Chiếc Nhẫn Giải Thoát

04.07.2014
Admin

Ông John Vansta Smith, hội viên của Hội Hoàng Gia, cư ngụ tại số nhà 147A đường Gower, là người có một nghị lực và một khả năng trí tuệ đáng lẽ có thể đưa ông lên hàng đầu của những người nghiên cứu về khoa học. Nhưng ông lại là nạn nhân của một tham vọng muốn bác đủ mọi thứ, tham vọng này thúc đẩy ông muốn tỏ ra lỗi lạc trong nhiều lảnh vực hơn chỉ là vượt trội trong ngành thôi. Tuy hãy còn trẻ, ông đã tỏ ra có những sở kiến làm người ta kinh ngạc về khoa động vật học và thảo mộc học; các bạn của ông đã coi ông là một Darwin thứ hai, khi mà lẽ ra chỉ còn có việc giật lấy chức giác sư ông đã bắt thần từ bỏ nghề đó và tự để mình tự cuốn hút bởi môn hoá học, nhành mà các sự nghiên cứu của ông về các quang phổ của những kim loại đã đưa ông vào Hội Hoàng Gia. Mồi lửa rơm! Ông đã vắng mặt trong một năm trời tại phòng thí nghiệm của ông. Khi quay về, ông gia nhập Hội Đông Phương và công bố một bản tin về các văn bia ở El Kab. Chắn chắn là ông vừa đa năng vừa đa tài.

Tuy nhiên những anh bay bướm lắm rút lại thể nào cũng mắc kẹt. John Vansta Smith cũng không thoát khỏi quy luật này. Ông càng đi sâu vào lãnh vực Ai Cập học ông càng thấy say sưa vì khoảng đất bao la mở ra trước mắt ông và vì tầm quan trọng vô cùng của một vấn đề chỉ có thể mang lại những tia sáng về những mầm mống đầu tiên của nền văn minh nhân loại và về nguồn gốc phần lớn các mỹ thuật và khoa học của chúng ta. Ông Smith bị say mê đến mức ông cưới một cô nữ sinh viên trẻ trong môn Ai Cập học, người đã viết một bài luận án về đệ lục triều đại. Đã vững lòng với một căn bản vững chắc dể hoạt động, ông đi kiếm các tài liệu dành cho một công trình hợp nhất sự nghiên cứu của Lepsius với sáng kiến của Champonllion. Việc chuẩn bị cho tác phẩm vĩ đại này bao gồm nhiều chuyến thăm các bộ sưu tầm về Ai Cập tại bảo tàng viện Louvre. Chuyến sau cùng diễn ra vào trung tuần tháng mười năm ngoái; đó là cơ hội của một cuộc mạo hiểm không tầm thường, đáng được thuật lại.

Các chuyến xe lửa thì đi chậm lại và biển Manche rất xấu; vì vậy nhà bác học của chúng ta tới được Paris thì thể xác phát sốt, phát nóng và tinh thần mờ mịt. Tại khách sạn Đại Pháp trên đường Laffitte, ông đã nằm dài trong hai tiếng đồng hồ trên một ghế dài; nhưng ông không thể ngủ được, mặc dù còn mệt mỏi ông quyết định đi tới viện bảo tàng Louvre, để phối kiểm một chi tiết mà vì nó ông đã phải đi tới đây, rồi lại đi chuyến xe lửa buổi chiều tới Dieppe, ông mặc một áo choàng dài, vì trời mưa và ông đi bộ qua con đường lớn Des Italiens và đường Opera. Tại viện bảo tàng Louvre, ông cảm thấy như ở nhà ông vậy; ông vội vã hướng tới chỗ bộ sưu tầm các sách viết bằng chỉ thảo mà ông có ý định tra cứu.

Những người ái mộ điên cuồng nhất của John Vansta Smith chắc cũng phải ngần ngừ khi nói rằng ông là người đẹp trai. Cái mũi lớn mỏ diều hâu và cái cằm nhô ra của ông cho ta một ý niệm về sự linh lợi và đặc tính sắc bén của trí thông minh của ông. Ông mang cái đầu như một con chim và cũng như một con chim, ông ném ra những lời phản đối và những câu ứng đối. Với dáng dấp như vậy, hôm đó ông đứng ở bảo tàng viện Louvre với chiếc cổ áo choàng kéo lên đến tận mang tai, khi tự nhìn mình trong các tủ kính vuông mà ông kiểm kê, có lẽ ông cũng nhận thấy thực ra ông đã có một dáng điệu bình thường, ông đã bị bực bội một cách dũ dội khi ở phía sau lưng ông một giọng nói người Anh đã thốt ra một cách rất rõ ràng:
– Con người kỳ cục!
Nhà bác học không phải là người không có tính kiêu ngạo của ông được biểu lộ bằng sự hoàn toàn hững hờ đối với mọi ý kiến cá nhân. Ông mím môi trong khi nhìn chăm chú cuộn chỉ thảo của ông, nhưng lòng ông chứa đầy mỗi cay đắng đối với tất cả nòi giống của người Anh đang đi nghỉ mát.
– Vâng, – một tiếng nói khác tỏ sự đồng ý. – Đúng thật là một điển hình!
Người thứ nhất nói tiếp:
– Người ta có thể gần như tin chắc rằng cứ ngắm nghía mãi những xác ướp, anh chàng này sẽ tự mình trở thành xác ướp một nửa.
– Thật ra anh ta có diện mạo và dáng dấp của một người Ai Cập.

John Vansta Smith quay gót lại với ý định làm cho các bạn đồng hương của mình xấu hổ bởi một vài lời nhận xét cay độc. Ông đã ngạc nhiên và thấy nhẹ nhõm hẳn khi phát hiện ra rằng hai người thanh niên người Anh đang nói ba hoa đứng quay lưng về phía ông và những lời nói của họ nhằm vào một trong những người bảo vệ viện bảo tàng Lourve đang đánh bóng một mảnh đồng ở phía bên kia của căn phòng.
– Carter sẽ đợi chúng ta ở Palais-Royal, – một trong những người khách du lịch nói, mắt nhìn đồng hồ.
Họ đi xa dần, để nhà bác học ở lại với công việc của ông.
“Ta muốn tò mò biết con người mà mấy thằng cha xuẩn ngốc gọi là một diện mạo và một dáng dấp của người Ai Cập!” John Smith nghĩ. Ông bước nhẹ nhàng để nhìn thấy người đó. Quả thật đó là khuôn mặt mà các cuộc nghiên cứu của ông đã làm ông trở nên quen thuộc. Những nét đều đặn và bất động, vầng trán rộng, cằm tròn trĩnh, nước da màu nâu đen nhạt, tất cả đều là sự mô phỏng chính sác của vô số pho tượng, bức họa để trang hoàng các bức tượng tại nhà ông. Sự việc vượt quá mọi trùng hợp ngẫu nhiên. Người này phải là một người Ai cập. Sự vuông vắn của đôi vai này, sự thót hẹp chỗ hông, anh ta cũng đủ để nhận dạng quốc tịch của anh ta.

Nhón bước trên đầu bàn chân, John Vansta Smith tiến tới chỗ người bảo vệ để nói chuyện với anh ta. Vốn không quen chuyện tầm phào, ông thấy khó tìm được một giọng điệu đúng múc ở giữa sự cộc cằn của kẻ cao sang và lịch thiệp của kẻ ngang hàng. Anh bảo vệ quay nghiêng người. John Vansta Smith chăm chú nhìn nước da của con người mà ông cho là dân Ai Cập, ông có cảm tưởng rằng nước da này có cái gì đó không bìng thường. Chỗ thái dương và lưỡng quyền, nó cũng nhẵn lì và bóng loáng như một miếng da khô vậy. Không thể nhìn thấy các lỗ chân lông. Không thể tưởng tượng được một chút ẩm ướt nào trên khoảng da khô khằn đó. Trái lại nó bị vạch thành từng hằn sâu, từ trán xuống tới cằm, bởi hàng ngàn vết nhăn li ti, vết này cắt vết kia, cắt đi, cắt lại trong một hình vẽ lộn xộn.
– Bộ sưu tầm Mephis ở chổ nào? – Nhà bác học hỏi bằng tiếng Pháp.
Ông có vẻ ngượng ngập của một người đặt ra một câu hỏi chỉ với mục đích là để mào đầu một cuộc nói chuyện.
– Đằng kia kìa! – Người bảo vệ trả lời với một giọng thô lỗ, ngấc đầu ra hiệu chỉ về phía bên kia của căn phòng.
-Anh là người Ai Cập, có phải không?
Người bảo vệ ngẩng cao đầu lên nhướng mắt nhìn kẻ đối thoại với mình. Hai mắt anh ta u ám, mở lờ đờ khô khan, như có ám sương mù, chưa bao giờ ông Smith nhìn thấy những con mắt đó, ông nhận thấy trong đáy nước sâu thẳm của chúng có một cảm xúc mạnh, giống như một sự trộn lẫn của hận thù và kinh hoàng.
– Không, thưa ông. Tôi là người Pháp.

Người bảo vệ quay đi và lại cúi xuống cái vật mà anh ta đang đánh bóng. Nhà bác học hết sức ngạc nhiên, chăm chú nhìn anh ta trong một lúc, không nói năng gì cả, rồi ông đi tới ngồi trên một cái ghế ở trong một góc khuất nẻo, phía sau một cánh cửa, ông ghi chép một vài kết quả của công việc sưu tầm của ông về những cuốn chỉ thảo. Nhưng tinh thần ông không ổn định trước thứ tự thường lệ của các công việc của ông, nó cứ nhất mực quay về với người bảo vệ kỳ bí với bộ mặt nhân sự và nước da thuộc khô vậy.
“Ta đã nhìn thấy những con mắt như thế ở đâu nhỉ?” John Vansta Smith tự hỏi mình. “Chúng có vẻ giống như con mắt thằn lằn, mắt một con vật bò sát; loài rắn có một màng thuấn làm cho mắt sáng long lanh. Nhưng trong cái nhìn của con người này có một cái gì hơn thế. Có một sự biểu lộ về quyền lực, về sự khôn ngoan, về sự chán chường sâu đậm và về sự tuyệt vọng không gì mô tả được. Có phải là trí tưởng tượng của ta quá nhiều không? Ta cần phải tra xét lại một lần nữa!”

Ông đứng dậy và ông đi một vòng qua các phòng trưng bày cổ vật ở Ai Cập; nhưng người bảo vệ đã mất dạng.
Thế là ông trở lại ngồi trong cái góc nhà yên tĩnh của ông. Ông đã tìm thấy các tin tức mà ông kiếm trong các cuốn chỉ thảo, ông chỉ còn có việc viết nó trong ký ức của ông còn tươi tắn. Trong một vài phút, cây bút chì của ông đã bay lượn trên tờ giấy; nhưng rồi những dòng chữ của ông đều đi xiêu vẹo và sau cùng thì cây bút chì rơi xuống đất trong khi đầu nhà bác học gục xuống trước ngực. Quá mệt mỏi vì chuyến đi, ông đã ngủ một giấc quá say trong cái góc hẻo lánh sau cánh cửa để đến nỗi những vòng tuần tiễu của bọn bảo vệ, những lời nói trao đổi giữa các khách du lịch và ngay cả tiếng chuông kéo dài báo hiệu giờ đóng cửa cũng không làm ông tỉnh giấc.

Hoàng hôn đã đi sâu vào đêm tối, tiếng ồn ào của sự lưu thông ngoài phố Rivoli đã lắng dịu, chuông đồng hồ nhà thờ Notre Dame đã gióng lên một cách nặng nề mười hai tiếng nửa đêm, nhưng John Vansta Smith vẫn không động đậy. Chỉ mãi tới khoảng một giờ sáng ông mới mở bừng hai mắt. Thoạt đầu ông tưởng là ông đang nằm ngủ ở nhà, trong phòng làm việc. Nhưng qua những tấm kính không có cánh cửa có ánh trăng chiếu sáng và khi ông nhận ra những hàng xác ướp và tủ kính thì ông nhớ lại ông đang ở đâu và tại sao ông lại ở đó. Duỗi thẳng chân tay đang uể oải, ông nhìn đồng hồ và ông vừa nhìn đồng hồ vừa hít hà vui thích. Nhà bác học không phải là người nhút nhát một mảy may và ông có tính ưa thích một hoàn cảnh mới, đây là một trong nhiều đặc tính của giống nòi ông. Diễn biến này sẽ là một câu chuyện thích thú để cho một bài báo sắp tới; một thứ gì để làm nhẹ bớt những suy tư nghiêm túc hơn, hệ trọng hơn. Ông không thấy nóng nực quá, trái lại ông rất thoải mái. Ông không ngạc nhiên về việc người bảo vệ không chú ý tới ông, cánh cửa đã chiếu bóng của nó chùm đúng lên người ông. Một tên trộm chắc cũng không thể mơ tưởng được một nơi ẩn náu tốt đẹp hơn.

sYên lặng hoàn toàn. Ở bên trong hay ơ bên ngoài, không nơi nào có một tiếng động nhỏ, dù là một tiếng nhẹ nhàng nhất. Chỉ có một mình ông với những người chết của một nền văn minh đã chết. Tuy nhiên, ở phía bên kia các bức tường, thành phố đang phun ra mọi thứ chất độc tàn bạo và những cám dỗ sống sượng của thế kỷ 19. Nhưng trong căn phòng nảy thực sự không có một thứ gì, từ bông lúa màu nâu cho tới chiếc hộp có màu sắc sặc sỡ của nhà họa sĩ nhưng không được giữ gìn từ 4.000 năm nay. Ông đứng giữa những tàn tích được mang về từ cái đế quốc xa lắc biển thời gian rộng lớn: từ thành Thèbes oai nghiêm, từ thành Louqsor quý tộc, từ những ngôi đền lớn Héliopolis, từ hàng trăm ngôi mộ đã bị đào bới. Nhà bác học đảo mắt qua những hình hài của con người đã chết, ông đã để bị xâm chiếm bởi một tình cảm xâu xa của sự tôn kính. Ông nghĩ tới những sự nông nổi buổi thiếu thời của ông, tới sự vô nghĩa của chính bản thân ông. Ngồi tựa lưng vào ghế, ông mơ màng nhìn dẫy phòng chiếm ngự tất cả cái chái của toà nhà rộng lớn. Và bỗng nhiên, ông nhìn thấy sáng vàng vọt của một ngọn đèn.

John Vansta Smith ngồi thẵng dậy trên ghế. Ngọn đèn tiến lên một cách thong thả, thỉnh thoảng ngừng lại bất động, rồi lại tiếp tục đi tới. Người mang ngọn đèn di chuyển không một tiếng động, bước chân của y không làm rộn rã yên lặng chung quanh. Ông khách người Anh nghĩ rằng có lẽ đây là những tên kẻ trộm và ông ngồi thu mình trong cái góc nhà. Ngọn đèn đu đưa trong căn phòng thứ nhì trước mặt ông, nó đi vào căn phòng bên cạnh, vẫn không gây một tiếng động nhỏ nào. Bị sợ sệt một cách mơ hồ, nhà bác học nhìn thấy một cái đầu, cái đầu này nom như trôi nổi bập bềnh trong không khí, phía sau ánh sáng của ngọn đèn. Cái đầu người bị bóng tối che phủ, nhưng vẫn được ánh sáng soi rất rõ. Ông không thể lầm được: cặp mắt màu kim loại này, nước da như một xác chết này đều thuộc về anh chàng bảo vệ mà ông đã từng trò chuyện.
Cử động đầu tiên của John Vansta Smith là đi tới gặp y. Chỉ cần một vài lời giải thích là đủ và ông sẽ có thể đi ra bằng một cái gì đó ra vẻ lén lút, điều này làm thay đổi ý định của ông. Rõ ràng là anh bảo vệ không đi tuần tiễu, dưới chân anh ta mang một đôi giày đế bằng nỉ và anh ta nhìn quanh mình trong khi thở hổn hển. John Vansta Smith đứng nép vào một xó để canh chừng anh ta. Ông tin chắc rằng anh bảo vệ chỉ tới đây với một mục đích thầm kín và rất có thể bất hảo.

Dù với mục đích nào đi nữa, anh ta vẫn không tỏ ra một chút e dè nào. Anh ta bước nhanh tới một trong những tủ kính lớn, rút ở trong túi ra một chiếc chìa khóa và mở tủ kính đó. Anh lấy từ ngăn kệ phía trên xuống một cái xác ướp; anh đặt xác ướp này xuống mặt đất với rất nhiều vẻ thận trọng và cả sự trìu mến nữa. Anh đặt ngọn đèn bên cạnh cái xác ướp rồi ngồi xổm xuống theo lối người Đông Phương, với ngững ngón tay dài và run rẩy anh bắt đầu gỡ lớp vải bọc ngoài và những dải vải buộc quanh xác ướp. Những lớp vải này mở ra đến đâu thì một mùi thơm nồng nặc tỏa ra đến đấy, tràn ngập cả căn phòng; những mảnh vụn gỗ thơm và hương liệu rải rác trên các phiến lát của nền nhà.

John Vansta Smith biết rằng xác ướp này chưa bao giờ bị lột bỏ vải bọc. Do đó công việc này đã có một cái gì đó làm ông chú ý một cách say mê. Từ chỗ ngồi quan sát phía sau cửa; ông đã chìa cái mũi lớn của ông ta ra với một sự tò mò càng lúc càng mãnh liệt. Khi đoạn dây vải cuối cùng rơi khỏi một cái đầu đã có tới bốn ngàn năm tuổi tác, ông đã phải kiềm hãm một tiếng kêu vì sự kinh ngạc, sững sờ. Thoạt đầu một làn suối những lọn tóc dài đen óng ánh được bảo vệ; hiện ra một vần trán trắng và thấp được trang điểm bởi một cặp lông mày cong vút một vẻ đài các, một cặp mắt sáng với những lông mi dài, một cái mũi thẳng một cái miệng dịu dàng nhạy cảm và mũm mĩm, rồi tới một cái cằm lẹm vào một cách tuyệt diệu. Khuôn mặt này đều đặn màu cà phê. Nhưng thật là kỳ công của nghệ thuật ướp xác! John Vansta Smith trầm trồ với sự mãn nguyện, hai mắt trố ra.

Tuy nhiên hiệu lực mà cảnh tượng này gây ra cho nhà Ai Cập học cũng chỉ là việc nhỏ thôi nếu đem so sánh với hiệu lực mà anh chàng bảo vệ kỳ lạ cảm thấy. Anh ta giơ hai tay lên trời, anh lẩm bẩm những lời không ai hiểu được, rồi nằm sấp xuống bên cạnh xác ướp, anh ta ôm lấy nó, hôn nhiều lần lên môi và trán của xác ướp.
– Em cưng của anh! Em cưng khốn khổ của anh. – Anh ta rên rỉ bằng tiếng Pháp.
Do sự xúc cảm, giọng nói của anh ta nghẹn ngào, nhưng nhờ có ngọn đèn nhà bác học có thể nhận thấy cặp mắt anh ta vẫn khô khan như hai cục thép vậy. Anh ta cứ nằm như vậy trong nhiều phút, nét mặt cúm rúm, miệng thốt ra những tiếng rên rỉ than van ở bên trên cái đầu xinh đẹp của người đàn bà. Rồi anh ta nở một nụ cười, anh ta đọc lên một vài tiếng của một ngôn ngữ xa lạ và anh ta bỗng đứng dậy với sức mạnh của một kẻ gồng mình lên vì một cố gắng lớn lao.

Ở giữa căn phòng có một tủ kính tròn lớn chứa đựng một bộ sưu tập quý giá các nhẫn đeo tay của người Ai Cập và những viên đá quý. Anh bảo vệ lại gần cái tủ đó và mở nó ra. Anh đặt cái bàn trên mép kệ phía bên và bên cạnh cái đèn này là một cái bình nhỏ bằng đất mà anh vừa lấy ở túi ra. Sau đó anh lấy từ trong tủ kính ra một nắm nhẫn và trên mặt hằn lên một sự hệ trọng lớn lao, anh lần lượt nhỏ lên từng chiếc nhẫn một chất lỏng chứa trong cái bình bằng đất, rồi anh chìa chúng ra trước ánh sáng. Nắm nhẫn đầu tiên chắc chắn đã làm anh thất vọng, vì anh đã vứt chúng nháo nhào vào trong tủ kính và anh lấy ra những cái khác. Thoạt đầu anh chọn lấy một cái nhẫn to thù lù có nạm một miếng pha lê lớn để đưa nó vào thử chất nước kỳ bí. Bất chợt anh thốt lên một tiếng kêu vui thích và giơ hai tay lên. Cử động hấp tấp của anh làm đổ chiếc bình bằng đất; chất lỏng chảy tràn ra mãi tới chân của ông khách người Anh. Anh bảo vệ lấy từ áo ngoài ra một cái khăn màu đỏ, cúi xuống chùi những phiến đá lát nhà và anh ta đã đứng đối diện với John Vansta Smith.

– Xin thứ lỗi cho tôi! – người Anh nói với tất cả sự lễ độ ta có thể tưởng tượng được. – Tôi vì không may mà phải ngủ đằng sau cánh cửa này.
– Và ông đã canh chừng tôi?
Người bảo vệ nói bằng tiếng Anh, bộ mặt như xác chết của anh ta có một biểu hiện tàn độc.
Nhà bác học không hề biết nói dối.
Ông đáp:
– Tôi thú thực rằng tôi đã quan sát cử động của anh và chúng đã gợi óc tò mò của tôi tới chỗ cùng cực.
Lúc đó người kia đã lấy ở trong mình ra một con dao dài lưỡi để trần.
– Nếu tôi phát hiện ông sớm hơn mười phút thì có lẽ tôi đã moi tim ông rồi. Dù sao đi nữa, nếu ông đụng tới người tôi hoặc ông cản trở tôi bất cứ bằng cách nào đó, ông sẽ là một người chết.
– Tôi không muốn cản trở anh. Sự có mặt của tôi ở đây hoàn toàn do sự ngẫu nhiên thôi. Tất cả những gì tôi yêu cầu chỉ là xin anh vui lòng cho tôi ra khỏi viện bảo tàng.
Ông đã nói với một giọng hết sức ngọt ngào vì anh bảo vệ ấn mũi nhọn con dao của anh ta vào lòng bàn tay anh, làm như anh muốn thử lưỡi dao sắc; sắc diện anh ta vẫn còn giữ vẻ hung hãn như trước.
– Nếu tôi tin… – anh ta cất lên tiếng nói âm hiểm. – Nhưng không! Có lẽ như vậy cũng tốt… Ông tên là gì?
Người Anh nói tên mình cho anh ta biết.
– John Vansta Smith? – Người kia nhắc lại. – Có phải ông là ông John Vansta Smith, người đã viết một bài về El Bak trong một tạp chí ở London không? Tôi có đọc một đoạn trích dẫn của bài đó. Sự hiểu biết của ông về vấn đề này thật đáng khinh.
– Thưa không! – Nhà Ai Cập học phản đối.
– Tuy nhiên nó vẫn cao hơn sự hiểu biết của nhiều nhà thông thái, những người khoa trương nhiều kỳ vọng lớn hơn. Muốn hiểu đời sống cổ xưa của chúng tôi tại Ai Cập, cả những văn bia lẫn những đền đài đều không có tính cách quan trọng. Điều đáng kể là khoa luyện đan của chúng tôi và khoa học kỳ bí là những thứ trên thực tế đã lọt khỏi tay các ông.
– Đời sống cổ xưa của chúng tôi? – Nhà bác học nhắc lại, hai mặt mở to ra. – Lạy chúa tôi! Hãy nhìn bộ mặt của xác ướp!
Người bảo vệ kỳ lạ quay người lại và soi ánh sáng của ngọn đèn vào cái xác người, anh ta thốt lên một tiếng kêu dài đau đớn. Tác động của khí trời đã hủy hoại trọn vẹn nghệ thuật của người ướp xác. Làn da đã xẹp xuống, hai mắt đã chìm vào phía trong, cặp môi hé mở và trưng ra những chiếc răng màu vàng, tuy nhiên cái vết nâu trên trán vẫn còn chỉ rõ rằng đây chính là cùng một khuôn mặt đó, khuôn mặt mấy phút trước đây đã phát lộ biết bao sự trẻ trung và xinh đẹp.
Người bảo vệ vặn vẹo hai bàn tay trong sự buồn thương và kinh hoảng. Rồi anh ta lấy lại bình tĩnh và anh lại phóng cặp mắt đanh thép của anh vào người Anh.
– Việc này không quan trọng, – anh lẩm bẩm với một tiếng nói ồ ề. – Quả thật không quan trọng! Tối nay tôi tới đây với một mục đích đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Mục đích đó đã hoàn thành. Tất cả những gì còn lại đều không đáng kể. Lời nguyền ngày xưa không còn hiệu lực nữa. Tôi có thể gặp lại nàng. Có lợi ích gì để tôi kề cà mãi trên cái vỏ ngoài bất động của nàng vì linh hồn nàng đang chờ tôi phía bên kia mức màn.
– Những lời nói kỳ lạ! – John Vansta Smith đưa ra lời phê bình, mỗi lúc ông một tin chắc rằng ông đang đứng trước một thằng điên.
– Thời gian gấp lắm rồi; tôi phải đi, – người kia nói tiếp – Cái giờ phút mà tôi đã chờ đợi từ rất lâu đã tới gần. Nhưng trước hết tôi phải đưa ông ra. Đi theo tôi…
Anh ta cầm lấy cái đèn, đi ra khỏi phòng, vẻ rất bối rối và anh đưa nhà bác học đi qua các phòng về Ai Cập, về Assyrie và Ba Tư. Tới đầu căn phòng cuối cùng về Ba Tư, anh ta đẩy một cánh cửa nhỏ đục trong tường và anh ta đi xuống một cầu thang xoáy trôn ốc. Ông người Anh cảm thấy trên trán mình không khí tươi mát của ban đêm. Trước mặt là một cánh cửa chắc là để mở ra đường, ở bên tay mặt có một cái cửa khác mở hé để lọt vào một tia sáng vàng khè ở hành lang.
– Vào đây! – Anh bảo vệ ra lệnh.
John Vansta Smith ngần ngừ: ông tưởng rằng cuộc phiêu lưu của ông đã chấm dứt và ông sẽ thấy mình ở bên ngoài. Vì sự tò mò của ông khá lớn, ông muốn được biết lý do bí ẩn của sự kỳ bí. Do đó ông dã đi theo người bạn đường kỳ lạ của ông vào trong căn phòng có đèn sáng sủa.

Đó là một phòng nhỏ, tương tự như chỗ ở của một người gác cửa. Một ngọn lửa đốt bằng củi nổ lách tách trong lò sưởi. Ở một bên phòng có một cái giường có bánh xe lăn. Phía bên kia là một cái ghế gỗ; ở giữa là một cái bàn còn mang những tàn tích của một bữa ăn. Ông người Anh không thể chế ngự được một cái rùng mình: tất cả những chi tiết nhỏ nhặt của căn phòng hình như được lấy ra từ một tiệm chạp phô thời cổ xưa. Những đế cắm nến, những cái bình trên lò sưởi, những cái giá sắt để gác củi, những đồ trang trí trên tường đều gợi lên một quá khứ đã trôi qua. Anh bảo vệ buông mình ngồi bịch xuống thành giường và anh ta mời vị khách của mình ngồi trên cái ghế.
– Phải chăng tất cả việc này đều do sự tình cờ mà ra, – anh ta bắt đầu nói với ông bằng thứ tiếng Anh tuyệt hảo. – Có lẽ trời đã định rằng tôi phải để lại sau tôi một lời cảnh cáo dành cho những con người ngông cuồng muốn đem óc thông minh của họ ra chống lại các quy luật của tạo hóa. Tôi sẽ giao lời cảnh cáo đó cho ông. Ông sẽ làm điều mà ông muốn làm. Bây giờ tôi đang nói với ông từ ngưỡng cửa của thế giới bên kia.

“Như ông đã đoán, tôi là một người Ai Cập. Không phải là một trong những mẫu người của cái nòi giống nô lệ hiện đang sống tại châu thổ sông Nil, nhưng là một người còn sót lại của dân tộc hùng mạnh hơn nhiều và kiêu hãnh hơn nhiều, cái dân tộc đã đánh bật dân Do Thái, đã đẩy lùi người Ethiopia trong các sa mạc mạn Nam và đã xây dựng những công trình lớn mạnh làm tràn đầy sự thèm muốn và ngưỡng mộ ở những thế hệ sau. Tôi được sinh ra dưới triều đại Tuth Oses, 1.600 năm trước ngày sinh của Chúa Ki Tô. Ông lùi lại à? Xin ông hãy đợi một chút: ông sẽ mau lẹ nhận thấy rằng tôi đáng được thương xót hơn là đáng sợ hãi.
“Tên tôi là Sosra. Cha tôi là đại tu sĩ đạo Oriris trong đền Abaris. Tôi được nuôi dưỡng trong ngôi đền và được học hỏi tất cả các nghệ thuật mà Thánh Kinh của các ông đã nói tới. Tôi là một người học trò giỏi. Năm 16 tuổi tôi đã biết tất cả mọi thứ mà một người tài trí nhất trong giới tu sĩ đã có thể dạy tôi. Từ lúc đó, tôi tự mình nghiên cứu những điều bí ẩn của tạo hóa và tôi không truyền thụ kiến thức của tôi cho bất cứ người nào.

“Trong tất cả các vấn đề làm tôi say mê, những vấn đề lôi kéo sự chú ý của tôi nhiều hơn lại thiên về bản chất của đời sống. Tôi đã dò tìm một cách sâu xa nguyên lý của sự sống. Mục đích của y học là khu trừ tật bệnh khi nó xuất hiện: về phần tôi, tôi nghĩ rằng có thể phát minh ra một phương pháp để làm cho thân thể được khỏe mạnh, làm thế nào mà mọi sự suy yếu và ngay cả sự chết cũng không làm gì được nó. Chắc là không có ích lợi gì nếu tôi kể cho ông nghe tất cả các việc nghiên cứu của tôi. Nếu tôi mạo muội kể ra, ông cũng sẽ không thể hiểu được. Tôi đã theo đuổi những cuộc nghiên cứu này khi thì ở các loài vật, khi thì ở bọn nô lệ, khi thì ở ngay người tôi. Cũng cần nói với ông rằng kết quả những sự nghiên cứu ấy đã cho phép tôi tìm được một chất, mà một khi được trích vào máu, chất đó ban cho thân thể một sức mạnh khiến nó chống lại được các ảnh hưởng của thời gian, của bạo lực hay của bệnh tật. Chất đó không làm cho người ta thành bất tử nhưng quyền lực của nó bao gồm nhiều thiên niên kỷ. Tôi đã thí nghiệm nó vào một con mèo và sau đó tôi cho nó ăn một thứ thuốc độc có sức giết người mạnh nhất, hiện nay con mèo đó vẫn còn sống ở miền Hạ Ai Cập. Xin ông chớ nghĩ tà thuật. Đó chỉ là một phát minh về hóa học, việc này có thể được tìm lại một cách hoàn hảo.

“Lòng yêu đời rất mạnh ở một người tuổi trẻ. Khi đó hình như tôi đã thoát khỏi mọi nỗi ưu tư của con người vì tôi đã loại bỏ được sự đau đớn và đẩy lùi cái chết tới một kỳ hạn rất xa xôi. Với một tâm hồn thư thái, tôi đã trích cái chất đáng nguyền rủa vào các mạch máu của tôi. Rồi tôi đi tìm một người nào đó ở quanh tôi để cho họ được hưởng lợi ích trong sự phát minh của tôi. Một tu sĩ trẻ ở đền Thoth tên là Parme đã chiếm được lòng ưu ái của tôi hởi tính tình trang nghiêm và học vấn của anh ta. Tôi nói cho anh biết bí quyết của tôi; theo lời yêu cầu của anh, tôi đã chích cho anh thứ thuốc của tôi. Tôi nghĩ rằng như vậy là tôi sẽ có một người bạn cùng tuổi tác với tôi.
“Sau sự phát minh lớn đó, tôi có vẻ lơi là trong các công việc của tôi, nhưng Pamer thì vẫn theo đuổi công việc của anh ta với một nghị lực tăng gấp đôi. Hàng ngày tôi thấy anh loay hoay với các chai lọ của anh và lò cất lọc nước của anh trong đền Thoth nhưng anh không cho tôi biết về kết quả sự nghiên cứu của anh. Về phần tôi, tôi đi dạo trong thành phố và tôi nhìn quanh tôi với một vẻ đắc thắng trong khi tôi nghĩ rằng tất cả những gì mà tôi nhìn thấy đều sẽ phải qua đi, nhưng riêng tôi thì sẽ sống mãi. Các cư dân cúi đầu chào tôi khi họ gặp tôi, vì tiếng tăm về kiến thức của tôi đã lan rộng.

“Vào thời kỳ đó, một cuộc chiến tranh đã diễn ra và vị Đại Quốc Vương đã gởi quân lính ra biên giới phía đông để đánh đuổi quân Hyksos. Một viên thống đốc tới Abaris để trấn đóng thành phố của chúng tôi cho quốc vương. Tôi nghe người ta khoe khoang về nhan sắc tuyệt trần của cô ái nữ của vị thống đốc. Một ngày kia, trong khi đi đạo chơi với Parme, chúng tôi đã gặp cô đó được kiệu trên vai mấy tên nô lệ. Thật là một tiếng sét ái tình. Mới thoạt nhìn tôi đã yêu nàng. Trái tim tôi lịm đi. Một suýt nữa thì tôi đã quỵ xuống chân mấy người khiêng kiệu. Nàng là “vợ tôi”. Tôi không thể nào sống mà không có nàng: Tôi đã thề trước đấng Tối cao là nàng sẽ phải thuộc về tôi. Tôi đã thề điều này với vị tu sĩ thành Thoth. Anh ta đã ngoảnh mặt đi, vầng trán tối sầm lại, nom u ám như bầu trời lúc nửa đêm vậy.
“Tôi khỏi cần thuật lại với ông về những buổi đầu của mối tình chúng tôi. Nàng đã yêu tôi cũng như tôi yêu nàng. Tôi được biết là Parme cũng đã gặp nàng và đã tỏ cho nàng biết rằng anh ta cũng yêu nàng; nhưng tôi có thể mỉm cười về sự say mê đó vì tôi biết là nàng đã hiến trái tim nàng cho tôi.

“Bệnh dịch hạch phát sinh trong thành phố, nhiều người bị mắc bệnh, nhưng tôi đặt bàn tay tôi lên trán họ và tôi đã chữa khỏi bệnh cho họ không chút sợ hãi nào. Nàng thán phục sự ngổ ngáo của tôi. Lúc đó tôi thì thầm nói cho nàng nghe về bí quyết của tôi và tôi khẩn khoản xin nàng để cho tôi thi triển tài nghệ của tôi vào người nàng.
“Tôi nói với nàng:
– Em yêu! Hãy nghĩ rằng bông hoa của em sẽ không bao giờ tàn úa ! Mọi vật khác đều sẽ qua đi, nhưng em và anh, cũng như sự tương thân, tương ái nồng thắm của chúng ta sẽ sống lâu hơn ngôi mộ của vua Chéops.
“Nhưng nàng đưa ra lời phản đối rụt rè, đáng yêu để chống lại tôi.
– Như vậy có đúng không? – Nàng hỏi tôi. – Như thế có phải là cản trở ý muốn của các vị thần linh không? Nếu đấng Osiris cao cả muốn cho chúng ta sống lâu như vậy, tại sao ngài không tự chính mình ban chất nước thuốc này cho các chúng sinh?
“Với những lời tình tứ và âu yếm, cuối cùng tôi đã thắng được sự lo sợ của nàng. Tuy nhiên nàng vẫn còn ngần ngại. Đó là một vấn đề trọng đại! Nàng thở dài. Nàng suy nghĩ về việc này suốt cả đêm. Sáng dậy nàng cho tôi biết quyết định của nàng. Chắc chắn rằng một đêm không phải là quá lâu để cho ta suy nghĩ. Nàng muốn kêu thần Isis để xin ngài chỉ bảo.
“Trong lòng tràn đầy một điều buồn thảm, tôi bỏ mặc nàng lại với những tỳ nữ của nàng. Buổi sáng, sau khóa lễ đầu tiên, tôi vội vã đi tới nhà nàng. Một tên nô lệ đầy vẻ khiếp sợ chặn tôi lại trên bục thềm để nói với tôi rằng bà chủ của hắn bị bệnh, bệnh rất nặng. Tôi chạy xộc ngay vào phòng của nàng; nàng nằm trên giường, đầu tựa trên một cái gối, người rất xanh xao, mắt lờ đờ. Tôi nhận thấy một vệt đỏ trên trán nàng. Tôi biết cái dấu xưa cũ này của địa ngục, đó là cái thẹo của bệnh dịch hạch, một bản án của tử thần.

“Tại sao cứ nói tới thời kỳ khủng khiếp này? Trong nhiều tháng, tôi gần như phát điên cuồng; tôi bị sốt nóng lạnh, tôi mê sảng và tôi không thể chết được. Chưa bao giờ có một người Ả Rập sắp chết khát lại quằn quại đi tìm những cái giếng giống như tôi đã quằn quại đi tìm cái chết. Nếu thuốc độc hay lưỡi dao thép có thể cắt đứt mạch sống của tôi thì ngay tức thì tôi sẽ nối lại mối tình của tôi ở bên kia cánh cửa hẹp. Tôi đã làm thử uổng công. Cái ảnh hưởng đáng nguyền rủa của nước thuốc thật quá mạnh. Một tối nọ, khi tôi nằm lịm trên giường, người suy yếu và chán nản, thì Parme, vị tu sĩ đền Thoth, đi vào phòng tôi. Anh ta tiến vào vòng ánh sáng của ngọn đèn và nhìn tôi với những con mắt sáng rực vẻ vui mừng.
– Tại sao anh để cô thiếu nữ chết? – Anh ta hỏi tôi – Tại sao anh không tăng cường sức khỏe cho cô ta như là anh đã tăng cường sức khỏe cho chính tôi?
– Tôi tới muộn quá. Nhưng tôi không quên một điều gì. Anh cũng yêu nàng mà. Anh là người bạn đường trong sự bất hạnh của tôi. Nghĩ tới nhiều thế kỷ sẽ trôi qua trước lúc chúng ta gặp lại nàng chẳng phải là điều khủng khiếp à? Chúng ta thật đã điên rồ khi coi cái chết là một kẻ thù!
– Anh có quyền nói điều đó! – Anh ta kêu lên trong khi cười một cách man rợ. – Những lời này là tự nhiên trong miệng anh. Đối với tôi, chúng không còn một chút ý nghĩa nào.
– Anh muốn nói gì? – Tôi la lên trong khi chống khuỷu tay nhỏm dậy. – Anh bạn ơi, chắc chắn là sự buồn thương đã phá rối đầu óc anh rồi!
“Sự vui mừng rạng rỡ trên khắp mặt anh ta. Anh ta run rẩy, co dúm người lại như thể bị quỷ ám.
– Anh có biết rằng tôi đi đâu không? – Anh ta hỏi tôi
– Không. Tôi không biết gì về chuyện đó cả.
– Tôi đi gặp lại nàng. Nàng đã được ướp trong ngôi mộ xa xôi nhất, ở gần những cây cọ bên ngoài bức tường thành.
– Tại sao anh lại đi tới đó?
– Để chết! – Anh ta la lên. – Để chết! Tôi, tôi không bị giữ lại bởi những phiền lụy của trái đất.
– Nhưng anh có nước thuốc trong máu anh!
– Tôi có thể bất chấp nó và thắng được nó, – anh tuyên bố với tôi. – Tôi đã khám phá ra một nguyên tố mạnh hơn để triệt tiêu nó. Ngay trong lúc này nó đang hoạt động trong các mạch máu của tôi và trong một giờ đồng hồ tôi sẽ là một người chết. Tôi sẽ gặp lại nàng. Còn anh, anh sẽ ở lại một mình.
“Trong khi chăm chú nhìn anh ta, tôi hiểu rằng anh ta không nói dối tôi. Ánh sáng rối rắm trong cái nhìn của anh phát lộ rằng anh đã thoát khởi quyền lực của nước thuốc.
– Anh hãy dạy tôi nguyên tố của anh đi! – Tôi nói lớn.
– Không bao giờ!
– Tôi van anh hãy dạy tôi! Nhân danh sự khôn ngoan của Thoth, nhân danh sự cao cả của Anubis!
– Vô ích! – Anh ta lạnh lùng trả lời tôi.
– Vậy thì tôi sẽ khám phá ra nó!
– Anh sẽ không thành công đâu! Tôi đã khám phá ra nó nhờ sự tình cờ. Nó có một thành tố mà không bao giờ anh kiếm được. Ngoài cái thành tố nằm trong chiếc nhẫn của đền Thoth, không còn đâu có nữa.
– Trong cái nhẫn của đền Thoth! – Tôi nhắc lại. – Vậy cái nhẫn của đền Thoth ở đâu?
– Cả cái nhẫn ấy nữa, không bao giờ anh biết được nó. – Anh ta trả lời tôi. – Anh đã chiếm được trái tim nàng. Nhưng rút cục lại ai đã thắng? Tôi để anh ở lại với cuộc đời trần tục bẩn thỉu của anh. Những dây trói buộc tôi đã dứt rồi. Tôi phải đi thôi!
“Anh ta quay người đi và trốn khỏi phòng tôi.
“Sáng hôm sau, tôi được tin về cái chết của tu sĩ đền Thoth.

“Tôi dành những ngày sau đó để nghiên cứu. Tôi phải tìm được thứ thuốc độc tinh vi đủ mạnh để thắng được nước thuốc trường sinh. Từ sáng tinh mơ cho tới nửa đêm, tôi cặm cụi trên các ống thí nghiệm và lò lửa. Tôi đã thu thập các chỉ thảo và các chai lọ của tu sĩ đền Thoth. Than ôi, những thứ này chẳng dạy tôi được bao nhiêu! Có nhiều khi tôi tưởng là đã khám phá ra một chi tiết thiết yếu, nhưng rút lại chẳng có ích lợi gì. Tôi đã tìm tòi hết tháng này tới tháng khác. Khi tôi tuyệt vọng, tôi đi tới mộ nàng ở gần những cây cọ. Ở đó, đứng bên cỗ quan tài mà người ngọc đã bị cướp khỏi tay tôi, tôi cảm thấy sự hiện diện dịu dàng của nàng và tôi thề với nàng rằng một ngày kia tôi sẽ gặp lại nàng nếu có bộ óc thông minh của loài người có thể làm sáng tỏ điều kỳ bí.

“Parme nói rằng sự phát minh của anh ta liên quan tới chiếc nhẫn của đền Thoth. Tôi nhớ lại một cách mơ hồ về món trang sức bé nhỏ ấy. Đó là một cái vòng tròn lớn và nặng. Không phải làm bằng vàng, mà bằng một kim loại hiếm có hơn và nặng hơn, lấy về từ các mỏ tại núi Hartal. Đó là chất bạch kim, như các ông thường gọi tên cho nó. Tôi nhớ là chiếc nhẫn có nạm một miếng pha lê rỗng, bên trong miếng pha lê này có thể đã được giấu một vài chất lỏng. Tôi tin chắc rằng bí quyết của Parme không dính gì tới một mình thứ kim loại đó, vì ngôi đền có đầy rẫy những đồ vật bằng bạch kim. Có lẽ đúng là anh ta đã giấu chất thuốc độc quý giá đó trong lỗ hổng của miếng pha lê. Khi tôi vừa mới đi tới kết luận đó thì bằng cách tìm hiểu rõ ý nghĩa một trong các giấy tờ của anh ta, tôi khám phá ra rằng tôi đã có lý và chỉ còn một ít chất lỏng trong miếng pha lê của chiếc nhẫn đền Thoth.

“Nhưng làm thế nào tìm thấy chiếc nhẫn đó? Parme không mang nó trong mình khi anh ta được lột bỏ quần áo để ướp xác: tôi biết rất chắc chắn về điều này. Nó cũng không có ở trong các tư trang của anh ta. Tôi đã tốn công lục lọi tất cả mọi căn phòng mà anh ta đã đi lại, tất cả các hộp đựng đồ, tất cả các chai lọ, tất cả các đồ vật của riêng anh. Tôi đã xem xét tỉ mỉ cát tại sa mạc ở những nơi mà anh ta thường tự dạo chơi. Nhưng chiếc nhẫn đền Thoth vẫn không tài nào tìm thấy. Có lẽ nỗi vất vả và những sự nghiên cứu của tôi cuối cùng sẽ thắng được các trở ngại nếu một tai họa mới không xảy ra.
“Chiến tranh đã được phát động chống lại người Hyksos, nhưng các đạo quân của Đại Quốc Vương đã bị đánh tan tành trong sa mạc. Những bộ lạc du mục xông vào chúng tôi như đàn cào cào trong những năm hạn hán. Trong khắp nước ban ngày thì máu chảy, ban đêm thì những đám cháy hoàn hành. Abaris là thành lũy của nước Ai Cập, nhưng chúng tôi đã không thể đẩy lui bọn man rợ. Thành phố bị thất thủ. Viên thống đốc và các binh sĩ đều bị chặt đầu. Tôi cùng với nhiều người khác bị bắt mang đi.

“Trong bao nhiêu năm dài dằng dặc tôi đã chăn cừu trong những đồng bằng lớn ở gần sông Euphrate. Ông chủ của tôi chết, con trai của ông cũng trở nên già lão, nhưng lúc nào tôi cũng ở xa cái chết như vậy. Sau cùng tôi đã trốn đi được trên một con lạc đà chạy nhanh và tôi trở về Ai Cập. Người Hyksos định cư trong nước mà chúng đã chinh phục được, vị vua của chúng tri vì nước Ai Cập. Abar

Facebook Google Plus Twitter
Cùng chuyên mục
Mưa Đêm
Người yêu lý tưởng
Rét thì thôi
Không để ngày mai
Kỉ niệm