– Ồ! Cháu Liz đó sao! Ta nghĩ mình bị ảo giác. Trong bộ y phục của vua Louis XV, trông cháu như con trai ấy!
Giáo sư Randall dừng lại trong đại sảnh của trường Starhurst – ngôi trường trung học chính của Penfield – để trao đổi vài câu với chị em nhà Parker.
Elizabeth, còn được gọi là Liz, và một cô bé tóc nâu mười bảy tuổi. Ann, nhỏ hơn Liz một tuổi, mang trên tay một bộ quần áo khác, nhưng là một quần áo của phụ nữ bằng sa-tanh có đính khá nhiều ren. Cô bé tươi cười làm đung đưa mái vàng hoe. Cô bé thích thú với nhận xét của giáo sư Randall. Ông là chồng bà Hiệu trưởng và cũng là giáo sư dạy môn sử. ông rất dễ mến nhưng nổi tiếng rất đãng trí.
Liz vừa cười vừa giải thích:
– Đây là quần áo của chúng cháu dành cho vở hài kịch.
– Hài kịch nhạc ư? À! phải… ta đã nhớ ra rồi!
Nhưng, theo cách ông ta hỏi hai đứa trẻ, chúng nhanh chóng hiểu rằng ông đã quên điều mà cả trường bàn tán xôn xao từ tháng ba. Thế mà, bây giờ đang là giữa tháng tư!
Liz và Ann bèn giúp ông Randall nhớ lại đó là một vở kịch mà câu chuyện xảy ra ở nước Pháp, dưới thời vua Louis XV. Vở kịch mang tên:
“xin chào mùa Xuân!”. Buổi trình diễn sẽ đánh dấu một niên học vào tháng sáu. Tiền thu được sẽ dành cho những công tác từ thiện. Phần nhạc của vở kịch này được giao cho học sinh trường Starhurst sáng tác và hoà âm.
– Liz và cháu đã viết một bản nhạc cả lời lẫn nhạc, – Ann sôi nổi nói thêm vào. – Chúng cháu rất muốn nó sẽ được chọn, chỉ có bốn bản nhạc cho vở kịch cho nên sự cạnh tranh sẽ rất cam go.
– Ta thành thật chúc các cháu sẽ được chọn. – Ông Randall hiền lành vừa cười vừa tuyên bố.
Nói xong ông bèn rời hai chị em để vào phòng làm việc và khoá cửa phòng lại, Liz và Ann thì lên phòng của mình. Chúng có hai phòng, một phòng là phòng ngủ, phòng kia là phòng học.
Đã năm giờ rưỡi rồi! – Liz kêu lên sau khi nhìn vào đồng hồ báo thức của mình. – chúng ta hãy nhanh chóng thay quần áo. Rồi mang bản nhạc của chúng ta đến gặp cô Rosemont.
Liz vội vàng xỏ tay vào một cái áo đơn giản, rồi mở hộc bàn để lấy bản nhạc ra.
– Chà! bản nhạc của chúng ta đâu rồi? – cô bé ngạc nhiên nói khẽ.
Cô bé tìm trong đồ đạc của mình. Ann cũng tìm trong đồ đạc riêng của mình.
Hai chị em tìm cả dưới gầm giường, nhưng vô ích thôi, Liz nhíu mày phát biểu:
– Có thể Fritzi Brunner, chị phục vụ mới vào các phòng của chúng ta đã vô ý vứt bỏ nó đi rồi.
– Tốt hơn hết, ta nên đi hỏi chị ấy! – Ann quyết định. – Ta đi nào!
Chúng đến gian phòng nơi nhân viên của trường ăn một bữa ăn nhẹ vào giờ đó. Fritzi bảo rằng chị ta không hề thấy bản nhạc ở đâu cả. Hai chị em nhà Parker bực dọc trở lại phòng của mình, chúng vừa về đến phòng thì cũng vừa lúc Fritzi đến gõ nhẹ lên cửa phòng. Cô phục vụ hỏi với một giọng đầy bí ẩn.
– Hai cô vui lòng cho tôi biết hai cô đã làm thế nào để tìm lại những vất đã mất. Mọi người đã kể cho tôi nghe rằng hai cô rất có năng khiếu thám tử.
Liz và Ann bật cười và thú nhận rằng thật vậy, chúng may mắn đã khám phá một vài vụ rắc rối. Chúng hứa với Fritzi sẽ hướng dẫn cho chị ta để tìm theo dấu vết những người và đồ vật. Còn trong lúc này chúng không còn thời gian để giải quyết một vấn đề cấp bách. Khi Fritzi đã đi, Ann kêu lên:
– Em biết phải bắt đầu tìm từ đâu rồi!
Liz mỉm cười:
– Chị đoán em nghi ngờ Letty và Ida!
– Đúng vậy! Chuyện này giống kiểu chúng hay thực hiện những trò đùa xấu xa của chúng!
Rõ ràng Latitia Barclay là một nữ sinh nội trú đáng ghét nhất của trường Starhurst, nó đã nhiều lần chơi xấu hai chị em nhà Parker vì nó ganh tị với tiếng tăm của họ. Ida Mason, đứa bạn cùng phòng của nó không khá gì hơn nó. Vì không thông minh nên nó đành theo đuôi của Letty.
Letty và Ida không ở trong phòng của chúng, Liz và Ann cũng không thấy bản nhạc của mình.
– Đáng tiếc, chúng ta không thể lục tìm trong các hộc tủ của chúng! Ann thở dài khi đóng cửa phòng của chúng lại. Có khả năng chúng giấu bản nhạc của chúng ta ở đâu đó.
– Nếu Letty là thủ phạm, có thể nó sẽ tự bộc lộ thôi, – Liz nói. – Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian. Đã đến giờ ăn tối rồi.
Nơi bàn ăn, hai kẻ tình nghi ngồi đối diện với hai chị em nhà Parker. Chúng hoàn toàn tự nhiên. Có vẻ như chúng không hay biết gì về những nghi ngờ đang vây quanh chúng. Đến cuối bữa ăn, bà Hiệu trưởng đứng lên phát biểu vài lời với học sinh. Bà cao, mảnh mai, có tính kỷ luật cao nhưng tốt bụng và công minh chính trực. Học sinh rất yêu quý bà.
Các cháu thân yêu, Bà tuyên bố, các cháu sẽ may mắn được biết rằng ý định trình diễn vở hài nhạc kịch của chúng ta sẽ được dân chúng bên ngoài ủng hộ, người dân Penfield rất quan tâm đến nó và tôi đã nhận được nhiều thơ của phụ huynh đầy nhiệt tình dự định đến xem buổi trình diễn của chúng ta. Tôi thú nhận rằng một thành công như thế làm tôi lo sợ. Chúng ta đã bán một lượng vé quá số lượng ghế trong khán phòng của trường. Nếu cứ tiếp tục như thế, tôi buộc phải từ chối không bán thêm vé… và làm thất vọng những người mong muốn cổ vũ cho vở “Xin chào mùa Xuân!”.
Tiếng xuýt xoa tiếc rẻ vang lên ở khắp các bàn trong phòng ăn. Liz nói khẽ vào tai em của nó:
– Chúng ta còn chưa mua vé cho chú Dick và cô Harriet.
Thuyền trưởng Dick Parker và em gái của người, cô Harriet là những người thân duy nhất, là gia đình của Liz và Ann. Khi hai cô bé còn nằm trong nôi đã phải chịu cảnh mồ côi. Họ đã cưu mang và nuôi nấng chúng, ông Dick là thuyền trưởng chiếc tàu xuyên đại dương mang tên Balaska. Khi không ra khơi, ông sống bên cạnh người em gái của mình, trong một ngôi nhà riêng ở Rockeville, không xa Penfield. Liz và Ann rất gắn bó với người chủ vừa là cha đỡ đầu của chúng. Chúng biết đến tháng sáu ông sẽ được nghỉ phép và chúng rất sung sướng nếu ông đến dự buổi trình diễn. Nếu không còn chỗ thì thật là thất vọng!
Ann bỗng có một sáng kiến, nó đứng lên và xin phép bà Randall được phát biểu. Nó đề nghị:
– Nếu như chúng ta thuê nhà hát Mozart?
Nhà hát rất cũ kỹ này, nằm ở ngay trung tâm thành phố Penfield, vài năm trước đó có một cựu diễn viên nổi tiếng, Bà Gloria Millford đã mua nhà hát này và đến sống trong căn nhà ngay cạnh nhà hát. Bà ta rất tốt bụng, giàu có và nhân ái. Bà mua nhà hát chỉ vì tình cảm gắn bó với nhà hát, nơi bà đã hát suốt thời thanh xuân của mình.
– Cháu Ann, cháu có một sáng kiến tuyệt vời, bà Randall mỉm cười tuyên bố.
Chúng ta càng có nhiều người đến xem kịch, thì chúng ta càng có nhiều tiền cho những công tác từ thiện. Ngay ngày mai tôi sẽ đến thăm bà Millford. Tôi tin rằng bà ấy sẽ đồng ý cho chúng ta thuê nhà hát.
Tối hôm đó các nữ sinh nội trú xôn xao bàn tán về vở hài ca kịch. Hầu hết mọi người đều có một vai diễn hay giữ một vai trò nào đó…, một nhóm học sinh ồn ào hơn hết chắc chắn đó là nhóm “sáng tác nhạc”.
Khi quay về phòng và sau một đợt tìm kiếm vô vọng nữa, Liz và Ann bắt tay chép lại chính bản nhạc của mình có tựa đề là “Tất cả đều bí ẩn”.
Đến bữa ăn trưa ngày hôm sau, bà Randall thông báo rằng bà Millford đã vui lòng cho mượn nhà hát Mozart. Bà vui vẻ tuyên bố:
– Bà ấy đã tỏ ra rất hào phóng, nhưng bà cũng đã cảnh báo tôi rằng nhà hát của bà bị cho rằng có ma. Dĩ nhiên chuyện đồn đãi này không có thật và tôi nghĩ rằng không có cháu nào ở đây phải hoảng hốt vì quá tin vào chuyện ma quỷ.
Bà Randall ngồi xuống và khắp các bàn ăn lại râm ran những câu chuyện còn bỏ dở. Ann cười nói:
– Mình rất muốn đến xem nhà hát bị ma ám đó. Nhất là mình muốn biết con ma nào đang ám nhà hát đó!
– Tao mong mày sẽ gặp con ma đó! – Letty Barclay cay cú nói. – Mày có thể đảm lắm mà!
– Con ma đó ư! Tại sao lại không! – Ann vui vẻ đáp, – càng điên càng cười nhiều!
Sau những tiết học buổi trưa, bà Hiệu trưởng cho gọi hai chị em nhà Parker lên văn phòng. Bà Gloria Millford đã trao lại bà một chiếc chìa khoá nhà hát Mozart và bà Randall đã đến tham quan.
– Mặc dù rất cũ kỹ, khán phòng thì vẫn còn sử dụng được, tuy nhiên cần phải quét dọn rất kỹ. Ta giao cho hai cháu chìa khoá, các cháu sẽ cùng vài người bạn đến đó và tính xem cần phải làm những gì để có thể bắt đầu tạm tập dượt vở kịch của chúng ta. Ta sẽ hành động theo báo cáo của các cháu.
Được giao nhiệm vụ, Liz và Ann cùng đi với Evelyn Starr:
Starhurst trước khi được đổi thành trường học thuộc gia tộc của Evelyn. Cô bé này rất duyên dáng và thân mật nhất với hai chị em nhà Paker.
Cùng đi với ba cô bé còn có Doris Harland, Audrey Freeman và Magaret Glenn. tất cả bọn họ đã học bài xong và không muốn gì hơn lợi dụng nhiệm vụ này để được giải trí thoải mái một chút.
Cả sáu nữ sinh nội trú vui vẻ lên đường đến nhà hát Mozart nằm trên con đường chính của Penfield. Trước kia nó tuyệt đẹp đến mãi bây giờ vẫn còn giữ vẻ đẹp bên ngoài.
Nhóm nhỏ nữ sinh dừng lại trước mặt tiền nhà hát. – Toà nhà rộng lớn quá! – Doris kêu khẽ khi ngước nhìn lên. Ann đưa chiếc chìa khóa vào ổ khoá to lớn và xoay nó. Cửa mở ra với một tiếng rít buồn thảm. cô bé dũng cảm bước vào.
Gian nhà có vẻ như một cái hang tối om. Từ khi nó bị bỏ phế, người ta đã cắt điện và có lẽ phải vận động một thời gian để có điện trở lại.
Đã được biết trước sự việc này nên sáu người bạn nhỏ mang theo đèn pin.
Họ lần lượt bật đèn lên. Rồi sau khi vượt qua phòng giải lao, họ bước vào khán phòng.
Sự im lặng nặng nề đến nỗi có vẻ như có thể sờ thấy được. Dù rất dũng cảm họ không phải rùng mình, khó chịu, khi tiến về hướng sân khấu.
Bỗng một tiếng kêu thật nhỏ, thật nhỏ, chỉ khẽ lọt vào tai khiến không khí đằng sau họ giao động. Không bảo nhau, sáu cô bé đồng loạt quay lại. Và rồi, họ đưa mắt nhìn lên… Trên cao, nơi hàng ghế ở bao lơn thứ ba, một ánh sáng mờ nhạt lôi cuốn tầm mắt họ. Đó là một thứ ánh sáng ma quái mang hình dáng một con người, màu trắng nhạt.
Thần kinh của Doris không còn chịu được nữa, nó đưa ngón tay về phía hình ảnh kỳ lạ và hét lên.
– Một con ma! Đó là một con ma!
Cái tính hiếu sát của hắn đã tỏ lộ rõ ràng hai lần: lần thứ nhất, khi hắn được tập “bay-don-nét” đâm vào những thằng người rơm giả làm quân địch. Hắn tự nhiên thấy nóng mắt, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, và tưởng tượng ngay rằng những thằng người rơm đó là những kẻ bằng da bằng thịt… Chính vì thế mà lưỡi “bay-don-nét” nhọn hoắt và sáng loáng kia, hắn đâm phập vào một cách rất là sung sướng, hơn nữa, khi rút đầu nhọn ra, còn có máu nóng nung theo!
Chúng ta cũng nên công nhận cho hắn rằng trước đây, hắn không bao giờ ngờ rằng mình lại có ý muốn “thích giết người” đến như vậy… Lần thứ hai, là trong cuộc tập bắn. Mỗi phát súng của hắn trúng bia, là hắn thấy trong lòng hồi hộp vô cùng, tưởng tượng ngay rằng hồng tâm ấy chính là trái tim một kẻ trúng đạn ngã xuống và giãy giụa trong vũng máu. Cũng may là trường bắn lúc đó đông người, chứ không thì rất có thê hắn quay súng chếch đi, đê nhắm bắn vài người bạn đồng ngũ đứng không xa bia mấy, cốt đê hô to lên số điêm của người tập bắn trúng hay sai đích nhiều ít thế nào.
Một người lính thường, có một bộ thần kinh lành mạnh tất không bao giờ có những ý tưởng khát máu như hắn. Nhưng có lẽ ông thầy thuốc khi khám sức khỏe của hắn đã không lưu ý đến cái bệnh “tinh thần” kia của hắn, nên hắn mới có thê khoác được lên người bộ quân phục, và trong khi tập bắn và tập “bay-don-nét” mới có ý nghĩ ghê gớm kia!
Trong thời đại chiến thứ nhất – mà các ông “quyền” thường gọi là thời “la ghe đít-nớp-săng-cà-cộ”, cái đồn lính Pháp này, đóng sát ngay biên giới, ở một chỗ đèo heo hút gió nhưng được cái không khí trong quân ngũ cũng không lấy gì làm buồn tẻ lắm. Vì ở đây đã thu thập được một số người có rất nhiều nghề lạ: anh Vệ Choắt, trước đã đi theo gánh xiếc có tài thổi kèn “bú-dích” bằng dọc đu đủ, và vận hơi trong bụng nói được thành tiếng rõ ràng, nghe vẳng như tự đằng xa đưa lại trong khi hai môi anh không hề mấp máy chút nào… Lại anh Binh Thông, hãy còn ít tuổi mà đã bạc đầu – trước hình như đi hát tuồng trong một rạp nào ở ngõ Sầm Công hay Tam Thương gì đó – trong lúc hứng chí vẫn ca những bài hát Nam hay hát Khách, với những điệu bộ ngẩn ngơ thì thực khó ai nín cười với anh được! Lại cả anh Bếp Toóng-đơ nữa, trước có kiêm cả nghề thầy cúng, thầy tướng, cung văn và kép nhà trò nên anh không bỏ lỡ một dịp nào mà không thi thố những sở trường… Anh em trong đồn săn được một con hoẵng, thế là anh lập tức tổ chức ngay một buổi tế… bà chúa rừng. – Có đủ cả bát âm, hát nhà tư và múa bài bông nữa. Nhờ có bọn người vui tính ấy, nên không khí trong cái đồn biên giới này không bao giờ buồn tẻ, mặc dầu bọn người lìa gia đình này chẳng phải là không có nhiều lúc thương nhớ vợ con…
Đêm hôm đó, – vào hạ tuần tháng mười – đã bắt đầu giá lạnh. Trong đồn, dưới ánh mấy cây nến ấm áp, bọn Bếp Toóng-đơ đương quây quần lại mà hát cô đầu với nhau, cười nói giòn giã, thì điệu kèn “tắt lửa” nổi lên…
Binh Thông buông hai thanh tre dùng làm phách xuống, rồi ra hiệu cho Vệ Choắt tắt nến đi:
– Bọn ta quấy nhộn lắm, xem chừng ngài Đội đã có ý “trù”, kèn “tắt lửa” rồi mà còn đê nến, khéo mà anh em ăn cơm muối nhọc!
Vệ Choắt đã thổi nến, sực nhớ lại hỏi:
– À, mà cậu Cả Hợp mò mẫm đi đâu bây giờ chưa thấy về?
Cả Hợp là một anh lính mới, xinh tươi, rất được bọn các cô “mái” miền sơn cước quý mến… Hợp hiền lành, ngoan ngoãn, nên được tất cả các bạn đồng ngũ coi như đứa em nhỏ và hết sức che chở mỗi khi mắc phải lỗi lầm. Bếp Toóng-đơ chép miệng mà bảo:
– Tôi thấy thằng Hợp đi vào trong làng Mường từ lúc chập tối, chắc nó lại có hò hẹn với cô nào… Nhưng thằng bé độ này cũng mảng vui chơi quá, thường về ngủ chậm, thế nào cũng có một hôm ngài Đội vớ được lại phải tù sớm!
Nhưng không, Bếp Toáng đã quá lo xa… Lần này, dù vắng mặt lâu đến chừng nào, binh Hợp cũng không phải bị phạt.
Vì buổi sớm hôm sau, anh gác đã tìm thấy xác Hợp co quắp trên một mô đất nhỏ, cách đồn không xa mấy. Đầu Hợp bị chém gần lìa khỏi cổ, bằng một lưỡi “bay-don-nét”, lưỡi hãy còn sáng loáng một cách rùng rợn, dưới ánh triêu dương hãy còn nặng trĩu sương mờ!
Hợp bị ám sát một cách bí mật như vậy đã là một lối lo nghĩ cho các cấp chỉ huy. Cuộc điều tra lập tức được mở ngay, nhưng kết quả cũng không có gì, thì lại xảy ra một việc khác cũng tương tự như vậy.
Khác hẳn vụ án mạng trước, lần này người ta không còn nghi ngờ gì là chuyện thù hằn nữa. Vì kẻ bị giết, anh lính trẻ tuổi Lặc, lại là một người ngoan ngoãn hiền lành nhất trong cái đồn biên giới này. Lặc mới mười chín tuổi, không hề giận ai bao giờ, mặc dầu anh em đồng ngũ có tinh nghịch mà đặt cho cái biệt hiệu Di Lặc. Vì Lặc tuy còn ít tuổi, nhưng phốp pháp béo tròn. Hai má lúm đồng tiền, cái bụng anh phè phè, ai có đùa nhiều, chế giêu quá thì anh chỉ đỏ mặt mà cười hề hề…
Vậy mà Lặc cũng bị giết, và cũng trong một trường hợp rất dị kỳ. Đêm hôm ấy, Lặc nhân có người nhà gởi lên cho một ít tiền và quà bánh, đã đem khao anh em… Một bữa linh đình được tổ chức và nhân những dịp này, các bạn ít có liên lạc gia đình cũng được chia vui, bớt phần buồn bã… Chính bữa ăn linh đình ấy đã giết Lặc. Vì anh em ăn uống xong, đi ngủ quá lúc 1 giờ đêm, Lặc lổm ngổm bò dậy. Người bạn nằm bên hỏi:
– Di Lặc đêm khuya còn định đi đâu đấy?
Lặc ôm bụng nhăn nhó đáp:
– Nguy quá, anh ạ, tôi đau bụng từng cơn cuồn cuộn, tưởng có thê chết đi được. Tôi đã uống gần nửa chai dầu Nhị Thiên mà cũng không đỡ.
Và Lặc với tay lấy chiếc mũ vải vàng:
– Trời bên ngoài lạnh lắm, bây giờ phải ra giải quyết cái vấn đề “tiêu hóa” thì thực là buồn…
Lặc ra khỏi phòng, người bạn đồng ngũ lại còn cười, hỏi đùa tiên một câu:
– Liệu đi nhanh nhanh mà về nhé, ngồi lâu ngoài ấy, ông “ba mươi” vồ bắt thì lại cũng được một bữa “thương thực” đấy!
Nào có ai ngờ câu nói ấy lại là một lời vĩnh biệt: Lặc không bị con cọp vồ, nhưng lại bị ám sát thì cũng thế… Người bạn nói câu ấy sau đó đi ngủ, nhưng tới sáng, bừng mắt dậy, vẫn không thấy Lặc đâu cả… Trước hắn còn tưởng cái bệnh đau bụng của Lặc chưa khỏi, nhưng đợi mãi một lúc, vẫn không thấy Lặc trở về, hắn mới hoảng hốt đi báo cho viên Đội.
Thế là trong đồn phút chốc đã náo động vì cái tin Lặc bị ám sát, lần này cũng bị đâm chết bằng “bay-don-nét”. Một điều đáng chú ý hơn nữa là Lặc lại bị giết cách chỗ người đứng gác không xa là mấy. Theo lời người gác nói thì hắn đứng gác chỗ cách cây quéo cổ thụ chừng ba mươi thước đúng lệ thường, cứ nửa giờ đồng hồ thì hắn đổi “rỏn” một lần, đi đến đầu Suối Bạc thì trở về… Đêm hôm đó hắn cũng vẫn theo thường lệ đi gác và đi “rỏn” và cũng không thấy có điều gì lạ cả, mãi cho tới khi sáng, lúc thấy trong đồn náo động, hắn mới đê ý thấy phía sau gốc cây quéo như có nhiều ruồi nhặng bâu quanh một vật gì.
Và đó chính là xác chết của Lặc.
Theo sự khám nghiệm của ông quan ba thầy thuốc thì Lặc bị giết không sớm hơn trước lượt đi “rỏn” lần thứ ba của người gác là mấy. Cuộc điều tra tiến hành ráo riết và chỉ đi đến một kết quả là: Lặc đã bị giết một cách thật là oan uổng, có lẽ hung phạm nhằm giết người gác kia, đã núp vào sau gốc cây quéo từ lâu lắm, và vô tình, Lặc đã tới đó trước khi người gác đi “rỏn” nên hung phạm nhầm tưởng là hắn mà hạ sát.
Điều này khám phá ra, làm cho những sĩ quan được lệnh mở cuộc điều tra càng thêm bối rối vì khi hung phạm đã nhằm giết một người như vậy, tức là phải có một duyên cớ xác đáng nào…
Điều đáng chú ý nữa là giữa Hợp, – kẻ bị giết lần trước – với người lính gác, bị giết hụt lần này, không hề có một chút gì dính líu với nhau cả. Hợp thì có thê ngờ rằng vì chuyện ghen tuông mà bị giết, nhưng đối với người gác chết hụt này thì thực không còn có thê nghi ngờ điều gì được. Hắn là người lính gương mẫu, không hề phạm lỗi bao giờ, đối với anh em rất là khéo xử lại sẵn sàng giúp đỡ đối với mọi người… Có thê nói rằng ai hắn chỉ có thân ít hoặc thân nhiều mà thôi chứ không hề có một kẻ thù..
.
Binh lính trong đồn bàn tán rất nhiều về việc Lặc bị giết oan uổng, và nhiều người mê tín lại cho ngay rằng đó là một chuyện tác quái của con ma cây quéo. Người ta xì xào bảo: Cây quéo có một con ma to lắm, là một người con gái trước đây đã treo cổ lên cây đó đê tự tử, và oan hồn lẩn khuất, thường vẫn mặc áo trắng hiện lên trêu ghẹo mọi người…
Nhưng còn Hợp? Bọn người mê tín cũng buộc tội cho con ma cây quéo đã run rủi cho Hợp bị giết một cách bất ngờ…
Các nhân viên có nhiệm vụ điều tra thì nhận xét một cách thiết thực hơn, nhất là ở chỗ hai người bị thiệt mạng cũng đều bị lưỡi “bay-don-nét” đâm hay chém cả. Như vậy thì hung phạm là một quân nhân ở trong đồn, mới quen sử dụng thứ khí giới này và thứ nhất mới có thê đi lại trong khu vực mà những người gác không nghi ngờ gì hết.
Điều thứ nhất này làm cho một tờ báo trong quân đội có viết những câu: “Có một con yêu ở ngay trong hàng ngũ chúng ta. Nó lặng lẽ, hung tợn, trong đêm tối đi quanh quẩn rình mò trong trại rồi giết người, không vì một mục đích gì… Bởi vậy tuy có hình dáng người mà đích thực là một con yêu tinh ghê gớm, giết người chỉ vì khát máu mà thôi!”.
Anh em binh sĩ đọc bài báo này chẳng khỏi nhìn nhau mà e ngại. Sự thực họ không phải là người nhút nhát, ra trận, đối diện với cái chết, không có gì đáng sợ, đằng này cái chết lại len lỏi một cách ghê tởm, bất ngờ…
Nhưng họ còn ghê tởm hơn nữa, nếu biết chính con yêu tinh ấy cũng đọc bài báo ấy, sẽ nhếch mép cười một cách rùng rợn, rồi gấp tờ báo lại.
Và trong tuần tới, lại đến lượt viên Cai 73 bị giết, ngay sát cạnh đồn, khi viên này đi kiêm soát các vọng gác. Cũng vẫn mấy nhát “bay-don-nét” gọn gàng, vẫn không một nguyên cớ gì tỏ ra rằng hung phạm đã giết người vì Tiền, vì Thù hay vì Tình!
Một lần nữa, cũng vẫn một con yêu tinh ghê gớm kia hành động!Đê cho một tờ nhật báo trong quân ngũ, sau khi thuật lại rõ vụ án mạng bí mật này, kết luận bằng một câu hỏi làm cho mọi người rợn gáy: “Vậy đến bao giờ thì đến lượt anh hay tôi bị giết?”.
Anh Bếp Toóng-đơ đứng dậy ngáp dài rồi nói:
– Chán quá, tôi đi quanh trại một lúc cho đỡ buồn!
Một bạn nói:
– Trời tối như mực, có gì ở ngoài ấy mà chơi với bời… Anh hãy ngồi xuống đây, hát nốt cái bài “ả phiền” 36 giọng ấy cho anh em nghe nhờ với nào!
Bếp Toóng-đơ với tay lấy cái mũ treo ở trên tường:
– Sẩm hát mãi mà chẳng có ma nào thưởng gì đâu? Thôi, đê đằng này đi cho đỡ cuồng cẳng một lát, rồi chốc nữa lại về hát cho anh em nghe mà…
Vệ Choắt cười bảo:
– Phải, bây giờ anh Toóng-đơ còn phải ra hát cho… con ma cây quéo nghe!
Bốn tiếng ghê gớm này làm cho mọi người cùng bỗng sợ sệt, nín thinh. Có lẽ Bếp Toóng-đơ cũng thấy rờn rợn, nhưng chẳng lẽ lại không đi nữa, sợ sẽ bị anh em cười là nhút nhát, đành nói cứng một câu:
– Này, đừng có dọa đằng này nhé! Cũng đã từng làm thầy kiều thầy cúng cả đây, đủ cả tay ấn, tay quyết, có là… ma cà-lồ thì cũng chỉ một cái ấn “ngũ lôi thần tướng” là tan xác! Thôi, lâu lâu anh chưa trở lại cái tài nói bằng hơi bụng, vậy bây giờ lại biêu diên đi cho anh em xem… chốc lát tôi sẽ về ngay rồi lại hát!
Bếp Toóng-đơ đã đi rồi, bị anh em thúc giục, Vệ Choắt đành phải trổ tài mọn khi anh còn theo gánh xiếc Tiên Long: anh ngậm nguyên mồm, môi không mấp máy mà vẫn đóng được cái kịch “hai ông bà già ngồi nói chuyện tâm sự, đú đởn với nhau” giọng nói nghe xa văng vẳng, làm cho anh em cười lăn cười lóc.
Trong khi ấy, Bếp Toóng-đơ bước chầm chậm qua mấy rặng cây sim đầy hoa nở, trắng xen với tím. Bỗng có người từ phía trước mặt đi tới hỏi:
– Anh Toóng-đơ đi đấy à?
Toóng-đơ nhận ra Thiệp, một người lính mới, vốn lầm lì, ít nói và hiền lành như con gái, trả lời:
– Tôi ngồi lâu, cuồng cẳng, đi chơi quanh chốc lát, chú cũng dám ra ngoài trời tối này kia à, chắc là đã làm quen được với con ma cây quéo!
Thiệp nói, giọng hơi khác:
– Tôi chỉ sợ người, chứ không sợ ma. Tôi ra mượn anh gác bao diêm cũng về đây, chẳng lẽ gì mà lảng vảng ở đây lâu, nhỡ oan gia thì thiệt mạng!
Thiệp đã quay về, Toóng-đơ đi một mình và thấy chờn chợn! Trong cái bóng tối âm u và huyền bí của núi rừng, mặc dầu chính mình đã từng làm cái nghề thầy bùa, thầy pháp, Toóng-đơ cũng vẫn cảm thấy một cái gì ghê gớm và rùng rợn! Trời hơi mưa bụi, nhưng Toóng-đơ cũng cứ đi. Bỗng một tiếng hô đứng lại xé bầu không khí lặng lẽ của núi rừng, và một mũi “bay-don-nét” nhọn hoắt cản Toóng-đơ dừng bước. Tiếp đó là tiếng anh lính Hồng đứng gác ở đó nói một cách vui vẻ như trút được gánh nặng:
– Trời, anh Toóng-đơ! Chỉ thiếu một ly nữa thì tôi bấm cò súng!
Toóng-đơ cười:
– Chắc anh hoảng tưởng tôi là con ma cây quéo?
Hồng gật đầu:
– Anh đi nhẹ không một tiếng động làm cho tôi sợ quá! Thôi, anh quay về đi!
Thấy Toóng-đơ lộ vẻ ngạc nhiên chưa hiêu, Hồng tiếp ngay:
– Đó là lệnh trên! Không một ai được qua ngoài vòng gác!
Toóng-đơ gật đầu:
– Phải, tôi nhớ ra rồi! Số lính gác hình như đã tăng gấp đôi thì phải!
Hồng đáp:
– Tăng gấp ba kia đấy. Chẳng kê con ma cây quéo chứ ma… cây gì cũng khó mà giở trò trống ra bây giờ nữa!
Toóng-đơ quay bước và dặn với lại Hồng:
– Thôi tôi về! Mà hê anh thấy có ma thì lập tức cứ bắn luôn nhé!
Hồng cười đáp:
– Đúng rồi, nó không tha chúng mình thì mình tha nó sao được?
Câu chuyện đối đáp này chưa qua được năm phút thì Hồng đến tua đi “rỏn” qua chỗ vừa đứng nói chuyện với Toóng-đơ được chừng ba mươi thước thì vấp phải một vật gì nằng nặng mềm mềm…!
Đó chính là xác chết của anh Bếp Toóng-đơ bị một lưỡi “bay-don-nét” đâm xọc từ phía sau lưng ra tới phổi, nằm còng queo bên vũng máu mới đông được chừng dăm phút!
Một phen nữa, trong đồn lại líu ríu, náo động chẳng khác gì vừa có tin báo bọn thổ phỉ vượt qua biên giới sắp sửa tấn công… Một vị sĩ quan có nhiệm vụ mở cuộc điều tra từ mấy tuần nay, ra lệnh:
– Phải lập tức khám xét khu này: Chắc hung phạm chưa thoát ra xa được nơi tìm thấy xác chết kia… Mọi người hãy tập hợp…
Lát sau, viên sĩ quan tới nơi tìm thấy thi hài Bếp Toóng Đơ, thấy Vệ Choắt cùng hai bạn đồng ngũ đã ở đấy. Vệ Choắt đứng lên chào, rồi thưa:
– Thưa ngài, lần này cũng vẫn một lưỡi “bay-don-nét” đâm từ đằng sau lại.
Viên sĩ quan chỉ cúi xem xét thi hài trong chốc lát, rồi lại lập tức cùng bọn lính gác đi khắp trong đồn… Những ánh sáng đèn điện bấm chiếu trên mặt đất, mong tìm thấy được một vết tích gì của hung phạm. Nhưng núi rừng bí hiêm với muôn vàn côn trùng cây cỏ, vẫn giấu kín những điều mà thế nhân tò mò muốn biết…
Sừng sững, cây quéo cổ kính cũng trơ trơ đứng đó, với một con ma ghê gớm, hiên hiện rõ ràng trong đầu óc những người mê tín dị đoan?
Từ mấy hôm nay, Vệ Choắt như bận nghĩ nhiều việc, nên ít khi thấy hát hỏng cười đùa. Kê ra thì chúng ta cũng không lấy làm lạ, và ở đây đã xảy ra nhiều chuyện quá lạ lùng… Thần chết như rình nấp quanh quẩn đâu đây… Nhiều người bạn thân của họ, mấy phút trước còn vui vẻ nói cười mà chốc lát sau, đã chỉ còn là một thây ma bên vũng máu. Câu hỏi rùng rợn của một tờ báo: “Vậy bao giờ đến lượt chúng ta bị giết?” lại càng làm cho ai nấy mỗi khi bước qua gần cây quéo gớm ghiếc lại thấy lành lạnh nơi lưng…
Tuy vậy, Vệ Choắt càng buồn bã, ít nói cười, hát hỏng, thì lại càng hay đi quanh quẩn, hoặc ngồi chơi một mình ở chỗ vắng vẻ. Nhiều khi trong đêm tối, Vệ Choắt cũng cứ vẫn đi thơ thẩn bên ngoài lều, hầu như quên hẳn đã có ba, bốn người vừa mới đây đã bị thiệt mạng, cũng chỉ vì không biết e dè… bóng tối.
Vệ Choắt đương vơ vẩn nghĩ ngợi chợt có tiếng quát:
– Ai đấy, đứng lại!
Một lưỡi “bay-don-nét” chĩa ra… Giọng người hô nghe hơi run run có lẽ vì sống trong bầu không khí bí mật, không một người nào được bình tĩnh khi chợt thấy một việc thất thường xảy đến.
Vệ Choắt ngước nhìn người lính gác rồi cười bảo:
– Vệ Choắt đây. Làm gì mà hốt hoảng thế? Sợ à?
– Sợ ai?
– Sợ con ma cây quéo, chứ còn sợ ai nữa! Anh nên nhớ rằng bẵng ít lâu, anh em mình chưa ai mới bị giết thêm, vậy rất có thê lúc này là lúc nó đương tìm một người… xấu số!
Thiệp xoa xoa nơi báng súng:
– Mà kẻ xấu số thiệt mạng ấy, rất có thê là anh hay tôi nhỉ!
Vệ Choắt nhìn thẳng vào mặt Thiệp:
– Tôi thì có, chứ anh thì chắc không thê xảy ra điều gì! Thiệp hỏi lại, giọng hơi khác:
– Sao anh lại nói thế?
Vệ Choắt thở dài:
– Vì tôi nghĩ những người như anh thì chưa đáng chết… Tôi trái lại là kẻ đã phong trần, lưu lạc nhiều, mọi nỗi chua cay bùi ngọt ở đời đã nếm đủ, vậy bây giờ có chết cũng là đáng đời…
Thiệp lơ đãng tiếp:
– Có lẽ anh nghĩ rằng… hung phạm hoặc con ma cây quéo kia, lại biết lựa chọn xem kẻ nào nên giết hay không nên giết?
Vệ Choắt không đáp, hỏi lại:
– Thế anh nghĩ rằng “nó” giết là vì thích giết mà thôi, gặp bất cứ người nào, miên là trong trường hợp thuận tiện thì… hạ sát.
Thiệp nín lặng trong chốc lát, như suy nghĩ. Lâu lâu, Thiệp mới lại gật gù đáp:
– Kê ra thì chúng mình cũng khó căn cứ vào đâu mà đoán biết được “nó” có khi cũng lựa người rồi mới giết không chừng. À, anh này, hay là ma?
Vệ Choắt mỉm cười lắc đầu:
– Làm gì có những ma quái ở đây!… Tôi biết chắc kẻ giết người chẳng phải là ai xa lạ hết, cũng là trong bọn anh em ta thôi…
Ngừng lại một phút, Vệ Choắt tiếp:
– Chúng ta không nên ngạc nhiên một chút nào cả vì “nó” rất có thê là anh hay là tôi, không chừng! Câu nói gớm ghê gieo trong khoảng đêm tối âm u lại càng thêm rùng rợn.
Thiện vén tay áo xem đồng hồ rồi bảo Vệ Choắt:
– Anh có cần về lều ngay bây giờ không? Hay là cùng đi “rỏn” với tôi một tua, cho tôi… đỡ sợ!
Vệ Choắt gật đầu:
– Đi cũng được, vì sự thực, nói ngay đê anh biết: tôi “vào sinh ra tử” đã nhiều, nên sự sống chết coi rất thường… Tôi không biết sợ là cái gì!
Thiệp hỏi như khiêu khích:
– Kê cả con ma cây quéo?
Vệ Choắt gật đầu:
– Kê cả con ma cây quéo, vì dù nó có ở ngay trước mặt tôi bây giờ tôi cũng không coi vào đâu! Vì anh nhớ cho kỹ tôi biết rõ nó lắm rồi… Thiệp im lặng không nói gì, cùng Vệ Choắt song song tiến bước về phía cây quéo. Bỗng Thiệp dừng lại, hỏi Vệ Choắt:
– Anh nói như anh có thê biết rõ được, con ma cây quéo hiện nó ở đâu?
Vệ Choắt điềm nhiên bảo:
– Hiện nó ở đây chứ còn ở đâu nữa!
– Anh biết nó từ bao giờ?
Vệ Choắt ung dung đáp:
– Tôi biết nó từ sau vụ án mạng thứ ba…
Tôi đã lập một bản danh sách những người vắng mặt trong khi xảy ra vụ giết người này…
Thiệp ngắt lời:
– Anh vì cớ gì mà đoán chắc hung phạm là một người trong số anh em ta?
Vệ Choắt gật đầu đáp:
– Không khó khăn gì cả. Một điều rất dê hiêu là trong mấy vụ án mạng ấy kẻ bị giết trong trường hợp bất ngờ, trong vòng canh gác lại bị giết bằng lưỡi “bay-don-nét”! Như vậy, tất nhiên hung phạm phải là một quân nhân, có thế thì mới quen sử dụng lưỡi lê, có thê đi lại tự do trong khu canh gác, và có thê lén tới sau lưng kẻ xấu số một cách thản nhiên, dù có xảy ra trường hợp người kia chợt quay lại, hắn cũng không bị lộ hành tích!
Thiệp tươi cười tiếp:
– Tôi không ngờ anh có tài xét đoán chẳng kém gì một trinh sát nhà nghề. Nhưng bao giờ trong vụ án mạng cũng có cái cớ khiến cho hung phạm xuống tay… Vậy trong những vụ trước đây anh bảo hung phạm đã giết người vì thù, vì tiền, vì tình hay vì cớ nào khác?
Vệ Choắt lắc đầu:
– Không có gì cả… Tôi kê một ví dụ anh nghe: anh hãy giao cho một đứa bé một khẩu súng lục giả, cho nó chơi… Tất nhiên anh phải thấy nó cầm khẩu súng ấy rồi tưởng tượng như có kẻ thù đứng trước mặt nó sẽ hô đứng lại, hô giơ tay lên rồi nhắm bắn… Nghĩa là khi giao khí giới vào tay đứa bé thì trong trí nó lập tức nghĩ ngay đến chuyện chém giết một cách tự nhiên… Hung phạm của chúng ta đây thực cũng giống như đứa bé ấy. Hắn cầm khẩu súng nhìn ánh sáng bạc của chiếc lưỡi lê nhọn hoắt là cũng lập tức nghĩ ngay đến phải đâm lưỡi lê ấy vào một thân người… Hắn bỗng thành một kẻ khát máu.
Ngoảnh nhìn thẳng vào mặt Thiệp đương lăm lăm khẩu súng trong tay, Vệ Choắt nói luôn:
– Tôi ví dụ ngay như chính anh bây giờ: có phải với khẩu súng trong tay, anh hiện cũng đương muốn giết người, muốn giết ngay tôi chẳng hạn!
Thiệp bước lùi một bước, cầm đầu súng chĩa vào Vệ Choắt, nghiến răng bảo:
– Anh nói đúng lắm! Bây giờ tôi thấy rất thích giết anh.
Vệ Choắt điềm nhiên như thường, hỏi lại:
– Chắc anh cũng sẽ dùng lưỡi lê mà đâm tôi cho giống mấy vụ giết người trước của anh chứ không bắn, vì nổ súng, tiếng động sẽ làm cho anh khó lẩn tránh!
Thiệp lắc đầu:
– Anh tính nhầm rồi, tôi bắn anh cũng không sao hết, vì anh nên nhớ rằng hiện tôi có bổn phận canh gác và tôi đã nhận được lệnh rõ ràng: tôi được phép bắn chết bất cứ ai khả nghi nếu tôi hô đứng mà còn cứ tiến. Tôi sẽ bắn chết anh rồi tôi sẽ trình rằng tới đây, tôi thấy anh nấp ở sau cây quéo… Anh định xông ra giết tôi, nên tôi phải bắn… Thế là anh chết một cách thiệt thòi… Từ đây tôi sẽ không giết ai nữa, và người ta sẽ yên trí chính anh là con ma cây quéo, có ngờ đâu con ma ấy lại chính là tôi…
Thiệp đã ra lệnh:
– Anh còn muốn nói thêm gì nữa thì nói đi… Đê tôi còn nổ súng.
Vệ Choắt chợt có một ý nghĩ thần kỳ:
– Tôi không cần nói thêm gì nữa, chỉ cần báo cho anh biết rằng tôi đến đây không phải là có một mình… cùng đi với tôi có cả thầy đội sơ-mèn và ba anh em nữa!… Anh bắn thì cứ bắn nhưng chắc chắn anh sẽ bị tử hình!
Rồi ngoảnh lại phía trái, chỗ có nhiều bụi cây sim dại, Vệ Choắt hô lớn:
– Các anh em hãy lại cả đây! Ngay lúc ấy, Thiệp vẫn lăm lăm khẩu súng, cười khanh khách:
– Thôi anh hãy bỏ cái trò ấy đi! Tôi không phải là trẻ con đâu mà anh hòng nạt nộ!…
Ngay lúc này có tiếng người quát:
– Đừng quên, còn có chúng ta đây nữa!
Thiệp giật mình quay lại phía sau…
Và cũng đúng lúc này, Vệ Choắt nhảy tới, choàng lấy Thiệp. Một lần nữa, cái kinh nghiệm của đời sống giang hồ lưu lạc đã giúp anh vật ngã Thiệp, tì một đầu gối lên ngực hắn không cho động cựa, không khó khăn gì cả.
Thiệp không chối cãi gì cả khi bị đưa ra xử trước tòa án binh. Lúc ông chánh án đã tuyên án tử hình hỏi Thiệp có muốn nói thêm gì nữa không thì Thiệp thưa:
– Tôi chỉ muốn biết: Vệ Choắt đã biết trước đâu được rằng tôi định giết hắn mà mang theo mấy người hộ vệ?
Vệ Choắt mỉm cười trả lời:
– Sao anh ngây thơ thế? Làm gì có ai ở đấy bao giờ? Anh đã quên rằng tôi vẫn có nghề riêng là nói được thành tiếng bằng cách vặn hơi bụng mà hai môi không mấp máy chút nào!