Chiếc lược ngà

19.09.2014
Huy Nguyễn

Chiếc lược ngà

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:

– Nguyễn Quang Sáng – sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

– Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.

– Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác: truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

2. Khái quát nội dung và nghệ thuật :

* Nội dung: thể hiện tình cha con cảm động và sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến tranh.

* Nghệ thuật: tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lý; thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em (bé Thu).

3. Tóm tắt truyện:

– Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con ông – không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Cho đến lúc em nhận ra cha, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.

– Ở khu căn cứ, người cha ấy đã dồn hết tình cảm yêu thương và nỗi nhớ mong con vào một việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.

B. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Tình huống truyện :

Truyện ngắn đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:

– Tình huống thứ nhất: hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.

– Tình huống thứ hai: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

=> Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.

II. Đề bài: Cảm nhận của em về tình cảm cha con sâu nặng thể hiện qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Phần mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề: Hoàn cảnh chiến tranh hoặc đề tài về tình cha con.

– Nội dung : Tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu.

2. Phần thân bài:

a. Tình cảm cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu:

– Chủ đề không mới lạ nhưng thành công của Nguyễn Quang Sáng trong đoạn trích này chính là cách khai thác và biểu hiện tình cha con trong tình huống thật có lý: chiến tranh – xa cách:

+ 8 năm trời hai cha con bé Thu không được gặp nhau.

+ Chỉ nhận ra nhau qua tấm hình.

– Tình cảm cha con sâu nặng: khi phân tích chú ý qua những mốc sự việc.

+ Lúc còn ở rừng:

* Ông Sáu nhớ thương con vô cùng.

* Khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu của con.

+ 3 ngày nghỉ phép ở nhà:

* Ông khao khát tình cảm của con bao nhiêu -> con bé hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm vồ vập của cha.

* Ông càng xích lại vần >< nó càng lùi xa. * Ông càng chiều thương >< bí càng lẩn tránh. * Ông càng mong được nghe tiếng ba >< nó càng cố tình lẩn tránh. -> Ngọn lửa nồng nàn của lòng cha cứ bị những đối xử xa lánh, ương ngạnh, của nó chối từ kể cả khi nó bị lâm vào thế bí “nồi cơm sôi sùng sục” kể cả những lời giảng giải của mẹ, nó cũng kiên quyết không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong đợi. Điều đó làm ông Sáu thực sự đau lòng, ông chỉ biết lắc đầu cam chịu bởi tình cảm không dễ gì gượng ép? Nhưng khi hiểu ra thì lại thấy rằng: chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm phụ tử. Đơn giản vì vết thẹo dài trên má người đang xưng là ba đây lại không giống với ảnh ba mình -> Thắc mắc thầm kín trong lòng nó.

+ Bé Thu được ngoại giảng giải:

* Bé Thu vỡ lẽ ra người có vết thẹo đó chính là cha em.

-> Tình yêu thương của cha nhân lên gấp bội.

* Nó cất tiếng gọi cha đúng lúc cha nó phải lên đường. Nó chạy lại ôm hôn cha nó. Những giọt nước mắt ân hận của nó chảy đầm đìa trên má, trên cằm khiến ông Sáu không nén được xúc động. Những giọt nước mặt hiếm hoi của ông, một người cha, một người lính lăn dài trên má ông.

+ Lại những ngày ông Sáu xa con:

* Ông thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con.

* Tình yêu thương con dồn vào việc thể hiện lời hứa với con, làm cho con một chiếc lược ngà.

* Tự ông đi tìm ngà voi rồi tự tay ông ngồi cưa từng cái răng lược, thận trọng, khổ công như một người thợ bạc gò lưng, tỉ mỉ khắc lên đó một dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu – con của ba”. Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi, ông lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt…

-> Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một sản phẩm duy nhất trong đời. Cho nên cây lược ngà kết tinh trong nó tình phụ tử: mộc mạc mà đằm thắm, sâu sa, đơn sơ mà kỳ diệu.

+ Khi bị thương nặng, biết không thể sống được, ông đã dồn tất cả tàn lực của mình làm một việc: “đưa tay vào túi móc cây lược đưa lại cho ông Ba” như trao lại lời trăng trối cuối cùng, tuy không thành lời nhưng nói rõ ràng, thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng đối với người bạn thân.

-> Chiếc lược ngà -biểu tượng cao quý của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu.

3. Về nghệ thuật:

– Cốt truyện chặt chẽ, cách lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý.

– Lựa chọn ngôi kể, cảnh kể và ngôn ngữ lời thoại cho nhân vật…

-> Góp phần không chỉ làm cho câu chuyện đảm bảo tính khách quan, chân thực, tin cậy mà còn hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể và dẫn dắt nội dung câu chuyện theo dòng cảm xúc của mình.

III. Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu:

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu : một người chiến sĩ, một người cha nhất mực thương yêu con.

2. Thân bài :

a) Lúc còn ở rừng:

– Ông nhớ thương con vô cùng.

– Khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu của con.

b) Khi gặp con (ở bến xuồng)

– Ông đã không thể chờ xuồng cập bến “nhón chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc xuồng tạt ra”. Rồi “bước vội vàng với những bước dài”, “kêu to tên con, vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con”.

– Vét thẹo dài trên má phải anh lại đỏ ửng lên, giần giật. Giọng nói lập bập, run run: “ba đây con, ba đây con”.

-> Tâm trạng xúc động mạnh mẽ, sau 7-8 năm xa nhà, tình cảm cha con bị nén lại trong lòng, nên ông Sáu không ghìm nổi.

– Ngược lại, bé Thu giật mình, ngơ ngác, hốt hoảng và vụt bỏ chạy -> điều đó hoàn toàn bất ngờ với ông Sáu khiến “mặt ông sầm lại” và “hai tay buông xuống như bị gãy”.

-> Thể hiện tâm trạng đau khổ tột cùng, ông sung sướng, náo nức, nôn nóng muốn được ôm con vào lòng, nhưng đứa con lại xa lánh, hoảng sợ khiến người cha bị hụt hẫng, ông đau đớn không hiểu nguyên nhân vì sao, ông vừa thất vọng, vừa bất lực.

c) Trong 3 ngày nghỉ phép:

– Ông chẳng đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi để được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé.

– Mọi cố gắng của ông từ việc “giả vờ không nghe” đến việc “dồn nó vào thế bí” (chắt nước cơm) nhưng không có kết quả.

– Trong bữa ăn, do nôn nóng, bực tức, không kịp suy nghĩ, ông đã đánh con bé -> con bé bỏ sang nhà ngoại.

– Tình yêu thương con của ông Sáu đã không được bé Thu đón nhận, đáp lại, nó kiên quyết không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong mỏi – điều đó làm ông Sáu thực sự đau lòng, ông chỉ biết lắc đầu cam chịu, bởi tình cảm không dễ gì gượng ép.

d) Lại những ngày ông Sáu xa con:

– Ông thương con, ân hận vì mình đã đánh con.

– Ông dồn tình thương yêu ấy vào việc làm cho con một chiếc lược ngà – lời hứa với con trước lúc chia tay.

+ Tự động đi tìm ngàn voi rồi tự tay ông ông cưa từng chiếc răng lược thận trọng, khổ cùng như là một người thợ bạc.

+ Ông còn gò lưng tỉ mẩn khắc lên đó dòng chữ: “Yêu nhớ – tặng thu con của ba”.

-> Chiếc lược ngà gỡ rối được phần nào tâm trọng của người cha, chiếc lược ấy là tình cảm, tấm lòng, là yêu thương mà ông gửi gắm – thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt.

– Trước khi hy sinh, ông Sáu móc cây lược ra trao vào tay người bạn chiến đấu. Chỉ khi nhận được lời hứa “mang về trao tận tay cho cháu”, người cha đó mới nhắm mắt được -> Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con mãnh liệt và tha thiết của ông.

* Về nghệ thuật (xem lại đề A)

IV. Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu:

1. Mở bài: Tự làm

(ND: Bé Thu – một đứa bé bướng bỉnh, đáo để nhưng lại thương cha hết mực).

2. Thân bài

a) LĐ1: Bé Thu – một bé bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì.

– Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác, lạ lùng, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “má, má”.

– 3 ngày nghỉ phép:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi. Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba.

+ má doạ đánh, Thu bộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nổi trổng.

+ Bác Ba nói mẫu nhưng Thu vẫn không gọi.

+ Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước chứ không chịu gọi “ba”.

+ Thu đã hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung toé – bị đòn, không khóc, chạy sang nhà bà ngoại, cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to.

-> Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được: “Sao mày cứng đầu quá vậy?”.

-> Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Lý do nó không nhận ba thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ mà hợp lý.

b) LĐ2: Bé Thu – Một cô bé có tình yêu thương cha tha thiết.

– Trước lúc ông Sáu lên đường

+ Tình cha con của ông đã trở lại vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào nhất.

+ Trong cái ngày trước khi ông Sáu lên đường vào chiến khu, con bé cùng ngủ với bà ngoại. Trong đêm ấy, bà đã giảng giải cho nó nghe, phân tích cho nó hiểu. Con bé đã biết được rằng ông Sáu chính là cha mình. Nó cũng hiểu vết sẹo ghê sợ trên mặt ông là vết thương của ông trong chiến đấu. Sau khi hiểu được nguồn gốc lai lịch vết sẹo trên mặt cha, con bé lăn lộn suốt một đêm không ngủ được. Có lẽ nó hối hận lắm vì đã từng đối xử không tốt với ông. Lúc này, không chỉ yêu cha, nó còn rất thương ba nữa.

+ Người đọc đã chứng kiến một cuộc chia tay cảm động sáng hôm sau, trước khi cha nó lên đường Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn cha nhưng lại mang tâm trạng hoàn toàn khác trước: “Nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”. Khi đối diện với ông Sáu, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Người đọc cảm nhận được đằng sau đôi mắt mênh mông, xôn xao ấy đang xáo động biết bao tình cmả.

+ Tiếng gọi ba vỡ oà từ sâu thẳm trong tâm hồn bé bỏng của nó. Sự khao khát tình cha con lâu nay bị kìm nén bỗng bật lên. Bắt đầu là tiếng thét “Ba…a…a ba”, tiếng gọi thân thương, tiếng gọi ông Sáu chờ đợi suốt 9 năm ròng, cuối cùng ông cũng được nghe.

+ Thế rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới… dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu, hôn cả vết sẹo dài trên má ông, cái vết sẹo trước kia nó ghê sợ và cảm thấy xấu xí vô cùng. Đến bây giờ, hiểu được vì sao cha có vết sẹo, Thu thương cha nó lắm. Hành động của em như muốn xoa dịu nỗi đau đã gây ra cho cha. Sau khi nghe ông Sáu nói: “Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu thét lên: “Không!”, hai tay ôm chặt lấy cổ cha, 2 chân cấu chặt người nga. Em khóc vì thương cha, vì ân hận đã không phải với cha, vì không biết đến bao giờ mới được gặp lại cha. Lúc này tất cả hành động của Thu đều gấp gáp dồn dập, trái hẳn lúc dầu.

+ Trong tâm hồn cô bé, tình yêu với cha đã có sự thay đổi. Ngoài tình yêu còn có tình thương rồi cao hơn cả là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vô cùng vì người cha chiến sĩ, người cha hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đời cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Giờ đây người cha ấy lại tiếp tục đi theo con đường vinh quang mà cả dân tộc ta đang đi.

3. Kết bài: Tác giả quả rất am hiểu tâm lý trẻ em nên đã diễn tả sinh động tình cảm của bé Thu trong cuộc chia tay cha con đầy cảm động. Ông còn rất yêu thương trẻ thơ.

V. Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện:

1. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là biểu tượng cho đặc điểm trần thuật truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Điều tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện là tác giả đã xây dựng được một tình huống hết sức chặt chẽ, hấp dẫn xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng thoải mái, tự nhiên với giọng điệu thân mật, dân dã.

2. Tác giả đã lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Đồng thời tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của nhân vật trẻ em rất tinh tế. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm, tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người và tình người.

3. Ngôi kể: Tác giả đã kể chuyện từ nhân vật “tôi” (bác Ba) – người bạn thân chiến đấu của ông Sáu, một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi kể này tạo được giọng điệu kể chuyện thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi với người đọc. Khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật. Câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể.

* MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH TÁC PHẨM.

Câu 1: Sau khi đọc xong truyện ngắn “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ?

Gợi ý:

a. Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương cha (Tuy có phần ương ngạnh, bướng bỉnh).

– Sự ương ngạnh của bé Thu thể hiện ở việc dứt khoát không chịu nhận ông Sáu là cha. Đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhật, xa cách.

+ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác lạ lùng… khi ông Sáu đến gặp lặp đi lặp lại: ba đây con! Thì nó lạ quá, mặt bỗng tái đi, chớp chớp mắt nhìn người đàn ông ??? (vẫn im lặng) như muốn hỏi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!

+ Trong hai ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu, bé Thu một thực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh bất cần… Ông càng chiều thương, nó càng lảng ra. Ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng cố tình cự nự. (D/C: lúc cơm sôi một mình nó bé, không thể tự nhấc nổi để chắt nước, nó sẽ phải cầu cứu người lớn giúp đỡ, người đọc cứ ngỡ rằng nó sẽ phải chịu thua, không thể chiến tranh lạnh được nữa – nó buộc phải gọi ba… Nhưng không. Nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó từng mong mỏi. Nó vẫn hành động theo sự bướng bỉnh, bất cần – tự mình làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức. Nghĩa là nó không chịu nhượng bộ…)

+ Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì nó bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuống kêu rộn ràng thật to.

– Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách mà còn có phần đáng yêu. Đó là phản ứng tâm lý hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cả tính mạnh mẽ. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thườngm, nên nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì trên mặt ông Sáu có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Cô bé không tin thậm chí còn ngờ vực. Cô bé không dễ tin người khác cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé chưa chịu thông. Phản ứng tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Chính cái thái độ quyết liệt ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha – người trong tấm hình chụp chung với má em, một tình yêu chân thực, sâu sắc và mãnh liệt.

– Trong buổi sáng cuối cùng, trước giờ phút ông Sáu phải đi xa thì thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột, thay đổi hoàn toàn. Nó đã dành cho ba một tình cảm thật mãnh liệt. Nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Giờ đây người cha sắp phải đi xa, xe mẹ, xa con và tiếp tục cuộc đời người lính gian khổ. Lần đầu tiên, Thu cất tiếng gọi “Ba” và tiếng kêu như tiênég “xé”, không còn là tiếng kêu biểu lộ sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt. Rồi nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn lên ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má như để nhận lỗi. Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cải hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Thì ra trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc: “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Giờ đây cô mới vỡ lẽ ra người cha của cô thật đẹp và thật anh hùng. Cô bé không chỉ yêu cha, thương cha mà còn tự hào về cha.

– Qua biểu hiện tâm lý và thái độ, tình cảm, hành động của bé Thu, ta thấy đó là cô bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc.

b. Về tình cảm cha con trong chiến tranh:

– Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách, trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc.

– Người đọc thực sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở suy ngẫm.

Câu 2: Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu:

Ông Sáu là một người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.

a. Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, khi bé Thu lên tám tuổi ông Sáu mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ. Khi cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ “vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con”, có lẽ ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má. Ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.

– Trong hai ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn, … nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé.

– Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu “đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Trước cử chỉ của bé Thu, “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.

b. Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.

– Trước hết là nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông Sáu đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con. Rồi lời dặn của đứa con: “Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. => Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.

– Kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ… tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà ??? thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải
sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.

– Nhưng tình cảm thật đáng thương, anh không kịp ddwa cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: “chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.

=> Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tuỵ vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu sốt đời yêu quý và tự hào.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Phân tích Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Lập dàn ý bài văn tự sự
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ Nhặt
Phân loại câu theo cấu tạo – Câu ghép
Tả một người thân của em đang làm việc ở nhà