

Sang Thu

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vộn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sờm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

I. Tác giả

– Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

– Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng Thiết Giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

– Ông đã tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2004, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác: Gần cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ. Sau đó được in nhiều lần trong các tập thơ. Trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.

2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

* Nội dung: là sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên của bước chuyển mùa từ hạ sang thu. Đồng thời nói lên sự xúc động của lòng người trong khoảnh khắc giao mùa.

* Nghệ thuật: là thơ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, cảm xúc tinh tế, sâu lắng, kết hợp tấm lòng chân thành của nhà thơ tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm.

3. Mạch cảm xúc và bố cục:

* Mạch cảm xúc: “Sang thu” là 1 bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với 2 nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

* Bố cục: 3 phần:

– Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.

– Khổ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu

– Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về đời người lúc chớm thu.

Giải nghĩa từ:

* Chùng chình: cố ý chậm lại

* Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả.

B. PHÂN TÍCH BÀI THƠ

I. Phân tích những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu (Khổ đầu).

– Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín).

– Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như.

II. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.

Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.

1. Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần và hẹp:

– Cảm nhận về khứu giác và xúc giác.

+ Hương ổi + cái se lạnh của gió -> lan toả trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm,

+ “Phả” -> Hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió.

-> Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín + Gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương.

– Cảm nhận bằng thị giác:

+ “Chùng chình” -> Nghệ thuật nhân hoá: sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng.

– Cảm xúc:

+ “Bỗng”: Cảm giác bất ngờ.

+ “Hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng.

-> Sự giao thoa của tạo vật + cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ.

2. Cảm nhận chuyển biến của đất trời sang thu trong không gian dài, rộng, cao.

– Sự thay đổi của tạo vật: Nghệ thuật đối: Sương chùng chình > < Chim vội vã -> vận động tương phản.

+ Sông dềnh dàng – nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư.

+ Chim vội vã – Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.

– Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:

+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.

+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.

-> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.

3. Cảm nhận thời tiết (tạo vật) sang thu bằng tâm tưởng, suy tư.

– “vẫn còn“, “vơi dầu“, “bớt” sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên: hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn.

-> Quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm.

– Sờm bất ngờ, hàng cây đứng tuổi.

+ Tả thực: Sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.

+ Nghệ thuật nhân hoá: bất ngờ + đứng tuổi -> trạng thái của con người.

+ Hình ảnh ẩn dụ : Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời -> Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu.

III. Phân tích hai câu cuối

– Sấm bất ngờ, hàng cây đứng tuổi.

+ Tả thực: Sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.

+ Nghệ thuật nhân hoá: bất ngờ + đứng tuổi -> trạng thái của con người

+ Hình ảnh ẩn dụ: Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.

-> Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Mùa thu đến không chỉ làm cho cảnh vật thay đổi mà suy nghĩ của con người cũng thay đổi. Thời khắc giao mùa thường đem đến cho người ta nhiều điều mới mẻ, thú vị. Và thấp thoáng trong 2 câu thơ cuối bài thể hiện suy ngẫm về đời người “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”. Lòng người đã lắng lọc rất sâu để nhận ra những xao động mơ hồ huyền ảo của thiên nhiên và những sao động bâng khuâng sâu lắng của con người. Hai câu thơ cuối có nhiều cách hiểu và lý giải.

Thu sang, đã bớt đi những cái náo động của không gian, thiên nhiên -> gợi lên cái xế chiều của cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà bài thơ được kết thúc bằng hình ảnh hàng cây đứng tuổi đã gửi gắm những ý nghĩa sâu sa.

Sấm là biến cố bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh con người đã trải qua biến cố thử thách. Khi con người trải nghiệm nhiều sẽ trở nên hiểu mình, hiểu người, hiểu đời hơn. Con người sẽ bình tĩnh đón nhận mọi biến cố trong cuộc đời. Nhưng con người không ngậm ngùi nuối tiếc mà chỉ thấy mình vững vàng hơn. Đó là nét đẹp, nét lạ độc đáo trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về thiên nhiên, về đời người trước những thăng trầm biến đổi. Lắng sâu trong tâm hồn là sự đồng cảm trước suy nghĩ sâu xa của nhà thơ về vẻ đẹp con người. Phải chăng mùa thu đã đem đến một bài học cho tác giả vào giờ ông truyền lại cho chúng ta?

Trong 1 bài phỏng vấn gần đây, Hữu Thỉnh đã giải thích “Sấm là những khó khăn thử thách mà dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và Mỹ. Còn hàng cây là hình ảnh của đất nước, dân tộc ta vững vàng vượt qua thử thách. Trải qua bao nhiêu thử thách, bom đạn ác liệt, chúng ta không còn sợ bất cứ thế lực nào, vững vàng vượt lên phái trước trong công cuộc xây dựng đất nước”.

DÀN Ý

A. Mở bài:

– Mùa thu quê hương là đề tài gợi cảm xúc đối với thi nhân song mỗi người cảm xúc về mùa thu theo cảm nhận riêng của mình. Với nhà thơ Hữu Thỉnh, khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã rung động hồn thơ để thi sĩ vẽ nên một bức tranh thơ: “Sang thu” thật hay.

– Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

B. Thân bài

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

– Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ:

+ Chép khổ 1:

– Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ Hương ổi phả trong gió thu se se lạnh (se lạnh và hơi khô), “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn. Người ta có thể dùng các từ: toả, bay, lan, tan… thay cho từ “Phả” nhưng cả bấy nhiêu từ đều không có cái nghĩa đột ngột bất ngờ. Từ “phả” cho thấy mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơn nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mình thì lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát của những trái ổi chín vàng – hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

+ Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làn sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả qua ngưỡng cửa của mùa thu.

=> Sự góp mặt của làn sương buổi sớm cùng với hương ổi đã làm con người giật mình thảng thốt: Hình như thu đã về.

– Cảm xúc của nhà thơ:

– Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phá, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua, hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu của cảnh vật đã thấp thoáng hồn người cũng chùng chình bịn rịn lưu luyến, bâng khuâng…

Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng.

– Chép khổ 2:

+ Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản sau những ngày hè nước lũ, gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.

+ Những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong những buổi hoàng hôn.

+ Đối lập với hình ảnh trên, hình ảnh “đám mây mùa hạ” được nhà thơ cảm nhận đầy thú vị qua sự liên tưởng độc đáo: “vắt nửa mình sang thu”. Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến, đó là vẻ đẹp của bầu trời sang thu. Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnh đám mây của mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thê,r hữu hình, hiển hiện. Liên tưởng đầy thú vị không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh. (Liên hệ trong bài thơ “Chiều sông Thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: “Đám mây trên Việt Yên, Rủ bóng về Bố Hạ).

* Chốt lại 2 khổ đầu: Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị ??????? tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu. Người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ.

3. Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa:

Chép khổ 3:

– Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.

– Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Tác giả dùng từ “vơi” có giá trị gợi tả như sự đong đếm những sự vật có khối lượng cụ thể để diễn tả cái số lượng vô định – diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. Tất cả đều chầm chậm, từ từ, không vội vã, không hối hả.

– Hình ảnh: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”.

+ Trước hết mang ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu). Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ.

+ Ý nghĩa ẩn dụ (gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm ở người đọc) : Sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. Thời gian trôi nhanh qua cửa, cuộc đời mỗi con người là một chứng nhân nhìn mùa thu đi qua. Bởi thế tiếc nuối vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian. Tâm trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, gửi vào trạng thái của thiên nhiên nhằm khắc hoạ thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu.

C. Kết luận

– “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

– Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp thêm một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng cho mùa thu thi ca thêm phong phú.

MỘT SỐ CÂU HỎI VIẾT ĐOẠN

Câu 1: Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ đầu.

Gợi ý :

– Phân tích để thấy sự biến chuyển trong không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phá vào trong gió se, lan toả trong không gian và qua làn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn.

– Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả ở các từ “bỗng – hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ => Đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn.

Câu 2 : Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh: “Đám mây mùa hạ” trong khổ thơ thứ 2.

Gợi ý:

– Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.

– Diễn tả hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, mỏng, kéo dài, nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn lưu luyến không nỡ rời xa. Cảnh có hồn.

– Đó là hình ảnh gợi rõ cảm giác giao mùa, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Tả người bạn thân của em
Tả cây bưởi Diễn
Phong Cách Nghệ Thuật Thơ Tố Hữu
Truyền thuyết là gì?
Đọc hiểu Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức