Cả ngày hôm đó, tôi nghĩ nhiều về cuộc nói chuyện của anh Đen. Tôi không muốn bị xem thường, tôi phải có một cuộc sống khác và phải rời xa cái đất Sài Gòn nhiều kỷ niệm buồn này. Một tia sáng cuối đường hầm chợt lóe sáng, tôi nhớ đến việc di dân sang Mỹ vài tháng trước của gia đình tôi. Phải, đó là cơ hội duy nhất của tôi. Dành suốt mấy ngày để suy nghĩ về chuyện này, và tôi quyết định sẽ đi, chỉ có đi mới có thể thay đổi cuộc sống hiện tại, quên đi những thứ đáng quên. Tôi chạy về quê để có một cuộc nói chuyện với ba, cho ba biết tôi không còn muốn ở lại đây nữa. Mọi thủ tục, giấy tờ thì được các bác trong nhà làm giúp, tôi cũng khồng cần phải lo nhiều.
Chiều hôm sau, quay lại Sài Gòn với nhiều dự định để làm hơn, tâm trạng cũng đỡ dần khi có một thứ gì đó để làm, con người ta chỉ có bận bịu thì mới có thể quên đi những chuyện buồn hiện tại. Tôi sẽ đăng ký học thêm anh văn để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho bản thân, còn phải tìm hiểu việc chuyển trường, tìm trường mới ở Mỹ và chuyển tín chỉ. Tôi quay trở về nhà anh Đen khi trời đã sập tối. Bước vào nhà, tôi thấy chị Nhung đang ngồi khóc.
– Chị sao vậy? Ổng nhậu lên lại đánh chị nữa hả? – Tôi tiến lại gần chị hỏi thăm.
– Không có gì đâu Khanh. – Tôi định chạy vào tìm ổng để tính cho ra lẽ thì chị kéo tôi lại.
– Tại sao chị phải chịu đựng hoài như vậy? – Tôi ngồi xuống cạnh chị và hỏi.
– Rồi em sẽ hiểu thôi Khanh à, một ngày nào đó.
– Uh, em cũng muốn mình trải thật nhiều, để hiểu được tình cảm nó như thế nào đây. – Tôi thở dài.
– Sao vậy? Em có chuyện buồn hả?
– Dạ! Bạn gái em…mọi chuyện chấm dứt rồi chị à!
– Tại sao vậy?
– Người ta nói là không có cảm giác với em, còn yêu người cũ, và họ đã quay lại với nhau rồi. – Mỗi lần kể lại chuyện này tôi lại cảm thấy nhói đau.
– Phải chi em quen được một người tốt như chị! – Tôi quay sang nhìn chị.
– Chị không tốt như em nghĩ đâu. – Chị cười và xoa đầu tôi.
– Thực ra chị cũng đã từng phụ một người con trai để theo người khác em à! – Tôi ngạc nhiên nhìn chị.
– Chuyện tình cảm khó nói lắm, không phải ai cũng đủ kinh nghiệm và lý trí để làm tốt mọi việc đâu. Khi yêu, người ta thường yêu bằng cảm xúc con tim nhiều hơn mà. Nhất là với bé Linh, chỉ mới 18 tuổi, sao nó nghĩ thấu đáo mọi chuyện được. – Tôi vẫn lặng im và nghe chị nói.
– Ngày xưa còn trẻ chị cũng vậy, còn ham chơi và thiếu chính chắn lắm nên mới làm cho người con trai đó đau buồn. Có lẽ chị nên dứt khoát hơn, không nên để cho người ta hy vọng quá nhiều rồi cuối cùng lại phụ bạc người ta, chạy theo tiếng gọi của con tim mình.
– Nghe vậy rồi, em có nghĩ chị là người xấu không? – Chị hỏi tôi.
– Dạ không! Bây giờ chị là người phụ nữ tốt mọi thứ mà. – Tôi trả lời ngay.
– Vậy em có nghĩ bé Linh là người xấu không?
– Dạ…em…em…- Chị lại cười và xoa đầu tôi.
– Không ai có lỗi hết em à, Linh cũng chưa từng nói yêu em phải không? Linh cũng không lợi dụng gì em, có thể cô bé thích được đi chơi với em, tìm thấy được ở em sự che chở như một người anh trai.
– Khanh nè! Chị biết em vẫn còn yêu Linh nhiều lắm. Nhưng rồi sẽ đến lúc em tìm được tình yêu thật sự cho bản thân mình thôi. Đứng cố trốn tránh những kỷ niệm, nó chỉ làm em buồn và nhớ nó hơn. Cứ thử đối diện với nó, có thể là đau, nhưng ngày qua ngày, em sẽ quên nó lúc nào không hay đó. Buông tay không có nghĩa là bỏ cuộc, mà để nắm lấy một bàn tay khác nhưng chắc chắn và vững bền hơn.
– Dạ…! – Đó là lý do vì sao tôi về lại đây mỗi lúc buồn, được nói chuyện với chị, nó làm tâm trạng tôi thoải mái hơn rất nhiều.
Rồi thời gian trôi qua, tình yêu với em thì tất nhiên vẫn còn, nhưng không còn cảm thấy nhói đau nhiều như những ngày đầu nữa. Một phần cũng bắt đầu có nhiều việc phải làm, phải lo nghĩ. Cũng một tháng trôi qua, tôi nghĩ chắc em cũng bất lực khi tìm tôi. Một hôm, một số điện thoại quen thuộc gọi vào máy tôi. Đó là mẹ Hiền.
– Alo, dạ con nghe mẹ à!
– Mẹ tìm con suốt Khanh à, mẹ biết mọi chuyện rồi. – Mẹ nói và bắt đầu khóc.
– Mẹ sao vậy?
– Mẹ tệ lắm, không biết dạy con, con đừng giận nó nhe Khanh.
– Mẹ đừng nói vậy…- Đây là lần đầu tiên tôi thấy mẹ khóc.
– Mẹ khổ lắm Khanh à! Suốt thời gian qua, nó dằn vặt chuyện của con mà ăn uống thất thường, học hành sa sút. Mẹ không biết phải làm sao hết, tính nó trẻ con và cứng đầu lắm.
– Dạ…- Tôi cảm thấy thương cho mẹ lắm.
– Gần thi tốt nghiệp và đại học rồi, mà nó cứ như vậy. Mẹ khổ quá Khanh à, con giúp mẹ khuyên em nó một tiếng được không con?
– Dạ…nhưng…dạ thôi được rồi, mai con sẽ qua đó.
Chap 20:
Ngày hôm sau, tôi chay qua nhà em. Cảm giác hồi hộp, đã lâu rồi không gặp em. Tôi không biết gặp lại, thì tôi có thể nói gì, khuyên gì nữa đây. Tôi không muốn làm chuyện này đâu, nhưng chỉ vì thương mẹ thôi. Thấy tôi đến, mẹ vui lắm. Tôi bước lên phòng của em, gõ cửa.
– Mẹ vào đi, cửa không khóa. – Em từ trong nói ra.
– Làm gì mà ngồi thừ người ra đó? – Tôi vào phòng và đi về phía em, nhiều lúc lại muốn ôm lấy em, nhưng lại cố giữ một khoảng cách nhất định.
– Anh…Khanh…- Em quay lại nhìn tôi ngạc nhiên và mắt bắt đầu đỏ.
– Mẹ nói em dạo này học hành sa sút lắm đúng không?
– Dạ…- Em trả lời nhỏ nhẹ.
– Rồi không định thi tốt nghiệp sao? Không thi đại học sao?
-…- Em cuối mặt xuống và im lặng.
– Xuống nhà ăn cơm, rửa mặt xong rồi lên đây anh truy bài. – Tôi vẫn giữ vẻ lạnh lung không cảm xúc của mình.
– Dạ…nhưng…- Em còn hơi bối rối.
– Nhanh đi, anh không muốn đợi lâu đâu.
– Dạ! Em biết rồi! – Em có vẻ tươi tỉnh hơn, chạy nhanh xuống nhà.
Tôi cười nhạt một cái rồi đi ra ngoài ban công, ngồi xuống ngắm nhìn phố phường Sài Gòn. Tôi đang làm gì thế này nhỉ? Ít ra bây giờ không phải là thằng xe ôm nữa, bây giờ là một gia sư rồi đây. Tôi không biết tôi làm những việc này là vì cái gì nữa, vì mẹ Hiền hay vẫn còn quan tâm Linh. Nhưng sao cũng được, nên nghĩ đơn giản hơn, giúp được gì thì cứ cố gắng thôi. Học với Linh đến tối thì tôi về, em thông minh nên học lại cũng nhanh, cũng không quá lo về kỳ thi sắp tới.
– Thôi anh về đây, ngày nào anh cũng qua truy bài hết. Em đi chơi giờ nào tùy em, miễn sao khi anh đến, em thuộc bài và hoàn tất bài tập. – Tôi nói xong lạnh lùng bước đi.
– Anh…- Em định nói với tôi gì đó.
– Thôi được rồi, ngủ sớm đi, mai còn đi học nữa.
Tôi ra về và đến một nơi, một nơi cũng quan trọng không kém mà tôi đã lên lịch đi từ ngày hôm qua. Đó là nhà của Hưng. Chạy đến trước cổng nhà thì tôi bấm chuông, nó đang chống nạn và đi khập khiễng ra mở cửa.
– Tôi cần nói chuyện với anh chút. – Nó mở cửa thì ngạc nhiên khi thấy tôi.
– Ừ! Cậu vào đi.
Nó đi được một quãng thì té lăng ra đất. Tôi đến đỡ nó dậy, rồi dìu nó vào nhà ngồi xuống.
– Nhà lớn vậy mà không có người giúp việc à, anh phải ra mở cửa?
– Bà giúp việc bệnh cả tháng nay rồi, tôi cũng không có thời gian tìm người khác. Với lại Linh cũng thường qua giúp…- Nó nọi đến đoạn đó thì ngập ngừng.
– Anh không cần ngại, tôi không quan tâm nữa đâu. Tôi cũng không có chuyện gì nhiều để nói với anh, chỉ muốn hỏi anh vài câu thôi. Anh yêu Linh như thế nào? – Tôi nhìn nó với vẻ mặt nghiêm túc.
– Tôi yêu Linh nhiều lắm, ngày trước tôi ham chơi nên làm em buồn. Qua sự việc lần này, tôi mới cảm thấy tình cảm của mình cho em lớn thế nào. Cũng đến lúc phải lập gia đình rồi, đâu có ăn chơi hoài được nữa.
– Tôi thua anh rồi, tôi và Linh không còn gì nữa. Tôi biết người Linh yêu là anh chứ không phải tôi. Bây giờ tôi chỉ muốn nói ngắn gọn cho anh một điều, chỉ cần ngày nào đó tôi biết Linh khóc vì anh, thì có mất cái mạng này tôi cũng sẽ tìm được anh để tính sổ. Anh rõ chưa?
Nói xong, tôi đứng dậy ra về và không nói một lời nào nữa.Thằng Hưng thì ngơ ngác nhìn tôi như chưa rõ lắm mọi chuyện. Tối hôm đó, tôi lang thang khắp quận 3, lựa một quán café yên tĩnh để ngồi thả hồn vào tiếng đàn guitar. Cũng lâu rồi tôi không chơi guitar nữa, bây giờ nghe lại thì âm thanh nó vẫn êm dịu như ngày nào. Chọn một ban công để có thể ngắm nhìn Sài Gòn về đêm, nó đẹp và yên bình lắm.
Tôi ngộ ra được nhiều thứ sau những chuyện này. Càng lớn, con người ta càng phải sống có trách nhiệm hơn. Không phải muốn làm gì thì làm như lúc nhỏ nữa. Giận một ai đó thì nghĩ chơi, không thích cái gì thì không làm, bỏ đi. Không phải cứ không có tình yêu, thì quay qua thù ghét nhau. Khi làm một việc gì đó, phải biết nghĩ sâu hơn, phải có trách nhiệm với việc mình làm hơn. Làm một việc gì không phải chỉ để cho bản thân, mà còn cho người khác nữa. Một thằng xe ôm trở thành một gia sư? Không, thực ra tôi không nghĩ vậy đâu. Cái ơn mà mẹ Hiền đối với tôi lớn biết chừng nào, không lẽ thấy Linh như vậy mà tôi lại mang những chuyện tình cảm ra để không giúp em, mẹ Hiền đã từng giúp tôi mà không cần nhận lại một thứ gì mà. Rồi những đêm về quê trễ, ba tôi vẫn sáng đèn thức chờ tôi. Người đàn ông tóc bắt đầu ngả bạc đó đã chịu khổ vì tôi nhiều rồi, nhà còn có 2 cha con thôi. Cũng đến lúc tôi phải lo cho tương lai của mình, sau này còn phụng dưỡng được ông nữa chứ.
Những ngày tiếp đó, hôm nào tôi cũng qua truy bài em. Em có vẻ vui và thoải mái hơn trước, còn tôi thì sao nhỉ? Tôi cũng vơi đi được phần nào nhưng vẫn giữ sự lạnh lùng cần có, không biết tôi đang muốn gì nữa. Chẳng lẽ tôi sợ khi bản thân không còn lạnh lùng nữa, thì sẽ yêu đuối và lụy tình? Tôi từ chối tất cả lời rủ rê đi ăn hàng như ngày xưa chúng tôi thường hay đi, tôi cũng không quan tâm đến việc em đi chơi với Hưng khi nào. Lý do duy nhất tôi đến gặp em là chuẩn bị cho em hành trang kiến thức thật tốt trong những kỳ thi sắp tới.
Rồi mùa thi cũng đến, em thì sớm khuya đèn sách, tôi và mẹ Hiền thì cố gắng hỗ trợ em hết sức có thể. Người đưa em đi thi không phải là tôi,nhưng tôi vẫn âm thầm chạy phía sau, để nhiều lúc có sự cố xảy ra như xe hư thì em vẫn không bị trễ thi. Rồi chờ em thi xong, đứng từ xa coi tâm trạng em thế nào, làm bài được không thì mới an tâm ra về. Suốt nhiều tháng miệt mại vất vả, rồi em cũng thu được quả ngọt. Kết quả báo tin đại học đến, em đủ điểm cho nguyện vọng 1 của mình. Em vui mừng lắm, nhìn mẹ Hiền khóc trong sự hạnh phúc, tôi biết được những gì mình đã làm trong thời gian qua là không sai. Nhưng Có lẽ lúc này, em đang ăn mừng bên bạn bè và người yêu chứ đâu có thời gian cho tôi. Nhưng không sao, tôi thích làm một việc gì đó để người khác vui, dù không có phần tôi, có thể nó đã trờ thành một thói quen?
Kết thúc cái sự nghiệp gia sư, tôi lại trở thành vú em của Linh. Tôi cũng bớt đi sự lạnh lùng, và không còn nghĩ nhiều đến chuyện ngày ấy nữa. Tôi thường tâm sự với em nhiều hơn, kể cho em nghe những gì mà tôi biết được từ anh Đen và chị Nhung. Em cũng thường tìm tôi mỗi khi gặp chuyện buồn. Quan hệcủa hai đưa tôi thì cứ như những ngày đầu, chỉ đến một khoảng cách nào đó chứ không hơn. Thật sự, tôi đã cảm thấy vui khi em được hạnh phúc, vì đơn giản là tôi vần còn yêu em. Nhưng yêu theo một cách khác, không còn giống với ngày xưa nữa.
Thằng Tuấn, thằng Nam chửi tôi nhiều lắm. Chúng bảo không là gì của nhau thì việc gì tôi phải bỏ công ra như vậy. Tôi lo cho em làm gi khi em đã có người yêu rồi. Tụi nó nói tôi là một thằng osin không hơn không kém. Sao cũng được, vì không phải ai cũng hiểu được hoàn cảnh của tôi lúc này. Chỉ còn vài tháng nữa thôi là tôi đi rồi, đi rất xa rồi. Đến lúc đó, sống ở đất khách, không còn nhìn thấy người mình yêu, không còn nhìn thấy kỷ niệm nữa, rồi thời gian sẽ khiến tôi quên tất cả. Như một chiếc máy tính được format, và mọi thứ sẽ bắt đầu lại từ đầu. Không còn ghen tuông, giận hờn, ngoảnh lại nhìn cuộc đời như mộng ảo, thành bại được mất lại hóa hư không. Tôi là đàn ông, sang đó thì tương lai không biết tốt xấu thế nào, nhưng có lẽ sẽ tốt hơn bây giờ. Còn em là con gái, em còn trẻ, còn thiếu kinh nghiệm cuộc sống. Tôi chỉ muôn em sẽ đứng vững khi không còn tôi, tôi còn làm việc này vì mẹ Hiền nữa. Vì vậy tôi có phải là thằng osin không? Không, chỉ cố làm được những gì trong những ngày cuối cùng còn ở lại đây thì làm thôi. Cứ một lần sống hết mình cho tình cảm của mình, để sau này có ra đi rồi, vẫn không cảm thấy hối tiếc.
Thời gian trôi ngàng càng nhanh hơn, ngày đi của tôi đã định là một ngày của tháng 12. Tôi thì vẫn như một người thợ xây, đang hăng say đặt nền móng vững chắc cho ngôi nhà tình yêu của mình. Có lẽ ngôi nhà ấy sẽ chẳng bao giờ biết được ý nghĩa của những việc tôi đang làm đâu nhỉ? Tôi mãi đứng sau ngồi nhà ấy, trồng thêm nhiều cây xanh và hoa tươi. Một ngày nào đó khi tôi đi rồi, những cơn bão lớn có kéo đến, thì ngôi nhà ấy vẫn sẽ vững vàng trong cuộc sống.
Một ngày của tháng 12, khi mà chỉ còn 2 ngày nữa là đến lúc tôi phải đi…
Và cuối cùng cái ngày đó cũng đến, lúc trước tôi cứ mong muốn nó đến thật nhanh, để tôi có thể bỏ chạy khỏi cuộc sống nơi đây. Nhưng càng đến gần thì tôi lại càng cảm thấy sợ, sợ nhiều thứ lắm. Sợ một cuộc sống mới nơi xứ người và sợ không còn được nhìn thấy ai đó nữa. Giấy tờ, thủ tục đã được chuẩn bị tất cả, chỉ còn đến ngày là xuất phát thôi. Cảm giác chia ly người thân trong những ngày này, tôi khó mà quên được. Dì và em Ly khóc nhiều lằm, từ lâu tôi đã là một thành viên thân quen trong nhà của dì rồi mà. Có ai ngờ một ngày nào đó, tôi lại phải rời xa dì và nhóc Ly. Người ở lại thì lúc nào cũng buồn hơn kẻ ra đi. Nhiều lúc tôi lại cảm thấy bản thân mình ích kỉ lắm, vì chuyện tình cảm mà ra đi, bỏ lại những người thân yêu quý nhất của mình.
Một ngày cuối cùng ở Sài Gòn, ngày hôm này tôi sẽ dành trọn thời gian cho cái đất Sài Gon xô bồ xô bộn này. Còn một vài việc quan trọng cần làm. Tôi đến nhà của thằng nhóc X, nhờ nó vài hôm sau mang lá thư tôi viết đến cho Linh. Dù sao cũng phải có một lá thư từ biệt em. Tôi lấy điện thoại ra gọi em.
– Linh hả? Em có ở nhà không?
– Dạ không, em đang ăn trưa với anh Hưng. Có gì không anh?
– Ừ! Không có gì! Anh định ghé thăm mẹ hiền chút thôi.
– Dạ! Có gì anh ở lại chơi, chắc vài tiếng nữa em về tới nhà rồi.
– Ừ! Thôi em đi chơi vui vẻ đi!
Tôi chạy ra một hàng hoa và mua một bó hoa tươi thắm. Bước vào nhà, mẹ vẫn niềm nở như mọi lần. Nhưng mẹ không biết ngày gì mà tôi lại mua hoa. Nói chuyện với mẹ, nhiều lúc tôi đã không kìm được cảm xúc của mình.
– Hôm nay ngày gì mà mua hoa cho mẹ vậy? – Tôi và Linh đã không còn là gì nhưng mẹ vẫn không thay đổi cách xưng hô.
– Dạ! Lâu lâu con muốn tặng hoa cho me thôi mà. Mẹ ơi! Cho con ôm mẹ cái nhe! – Tôi ôm mẹ vào lòng, rồi nước mắt cũng rơi vì không kìm được cảm xúckhi sắp phải rời xa người cô, người mẹ này.
– Sao vậy con? – Mẹ thấy tôi khóc nên ngạc nhiên hỏi.
– Nếu sau này con đi xa, con sẽ nhớ mẹ lắm lắm!
– Cái thằng này. – Mẹ gõ đầu tôi và cười. Mẹ đi vào trong, mang đồ ăn, bánh trái ra cho tôi như mọi lần.
Tôi nhiều lần cố đứng dậy để chào mẹ, nhưng lại không đủ sức. Có lẽ đây sẽ là lần cuối cùng tôi đến ngôi nhà này. Và khi đủ sức để bước ra khỏi cửa, tôi lại trở nên yếu mềm hơn. Từng bước từng bước rời ngôi nhà với bao kỷ niệm của những ngày học thi, ăn cơm, học thêm với mẹ. “Mẹ à! Cho con được lần cuối gọi mẹ. Cảm ơn mẹ vì tất cả mọi thứ”.
Chọn một góc khuất xa con hẻm, tôi đứng đó để một lần cuối cùng được thấy ai đó. Hưng chở em đi ăn về, người ta lo cho em, rồi em sẽ hạnh phúc phải không em? Em đang đi bộ trên con hẻm về nhà, vẫn vui tươi hát lếu lo. Hạy cứ cười như vậy hoài em nhé. Từng bước một em xa dần tồi, tôi cũng cố bước theo em, nhưng được vài bước rồi khựng lại, chỉ muốn chạy thật nhanh đến ôm em một lần cuối cùng, nhưng sao lại khó đến như vậy. Tôi chỉ sợ mình lại sẽ yếu lòng, rồi không thể dứt được. Và rồi em cũng mất hút khỏi tầm mắt của tôi…
Đêm Sài Gòn lung linh huyền ảo lại lên đèn, tôi khóa máy điện thoại và chạy khắp mọi nẻo đường mà chúng tôi đã từng đi qua. Quay lại cái ghế ngày xưa ở công viện 30/4, rồi lại chơi đàn, lại hát hết bài này đến bài khác, chỉ hy vọng em lại xuất hiện một lần nữa. Người còn gái mặc đồng phục học sinh ngồi khóc ngày nào nay còn đâu, nhìn lại xung quanh chỉ là sự cô đơn trống vắng. Nhiều lúc tôi tự hỏi lòng mình, nếu cho tôi quay lại thời gian ngày đó, tôi sẽ làm gì? Vâng, tôi vẫn sẽ là Khanh của thuở nào, vẫn mang lời ca tiếng hát để dỗ dành khi em khóc, vẫn quan tâm và yêu thương em như tôi đã từng.
Sài Gòn chợt nắng và chợt mưa ơi! Ngày mai đây, có một người phải rời xa nơi này. Không biết mày có nhớ tao không, nhưng tao sẽ rất nhớ mày. Những cơn mưa đầu mùa bất chợt xin thôi rơi? Tao không muốn ai đó bị ướt mưa rồi lại bệnh, hy vọng mày hãy mang những tia nắng ấm áp che chở cho ai đó vững bước trên đường đời. Một năm, năm năm hay mười năm nữa, tao không chắc có thể trở lại đây.Rồi mày sẽ thay đổi rất nhiều,tao mong sự thay đổi đó sẽ theo chiều hướng tịch cực và ai đó cũng như vậy nhé. Thành phố lớn với hàng triệu dân, dù có mất đi một người thì nó vẫn tiếp tục cái nhịp sống bận rộn hằng ngày, và mong ai đó cũng như vậy, cũng tiếp tục sống tốt và xem người ra đi này như một phần kỷ niệm đẹp hồn nhiên của tuổi học trò.
…Phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất, một ngày lạnh lẽo không nắng ấm của tháng 12…
Ôm từ biệt những người thân yêu nhất của tôi một lần cuối, tôi quay mặt đi thật nhanh vào khu vực cách ly. Tôi không dám quay lại nhìn họ thêm một lần nào nữa, tôi rất sợ nhìn thấy những khuôn mặt thân thương ấy rời nước mắt vì mình.
Tôi mơ màng thiếp ngủ khi chờ máy bay cất cánh. Bỗng nhiên, giật mình tỉnh giấc, tôi tìm điện thoại di động của mình. Tôi sực nhớ ra là hôm nay quên nhắc em uống thuốc, nhưng tìm mãi mà không thấy điện thoại đâu. Nhìn xung quanh thì tôi mới quay lại với thực tế, tôi đang ngồi trên máy bay chứ không phải đang ở nhà như mọi ngày. Điện thoại của tôi đã để lại cho dì rồi thì tìm làm gì nữa. Và kể từ hôm này tôi phải quên đi một thói quen, đó sự lo lắng và quan tâm em…Đôi dòng lệ lại rơi, có lẽ đó là những giọt nước mắt sau cuối tôi dành cho em.
Máy bay bắt đầu lăn bánh, tiếng động cơ ngày càng to dần như xé tan cõi lòng. Thoáng chốc mà cái đất nước hình chữ S ấy đã hoàn toàn ở lại sau lưng tôi, nó nhỏ dần và nhỏ dần. Đến một lúc thì nó hoàn toàn mất hút giữa những đám mây trắng xóa…
Và tôi đã ra đi như vậy đấy…
*** PHẦN 2 ***
Chap 21:
Mới đó mà đã 6 năm trôi qua, mọi chuyện cứ ngỡ như ngày hôm qua. Nghĩ lại cảnh máy bay cất cánh, đôi khi lại thấy nghẹn. Em chỉ tay về phía cái ghế đá và hỏi tôi.
– Nhớ chứ, nụ hôn đầu của mình ở đó mà. Tôi trả lời.
– Hì… Em cười tít mắt.
– Không biết bây giờ thằng X sao rồi anh nhỉ? Lầu rồi em không gặp nó.
– Thằng X nào em?
– Thằng nhóc mà đi đưa thư cho anh đó. ( P/s: Thằng X là thằng đang ngày đêm viết lại tập hồi ký của anh Khanh thành truyện Vẽ Em Bằng Màu Nỗi Nhớ cho các bạn đọc đây ^^)
– À, lâu rồi anh không gặp nó. Tính ra bây giờ nó cũng 17-18 rồi nhỉ?
– Nhớ ngày xưa, em hành thằng nhỏ thấy thương. Đọc xong thư là em kêu nó dẫn em đi tìm anh liền, mà nó cũng ú ớ không biết gì.
– Vậy hả? Hồi đó nó cứ bám lấy anh, bắt anh dạy nó chơi guitar. Mà nó cũng lười lắm, học được hai ba hôm lại nghỉ. Vài hôm nữa mình đi thăm nó nhe.
– Dạ!
– Hưng bây giờ sao rồi em?
– Lâu rồi em không gặp. Từ ngày anh đi, em cũng ngừng mối quan hệ với ảnh. Em nhận ra người mình yêu thật sự là ai. Tình yêu nó khó hiểu thật anh à! Em yêu anh lúc nào mà em cũng không nhận ra. Đến lúc mất anh rồi thì em mới biết. Cuộc sống em thay đổi nhiều lắm khi không có anh. Nó như một căn nhà sụp đổ vì mất hết nền móng vậy. Em nói trong nghẹn ngào.Thật sự tôi cũng hiểu được điều này, dù ngày xưa tôi có chuẩn bị nhiều thứ cho em cuộc sống không có tôi, nhưng sẽ khó mà đủ được.
– Thôi mà! Chuyện qua lâu rồi, nói tới lại khóc nữa bây giờ Linh xinh. Khóc là không thương nữa nhe. Khi nghe tôi nói hết câu thì em nhìn tôi không chớp mắt. Tôi cũng cảm thấy kì kì, tự nhiên rớt từ miệng ra chữ thương.
– Anh có thương em hả?
– Không, ghét lắm! Tôi cười. Mặt em nụ một cục.
– Sao vậy? Giận rồi hả? 24 tuổi rồi nhe cô nương, không phải cái thời bận đồng phục Lê Quý Đôn ngày nào đâu mà nhõng nhẻo.
– Anh chê em già hả?
– Không, ý anh là em lớn rồi, không còn con nít nữa đâu. Tôi thấy em đẹp hơn xưa nhiều, nhưng cái nét đẹp học trò ngày xưa mới là cái để lại ấn tượng của em trong tôi nhiều nhất. Con người thay đổi qua từng ngày, có lẽ sẽ không bao giờ được thấy em của ngày nào nữa, nó sẽ là kỷ niệm đẹp nhất về em.
– Anh anh! Chút mình đi ăn kem ở hồ Con Rùa nhe, ăn lẫu dê nữa, ăn ốc nữa…!
– Bộ nhịn đói nhiều ngày rồi hả? Tôi trố mắt nhìn em.
– Em muốn ở gần anh lâu hơn. Em ôm lấy cánh tay tôi.
– Em nhớ mãi câu hỏi mà anh hay hỏi em ngày xưa, nhớ đến tận bây giờ. Và em sẽ chờ cho đến khi nào anh hỏi em câu đó một lần nữa. Em đã có câu trả lời rồi, em muốn được trả lời nó ngay tức khắc chứ không im lặng như xưa nữa. Em nói và ôm chặt cánh tay tôi hơn.
– Ăn vừa vừa thôi, dạo này trông cô cũng ú ú rồi đó. Tôi chọc em để không khí thoải mái hơn.
– Anh chê em mập hả?
– Lại nữa rồi, thôi đi ăn thôi cô. Đói bụng lắm rồi đó.
Tôi chở em lượn bở hồ, dạo sông Sài Gòn, la cà ăn vặt như hồi còn học sinh, em cười nhiều lắm. Cười như 6 năm qua chưa bao giờ được cười, lòng lại thấy vui và thoải mái hơn.Đi cho đến gần 11 giờ thì tôi chở em về nhà mẹ.Tôi vào chào mẹ rồi về.
– Chào cô, con mới đưa em nó đi ăn về. Mẹ đang ngồi trong nhà xem tivi.
– Cái thằng này, gọi mẹ đi! Gọi cô mẹ không quen tí nào. Mẹ cười và nói.
– Dạ…vậy con gọi mẹ… Thật sự tôi cũng thấy cứng miệng, dù không còn là gì của em. Nhưng tôi vẫn luôn xem cô là mẹ của mình.
– Mẹ có nấu mấy món con thích nè, mang về ăn nhe!
– Dạ! Con cảm ơn. Mẹ chu đáo quá, vẫn như ngày nào.
– Ngày mai qua đây chơi nhe Khanh! Mẹ làm thêm nhiều món nữa cho con ăn. Nhìn vẻ mặt Linh rất vui khi nghe mẹ nói vậy.
– Dạ để còn xem coi mai có làm việc gì không. Tôi không chắc là ngày mai sẽ rảnh.
– Thôi qua đi mà! Con không qua có đứa buồn suốt ngày đó. Mẹ vừa nói vừa nhìn Linh cười.
– Dạ! Vậy mai con qua sớm.
Tôi xin phép mẹ ra về, cũng trễ quá rồi. Đường Sài Gòn bắt đầu vắng xe, khí trời hơi se lạnh. Không biết bây giờ tiệc ở nhà đã tàn chưa.Chắc về là phải dọn nữa đây. Về đến nhà, tôi dẫn xe vào thì không như những gì mình nghĩ,nhà cửa đã được dọn ngăn nấp.Vào phóng thì đã nghe tiếng ngáy của ông Đen vang dội, thằng Huy thì cũng chả thua kém. Hai an hem đang ôm nhau ngủ như chết, lâu lâu ông Đen lại nói mớ chửi thề như ngày nào.
Tôi vào phòng tôi thì thấy nhóc Ly đang nằm có rút trong chăn. Con nhóc nằm sát mép giường, lăn nhẹ qua một cái nữa là rớt đất ngay. Tôi vội vàng lại đẩy con nhóc vào giữa, rồi kéo chăn đắp cho nó. “Anh về rồi hả?”Nó mơ màng hỏi mấy câu rồi lại ngủ tiếp, con nhóc buồn cười thật.
Có tiếng nước chảy sau bếp, và tôi biết chắc là ai đang ở sau đó rồi. Tôi nhẹ nhàng bước vào bếp để xem nhỏ Miu đang làm gì, nhỏ đang rửa chén ly cho cái bãi chiến trường trước đó đây mà. Đi nhẹ nhàng lại sau lưng của nhỏ, định hù nhỏ một cái cho vui.
– Về rồi đó hả? Chưa kịp hù thì nhỏ đã hỏi tôi trong tình trạng không quay lưng lại, cuối cùng thì tôi mới là người bị giật mình.
– Uh.
– Bạn anh bị thế nào?
– Uh, cũng không sao. Tụi nó giỡn thôi chứ không bị gì hết.
– Vui quá hé, đi đến bây giờ mới chịu về? Nhỏ quay lưng lại nhìn tôi và hỏi.
– À…ờ… Tôi cười trừ.
– Vậy ăn uống gì chưa? Nhỏ hỏi.
– Anh ăn rồi.
– Tốn công tui nấu cơm cho mấy người. Nhỏ có vẻ giận, rửa chén bác phát ra tiếng động to hơn như đang bực dọc.
– Đồ ăn thơm quá. Tôi chạy lại bàn, ngồi vào ăn lấy ăn để, ráng ăn để nhỏ khỏi buồn.
– Khỏi cần, đi chơi với người yêu vui vẻ, ăn uống no say rồi giờ còn bày đặt. Đừng có ráng ăn, một hồi bể bụng bậy giờ. Nhỏ nói
– Đâu có, anh ăn được nhiều lắm. Với lại em nấu ăn ngon mà, nấu toàn món anh thích ăn.
– Xía…khỏi nịn.
– Em để đó tí anh rửa cho, qua đây ngồi ăn chung cho vui.
– Dụ tui ăn khuya cho mập ú hả? Đừng hòng… Em nói rồi cũng chùi tay và lại ngồi vào bàn.
– Ăn tí có sao đâu, em phải lên thêm 5 kg nữa mới chuẩn.
– Chuẩn gì? Chuẩn heo á? Nhỏ lè lưỡi, nhưng cũng bắt đầu gấp thức ăn.
– Mà đô em cũng mạnh quá hé! Mọi người say như chết, em còn ngồi ở đây dọn dẹp, nấu cơm, rửa chén.
– Tui có uống đâu mà đô cao đô thấp. Tui không biết nhậu, với lại không tốt cho sức khỏe.
– Ủa, bảo không ăn mà sao nãy giờ gấp đồ ăn liên tục vậy gái? Nó hơi ngượng và rút đũa lại.
– Chiều giờ có ăn gì đâu, toàn ngồi nhìn người ta nhậu thôi. Nhỏ giải thích.
Ăn một lúc thì đến công đoạn rửa chén, hồi nãy có hứa là rửa những giờ thấy lười thật. Nhỏ đứng dậy rồi đi ra ngoài phòng khách.
– Ủa vậy là để anh rửa đóng chén này thật hả? Tôi hỏi nhỏ.
– Chứ sao? Hồi nãy ai mạnh miệng? Tôi đành đi rửa chén thôi.
– Thôi đi ra ngoài đi, tui rửa cho. Tay mấy người còn chưa lành mà, đừng có bày đặt hứa này hứa nọ nữa nhe.
Đến giờ nhỏ vẫn còn nhớ đến việc tôi bị đứt tay lúc trưa. Được thế tôi chay ra ngay để nhỏ rửa.
Ra phòng khách, ngồi vào bàn, tôi lấy cuốn hồi ký ra và viết vài dòng…
Ngày…Tháng…Năm…
…
…
…
Viết một lúc thì ngừng, quay lưng lại thì thấy nhỏ vẫn chưa ngủ. Đang ngồi ăn snack và xem phim.
– Sao thức khuya vậy? Tôi hỏi.
– Anh cũng vậy mà.
– Chút nữa em cứ vào phòng anh ngủ với Ly, anh qua phòng anh Đen ngủ được rồi.
– Nãy giờ anh viết viết cái gì đó?
– Ừ, viết một dạng như nhật ký thôi em.
– Thiệt hả? Tui không nghĩ người như anh cũng viết ba cái thứ đó.
– Là sao? Sến lắm hả em?
– Không biết, chỉ ít thấy con trai viết mấy loại đó lắm.
– Uhm.
– Miu nè…! Tôi gọi và nhìn thẳng vào mắt em.
– Cả ngày hôm nay anh quan sát em kỹ lắm, anh cảm thấy ngôi nhà này rất quen thuộc với em. Em biết mọi thứ đồ dùng nằm ở đâu mà không cần phải hỏi anh. Cho anh biết lý do được không? Tôi vẫn nhìn em không rời.
– Em…em… Nhỏ bắt đầu ấp a ấp úng…
Chap 22:
– Em…em… Nhỏ bắt đầu ấp úng nhìn vào mắt tôi. Tôi được nước lấn tới, càng tỏ ra nghiêm trọng hơn.
– À…ừ…thì tui từng ở đây trước khi anh đến. Nhỏ quay mặt sang hướng khác và nói.
– Là sao?
– Là lúc trước có vài lần tui phải đến đây ở tạm, chỉ vậy thôi… Đôi mắt nhỏ lại nói cho tôi biết còn nhiều thứ uẩn khúc khác nữa.
– Em là gì của anh Đen mà được ở nhờ?
– Anh đang điều tra tui hả? Có thẻ hình sự không? Lúc này mặt nhỏ lại trở nên lạnh lùng đến đáng sợ. Tôi lại trở thành người bối rối, quơ đại bịt snack của nhỏ ăn cho qua chuyện. Ăn được vài miếng thì phun ra vì lạt bách mà rất khó ăn. Tôi đứng dậy đi vào trong.
– Uh, thế thôi! Anh vào ngủ trước đây. Em nhớ tí nữa vào phòng anh ngủ với Ly nhe.
Bước vào phòng anh Đen, hai anh em ổng nằm mà tay chân đâm chọt loạn cả lên, không còn chỗ nào tôi có thể chui vào nên đành nằm đất. Ngã lưng ra một cái thật thoải mái, ngày hôm nay dài thật, có nhiều thứ phải lo nghĩ quá, thế là tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
Tờ mờ sáng tôi đã giật mình thức dậy vì âm thanh của tivi ngoài phòng khách. Vệ sinh cá nhân xong tôi đi ra ngoài xem tại sao tivi vẫn mở. Nhỏ Miu đang nằm ngủ trên ghế sofa, tay vẫn cầm remote. Chắc là con nhỏ nằm ngủ quên cả đêm ở đây rồi. Cửa sổ nhà thì không đóng, nửa đêm gió lùa vào chắc lạnh lắm. Nhỏ nằm co rút thật tội nghiệp. Tôi vào phòng lấy ra một cái chăn để đắp cho nhỏ. Tôi phủ chăn rồi khẽ kéo nhẹ lên qua vai của nhỏ.
Cái nét lạnh lùng mọi ngày đã tan biến đâu mất. Con người nhỏ dễ gần nhất có lẽ là khi nhỏ ngủ, thấy nhỏ rất là ngoan và hiền. Ở cùng lứa tuổi của Ly, nhưng nhỏ giỏi hơn con em tôi nhiều. Biết nấu nướng, chịu khó làm việc nhà lại quan tâm người khác dù bề ngoài luôn tỏ ra lạnh nhạt khó gần. Tôi ngồi xuống cạnh nhỏ, chạm nhẹ vào gò má trắng hồng phúng phính của nhỏ. Không hiểu sao lại làm vậy, không thể điều khiển được hành động của mình.
Bất giác nhỏ cựa quậy và lờ mờ mở mắt.
– Anh Khanh…sao anh thức sớm vậy? Mắt nhỏ vẫn lờ mờ như đang nói mớ, không biết nhỏ hoàn toàn tỉnh chưa mà giọng nói sao nhẹ nhàng quá.
– À..ừ…còn sớm lắm, em ngủ tiếp đi! Tôi trả lời hơi bối rối.
– Dạ! Nhỏ dạ nhỏ nhẹ rồi cười mĩm rất đang yêu, nhỏ nắm lấy tay tôi đang để trên mặt nhỏ và kéo lại nằm lên tiếp tục rút đầu vào giấc ngủ.
Chuyện gì thế này, hôm nay cọn dạ lễ phép nữa. Hành động lạ thường khác với mọi ngày, có lẽ chỉ xảy ra khi mớ ngủ.
Được một lúc khi nhỏ đã quay trở lại giấc ngủ thì tôi từ từ rút tạy tôi ra, kéo chăn lại cho nhỏ rồi tôi đi bộ ra đầu hẻm mua đồ ăn sáng cho mọi người. Khi quay lại thì cả nhà vẫn chưa ai thức dậy, tôi để đồ ăn trên bàn rồi đẩy xe chạy qua nhà Linh như đã hứa với mẹ.
Trên đường đi tôi cứ nghĩ đến những hành động khó hiểu của nhỏ Miu. Ở nhỏ hình như là hiện diện của 2 con người khác nhau. Đâu đó trong con người nhỏ tồn tại một hình ảnh thân quen với tôi. Hình ảnh thân quen ấy xuất hiện chỉ thoáng qua trong những lần nhỏ lo lắng khi tôi bị đứt tay, nhỏ ấp a ấp úng đêm qua và lúc vừa nãy nữa. Cứ như nhỏ đang tự dựng lên một bức màng che đậy con người thật của mình, và khi vô tình hay vô thức lúc ngủ mà lớp vỏ bọc ấy lại được kéo xuống trở về đúng bản chất con người nhỏ.Em có phải là…không? Nếu thật sự là em thì tại sao em phải như vậy? Em vẫn chưa quên được ngày đó sao? Có lẽ không phải, tôi suy nghĩ quá nhiều rồi.
Dòng suy nghĩ cứ loạn xạ lên và khi quay lại với thực tai, tôi phát hiện mình đã vượt đèn đỏ. Vội vàng bóp thắng hết lực để dừng lại thì cũng chạy qua vạch đi bộ được một khoảng. Tôi dùng chân để đẩy xe lùi lại bằng với hàng xe đang dừng đèn đỏ. Hú hồn vì bên phía bên kia 2 chiếc bồ câu trắng đang đậu nhưng có lẽ không nhìn thấy tôi. Khi lùi xe lại đúng vạch dừng với mọi người thì bên cạnh có một em gái đi xe đạp điện cứ lấy tay che miệng cười, có cảm giác như em đang cười tôi, xấu hổ thật! Đèn giao thông đã chuyển sang xanh thì tôi cũng chạy theo mọi người qua ngã tư, đang chay thì nghe tiếng huýt còi, đồng chí ấy đang chỉ tay thẳng về phía tôi, lại phiền phức đây.
– Cho tôi xem giấy tờ bằng lái xe! Anh ta đi lại chào tôi rồi nói. Phiền rồi, bằng lái xe tôi vẫn còn để trong vali ở dưới quê, lúc đi vội quá nên quên mang theo. Giờ không biết tính sao, chắc phải gọi anh Đen, hy vọng ổng quen địa bàn này.
– Ủa? Khanh phải không? Tôi nghe một tiếng nói khá quen phát ra từ một hướng khác. Quay sang nhìn thì thấy thằng Phước, thằng bạn thân cùng quê thuở nhỏ. Nó đang mặc quần áo cảnh sát hình sự.
– Người quen, em dẫn xe lên lề giúp anh! Nó nói với người đồng nghiệp rồi dẫn tôi vào quán café lề đường gần đó.
– Mày thiệt đó hả Phước?
– Tao nè chứ ai, nhìn khác lắm hả?
– Uh, nhìn mày ra dáng hơn xưa nhiều đó.
– Vậy là cũng 10 năm rồi không gặp nhau, kể từ ngày mày chuyển về thành phố học, rồi sau đó gia đình mày di dân luôn.
– Hì…Uh!..không ngờ cũng có ngày gặp mày trong tình huống này! Không có mày tao cũng không biết làm sao!
– Không có tạo thì còn anh Đen, ổng quen rộng lắm.
– Mày vẫn còn liên lạc với ổng hả?
– Tất nhiên rồi, không có ổng thì tao không có vị trí này đâu.
– Nghĩ cũng buồn cười, ngày xưa cũng côn đồ đánh lộn suốt mà giờ làm hình sự.
– Ờ…thời trẻ trâu qua rồi mà… Nó cười và vỗ vai tôi.
– Thôi giờ tao phải đi làm việc rồi, hôm nào rảnh thì anh em mình lai rai sau. Có khó khăn gì thì cứ gọi cho tao.
– Uh! Vậy mày đi làm đi.
Tôi tạm biệt nó và tiếp tục chay về quận 3. Chạy mãi mà vẫn chưa đến, đường bây giờ sao dài thật. Ngày xưa dù có mưa bão, tối trời, chạy tích tắc là đến. Trên đường tôi ghé vào một tiệm hoành thánh ngày xưa hay mua cho mẹ và Linh ăn, mua 2 tô mang đi. Quán nhìn khang trang hơn xưa nhiều, nhưng bác gái già nấu ngày xưa đã mất, giờ truyền lại cho người con trai.
Chạy đến nhà thì thấy mẹ đang tưới cây, tôi đẩy xe vào rồi ra làm phụ mẹ.
– Con có mua hoành thánh mà 2 mẹ con thích ăn nè.
– Uh, mẹ cảm ơn!
– Có gì đâu mẹ, Linh ngủ chưa dậy hả mẹ?
– Uh, hôm nay nó được nghỉ làm nên chắc đang ngủ nướng đó. Con lên kêu nó dậy rồi xuống ăn sáng nhe!
– Dạ!
Bước lên phòng em, từng bậc cầu thàng một. Mỗi một bước lại gợi nhớ cho tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm ngày xưa. Không biết cứ chạy lên chạy xuống cái cầu thang này bao nhiêu lần, đến nỗi thuộc luôn số bậc. Tôi gõ cửa phòng em.
– Mẹ vào đi, cửa không khóa. Vẫn câu trả lời ngày nào.
Từ từ bước vào căn phòng ngày xưa, hồi hợp vì không biết nó thay đổi như thế nào rồi.Cửa từ từ mở ra, căn phòng vẫn như ngày nào, cách bày trí vẫn trẻ con dù em đã lớn. Vẫn chiếc bàn học đó, vẫn tủ sách đó. Trên kệ vẫn còn để hình 2 đứa tôi chụp chung khi cầm 2 cây kem ngồi ăn ở hồ Con Rùa. Trên bàn của em thì đặt đứng một tấm hình tôi đang ngồi đàn hát gần nhà thờ Đức Bà.
Thở dài một cái khi nghĩ đến quá khứ, tôi bước ra ban công để ngắm nhìn thành phố Sài Gòn. Đây là góc nhìn Sài Gòn mà tôi ưa thích nhất, ngày xưa mỗi lần qua đây chơi, tôi đều ra đây đứng.
– Anh… qua hồi nào mà không kêu em. Một đôi tay ôm lấy tôi từ đằng sau.
– Mới dậy đó hả? Vẫn ngủ nướng như xưa nhỉ?
– Không có…em dậy rồi nè. Em cười tít mắt.
– Chưa súc miệng phải không? Tôi chọc em. Em nhéo tôi một cái rồi chạy vào trong.
Điện thoại báo anh Đen gọi.
– Đi đâu sớm vậy mạy?
– Em đi qua nhà bạn chút? Có gì không anh?
– Uh, tranh thủ về sớm dọn vali. Mai cả bọn đi Vũng Tàu nhậu…ui da…à ừ…đi Vũng Tàu tắm biển. Bên đầu dây bên kia hình như ổng bị ai đánh khi nói đến từ nhậu.
– Sao gấp vậy anh? Nói là đi liền vậy hả?
– Uh, tụi này toàn dân chơi, nói là làm liền. Không nói nhiều, tao cúp máy đây.
Tôi đi vào nhắc Linh làm vệ sinh nhanh nhanh rồi xuống ăn sáng, tôi đi xuống nhà trước.
– Mẹ nghỉ dạy ở trường lâu chưa? Tôi ngồi vào bàn ăn nói chuyện với mẹ.
– Cũng gần đây thôi con, lâu lâu dạy thêm cho đỡ nhớ nghề. Linh nó cũng đi làm nên giờ ở nhà dưỡng già nè. Mẹ cười nói.
– Linh giờ giỏi quá mẹ nhỉ? Có công ăn việc làm ổn định rồi.
– Giỏi gì con ơi, nó cũng tiểu thư lắm. Đi làm mà bị sếp chửi tí là không nhịn được, nuông chìu rồi riết quen. Nói chung thời gian đầu cũng trầy trật lắm.
– Thì ai lần đầu đi làm cũng vậy mà mẹ.
– Khanh nè…Linh nó còn yêu con lắm, có bao giờ con nghĩ đến cho nó cơ hội không con? Mẹ nhìn tôi nghiêm túc.
– Dạ…dạ… Tôi hơi ấp úng.
– Từ ngày con đi đến giờ, nó sống khép kín lắm. Đây là thời gian mà mẹ thấy nó cười nhiều như vậy đó. Mẹ khổ tâm lắm, cha mẹ sinh con trời sinh tánh. Nhìn con mình lúc trước thấy nó buồn bã, thui thủi một mình mẹ đau lắm. Tôi vẫn im lặng lắng nghe.
– Mẹ hy vọng thời gian sau, con cho nó cơ hội, mẹ quý con lắm. Mẹ cầm lấy tay tôi và nói.
– Hai người đang nói xấu gì con đó. Em hí hửng từ trên lầu chạy xuống.
– Thôi lại ăn sáng nhe mẹ. Tôi trả lời lãng qua vấn đề khác.
Cả ngày hôm đò tôi ở nhà Linh chơi, nói chuyện với mẹ và Linh rất nhiều. Buổi trưa thì phụ mẹ nấu cơm và làm món ăn Âu mà tôi học được thời gian sống ở nước ngoài cho mẹ và Linh ăn.
Đến chiều thì tôi xin phép ra về để chuẩn bị đồ đi Vũng Tàu chơi với đám lâu la cộng với một ông già rồi mà còn xì teen. Trên đường về có chạy ngang qua nhà ông Hưng, không biết có khi nào chạy đến đó thì gặp ổng không nhỉ?
– Khanh…phải Khanh không? Một tiếng gọi từ trong quán café phát ra. Tôi nhìn lại thì y như rằng mình nghĩ. Đúng là ông Hưng, nhìn bộ dạng bây giờ thấy hết hồn…
Chap 23:
Tôi quay lại nhìn thì thấy ông Hưng, nhìn bộ dạng của ổng mà thấy hết hồn.Mặc quần đùi đang ngồi trong quán café, một tay thì bế một đứa nhóc, tay thì cầm bình sữa cho nó bú.
– Lâu quá không gặp. Ỗng nói khi tôi bước vào quán và ngồi vào bàn.
– Ừ! Con ông đó hả?
– Ừ! Thằng nhóc thứ 2 đó. Vừa nói vừa cho thằng nhỏ bú sữa.
– Ông cưới vợ hồi nào vậy? Vợ đâu mà để ông làm việc này.
– Từ ngày cậu đi, Linh đã chia tay tôi. Vài năm sau thì tôi cũng lập gia đình luôn. Hôm nay bà xã bận nên giúp bả cho con bú thôi. Mà Linh chia tay tôi chứ tôi không có bỏ Linh nhe, đừng tìm tôi tính sổ. Ổng nói và cười.
– Biết rồi, chuyện đó qua lâu rồi nhắc lại làm gì. Tôi cũng cười lại xã giao.
– Nghĩ lại hồi xưa còn trẻ, ăn chơi quá. Rồi làm nhiều điều không phải, ảnh hưởng đến tình cảm của cậu và Linh. Ỗng bắt đầu trầm tư.
– Được cái này thì mất cái kia thôi. Nếu không có ông xen vào thì chắc gì tôi có được cái bằng kỹ sư của Mỹ như bây giờ.
– À…ờ. Ổng hơi bối rối, chắc đang thắc mắc không biết tôi đang nói thiệt hay trách ổng.
– Thôi chuyện cũng đã rồi, giờ mọi người có cuộc sống yên ổn là tốt rồi.
Nói chuyện một hồi thì tôi chào ổng ra về, cơ bản thì giữa hai người cũng không có chuyện gì nhiều để nói.Tôi chạy một mạch về tới nhà thì cũng vào giờ chiều. Về tới nhà thì trước cửa có thêm một đôi giày lạ của ai đó. Tôi đẩy xe vào thì thấy một thằng nhóc đang ngôi phè phỡn gác chân lên bàn xem tivi, tay thì cầm remote bấm bấm, tay thì bóc snack ăn. Tôi vừa dẫn xe vào vừa nhìn nó, thấy quen quen.
– Nhìn gì dữ vậy cha. Nó thấy tôi nhìn nó và nói.
– Chú mày là ai vậy? Nhìn quen quen.
– Em là X nè, mới đi có mấy năm mà quên rồi hả?
– Ủa, mày đó hả? Giờ nó lớn quá, nhìn khác xưa nhiều lắm.
– Mày bao nhiêu tuổi rồi? Tôi lại ngồi gần nó, khoác vai nó.
– Em 18 tuổi, nhỏ hơn thằng Huy với con Ly 1 tuổi.
– Khỏe không mạy?
– Ừ, từ ngày thoát khỏi bà Linh thì cuộc sống của em tốt hơn trước nhiều. Nó nói giọng trách móc.
– Là sao nhóc?
– Nghĩ sao vậy cha? Kêu một thằng nhóc 12 tuổi đi đưa thư từ biết cho bồ, mà không kể cho nó biết cái gì hết.
Rồi đi đâu mất tích luôn, bà Linh cứ tìm em riết, bắt em phải nói cho bả biết anh ở đâu. Nó bắt đầu kể lể.
– Thôi anh xin lỗi! Tội nghiệp chú em quá! Tôi xoa đầu nó và nói.
– Mà anh ngu lắm, có bồ đẹp không biết hưởng, bày đặt giận bỏ đi làm gì không biết. Nếu ngày xưa em lớn lớn tí là em cua bả rồi. Nó nói và cười gian.
– Nó làm gì liếc em ghê vậy anh? Thằng X hỏi tôi. Hai anh em ngồi nói chuyện, không để ý đến nhỏ Miu đang tìm đồ gì đó. Nhỏ đi vào bếp, vừa đi vừa liếc thằng X như khó chịu về những gì thằng X vừa nói.
– Anh đâu có biết, thôi chuyện qua lâu rồi, bỏ qua cho anh đi. Sao hôm này qua đây chơi vậy?
– Đại ca Đen rủ mai đi Vũng Tàu chơi, nên em gói gém đồ qua đây nè.
– Mai mới đi mà qua chi sớm vậy?
– Em nôn.
Để nó xem tivi tôi vào bếp xem nhỏ Miu làm gì. Ly với Huy thì đi học hết, ông Đen cũng đi làm, nhà còn có 3 đứa. Bước vào bếp đã nghe mùi thơm của cánh gà chiên nước mắm.
– Quà…thơm qua, hôm nay tiểu thư Miu cho cả nhà ăn món gì đây? Cánh gà, chắc là ngon lắm.
– Có ngu không? Nhỏ hỏi tôi.
– Ngu gì em? Chột dạ, tự nhiên nhỏ hỏi vậy?
– Ngu như thằng X nói ấy? À, thì ra là chuyện với Linh.
– Không, sao hết đứa này đến đứa khác nói anh ngu vậy? Nhìn mặt nhỏ hơi buồn.
– Đi cả ngày về, được ăn cơm Miu nấu thì còn gì bằng. Nịn nhỏ chút cho nhỏ vui.
– Đúng rồi, đi chơi với gái cả ngày,xong về có cơm ăn thì sướng quá rồi. Tôi cứng họng luôn.
Lúc này thằng Huy chở nhóc Ly đi học về, hai đứa nghe mùi là xông ngay vào bếp.
– Thơm quá, thơm quá. NhócLy hít hà.
– Ngon quá, ngon quá. Thằng Huy chùi nước miếng.
– Hai đứa bây xê ra, chờ anh Đen về rồi cả nhà ăn luôn. Miu mắng 2 đứa nó.
– Cho Ly một miếng thôi, trưa giờ chưa ăn gì hết, hu hu. NhócLy nhõng nhẽo.
– Đừng thèm của nó cưng, ra ngoài anh lấy snack của thằng X cho em ăn. Thằng Huy nói với nhóc Ly.
– Cưng cái đầu Huy á! Nhóc Ly ký đầu nó một cái cốc.
Tôi chịu thua cái đám lâu la này, già hết rồi mà như con nít. Đành đi ra ngoài ngồi với thằng X, Huy và nhóc Ly cũng đi theo.
– Mày làm gì vậy X? Thằng Huy hỏi thằng X. Khi ba người vừa ra thì thấy nó ăn ngốn ăn nghiến bịt snack của nó.
– Tao đang ăn ngon lành, tự nhiên nghe thằng nào nói lấy snack của tao ăn như sét đánh ngang tai, tao phải giải quyết lẹ bịt snack này. Thằng X vừa kể vừa ăn không ngừng.Thằng này xưa giờ nổi tiếng háo ăn.
– Thằng háo ăn, thằng ít kỷ. Nhóc Ly với thằng Huy bu lại đè nó xuống đánh.
Lúc này thì tiếng xe anh Đen đã về, cả nhà chở ông đói rã ruột. Cuối cùng thì mọi người người cũng được ngồi vào bàn ăn.Ổng đứng lên tuyên bố.
– Lâu rồi chúng ta mới có dịp ăn cơm chung đông đủ như vậy, các đệ ở nhà chở huynh về ăn làm huynh đây cảm kích vô cùng. Không biết cái nghĩa này phải trả sao cho hết. Ổng bắt đầu sến rồi đây. Thằng X ngồi bụm miệng cười, thằng Huy thì chăm chú nghe anh Đen nói mà mặt đơ ra.
– Thôi thì anh đây xin mang một chai rượu quý ông cố anh để lại cũng có tuổi thọ gần 100 năm ra tiếp đãi mọi người. Ổng lấy trong cái bịt vừa mang về ra chai rượu.
– Hài… Cả bàn ăn thở dài như hiểu chuyện, nhậu thì nói đại nhậu đi, còn lắm lời.
– Đại Huynh đã có lòng thì bọn đệ phải nhận thôi, mà huynh điêu quá cỡ, rượu này chuối hột mùa của bà tư đầu hẻm, 10k một xị thôi huynh ơi. Thằng X lên tiếng.
– Mày láo, mày láo… Ổng vừa chửi vừa ký đầu nó.
– Thôi ông ơi, ngày mai ông lái xe mà uống gì. Tôi nói rồi cất chai rượu vào. Vậy là mọi người bắt đầu ăn cơm, ai cũng tắm tắt khen ngọn.
– Chà, có con em như con Miu chắc nuôi cực lắm đây! Anh Đen lắc đầu nói.
– Sao anh? Tôi hỏi ổng.
– Nãy giờ thì nó toàn ăn cánh gà, không ăn cơm. Ổng nói tôi mới để ý, hôm trước ngồi ăn chung cũng vậy, nhỏ toàn ăn thịt gà, thịt bò.
– Ê nhỏ, đang bắt chước sống kiểu tây, không ăn cơm hả? Ông Đen hỏi.
– Kệ em. Nhỏ Miu trả lời và tiếp tục ăn.
(Website chính thức của truyện Vẽ Em Bằng Màu Nỗi Nhớ: facebook.com/veembangmaunoinho, đọc truyện tại website chính thức để luôn có đầy đủ thông tin và được cập nhật sớm nhất.)
Sáng hôm sau thì chúng tôi quyết định đi buổi chiều, ra đó đi dạo thành phố Vũng Tàu rồi ngủ một đêm. Ban đầu định đi đường phà Cát Lái nhưng nghe mọi người nói đường đó tuy nhanh nhưng nguy hiểm do có nhiều xe container chạy ẩu. Chúng tôi chọn đi theo Quốc Lộ 51 chạy thẳng về ngã ba Vũng Tàu luôn.
Trên đường đi thì mọi người cười nói rơm rả, cả đám ngồi trên xe đánh bài.
– Anh Đen, em mắt ái quá. Thằng X ngồi ghế trước với anh Đen, khều khều ổng.
– Ái ái cái đầu mày, hồi nãy dừng xe sao không đi, giờ đòi. Ông Đen la.
– Kiếm bụi nào lẹ lẹ đi anh, chịu hết nỗi rồi. Nó nhăn mặt.
Ông Đen chạy một hồi thì tấp vào một bãi đất trống, có mấy cái bụi rậm. Vậy là ổng với thằng Huy, thằng X xả vào bụi. Tôi và 2 đứa kia thì ngồi đợi. Có 2 thím kia chạy xe từ trong hẻm nhỏ ra, nhìn thấy anh Đen, 2 thím ấy ngượng đỏ mặt. Thằng Huy với thằng X thấy vậy cũng quay đi chỗ khác, nép sát vào bụi. Còn ông Đen thì vẫn thoải mái, huýt sáo như không có gì.
– Nhìn gì vậy 2 thím? Ông hỏi với vẻ mặt vô cùng đểu. 2 bà ấy nghe và quay mặt đi chỗ khác, chạy thật nhanh qua.
Tiếp tục hành trình, lúc này thì mọi người cũng bắt đâu thấy đói. Ông Đen lấy mấy ổ bánh mì thịt mua dọc đường phát ra cho từng người ăn.
– Nè, thằng Huy một ổ, Ly một ổ, Khanh một ổ…v…v… Ông Đen chia bánh mì, mọi người ăn ngon lành vì quá đói.
– Thôi anh đưa thằng X đi, em không đói. Tôi đưa lại bánh cho anh Đen.
– Thằng X một ổ.
– Thôi em cảm ơn. Thằng X không ăn, chuyện lạ vô cùng.
– Sao vậy X? Mệt hả? Tôi hỏi nó.
Nó mới quay đầu ra sau nhìn mọi người ăn rồi nói.
– Hồi trưa em ăn cơm… Vừa nói nó vừa nhìn mọi người ăn. Nói chuyện chậm rãi.
– Có gì mày nói nhanh đi. Thằng Huy dục nó.
– Ăn cơm ngon lắm… rồi chiều có ăn thêm ly chè. Nó lại nói chậm rãi và nhìn mọi người ăn.
– Nhưng giờ em vẫn thấy đói mà không thể ăn bánh mì này được. Nó nói với tôi.
– Sao vậy? Tôi hỏi.
– Tại đại ca Đen vừa cầm bánh mì phát cho mọi người, mà hồi nãy ổng làm cái gì đó trong bụi, rồi tay ổng cầm cái gì đó mà em nghĩ là ổng chưa rửa tay đâu. Nó cười lớn khoái chí.
– Hai con nhỏ vừa nghe nó nói hết câu, mở kính xe phung bánh mì xối xả ra đường. Uống nước sút miệng liên tục rồi chửi thằng X quá trời.
– Mấy người làm quá, ra đường ăn còn bẩn hơn nhiều. Thằng Huy nói và ăn nốt phần bánh mì còn lại.
– Chỉ có Huy là hiểu cho anh thôi, tốt lắm em. Ông Đen nói.
– Thế mày biết ổng cầm cái gì hồi nãy không? Thằng X mới quay xuống hỏi?
– Thì cầm tiền, cầm vô lăng thôi chứ gì đâu. Thằng Huy trả lời tỉnh bơ.
– Đúng rồi, cộng với cái mà trong bụi mày với tao cũng cầm đó con.
Một vài giây sau, như hiểu vấn đề, nước mắt nước mũi thằng Huy bắt đầu chảy. Bắt đầu muốn buồn nôn, rồi nó trúng gió luôn hết dọc đường đi. Thằng X và anh Đen thì cười khoái chí bên trên.