Nét chính về nhân vật người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa

18.09.2014
Huy Nguyễn

Nét chính về nhân vật người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa

Hình ảnh người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

– Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi đã ngoài 40, lại càng trở nên đậm nét.
– – Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài làm nhiều người ngỡ ngàng
+ Vừa ở dưới thuyền lến tới chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp. Nghệ sĩ Phùng tưởng chị sẽ tránh né hoặc kêu la. Nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình; chấp nhận như cuộc sông của một người đi biển đánh cá phải đươg đầu với sóng to, gió lớn vậy. Muốn tồn tại thì phải chấp nhận.
+ Tuy nhiên, người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chỉ sau khi biết được hành dộng vũ phu của chồng bị thằng Phác và người khách lạ chứng kiến, chị mới thấy đau đớn- vừa đau đớn vừa xấu hổ, nhục nhã. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. GIọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã trào ra. Đó là giọt nước mắt nhọc nhằn và chịu đựng.. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót, kể cả thằng Phác đứa con yêu của chị, và nhất là một người lạ. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm, nhưng người đàn bà ấy không hề bận tâm – một sự nhẫn nhục của người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu lẽ đời, có tình thương con vô bờ.
+ Khi ở tòa án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho phùng, Đẩu và người đọc những xúc cảm mới. Được mời lên tòa án để giải quyết việc gia đình, lúc đầu chị rụt rè, tìm một góc dường chốn công đường kia để ngồi. CHị thấy sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị thật nhỏ bé, tội nghiệp ở chốn công đường kia. Cái thế ngồi là bị động, dù đã được Đẩu và phùng chia sẻ, cảm thông.
+ NMC đã dụng công nhấn mạnh vào sự đổi thay ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài. Với chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị thưa gửi, xưng con và có lúc van xin con lạy quý tòa. Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó đột ngột chuyển cách xưng hô: “chị cảm ơn các chú! Đây là lời chị nói thành thự, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn lam lũ, khó nhọc…” Một sự hoán đổi ngoạn mục.
+ Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ, coi nõi khổ là lẽ đương nhiên. CHị sống cho con chứ không phải cho mình. Nếu phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, dừng để các con nhìn thấy.ĐÓ cũng là một cách ứng xử nhân bản.
+ Ở đây. Lẽ đời đã chiến thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ quyền uy có sức công phá lớn. Nó đã làm chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.
– Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. CHị quặn lòng vì thương con; chị đã cảm nhận và chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. VỚi chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù có những tính cách sứt mẻ, chưa hoàn thiện

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Phân tích bài thơ ‘Viếng lăng Bác’ của Viễn Phương
Em hãy kể về một chuyến về thăm quê nội hoặc quê ngoại
Thuyết minh về bút bi
Soạn bài Mạch lạc trong văn bản
Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du