I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Chuẩn bị dàn ý với đề bài: Thuyết minh về cái phích (bình thuỷ).
2. Yêu cầu chung: Trìng bày được công dụng, các bộ phận cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản của cái phích.
3. Các bước chuẩn bị:
a) Quan sát và tìm hiểu về đối tượng thuyết minh:
– Công dụng của phích nước trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; Phích nước giữ được nhiệt trong khoảng thời gian bao lâu?
– Tìm hiểu cấu tạo của phích nước:
+ Ruột phích: Tại sao phích lại giữ được nhiệt? Ruột phích làm bằng gì? Tại sao ruột phích nước lại được cấu tạo thành hai lớp, giữa hai lớp là khoảng chân không? Lớp bạc tráng bên trong có tác dụng gì? Tại sao miệng bình phải làm nhỏ?,…
+ Vỏ phích: Làm bằng chất liệu gì? Tác dụng? Người ta thường trang trí như thế nào?
– Để phát huy tác dụng của phích nước, tăng khả năng sử dụng, người ta phải sử dụng và bảo quản như thế nào? Những điều gì cần tránh khi sử dụng phích nước?
4. Lập dàn ý cho bài nói:
– Chú ý: đây là bài văn nói, các ý phải được sắp xếp phù hợp với cách trình bày bằng miệng;
– Thiết lập trình tự các ý theo bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài);
– Đối với từng nội dung thuyết minh, phải tính toán lựa chọn phương pháp thích hợp (các phương pháp thích hợp với đề bài này: định nghĩa, dùng số liệu, so sánh, phân loại,…)
– Viết thành văn một số đoạn: công dụng, giới thiệu cấu tạo ruột phích,…
II. THỰC HIỆN TRÊN LỚP
1. Nói trước tổ, trước lớp; chú ý điều chỉnh giọng nói, nhấn mạnh những nội dung thuyết minh quan trọng (công dụng, cấu tạo, khả năng giữ nhiệt,…)
2. Lắng nghe bài nói của các bạn, nghi chép nhận xét của thầy, cô giáo; điều chỉnh dàn ý của mình.
3. Tham khảo những dàn ý được thầy, cô giáo đánh giá cao.