Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận như thế nào? Ý nghĩa câu hò của chú Năm?

16.09.2014
Huy Nguyễn

Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận như thế nào? Ý nghĩa câu hò của chú Năm?

a. Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận: “giọng hò đã đục và tức như gà gáy”. “Không phải giọng hò trong trẻo đêm bay ra hai bên bờ sông,rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày,bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang,rồi kéo dài,từng tiếng một vỡ ra,nhắn nhủ,tha thiết,cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.”

b. Ý nghĩa câu hò của chú Năm:

– Chú Năm đã lớn tuổi,giọng hò không hay.Nhưng chú rất hay hò.Việc hò này như một nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ khi muốn gửi gắm tâm sự. Mỗi khi chú Năm hò,hay đặt tay lên vai Việt,mắt nhìn thẳng vào mắt Việt.

– Câu hò ấy là những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng trải sông nước,lăn lộn với ruộng vườn. Nó cũng chứa đựng trong đó những giá trị đạo lí,tình nghĩa,thủy chung. Từng câu hò đã thấm vào tâm hồn hai chị em Chiến và Việt,là giá trị tinh thần hun đúc tình yêu gia đình,yêu quê hương đất nước cho hai chị em,đồng thời cũng là nguồn cổ vũ hai chị em trong chiến đấu.

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Phân tích Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
Phân tích vấn đề nhân sinh trong tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải
Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
Soạn bài Nhớ rừng